Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 65 - 66)

3. Kết cấu của đề tài

3.1.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ

cử tri hay bởi Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều rất lúng túng và không khả thi Vì vậy, để đáp ứng nhu cần dân chủ hóa việc thực hiện quyền lực nhà nước, thủ tục bãi miễn cũng phải được pháp luật quy định rõ ràng thì mới có khả năng thực thi trên thực tế. Do đó, cần ban hành văn bản pháp luật riêng về chế độ bãi miễn. Đồng thời cần có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và những việc đại biểu không được làm, có như vậy mới có đầy đủ cơ sở pháp lý để đánh giá mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu dân cử.

3.1.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của các cơ quan dâncử cử

Cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, nên có những quy định thể hiện chế tài đối với các cơ quan này trong việc thực hiện nhiệm vụ được nhân dân giao phó.

- Chẳng hạn trong hoạt động lập pháp, nên siết chặt việc xây dựng và thông qua chương trình xây dựng luật, nếu đã đưa vào chương trình thì phải thực hiện đúng, không thực hiện đúng tiến độ xây dựng luật theo chương trình thì có chế tài xử lý như thế nào. Hoàn thành vượt chỉ tiêu chương trình xây dựng luật thì phải có chế độ khen thưởng xứng đáng. Mặt khác nên quy định rõ tỷ lệ các dự thảo do Quốc hội trực tiếp soạn thảo để phát huy vai trò chủ đạo trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.

- Hoàn thiện các quy định liên quan đến tiêu chí, quy trình, thủ tục để Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, của địa phương.

- Hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Cần xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh quy định về các hoạt động như: hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, hoạt động chất vấn của các đại biểu Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri, việc công bố thông tin về các hoạt động của Quốc hội… Về hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm, nên hoàn thiện các quy định về quy trình bỏ phiếu, xử lý kết quả bỏ phiếu,

hệ quả pháp lý của hoạt động bỏ phiếu, tốt nhất là nên luật hóa hoạt động này, chứ không chỉ điều chỉnh nó bằng nghị quyết hay các văn bản dưới luật; Về hoạt động chất vấn, tiếp xúc cử tri, hay việc công bố thông tin hoạt động của Quốc hội phải được đảm bảo thực hiện bằng

các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể chi tiết, theo người viết, hệ thống pháp luật nước ta cần thiết xây dựng các luật về hoạt động này, trong các văn bản đó , pháp luật quy định trình tự cụ thể để thực hiện các hoạt động trên, nêu rõ mục tiêu và chế tài cụ thể nếu không đảm bảo được mục tiêu luật định của các hoạt động trên.

- Nâng cao tỷ lệ các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, xác định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các đại biểu dân cử này và đồng thời phải có các

Trang 59

quy định rõ ràng về chế tài, nếu các đại biểu này bị nhân dân đánh giá là không đảm bảo được nhiệm vụ. Các quy định phải có tính khả thi.

Đây là một số kiến nghị để hoàn thiền hệ thống pháp luật đảm bảo yếu tố tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, với thời gian và trình độ có hạn, người viết chỉ có thể nêu ra một số hạn chế và kiến nghị trên để góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về vấn đề nêu trên.

3.2 HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNHPHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC MỘT PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO YẾU TỐ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC MỘT CÁCH HỢP LÝ

3.2.1 Hạn chế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà nước ta tổ chức quyền lực theo nguyên tắc “thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp”. Các quy định pháp luật hiện hành đã phần nào đảm bảo quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất có sự phân công rành mạch trong việc thực hiện các quyền nêu trên. Đặc biệt là trong Hiến pháp 2013 đã quy định rõ nét hơn, rành mạch hơn đối với các cơ quan công quyền cấp cao trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhưng do Hiến pháp 2013 vừa mới có hiệu lực trong thời gian gần đây nên một số quy định tiến bộ về việc phân công, phối hợp và kiểm soát trong các hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước chưa được luật hóa. Thế nên, hiện nay hệ thống các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa cụ thể hóa những quy định tiến bộ của hiến pháp mới. Vì vậy hệ thống các quy định pháp luật về tổ chức quyền lực nhà nước hiện nay không thể tránh khỏi một số hạn chế trong việc thực hiện các quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)