3. Kết cấu của đề tài
2.4 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO YẾU QUYỀN
NGƯỜI ĐƯỢC TÔN TRỌNG
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yếu tố quyền con người được tôn trọng và luôn được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật. Mới đây, khi Hiến pháp năm 2013 của nước ta có hiệu lực thì yếu tố này một lần nữa được khẳng định và phát huy cao độ. Hiến pháp 2013 khẳng định quyền con người là một yếu tố được nhà nước đảm bảo tối đa, các quyền con người, quyền công dân luôn được bảo vệ không ai được quyền xâm phạm, trừ trường hợp do pháp luật quy định. “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.124 Và các quyền này không bị hạn chế bởi bất kỳ chủ thể nào trừ tường hợp “…cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.125 Hiến pháp còn quy định
“Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”.126 Công dân Việt Nam luôn được nhà nước bảo vệ dù họ đang sinh sống, làm việc, học tập ở trên lãnh thổ Việt Nam hay đang ở ngước ngoài. Hiến pháp 2013 còn quy định, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.127
119 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, điều 3, khoản 1, điểm a.
120 Hiến pháp 2013, điều 30, khoản 1.
121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 25, khoản 1.
122 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), điều 24, đoạn 1.
123 Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 26, đoạn 1.
124 Hiến pháp 2013, điều 14, khoản 1.
125 Hiến pháp 2013, điều 14, khoản 2.
126 Hiến pháp 2013, điều 15, khoản 2.
Trang 44
Một số quy định cho thấy quyền con người luôn được đảm bảo:
- Bộ luật hình sự quy định “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.128 Tử hình là một hình thức tước đoạt mạng sống của con người đúng theo quy định của pháp luật. Chỉ những người nào phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng thì mới bị pháp luật trừng trị bằng hình phạt tử hình. Bộ luật hình sự cũng có quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Quyền được sống của con người luôn được tôn trọng chỉ khi người phạm những tội đặc biệt nghiêm trọng cần loại trừ vĩnh viễn khỏi đời sống xã hội thì mới áp dụng hình phạt tử hình. Đồng thời thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành được quy định khá chặt chẽ trong Bộ luật tố tụng hình sự, người bị kết án tử hình còn được quyền gửi đơn xin ân giảm lên chủ tịch nước, người có đơn xin ân giảm thì bản án tử hình chỉ được thi hành khi chủ tich nước bác đơn xin ân giảm.
- Bộ luật tố tụng hình sự quy định,“Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”.129 Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật về tố tụng hình sự năm 2001. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình.130
Nước ta nghiêm cấm những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của mọi người thông qua những quy định ở chương XII (các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người); chương XIII (các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân); chương XIV (các tội xâm phạm sở hữu) và một số điều ở chương XV (các tội về xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình) của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Các hành vi phạm tội ở các chương này là xâm phạm đến quyền cơ bản của con người mà Hiến pháp và pháp luật nước ta đã quy định, đó là những quyền bất khả xâm phạm, cho nên những ai phạm những tội này đều bị pháp luật trừng trị một cách đích đáng. Bộ luật hình sự cũng quy định, “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.131 Điều 3 Luật phòng
128 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), điều 35.
129 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 7.
130 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 7.
Trang 45
chống mua bán người năm 2011 nghiêm cấm những hành vi xâm phạm đến những quyền cơ bản của con người như: mua bán người; chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, cưỡng bức hay môi giới người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác…
- Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình hoặc cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình,132
- Dù là bất cứ cá nhân nào trong xã hội đều được pháp luật bảo vệ, dù là người bị buộc tội hay người chấp hành án hình sự. Luật thi hành án hình sự năm 2010 có các quy định nhằm bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của những người đang chấp hành án hình sự, trong đó một trong những nguyên tắc trong thi hành án hình sự là phải đảm bảo nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án. Nghiêm cấm hành vi “Xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”.133Từ những quy định nêu trên, cho thấy bất kỳ cá nhân nào trong xã hội dù có địa vị xã hội, nghề ngiệp như thế nào, dù đang bị buộc tội hay đang chấp hành hình phạt thì họ vẫn được pháp luật bảo hộ về quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, nhân phẩm. Khi “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.134 Đây là quy định nhằm bảo đảm quyền về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người.
- Quyền bí mật đời tư của công dân được phần nào đảm bảo bằng quy định của Luật lý lịch tư pháp năm 2009 như nghiêm cấm hành vi “Sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân”;135 Trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, một nguyên tắc cơ bản là “Tòa án nhân dân xét xử công khai” nhưng Tòa án tiến hành xét xử kín để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự .
- Bộ luật hình sự cũng có quy định đảm bảo quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác như: người nào có hành vi xâm phạm quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thứ trao đổi thông tin riêng tư khác, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại điều 125 Bộ luật hình sự quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại,
132 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, điều 8, khoản 1,2.
133 Luật thi hành án hình sự năm 2010, điều 9, khoản 9.
134 Bộ luật dân sự năm 2005, điều 604, khoản 1.
Trang 46
điện tín của người khác. Điều luật quy định “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, teelex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm…”.136
- Quyền có nơi ở hợp pháp, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định, người nào khám xét trái pháp luật chổ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chổ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù tù ba tháng đến một năm... Đây là một số quy định đảm bảo quyền có nơi ở hợp pháp của công dân.
- Quyền tự do kinh doanh của công dân được đảm bảo bằng quy định “Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ. cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp luật nước ta khẳng định, “Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ”.137 Ngoài doanh nghiệp, pháp luật nước ta còn cho phép “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định ...”.138
- Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân dduocj đảm bảo thông qua các quy định: “Cá nhân có quyền lao động. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo”.139 Bộ luật lao động năm 2012 cũng có đầy đủ các quy định đảm bảo công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc, người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi, nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. Cụ thể Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau: người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc
136 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), điều 125.
137 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, điều 5, khoản 1.
138 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, điều 50, hoản 1.
Trang 47
thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi: phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động, người lao động; ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cưỡng bức lao động; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật… Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012, quy định người lao động có những quyền sau: Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; Hưởng lương phù hợp, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; Được nghỉ ngơi theo quy định pháp luật, hưởng phúc lợi xã hội; Được thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; Có quyền đình công.