Thượng tôn pháp luật

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 25 - 27)

3. Kết cấu của đề tài

1.2.3 Thượng tôn pháp luật

Sự cần thiết của nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các yếu tố: mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật nói chung, vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa . Chỉ khi các yếu tố trên được đảm bảo thì nguyên tắc thượng tôn pháp luật mới có thể thực thi được như vậy sẽ đảm bảo được một trong những yếu tố cơ bản cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển thì phải tập hợp nhau lại thành một cộng đồng, theo thời gian cộng đồng đó dần dần phát triển các yếu tố

31 Nguyễn Minh Đoan,Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam,Tạp chíLuật học,Số 02, 2007, tr. 27, tr. 29, tr. 31.

Trang 19

để hình thành xã hội loài người. Đến khi xã hội xuất hiện giai cấp và các mâu thuẫn xã hội ngày trở nên gay gắt thì nhà nước xuất hiện như một tất yếu khách quan. Khi đó pháp luật cũng xuất hiện đồng thời và cùng tồn tại, nhà nước là một tổ chức còn pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự. Nhà nước và pháp luật cùng đóng vai trò là kiến trúc thượng tầng, đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng là nền kinh tế xã hội. Cho nên chúng có cùng bản chất, cùng mục đích là duy trì quản lý đời sống xã hội vì lợi ích của lực lượng cầm quyền và vì hạnh phúc của nhân dân, thế nên nhà nước nào thì pháp luật đó. Từ đó có thể thấy nhà nước và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua pháp luật là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất của nhà nước. Pháp luật cũng không thể tồn tại độc lập với nhà nước, vì nhà nước ban hành pháp luật. Thông qua nhà nước, pháp luật thể hiện mình dưới dạng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc đối với toàn xã hội. Đồng thời, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Như vậy, nhà nước và pháp luật luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Không thể có nhà nước đứng trên pháp luật. Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Bởi, pháp luật vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, là những quy phạm mang tính chất phổ biến trong xã hội.32

Xuyên suốt trong các quan niệm về học thuyết nhà nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật có một vai trò vô cùng to lớn trong việc xây dựng nhà nước và quản lý xã hội. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì dân chủ luôn được đề cao, đó cũng chính là mục tiêu cơ bản mà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự chung trong xã hội, thông qua pháp luật nhân dân thể hiện được ý chí nguyện vọng của mình vì trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì nhân dân là chủ thể thực chất ban hành pháp luật, vì nhân dân ủy quyền cho nhà nước ban hành pháp luật vì lợi ích của nhân dân. Ngoài ra, pháp luật còn là phương tiện chủ yếu để nhân dân trao quyền của mình cho một lực lượng đại diện mình đó chính là nhà nước. Thông qua, hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hay nói một cách chung nhất là thông qua pháp luật nhân dân xây dựng các cơ quan nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của các cơ quan đó. Đồng thời cũng thông qua pháp luật, nhân dân kiểm soát được quyền lực của mình. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dùng pháp luật làm công cụ trực tiếp để quản lý xã hội. Đồng thời nhân dân cũng sử dụng pháp luật làm công cụ để quản lý xã hội một cách gián tiếp. Thông qua pháp luật mà quyền con người, các quyền cơ bản của công

Trang 20

dân được đảm bảo. Pháp luật cũng chính là công cụ để tổ chức quyền lực nhà nước và điều phối việc tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách hài hòa nhất.

Từ những nhận định trên, có thể thấy pháp luật đóng một vai trò vô cùng to lớn, là công cụ đảm bảo các đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Như trên đã cho thấy, pháp luật có một vai trò vô cùng quan trọng, nên việc tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ pháp luật, xem pháp luật là tối thượng chính là một yếu tố cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ là hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ vai trò của pháp luật đối với xã hội nên đòi hỏi mọi hoạt động của nhà nước, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang và mọi cá nhân phải tuyệt đối chấp hành sự điều chỉnh của pháp luật hay nói một cách cụ thể là phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của hiến pháp và các văn bản pháp luật. Vì các chủ thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội tôn trọng pháp luật cũng chính là tôn trọng bản thân và bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Còn đối với nhà nước, các cơ quan nhà nước, các cá nhân thi hành công vụ tôn trọng và chấp hành pháp luật vì các chủ thể này trực tiếp ban hành pháp luật và được pháp luật điều chỉnh sự ra đời cũng như mọi hoạt động, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể trên.

Để đảm bảo pháp luật được tôn trọng, pháp chế được thực hiện thì mọi vi phạm pháp luật của bất kỳ chủ thể nào, ở bất kỳ cương vị nào, của tổ chức, cá nhân nào cũng đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Có như vậy thì pháp luật mới được tôn trọng và đảm bảo được vai trò của nó.

Từ những phân tích trên cho thấy để đảm bảo việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì yếu tố thượng tôn pháp luật là một trong những điều kiện cơ bản.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)