Thực hiện quyền hành pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 36)

3. Kết cấu của đề tài

2.2.1.2 Thực hiện quyền hành pháp

Nhân dân thông qua hiến pháp phân công Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp.59 Chính phủ là cơ quan tổ chức thi hành pháp luật; thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia,… nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Quyền hành pháp của Chính phủ được thể hiện bằng hai quyền: Thứ nhất, quyền lập quy, đó là quyền ban hành ra các văn bản dưới luật để cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết các văn bản luật do cơ quan lập pháp ban hành để đưa các quy định của luật đi vào áp dụng trong mọi mặt đời sống xã hội. Thứ hai, quyền hành chính, là quyền tổ chức quản lý tất cả

56 Hiến pháp 2013, điều 2, khoản 2.

57 Nguyễn Minh Đoan,Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam,Tạp chíLuật học,Số 02, 2007, tr. 28-29.

58 Hiến pháp 2013, điều 69.

Trang 30

các mặt, các quan hệ xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước, bao gồm: quyền thực thi , áp dụng pháp luật và quyền tổ chức nhân sự trong các cơ quan hành chính.60

Chủ tịch nước người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước ta về đối nội và đối ngoại. Ngoài ra, Chủ tịch nước được phân công thực hiện việc công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh. còn thực hiện một số công việc thuộc về chức năng hành pháp như: quyết định tặng thưởng huân, huy chương, các giải thưởng nhà nước, các danh hiệu vinh dự; quyết định cho nhập, thôi, trở lại hay tước quốc tịch Việt Nam…

2.2.1.4 Thực hiện quyền tư pháp

Ở nước ta, pháp luật quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, đồng thời được giao nắm giữ quyền tư pháp.61 Hiến pháp còn quy định“Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân…”.62Quyền tư pháp là quyền đảm bảo pháp luật được thực thi, đồng thời xử lý các hành vi xâm phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào.

Viện kiểm sát nhân dân được phân công thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp.63

2.2.2 Cơ chế phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nước

2.2.2.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp

Tuy thông qua hiến pháp nhân dân giao cho Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp nhưng các chủ thể khác trong bộ máy nhà nước vẫn được quy định chức năng phối hợp với Quốc hội thực hiện quyền này.

Về quyền lập hiến

Nhân dân thông qua hiến pháp giao cho Quốc hội quyền quyết định làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, đồng thời nhân dân quy định “quyền đề nghị làm hiến pháp, sửa đổi hiến pháp” thuộc về Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.64 Những quy định này cho thấy có sự phối hợp của các cơ quan khác trong việc thực hiện quyền lập hiến.

60 Huỳnh Duy,Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp- Thực tiễn và kiến nghị,Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2013, tr. 8.

61 Hiến pháp 2013, điều 102, khoản 1.

62 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 1, đoạn 3.

63 Hiến pháp 2013, điểu 107, khoản 1.

Trang 31

Về quyền lập pháp

Hiến pháp quy định Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, tức Quốc hội là chủ thể đại diện nhân dân ban hành luật. Trong cả quá trình xây dựng luật, không chỉ có sự tham gia của Quốc hội mà các cơ quan mang chức năng hành pháp, tư pháp cũng có quyền tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật.

Chính phủ- cơ quan hành pháp tham gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua các quy định sau:

- Chính phủ có quyền tham gia sáng kiến lập pháp bằng cách trình dự án luật trước Quốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.65

- Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ở giai đoạn lập chương trình xây dựng luật và pháp lệnh, Chính phủ có quyền lập đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ cũng có quyền phát biểu ý kiến về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội, kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.66 giai đoạn soạn thảo, việc thành lập ban soạn thảo đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình thì Chính phủ giao cho một bộ hoặc cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo sẽ thành lập Ban soạn thảo.67 đối với trường hợp dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan, tổ chức khác trình thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thành lập Ban soạn thảo và chủ trì soạn thảo.68 Đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì chậm nhất 40 ngày, trước ngày khai mạc phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải gửi hồ sơ dự án, dự thảo đến Chính phủ để Chính phủ tham gia ý kiến.69 Trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến cơ quan, tổ chức hữu quan và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản...70

Chủ tịch nước tham gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua các quy định sau: - Chủ tịch nước có quyền tham gia sáng kiến lập pháp bằng cách trình dự án luật trước Quốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.71

65 Hiến pháp 2013, điều 84, khoản 1.

66 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 23, khoản 2.

67 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 30, khoản 2.

68 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 30, khoản 3.

69 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 34, khoản 2.

70 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 35, khoản 1.

Trang 32

- Chủ tịch nước cũng tham gia vào quy trình lập pháp ở giai đoạn công bố luật. Cụ thể Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.72

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tham gia phối hợp thực hiện quyền lập pháp thông qua quy định các chủ thể này có quyền trình dự án luật trước Quốc hội và dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.73

2.2.2.3 Thực hiện quyền hành pháp

Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Nhưng không có nghĩa là chỉ Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, phải có sự phối hợp của các cơ quan khác thực hiện quyền hành pháp. Chảng hạn như sự phối hợp của Quốc hội, Chủ tich nước, Tòa án, Viện kiểm sát…

 Sự phối hợp của Quốc hội trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Thứ nhất, thông qua mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong quyền quyết định và hoạch định chính sách, “Theo đó, Quốc hội chỉ quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm định hướng quốc gia; Chính phủ sẽ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tính chất điều hành, thể hiện sự phản ứng linh hoạt của Nhà nước với thực tiễn phát triển ở trong nước và quốc tế”.74

- Thứ hai, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện quyền hành pháp còn được thể hiện thông qua quy định Quốc hội có quyền “Quy định tổ chức và hoạt động của… Chính phủ…”.75 Cụ thể, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 để quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

- Thứ ba, Quốc hội tham gia vào công tác tổ chức nhân sự của Tòa án, thông qua việc Quốc hội là chủ thể bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.76

- Thứ tư, mối quan hệ phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ còn được thể hiện thông qua quy định về việc Chính phủ là cơ quan trình để Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; Chính phủ còn trình để

72 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, điều 57, khoản 1.

73 Hiến pháp 2013, điều 84, khoản 1.

74 Đinh Xuân Thảo, Tạp chí Quốc phòng toàn dân,Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,http://tapchiqptd.vn/vi/tuyen-truyen-ve-thuc-hien-hien-phap/nguyen-tac-to-chuc-bo- may-nha-nuoc-trong-hien-phap-nuoc-cong-hoa-xhcn-viet-nam/5172.html, [ngày truy cập 05-9-2014].

75 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 6.

Trang 33

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.77

 Sự phối hợp của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Thứ nhất, đối với công tác tổ chức nhân sự trong cơ quan hành pháp. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.78

- Thứ hai, đối với quản lý các mặt của đời sống xã hội của Chính phủ, Chủ tịch nước tham gia phối hợp thực hiện quyền hành pháp thông qua việc có quyền: quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá; Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân; giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ;79

 Sự phối hợp của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Tòa án được phân công xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh tế, hành chính. Thông qua hoạt động của mình Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các quy phạm pháp luật khác;80

77 Hiến pháp 2013, điều 96, khoản 4.

78 Hiến pháp 2013, điều 88 khoản 2.

79 Hiến pháp 2013, điều 88.

Trang 34

- Tòa án phối hợp với các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức khác… phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án.81 Mà việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc về nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thuộc nhánh hành pháp, nên việc Tòa án tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành c bản án, quyết định của Tòa án là hoạt động phối hợp của Tòa án trong việc thực hiện quyền hành pháp.

- Đồng thời Tòa án cùng với Viện kiểm sát và các cơ quan hữu quan khác nghiên cứu và thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.82 Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.83 Đây là vấn đề thuộc về chức năng quản lý xã hội của quyền hành pháp, Tòa án và Viện kiểm sát tham gia với vai trò phối hợp.

2.2.2.3 Thực hiện quyền tư pháp

 Sự phối hợp của Quốc hội trong việc thực hiện quyền tư pháp

- Thứ nhất, sự phối hợp của Quốc hội với Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp còn được thể hiện thông qua việc Quốc hội quy định về tổ chức và hoạt động của Tòa án.84 Bằng việc Quốc hội ban hành Luật tổ chức Tòa án.

- Thứ hai, Quốc hội tham gia vào công tác tổ chức nhân sự của Tòa án, thông qua việc Quốc hội là chủ thể bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.85

 Sự phối hợp của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền tư pháp pháp

Nhân dân thông qua các quy định của pháp luật giao cho Chủ tịch nước phối hợp thực hiện quyền tư pháp bằng hình thức đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác.86

 Sự phối hợp của Chính phủ trong việc thực hiện quyền tư pháp

Sản phẩm của việc thực hiện quyền tư pháp chính là những phán quyết của Tòa án, được các chủ thể khác từ các cơ quan, tổ chức đến mọi người dân tôn trọng và tuyệt đối chấp

81 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 14.

82 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 15.

83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, điều 7.

84 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 6.

85 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 7.

Trang 35

hành.“Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.87Các phán quyết của Tòa án được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng giữ gìn và

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)