Những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện và giáo dục pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 73)

3. Kết cấu của đề tài

3.3.1.2 Những hạn chế trong công tác tổ chức thực hiện và giáo dục pháp

Ngoài những hạn chế của hệ thống pháp luật, thì yếu tố thượng tôn pháp luật chưa thật sự đảm bảo do vấp phải các hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tế cuộc sống chưa được coi trọng đúng mức, chưa theo kịp với công tác lập pháp mặc dù giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, là cơ sở cho nhau cùng tồn tại và thể hiện tính hiệu quả của pháp luật trên thực tế. Hiểu biết pháp luật nói chung và vận dụng pháp luật đều ở dưới mức yêu cầu là một lý do khiến tình trạng khiếu kiện còn phổ biến.Một số hạn chế trong vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật phải kể đến như:

Một là việc theo dõi việc hướng dẫn thi hành luật chưa được pháp luật quy định rõ ràng. Mặc dù, hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ đã xác định trách nhiệm của Chính phủ về mảng công tác này nhưng chưa có một văn bản pháp luật nào của Chính phủ xác định cụ thể về một Bộ - chủ thể chính giúp Chính phủ triển khai chức năng và là đầu mối, cũng như các quyền và nghĩa vụ chủ thể, cơ chế thực hiện trách nhiệm pháp lý của chức năng này. Hiện nay, chức năng này đang được giao cho tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với văn bản có liên quan đến lĩnh vực mà Bộ, ngành đó quản lý. Như vậy, các Bộ, ngành đều tự theo dõi việc thực hiện chức năng này của mình mà không có cơ quan theo dõi hoặc làm đầu mối nên dẫn tới tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư...

153 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý và phát triển nhà ở và công sở, điều 67, khoản 2.

Trang 66

Hai là, thiếu các quy định pháp luật quy về một cơ quan đầu mối chính giúp Chính phủtrong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật cũng như theo dõi việc tổ chức thực hiện pháp luật (đưa pháp luật vào cuộc sống) mà dàn trải cho tất cả các Bộ, ngành.

Ba là, công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang nặng tính hình thức bề nổi, phong trào, thậm chí còn tốn kém và lãng phí do chưa gắn kết với các loại lợi ích cụ thể, với quyền và lợi ích hợp pháp của từng nhóm chủ thể pháp luật. Thiếu các quy định pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể.

Bốn là, những quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống còn là hình thức, không quy định rõ trách nhiệm cũng không có có chế tài nếu các chủ có trách nhiệm trên không thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.3.2 Kiến nghị

Từ những hạn chế được phân tích trên, ta có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định đảm bảo yếu tố thượng tôn pháp luật, thông qua việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tổ chức pháp luật.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)