3. Kết cấu của đề tài
3.3.1.1 Những hạn chế trong hệ thống pháp luật nước ta
Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đa dạng về thể loại văn bản và lớn về số lượng văn bản quy phạm pháp luật, tạo ra sự phức tạp trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. “Theo số liệu do Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ Tư pháp cung cấp, tính từ ngày 01/01/1987 đến 30/11/2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành thì hệ thống pháp luật Việt Nam đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch3... Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật như vậy là nhiều và vẫn quá đa dạng”.150 Thứ hai, văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung, khó áp dụng trực tiếp vào các trường hợp cụ thể mà phải thông qua các văn bản hướng dẫn, giải thích. Chính vì vấn đề luật được ban hành nhưng không thể áp dụng ngay mà phải chờ đợi nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Gây nên tình trạng lạc hậu của pháp luật dễ diễn ra. Mặt khác một vấn đề có thể được nhiều văn bản điều chỉnh, dẫn tới việc “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”. Từ đó lại xuất hiện hiện tượng chồng chéo, gây phiền hà bức xúc trong dư luận. Tính cồng kềnh, chồng chéo mâu thuẫn trong các quy định dẫn tới quy định pháp luật thiếu tính khả thi, nhiều khi chỉ là quy định nằm trên giấy, không được áp dụng vào thực tế. Nhiều lĩnh vực yêu cầu phải được quy định chi tiết nhưng luật chỉ định khung, rồi giao lại cho văn bản hướng dẫn. Thực trạng này làm phát sinh vấn đề nảy sinh mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn và văn bản được hướng dẫn. Đôi khi hậu quả là để có cơ sở pháp lý phù hợp để giải quyết vấn đề phát sinh thì phải ưu tiên áp dụng văn bản hướng dẫn, tình trạng này vô tình cho thấy thực tế đôi khi giá trị pháp lý của văn bản hướng dẫn lại cao hơn luật, điều này trái với quy định chung của pháp luật.
150 Lê Thị Nga, Tòa án nhân dân tối cao,Yêu cầu về tính thống nhất của hệ thống pháp luật,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_cateid=1751909&item_id=8611408&article_details=1, [Ngày truy cập 11-10-2014].
Trang 64
Thứ ba, tuổi đời của các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam thường không dài bởi cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bởi vì điều kiện kinh tế xã hội ngày nay luôn vận động không ngừng và thay đổi một cách nhanh chóng, nên quy định pháp luật không theo kịp dẫn đến tình trạng luật pháp lạc hậu so với xã hội. Nhưng nguyên nhân đáng ngại dẫn đến tình trạng này trình độ lập pháp ở nước ta chưa cao. Quá trình lập pháp còn bị chi phối bởi các vấn đề như lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích địa phương, tình trạng quan liêu cũng dễ dẫn đến các quy định pháp luật không phù hợp, thiếu tính khả thi nên dễ dàng bị thay đổi.
“Theo cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ Tư pháp, trong 10 năm (từ 2003 đến 2013), các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra hơn 1,7 triệu văn bản, phát hiện hơn 50.000 văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Trong đó, Cục đã tiếp nhận, kiểm tra hơn 27.000 văn bản, phát hiện hơn 4.800 văn bản sai trái (tức khoản 18%) và đã xử lý”.151 Từ thống kê trên cho thấy chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của ta chưa cao, tuổi đời không dài. Có những văn bản mới vừa ban hành đã bị ngưng hiệu lực, chẳng hạn như Thông tư 33/2012/TT-NNNPTNT ngày 20/7/2012 quy định thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ bày bán trong vòng tám giờ kể từ khi giết mổ, đây là một quy định khó có thể áp dụng vào thực tế. Ngay sau đó, Thông tư này đã bị ngưng hiệu lực bởi Quyết định 2090/QĐ-BNN-TY ngày 30/8/2012.
Thứ tư, còn tồn tại nhiều quy định mang tính chất tuyên ngôn, thiếu tính quy phạm.
Điều này dẫn đến hệ thống pháp luật có quá nhiều quy định hình thức. Chẳng hạn hiến pháp quy định nhân dân có quyền biểu tình, nhưng biểu tình như thế nào thì vẫn chưa có văn bản luật điều chỉnh, cho nên nhân dân không thể thực hiện được quyền hiến định của họ. Việc thiếu quy định điều chỉnh hoạt động biểu tình khiến cho quy định về quyền biểu tình của nhân dân mang tính hình thức.
Thứ năm, tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Tính thống nhất giữa các văn bản luật chưa cao. Chẳng hạn, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền là “Phạt tiền …nhưng không quá 5.000.000 đồng”.152 Nhưng trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý và phát triển nhà ở và công sở lại quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là “Phạt tiền đến
151 Trần Quyết- Quế Ngân, Đời sống và pháp luật, Đi tìm thủ phạm đằng sau những văn bản quy phạm… gây sốc,
http://www.doisongphapluat.com/phap-1uat/van-ban-phap-1uat/di-tim-thu-pham-dang-sau-nhung-van-ban-phap- quy-gay-soc-a7287.html,[ngày truy cập 15-10-2014].
Trang 65
10.000.000 đồng”. Cùng là một chủ thể nhưng ở hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng lại có hai giới hạn về giá trị khác nhau gây mâu thuẫn trong hệ thống văn bản làm khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Đó chỉ là một trong số các mâu thuẫn có thể nhận thấy rõ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ sáu, tính kịp thời của pháp luật còn thấp.Nhiều lĩnh vực cần được pháp luật điều chỉnh nhưng lại thiếu văn bản pháp luật. Chẳng hạn hoạt động đăng ký bất động sản, đây là một hoạt động vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới việc quản lý bất động sản của nhà nước, nhưng đến nay chưa có một đạo luật riêng điều chỉnh về hoạt động đăng ký bất động sản. Hiện nay các quy định điều chỉnh hoạt động này nằm rãi rác trong Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản... Do các quy định nằm rãi rác dẫn đến việc áp dụng các quy định trên không thống nhất gây phiền hà cho dân. Từ ví dụ trên phần nào cho thấy tính kịp thời củ pháp luật còn thấp.