Trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 66 - 67)

3. Kết cấu của đề tài

3.2.1.1 Trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước

- Các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan nhà nước không chặt chẽ. Sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước không rõ ràng thường dẫn đến hiện tượng không quy kết được trách nhiệm cho các cơ quan, hoặc gặp khó khăn trong việc phối hợp công việc giữa các cơ quan. Ngoài ra còn gặp phải vấn đề các cơ quan lần lựa, tránh né công việc khó khăn hoặc dẫn tới xung đột quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lực khác nhau.147

- Thiếu các quy định về biện pháp kiểm tra, đôn đốc trong việc phối hợp thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan thực hiện cùng một quyền lực. Dẫn đến sự phối hợp

147 Nguyễn Minh Đoan,Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam,Tạp chíLuật học,Số 02, 2007, tr. 30-31.

Trang 60

không hiệu quả làm cho mục tiêu cuối cùng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước không đạt được.148

- Không quy định về trách nhiệm pháp lý theo hướng bất lợi đối với các cơ quan không thực hiện cơ chế phối hợp hay phối hợp không hiệu quả. Thông thường pháp luật quy định chung là cơ quan A, B, C… có trách nhiệm phối hợp cùng thực hiện một công việc gì đó. Nhưng không quy định chế tài khi các cơ quan này không thực hiện cơ chế phối hợp như pháp luật quy định. Cho nên khi các cơ quan đó không phối hợp thì cũng không chịu trách nhiệm gì. Với sự thiếu sót như vậy sẽ làm hạn chế sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.149

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các yếu tố cấu thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)