Cơ chế kiểm soát trong tổ chức quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 42 - 47)

3. Kết cấu của đề tài

2.2.3 Cơ chế kiểm soát trong tổ chức quyền lực nhà nước

2.2.3.1 Thực hiện quyền lập Hiến, lập pháp

 Cơ chế tự kiểm soát của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao, nghĩa là Quốc hội thực hiện quyền tự giám sát đối với chính mình. Đây là cơ chế tự kiểm soát của Quốc hội. Cơ chế này được thực hiện thông qua các hoạt động của Quốc hội như sau:

- Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

- Bãi bỏ văn bản của Ủy ban thường vụ Quốc hội trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

- Bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

- Quốc hội còn có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

 Cơ chế kiểm soát của Chính phủ trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Chính phủ là cơ quan giữ quyền hành pháp, nhưng Chính phủ tham gia kiểm soát quyền lập pháp thông qua việc Chính phủ có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

87 Hiến pháp 2013, điều 106.

Trang 36

 Cơ chế kiểm soát của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp Chủ tịch nước kiểm soát thực hiện quyền lập pháp thông qua quy định chủ tịch nước có quyền “…đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất”.89

Ngoài ra hiến pháp cũng quy định Chủ tịch nước có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

 Cơ chế kiểm soát của Tòa án, Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp

Ở nước ta chưa có quy định về cơ chế kiểm soát của Tòa án, Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Mà chỉ có một quy định xuất trong Hiến pháp 2013, nhưng vẫn còn mang tính chất chung chung và chưa được luật hóa đó là Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo vệ hiến pháp.

2.2.3.2 Thực hiện quyền hành pháp

 Cơ chế tự kiểm soát của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp

- Chính phủ thực hiện cơ chế tự kiểm soát trong việc thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như: Thanh tra chính phủ, Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Các cơ quan này thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua: “Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”;90 “Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”.91

- Thủ tướng Chính phủ kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua các hoạt động: Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu,

89 Hiến pháp 2013, điểu 88, khoản 1.

90 Luật Thanh tra năm 2010, điều 3, khoản 2.

Trang 37

miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; Đề nghị Quốc hội thành lập, bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ.

 Cơ chế kiểm soát của Quốc hội trong việc thực hiện quyền hành pháp

Còn đối với cơ chế kiểm soát trong việc thực hiện quyền hành pháp, thể hiện thông qua các quy định sau.

- Thứ nhất, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc tuân theo hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xem xét báo cáo công tác của Chính phủ.92 Tuy hiến pháp quy định, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và thực hiện quyền hành pháp, nhưng hiến pháp cũng quy định việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ phải chịu sự kiểm soát Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.

Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ thông qua việc Quốc hội xem xét báo cáo công tác của Chính phủ; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; xem xét việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.93

Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Chính phủ thông qua việc xem xét báo cáo công tác của Chính phủ; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.94 Việc giám sát của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ thông qua việc thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có dấu

92 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 2.

93 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, điều 7.

Trang 38

hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách; tổ chức Đoàn giám sát; Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Ủy ban quan tâm; tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan đến hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp.95

Đại biểu Quốc hội giám sát đối với hoạt động của Chính phủ thông qua việc Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Đại biểu Quốc hội giám sát văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan hành pháp ở địa phương; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp.96

- Thứ hai, cơ chế kiểm soát trong việc thực hiện quyền hành pháp, thể hiện thông qua việc Hiến pháp 2013 quy định về việc bầu, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt của Chính phủ như sau: Quốc hội có quyền “bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm... Thủ tướng Chính phủ... phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ”.97

- Thứ ba, Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.98 Khi cơ quan hành pháp ra những văn bản trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Quốc hội thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua việc bãi bỏ các văn bản sai trái đó.

- Thứ tư, cơ chế kiểm soát trong việc thực hiện quyền hành pháp, thể hiện thông qua quy định Quốc hội có quyền“bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”.99 Trong đó, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng cũng là những chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Cho nên Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh chủ chốt trong tổ chức của Chính phủ, điều này thể hiện rõ cơ chế giám sát của Quốc hội đối với việc thực hiện quyền hành pháp của Chính phủ.

 Cơ chế kiểm soát của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền hành pháp

Chủ tịch nước kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua các hoạt động: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng

95 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, điều 27.

96 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, điều 37, khoản 1.

97 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 7.

98 Hiến pháp 2013, điều 70, khoản 10.

Trang 39

và thành viên khác của Chính phủ; Ngoài ra Chủ tịch nước còn có quyền tham gia phiên họp của Chính phủ.

Chính phủ có trách nhiệm báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.100

 Cơ chế kiểm soát của Tòa án trong việc thực hiện quyền hành pháp

Tòa án tham gia kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp thông qua hoạt động giải quyết các vụ việc hành chính. Việc xét xử các vụ án hành chính nói lên sự kiểm soát của Tòa án đối với hoạt động hành chính chủa các cơ quan hành pháp.

2.2.3.3 Thực hiện quyền tư pháp

 Cơ chế kiểm soát của Quốc hội trong việc thực hiện quyền tư pháp

Quốc hội kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp thông qua các quy định như: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội đối với hoạt động của Tòa án; Quốc hội xem xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân; Quốc hội là cơ quan bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Quốc hội có quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án Toà án nhân dân tối cao; đồng thời Quốc hội thực hiện cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp thông qua việc bãi bỏ văn bản của Toà án nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.101

 Cơ chế kiểm soát của Chủ tịch nước trong việc thực hiện quyền tư pháp

Chủ tịch nước kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp thông qua các hoạt động: Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác.

 Cơ chế kiểm soát của Chính phủ trong việc thực hiện quyền tư pháp

Trong quy định pháp luật ở nước ta, không thiếu những quy định cho thấy Chính phủ tham gia vào việc thực hiện quyền tư pháp với vai trò phối hợp. Nhưng về việc kiểm soát của Chính phủ trong thực hiện quyền tư pháp thì còn thiếu các quy định về cơ chế thực hiện.

100 Hiến pháp 2013, điều 94.

Trang 40

 Cơ chế kiểm soát của Viện kiểm sát trong việc thực hiện quyền tư pháp

Hiến pháp quy định, Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát thông qua các công tác: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động; trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp nêu trên thể hiện cơ chế kiểm soát của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện quyền tư pháp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)