1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam

71 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 780,6 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ---------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: THÂN THỊ NGỌC BÍCH Bô môn: Luât Tư pháp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH TÂN MSSV: S120080 Lớp: DT1263B1 Cần Thơ, tháng 11 / 2014 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ---------............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 2 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ---------............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3 MỤC LỤC ---------LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài …………………………………………………..3 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ............................................................................................5 1.1. Khái niệm.............................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự ..........................................................................5 1.1.2. Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự .........................................................6 1.1.3. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.........................................7 1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ ........................................................8 1.1.4.1. Khái niệm biện pháp kê biên tài sản ……………………………………...8 1.1.4.2. Khái niệm xử lý tài sản của người phải thi hành án ………………………..8 1.2. Cơ sở lý luận và đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ .................................................9 1.2.1. Cơ sở lý luận của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ ......................................................................9 1.2.2. Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ......................................................................... 12 1.2.2.1. Đặc điểm của biện pháp kê biên tài sản …………………………………12 1.2.2.2. Đặc điểm của việc xử lý tài sản của người phải thi hành án ……………15 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ ............................................................................. 17 2.1. Quy định của pháp luật về biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án...............................................................................................................................17 4 2.1.1. Những trường hợp tài sản của người phải thi hành án không được kê biên .... 18 2.1.1.1. Đối với cá nhân ………………………………………………………….18 2.1.1.2. Đối với nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức ……………………………….18 2.1.2. Thẩm quyền kê biên tài sản ........................................................................... 19 2.1.3. Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án ........................................ 20 2.1.4. Định giá tài sản kê biên của người phải thi hành án....................................... 36 2.2. Quy định của pháp luật về biện pháp xử lý tài sản kê biên của người phải thi hành án......................................................................................................................38 2.2.1. Giao tài sản kê biên cho người được thi hành án ........................................... 38 2.2.2. Bán tài sản đã kê biên để thi hành án.............................................................39 2.2.3. Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án.......................................... 40 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ - BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 43 3.1. Bất cập trong áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ và những khó khăn gặp phải .................................................................................................... 43 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ .........................43 3.1.2. Những khó khăn thường gặp khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ ...............................45 3.1.2.1. Về mặt khách quan ……………………………………………………...45 3.1.2.2. Về mặt chủ quan ………………………………………………………...52 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ …………….58 3.2.1. Về mặt khách quan …………………………………………………………..58 3.2.2. Về mặt chủ quan ...........................................................................................63 KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………64 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một bản án, quyết định của Tòa án dù có được xét xử nghiêm minh đến đâu, công việc hòa giải dù có làm tốt đến đâu, song nếu không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì bản án, quyết định đó vẫn chưa mang tính hiện thực vì chưa được thi hành trên thực tế. Để các phán quyết của Tòa án trở thành hiện thực đòi hỏi sự tự nguyện thi hành của các bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành thì cần có quyền lực Nhà nước để buộc họ phải thi hành những phán quyết đó. Quá trình cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của người dân chính là quá trình thi hành án dân sự. Với mục đích đó hoạt động thi hành án dân sự chính là thước đo thực tế, tính công bằng, hiệu lực của các bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước. Ngoài ra, Thi hành án dân sự còn là cơ sở khẳng định vai trò, uy tín của các cơ quan Nhà nước, là biện pháp và cơ chế đảm bảo của Nhà nước đối với sự bình đẳng quyền của các chủ thể trước pháp luật; đảm bảo các quyền con người, quyền công dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 03 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng, cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung là một trong những hoạt động quan trọng, là biện pháp nghiêm khắc nhất mà Chấp hành viên áp dụng khi tổ chức thi hành án. Do đó, thi hành dứt điểm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa đặc biệt trong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên tài sản là cơ sở, tiền đề cho sự thành công và hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khi đương sự không tự nguyện thi hành. Trong thực tế, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án Chấp hành viên luôn phải cân nhắc kĩ lưỡng và phải tuân thủ triệt để trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường các giao dịch dân sự ngày một mở rộng thì số vụ việc tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng làm cho số lượng bản án, quyết định phải thi hành ngày càng nhiều. Trong đó những vụ việc thi hành án áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản cũng gia tăng và ngày càng phức tạp cả về số vụ việc, cũng như số tiền. Tuy pháp luật về thi hành án đã được pháp điển hóa và ngày càng hoàn thiện, nhưng trên thực tế khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản thì vướng phải nhiều khó khăn, bất cập dẫn đến vụ việc không được thi hành. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế như: sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức còn chưa tốt, các quy định của 6 pháp luật còn chồng chéo, bất cập khi thi hành, Chấp hành viên thiếu kiên quyết trong các vụ việc cưỡng chế kê biên… Trong các biện pháp cưỡng chế mà Luật Thi hành án dân sự 2008 điều chỉnh thì biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là phức tạp và khó khăn nhất vì biện pháp cưỡng chế này gồm nhiều giai đoạn và được điều chỉnh bởi nhiều văn bản liên quan. Vì vậy cần phải có cơ chế pháp lý chặt chẽ, thống nhất nhằm giúp cho việc thi hành án được nhanh chóng, hiệu quả góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Vì những lý do trên người viết chọn đề tài “Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật Việt Nam” để hoàn thành chương trình học của mình. Đặc biệt, qua việc nghiên cứu đề tài người viết có thể hoàn thiện hơn kiến thức pháp luật và năng lực của bản thân mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu rõ về các quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ trong Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản có liên quan. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng mà rút ra được những bất cập thường gặp phải khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Từ đó người viết đưa ra một vài giải pháp khắc phục những khó khăn gặp phải góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tránh tình trạng cố tình lợi dụng kẽ hở của pháp luật để xâm phạm đến quyền và lợi ích của người dân. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu đối với những quy định của pháp luật mà Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo Luật Thi hành án dân sự 2008, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản khác có liên quan. Đề tài không nghiên cứu các biện pháp cưỡng chế khác. Trong phạm vi đó, người viết chỉ tìm hiểu những quy định của pháp luật từ khi Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên tài sản cho đến khi xử lý tài sản xong tài sản kê biên của người phải thi hành án. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 7 Để hoàn thành tốt bài viết, người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: • Phương pháp phân tích luật viết để tìm hiểu, giải thích về các quy định của pháp luật. • Phương pháp so sánh, đối chiếu, vận dụng các quy định của pháp luật về kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. • Phương pháp tổng hợp để tổng hợp những gì đã phân tích, đưa ra kết quả quá trình nghiên cứu đã đạt được. • Phương pháp liệt kê, thống kê để hiểu rõ hơn về những vấn đề nghiên cứu và thấy được thực trạng khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua ba chương và kết cấu của mỗi chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Ở chương này, người viết sẽ phân tích các cơ sở lý luận xoay quanh biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ thông qua việc tìm hiểu những khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa liên quan đến biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản để có được cơ sở pháp lý rõ hơn về biện pháp cưỡng chế này. Chương 2: Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Trong chương 2 người viết sẽ trình bày và phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ về trình tự, thủ tục khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Chương 3: Thực tiễn áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ - bất cập và kiến nghị Sau khi tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thì trong chương này người viết sẽ trình bày thực trạng khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này trên thực tiễn. Từ đó thấy được những bất cập và hạn chế trong quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó người viết cũng đưa ra những kiến nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải. 8 Do có phần hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời đây cũng là một đề tài mới đối với người viết, cũng như trong chương trình học, nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, người viết rất mong được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn! 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ Thi hành án dân sự nói chung, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng là một hoạt động của cơ quan thi hành án để những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người được thi hành án và người liên quan khi mà người phải thi hành án không tự nguyện hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ của mình trong bản án, quyết định của Tòa án. Một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự đó là biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau đây người viết xin trình bày một số khái niệm liên quan đến biện pháp cưỡng chế nêu trên. 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự Thi hành án dân sự là một giai đoạn nhằm thực hiện những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân trong cuộc sống, biến các quyết định của Tòa án trong những bản án, quyết định đó thành hiệu lực. Giai đoạn thi hành án dân sự là giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, trong đó bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành trên thực tế. Hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan Nhà nước. Vì vậy, hoạt động thi hành án dân sự mang tính quyền lực, cưỡng chế, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Xét ở góc độ pháp lý thì Thi hành án dân sự là hoạt động do cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành theo những thủ tục, trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành1. Thi hành án dân sự là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử, có mối quan hệ mật thiết, đan xen với các giai đoạn tố tụng trước đó (ví dụ: việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án; trong quá trình thi hành án dân sự, Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự hoãn việc thi hành án dân sự, quyết định tạm đình chỉ thi hành án dân sự để xem xét lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm…). Tuy nhiên, Thi hành án dân sự lại có tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ hoạt động này được bắt đầu bằng quyết định của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự. 1 Nguyễn Thanh Thủy – Lê Kim Dung, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 – những điều cần biết, nhà xuất bản tư pháp, xuất bản năm 2004, trang 60. 10 Những quyết định này mang tính bắt buộc chấp hành đối với tất cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án dân sự đạt hiệu quả. Thi hành án dân sự góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hiệu lực xét xử. Mặc dù quá trình xét xử phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục tố tụng. Chủ thể tiến hành tố tụng đều là những người có uy tín, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm tính chất của vụ án dân sự là đa dạng và phức tạp. Trong khi đó các quy định của pháp luật về nội dung cũng như quy định về thủ tục tố tụng nhiều khi còn chưa chặt chẽ hay còn thiếu. Do đó, còn có thể dẫn đến những sai lầm trong quá trình xét xử. Vì vậy, Thi hành án dân sự chính là giai đoạn kiểm nghiệm qua thực tiễn những phán quyết bản án của Tòa án, phản ảnh trung thực chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Từ thực tiễn thi hành án mà mỗi Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân và cán bộ Tòa án đã tham gia quá trình xét xử có thể rút ra kinh nghiệm để khắc phục những khiếm khuyết, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của mình. Đồng thời cũng là cơ sở để Tòa án nhân dân tối cao tổng kết đúc rút kinh nghiệm đưa ra đường lối xét xử chung, thống nhất trong toàn ngành. Thông qua công tác thi hành án dân sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Thi hành án không chỉ là hoạt động nghiệp vụ của riêng cơ quan Thi hành án dân sự mà đó là sự kết hợp với vai trò và trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương là sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức hữu quan và mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Thông qua Thi hành án dân sự ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao, vai trò trách nhiệm của các cơ quan tổ chức được đảm bảo, niềm tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật, vào bộ máy của Nhà nước ngày càng được củng cố. 1.1.2. Khái niệm cưỡng chế thi hành án dân sự Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các đương sự đã được xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Do vậy, việc tự nguyện thi hành án của các đương sự được coi là biện pháp quan trọng nhất trong hoạt động thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người phải thi hành án có đủ điều kiện thi hành án nhưng vẫn không tự nguyện thi hành trong thời hạn cơ quan thi hành án ấn định, tìm cách trì hoãn, trốn tránh việc thi hành án. Trong trường hợp này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. 11 Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức đối với người phải thi hành án do Cơ quan thi hành án áp dụng theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định nhằm buộc người phải thi hành án thực hiện đúng những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định dân sự đã tuyên của các cơ quan tài phán2. Như vậy, cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan thi hành án do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản. 1.1.3. Khái niệm biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự của họ, do Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án3. Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tước bỏ quyền sở hữu của người phải thi hành án đối với tài sản thi hành án, trừ trường hợp tài sản là đối tượng phải thi hành án có giá trị lớn hơn so với nghĩa vụ thi hành án thì người phải thi hành án sẽ vẫn sở hữu phần tài sản còn lại. Biện pháp cưỡng chế đã thể hiện rõ mục đích duy trì trật tự xã hội của nhà nước và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể liên quan trong thi hành án dù những việc đó trái với ý muốn của người phải thi hành án. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thi hành án là giải pháp có hiệu quả nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án, đảm bảo được hiệu lực của bản án, quyết định và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải thi hành án. Trong thực tiễn cho thấy rằng trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nếu không áp dụng biện pháp cưỡng chế thì sẽ không thể thi hành án được. Mặt khác, đây cũng là công cụ quan trọng để bảo vệ triệt để lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án. Bên cạnh đó, biện pháp cưỡng chế còn có ý nghĩa trong việc răn đe, giáo dục ý thức pháp luật của công dân, nâng cao công tác tuyên truyền pháp luật trong thi hành án. 2 ThS.Đinh Thị Mai Phương (Chủ biên), Bình luận Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý, xuất bản năm 2006, trang 39. 3 Trang 195 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, 2010. 12 1.1.4. Khái niệm biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.1.4.1. Khái niệm biện pháp kê biên tài sản Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong những biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự nhằm hạn chế quyền định đoạt của người đang quản lý, sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản đối với tài sản đó để đảm bảo việc thi hành án. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định của Tòa án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án chuyển dịch tài sản cho người khác tẩu tán, hủy hoại tài sản. Vì vậy có thể nói biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành4. 1.1.4.2. Khái niệm xử lý tài sản của người phải thi hành án Kê biên tài sản chỉ là giai đoạn ban đầu, xử lý tài sản mới là giai đoạn quan trọng bởi nó chấm dứt được giai đoạn cuối cùng của quá trình thi hành án dân sự và đi đến kết thúc một vụ thi hành án. Khi kê biên xong là chiếm tỉ lệ được hơn 50% công đoạn của quá trình kết thúc thi hành án. Nhưng kê biên được rồi, xử lý tài sản lại là vấn đề phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn, có khi không xử lý được tài sản. Nhất là, trong lúc thị trường bất động sản đang gặp khó khăn và người dân thì thắt chặt việc chi tiêu thì vấn đề xử lý, bán tài sản như là: nhà ở, đất đai, tàu thuyền… rất chậm và không có người mua. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến không xử lý được tài sản sau khi đã hoàn tất giai đoạn kê biên. Sau khi kê biên tài sản, công việc đầu tiên của cơ quan Thi hành án dân sự là phải tiến hành định giá tài sản kê biên để xác định giá trị của tài sản kê biên, nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải thi hành án góp phần đẩy nhanh tiến độ thi hành án. Tiếp đến là phương thức xử lý tài sản kê biên như giao tài sản kê biên cho người được thi hành án, trong trường hợp tài sản đã kê biên nhưng người được thi hành án không nhận thì tiến hành bán tài sản kê biên để thi hành án, việc bán tài sản kê biên được bán theo hình thức bán đấu giá và bán thông qua thủ tục đấu giá. Sau cùng là thanh toán tiền tài sản kê biên. Ngược lại nếu tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được mà người được thi hành án không nhận tài 4 Trang 211 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, 2010. 13 sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản kê biên được trả lại cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp nếu có điều kiện. Tuy nhiên trường hợp nếu người phải thi hành án không chịu nhận tài sản vẫn chưa có quy định cụ thể để áp dụng thi hành mà trong thực tế đã khiến các Chấp hành viên phải lưu giữ tài sản này trong kho của cơ quan thi hành án mà không có phương án xử lý. Vì vậy có thể nói, xử lý tài sản của người phải thi hành án là giai đoạn tiếp sau của việc kê biên tài sản, là việc Chấp hành viên áp dụng những trình tự, thủ tục của pháp luật theo thẩm quyền để những tài sản kê biên được bàn giao cho người được thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án5. Xử lý tài sản của người phải thi hành án sau khi đã kê biên là một hoạt động chiếm một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án cũng như người phải thi hành án. Đồng thời, góp phần thực hiện nghiêm kỷ cương, phép nước và nâng cao hơn vai trò nhiệm vụ của người thực hiện công tác thi hành án dân sự. 1.2. Cơ sở lý luận và đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.2.1. Cơ sở lý luận của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Một bản án, quyết định của Tòa án dù có được xét xử nghiêm minh đến đâu, công việc hòa giải dù có được làm tốt đến đâu, nếu không được thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì bản án, quyết định đó vẫn chưa mang tính hiện thực vì nó chưa thực sự đi vào thực tế. Khi Tòa án đưa ra các phán quyết về một vụ kiện hay một vụ án cụ thể thì quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của đương sự vẫn là những điều còn nằm trên giấy. Để các phán quyết đó trở thành thành hiện thực đòi hỏi sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành thì cần có quyền lực của Nhà nước để buộc họ phải thi hành những phán quyết đó. Quá trình Cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân chính là quá trình thi hành án dân sự. Tuy vậy, không phải tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đều được chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Có những bản án, quyết định dù có hiệu lực pháp luật, được đưa ra thi hành nhưng các đương sự vẫn cố tình không thực hiện khiến cho bản án, quyết định dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng cũng chỉ là một “tờ giấy”. Vì thế để giải quyết được vấn đề này, cơ quan thi hành án đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc 5 Tài sản kê biên được bàn giao cho người được thi hành án ở đây được hiểu là tài sản kê biên được giao cho người được thi hành án hoặc là tiền được giao cho người được thi hành án sau khi đã bán tài sản kê biên. 14 người phải thi hành án nghiêm chỉnh thi hành các biện pháp theo đúng quy định của pháp luật. Trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận. Quyền tự định đoạt cũng như phương thức thỏa thuận đó của đương sự phải tuân theo quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khác. Vì vậy mà pháp luật quy định khi bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành thì người phải thi hành án phải tự nguyện thi hành. Nếu không tự nguyện thi hành khi có đủ điều kiện thi hành và đã hết thời hạn tự nguyện theo quy định của pháp luật thì đương nhiên phải bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nhằm để giải quyết những yêu cầu của đương sự và đảm bảo cho quá trình thi hành án được diễn ra, việc quy định áp dụng biện pháp cưỡng chế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình thi hành án, góp phần đảm bảo tính thực tế, thiết thực cho việc thi hành những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Biện pháp cưỡng chế kê biên thường được áp dụng để tổ chức thi hành những bản án, quyết định của Tòa án tuyên buộc người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, hoặc không có tiền mặt để trả, mà có tài sản khác, ví dụ như nhà cửa, xe cộ… thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên nhằm tránh việc đương sự tẩu tán, sang nhượng tài sản đó6. Kê biên và xử lý tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự. Quyết định về biện pháp cưỡng chế thi hành án chỉ được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng lại trốn tránh không tự nguyện thi hành hoặc khi người phải thi hành án có dấu hiệu tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Việc quy định biện pháp cưỡng chế trong trường hợp này là rất hợp lý và kịp thời, tránh được tình trạng người phải thi hành án có tài sản để thi hành nhưng cố tình chậm trễ nhằm có thời gian để tẩu tán tài sản hoặc không có ý định thi hành, gây bất lợi cho người được thi hành và những người có liên quan. Vì vậy tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm: 1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. 2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. 6 Nguyễn Thanh Thủy – Lê Kim Dung, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 – những điều cần biết, nhà xuất bản tư pháp, xuất bản năm 2004, trang 202, 203. 15 3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. 4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. 5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. 6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Trước đây theo Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, biện pháp kê biên tài sản là biện pháp đầu tiên trong số các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Nhưng hiện nay, theo Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và gần đây là Luật Thi hành án dân sự 2008, biện pháp kê biên đứng thứ ba sau biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án và biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi vì hiện nay đời sống người dân của chúng ta không ngừng được cải thiện, rất nhiều người có tiền gửi vào tài khoản, thu nhập của người dân được nâng cao nên áp dụng các biện pháp này trước tiên là hoàn toàn đúng đắn. Hơn nữa biện pháp kê biên tài sản thường phức tạp hơn các biện pháp khác. Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ nói riêng được xem như là biện pháp cần thiết và bắt buộc để đảm bảo hiệu lực, tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời, khôi phục và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người được thi hành án và người có liên quan. Chính sự tồn tại của biện pháp cưỡng chế này cũng góp phần tác động vào tâm lý của người phải thi hành án, khiến cho người phải thi hành án có ý thức tự nguyện thi hành án tốt hơn. 1.2.2. Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.2.2.1. Đặc điểm của biện pháp kê biên tài sản Theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án; kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong sáu biện pháp đó. Vì vậy mà biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án có những đặc điểm chung của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như: - Thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản nói của công dân bằng các quy định pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có thể tước bỏ quyền sở hữu đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác khi mà quyền và lợi ích của họ bị xâm hại. Cơ quan Thi hành án dân sự là 16 một cơ quan nhà nước. Vì vậy mà những quyết định của cơ quan cũng được bảo đảm thi hành bằng quyền lực của nhà nước nhằm góp phần bảo vệ pháp luật một khi các đương sự cố tình không tuân theo; - Được Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ nói riêng là một trong sáu biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Cho nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này cũng được áp dụng theo Điều 46 Luật Thi hành án dân sự khi mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án; - Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê biên là tài sản của người phải thi hành án. Chỉ có tài sản mới có thể tiến hành kê biên và xử lý theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định; - Người bị áp dụng thi hành án ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do Tòa án tuyên họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự. Chỉ tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Quy định pháp luật đã tạo điều kiện cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành theo bản án và quyết định của Tòa án. Chính vì vậy mà mới phát sinh quá trình cưỡng chế thi hành án. Cho nên sau khi cưỡng chế thi hành án, người phải thi hành án phải chịu những chi phí cưỡng chế theo quy định tại Điều 47 và Điều 73 của Luật Thi hành án dân sự; Biện pháp cưỡng chế được Chấp hành viên quyết định áp dụng có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Ngoài người phải thi hành án là người trực tiếp bị tác động trực tiếp từ việc cưỡng chế thì những người liên quan đến tài sản bị cưỡng chế cũng phải chịu tác động để cho việc thi hành án được thực hiện và bảo vệ được quyền lợi của người được thi hành án và hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án. Đối với mỗi một biện pháp cưỡng chế sẽ có một đặc điểm riêng để nhận biết cũng như để cho các Chấp hành viên dễ dàng áp dụng đối với từng vụ việc cụ thể. Vì thế mà biện pháp kê biên tài sản còn phải tuân thủ những đặc điểm riêng như sau: - Mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên đã được quy định tại Điều 87 Luật Thi hành 17 án dân sự. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án và người có liên quan thì những tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo bản án hay quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, với chính sách nhân đạo và tạo điều kiện cho người phải thi hành án có thể đảm bảo được nhu cầu sinh sống của bản thân và gia đình, được tiếp tục kinh doanh, bảo đảm quốc phòng và an ninh thì Luật Thi hành án dân sự cũng hạn chế kê biên đối với một số loại tài sản; - Quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án thuộc về Chấp hành viên phụ trách hồ sơ khi xác định được có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án. Như vậy, chỉ có Chấp hành viên mới có quyền trực tiếp áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với người phải thi hành án. Để tăng quyền tự chủ cũng như trách nhiệm của Chấp hành viên thì từ khi phân công cho Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án. Chấp hành viên có tòan quyền quyết định biện pháp và cách thức thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật. Vì vậy chỉ khi Chấp hành viên đang phụ trách hồ sơ thi hành án mới có quyền kê biên tài sản của người phải thi hành án trong vụ việc đang phụ trách khi có căn cứ là tài sản đó của người phải thi hành án; - Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án; trong trường hợp không thỏa thuận được thì người phải thi hành án có quyền đề nghị thứ tự kê biên tài sản và Chấp hành viên phải chấp hành để nghị đó nếu đề nghị đó không cản trở việc thi hành án. Nếu người phải thi hành án không có đề nghị thì hiện nay có hai nguyên tắc hay được áp dụng để kê biên tài sản dù hiện tại không có quy định cụ thể về thứ tự kê biên tài sản. Nguyên tắc thứ nhất: nếu người phải thi hành án không đề nghị kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước; nếu người phải thi hành án không có hoặc không đủ tài sản riêng để thi hành án thì mới kê biên đến tài sản chung của người phải thi hành án với người khác. Nguyên tắc thứ hai: trong số những tài sản thuộc diện kê biên thì kê biên bất động sản trước, sau khi kê biên hết các bất động sản mà vẫn không đủ để thi hành án thì kê biên các động sản; - Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản của người phải thi hành án tương ứng với nghĩa vụ thi hành án và các chi phí liên quan. Đó là các khoản phải thi hành theo quyết định của bản án; khoản lãi chậm thi hành án nếu có và các chi phí dự tính mà theo quy định người phải thi hành án phải chịu như chi phí kê biên, 18 giám định chất lượng, định giá tài sản… Nếu người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn nghĩa vụ phải thực hiện mà tài sản đó không thể phân chia được hoặc nếu phân chia sẽ làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thi Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản đó. Nếu tài sản của người phải thi hành án đã được cầm cố, thế chấp cho người khác nhưng tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc cầm cố, thế chấp hoặc người phải thi hành án không còn tài sản nào khác thì Chấp hành viên vẫn cò quyền kê biên tài sản này để thực hiện thi hành án. Đây là biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tài sản thông qua một giao dịch dân sự khác. Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên thì Chấp hành viên vẫn tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện ra tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể hơn tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự đã quy định biện pháp xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp. Đối với tài sản kê biên thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật thì khi kê biên, xử lý tài sản đã kê biên Chấp hành viên phải thông báo cho các cơ quan liên quan biết. Bằng việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản đã làm chấm dứt quyền tự định đoạt tài sản của chủ sở hữu đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến tài sản bị kê biên. Vì khi có tranh chấp về tài sản kê biên thì người phải thi hành án và những người khác vẫn có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Khi có quyết định kê biên đối với một tài sản nào đó thì chủ sở hữu đã không còn quyền định đoạt tài sản cũng như đã mất quyền sử dụng tài sản của một chủ sở hữu. Khi kê biên, chủ sở hữu tài sản sẽ không còn cách nào khác để tẩu tán hay hủy hoại tài sản. Với biện pháp này sẽ đảm bảo được quyền lợi của người được thi hành án. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện dưới đây: Một là, theo bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án; Hai là, người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án. Điều kiện này là đương nhiên và rất hợp lý. Vì nếu người phải thi hành án không có tài sản để kê biên hoặc có tài sản kê biên nhưng không đủ cho chi phí cưỡng chế thi hành án thì ý nghĩa của việc tiến hành kê biên sẽ không còn vì không những người được thi hành án không nhận được gì mà còn làm cho quá trình cưỡng chế kê biên thêm lãng phí và mất nhiều thời gian; 19 Ba là, đã hết thời gian tự nguyện do Chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. Sự tôn trọng quyền tự nguyện thi hành án cho người phải thi hành án và giảm bớt thời gian cũng như chi phí cho quá trình thi hành án mà Luật Thi hành án dân sự đã quy định một khoảng thời gian để cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian trên mà người phải thi hành án không chịu thi hành hoặc cố tình trốn tránh huỷ hoại tài sản thì phải tiến hành cưỡng chế để bảo vệ quyền và lợi ích cho người được thi hành án và người liên quan. 1.2.2.2. Đặc điểm của việc xử lý tài sản của người phải thi hành án Việc xử lý tài sản của người phải thi hành án có những đặc điểm sau đây: Một là, trình tự, thủ tục của việc xử lý tài sản của người phải thi hành án phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thi hành án dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tất cả các quá trình đều phải tuân theo đúng quy trình luật định. Điều này nhằm đảm bảo tính pháp chế cũng như giúp cho cơ quan nhà nước dễ dàng quản lý hơn, tránh tình trạng quan liêu, tham nhũng. Hai là, thẩm quyền xử lý tài sản được quy định rộng hơn so với quyền kê biên tài sản. Trong kê biên tài sản thì chỉ có Chấp hành viên mới được tiến hành kê biên thì xử lý tài sản của người phải thi hành án còn có sự tham gia của các chủ thể khác. Chẳng hạn như việc bán đấu giá tài sản thì doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ đều được thực hiện chức năng bán đấu giá. Ba là, xử lý tài sản của người phải thi hành án là giai đoạn kết thúc của quá trình thi hành án dân sự. Một vụ việc dân sự từ lúc mới phát sinh cho đến khi kết thúc phải trải qua một khoảng thời gian khá dài. Khi vụ việc kết thúc, Tòa án phải ra một bản án hay quyết định. Nếu đương sự tự nguyện thi hành thì không vấn đề gì, nhưng nếu đương sự có tình trốn tránh nghĩa vụ thì khi đó cơ quan thi hành án sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt buộc đương sự phải chấp hành theo bản án, quyết định của Tòa án. Nếu biện pháp cưỡng chế được áp dụng là biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ thì sau khi xử lý tài sản của người phải thi hành án xong thì vụ việc đó mới thực sự kết thúc trên thực tế. Từ những khái niệm và cơ sở lý luận đã trình bày mà Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung và thay đổi một số quy định để biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ được hoàn thiện hơn, sát với thực tế đời sống nhằm bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của người được thi hành án và những người liên quan. Góp phần giữ vững nền pháp chế của nước ta. 20 21 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ Việc công tác thi hành án được quy định chi tiết và cụ thể trong Luật Thi hành án dân sự đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng để việc thi hành án được thi hành một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một biện pháp cưỡng chế phức tạp, gồm nhiều giai đoạn khác nhau và liên quan đến nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vì vậy mà Luật Thi hành án dân sự đã quy định cụ thể về trình tự và thủ tục khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản nhằm bảo đảm hiệu lực các phán quyết dân sự về tài sản của Tòa án. Chính vì thế mà khi quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thì Chấp hành viên buộc phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định trong Luật Thi hành án dân sự và các văn bản liên quan nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời cũng tránh gây ra thiệt hại cho người dân. 2.1. Quy định của pháp luật về biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế tài sản được quy định tại khoản 3 điều 71 Luật Thi hành án dân sự. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được hiểu “là việc Chấp hành viên ghi lần lượt từng tài sản là vật, quyền sở hữu trí tuệ, các quyền tài sản của người phải thi hành án và xử lý tài sản đã kê biên nhằm thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi hủy hoại hoặc trốn tránh việc thi hành án”. Chỉ kê biên những tài sản thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án, bao gồm: tài sản riêng của người đó, phần trong khối tài sản chung của vợ chồng, hoặc trong khối tài sản sở hữu chung với người khác. Để bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên phải tuân theo những nguyên tắc quy định tại Điều 74, 75, 87 của Luật Thi hành án dân sự và Điều 8 Nghị định của chính phủ số 58/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. Cần lưu ý là có những tài sản mà theo quy định của pháp luật thì Chấp hành viên không thể kê biên để thi hành án. 22 2.1.1. Những trường hợp tài sản của người phải thi hành án không được kê biên Điều 87 Luật Thi hành án dân sự đã quy định một số tài sản của người phải thi hành án không được kê biên. Với việc quy định chi tiết những tài sản của người phải thi hành án không được kê biên so với quy định này tại Điều 42 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã giúp cho quá trình thi hành án được diễn ra chính xác, nhanh gọn hơn rất nhiều. Cụ thể như sau: 2.1.1.1. Đối với cá nhân Để đảm bảo cuộc sống bình thường của công dân, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp trong trường hợp phải thi hành án, tại khoản 2 Điều 87 đã quy định cụ thể những tài sản của người phải thi hành án là cá nhân không được kê biên. Về cơ bản, quy định này vẫn giữ nguyên tinh thần như Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 nhưng được quy định cụ thể hơn. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì không được kê biên tài sản liên quan và cần thiết cho sự sống còn của người phải thi hành án và gia đình, đó là lương thực và thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình của họ. Chấp hành viên cũng không được kê biên công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cho người phải thi hành án và gia đình của họ nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường và tương lai của họ. Công cụ lao động cần thiết không được kê biên ở đây được hiểu là công cụ thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, xe đạp…; những công cụ lao động có giá trị lớn như xe ô tô, xe máy, máy cày…thì Chấp hành viên vẫn được kê biên, bán đấu giá để thi hành án nhưng có trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn. Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương cũng không được kê biên nhằm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cũng như truyền thống uống nước nhớ nguồn. 2.1.1.2. Đối với nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức Khoản 1 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự quy định nhóm tài sản thứ nhất không được kê biên gồm có: “tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan tổ chức”. Đối với cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan Thi hành án dân sự không kê biên các tài sản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu các cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thi hành án. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu nhập hợp pháp khác thì cơ quan Thi hành án dân sự có quyền kê biên tài sản có được từ các hoạt động 23 đó trừ những tài sản như phương tiện thuốc men chữa bệnh, phương tiện dụng cụ của trường học, các phương tiện thuộc cơ sở này. Khoản 3 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự7 quy định nhóm tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ không được kê biên. Quy định này hướng tới nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. 2.1.2. Thẩm quyền kê biên tài sản Tại khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004 có quy định “Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ” nhưng quy định này không được kế thừa trong Luật Thi hành án dân sự 2008. Tuy nhiên tại khoản 5 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 có nêu “Chấp hành viên có quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án”. Vậy Chấp hành viên phụ trách hồ sơ có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Lúc này việc lập kế hoạch cưỡng chế và áp dụng biện pháp cưỡng chế như thế nào là thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên. Nhằm giúp cho Chấp hành viên thuận lợi trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên đối với tài sản của người phải thi hành án, tránh được việc đến khi tiến hành kê biên rồi mới phát hiện ra tài sản đó không thể kê biên được. Từ đó gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người được thi hành án. Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 173/2004/ NĐ-CP có quy định “Trước khi ra quyết định kê biên tài sản, Chấp hành viên còn có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án đối với người có quyền hay không hoặc tài sản do người phải thi hành án quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê mua tài chính hay không. Trong thời hạn năm ngày làm việc, các cơ quan nói trên phải trả lời bằng văn bản cho Chấp hành viên về 7 Theo khoản 3 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự quy định không được kê biên tài sản sau của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường. 24 những nội dung yêu cầu đó”. Kế thừa những quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004, Luật Thi hành án dân sự đã quy định rõ ràng và đầy đủ về thủ tục thông báo kê biên tài sản. Chấp hành viên phải thông báo trước, trực tiếp bằng văn bản cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản kê biên, các cơ quan, tổ chức được quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42 Luật Thi hành án dân sự 2008 và Điều 11 Nghị định số 164/2004/NĐ-CP, trừ trường hợp kê biên nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. Việc gửi thông báo về kê biên tài sản nhằm giúp cho Chấp hành viên không gặp khó khăn khi kê biên tài sản mà không biết tài sản đó có bị cầm cố hay thế chấp hay không. Trong trường hợp tài sản kê biên phải đăng ký tại trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm mà không đăng ký khi Chấp hành viên gửi thông báo việc kê biên tài sản đó thì người được thi hành án sẽ có quyền ưu tiên thanh toán trước. 2.1.3. Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án Chấp hành viên chỉ có thể ra quyết định kê biên tài sản sau khi có kết quả xác minh về tài sản của người phải thi hành án. Chấp hành viên có nhiệm vụ thông báo cho những chủ thể liên quan biết về việc tổ chức kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là trong thời hạn 03 ngày làm việc trước khi kê biên trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 88 Luật Thi hành án dân sự. Đối tượng được nhận thông báo không chỉ là các bên đương sự để kịp thời giam gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn là các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng do Nhà nước quy định. Cụ thể Chấp hành viên phải thông báo trước và trực tiếp bằng văn bản cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Ủy ban cấp xã nơi có tài sản kê biên; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và tổ chức liên quan tới việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Ví dụ: - Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay; - Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển. Để việc kê biên được khách quan, khi kê biên tài sản phải có mặt của đương sự. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm 25 chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định của pháp luật. Việc trước tiên Chấp hành viên thực hiện khi thực hiện việc kê biên tài sản là công bố quyết định cưỡng chế thi hành án cho tất cả những người có mặt biết rồi giải thích cho người phải thi hành án quyền được đề nghị kê biên tài sản nào trước. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng. Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người ủy quyền, người làm chứng; đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản. Dưới đây là thủ tục kê biên tài sản trong một số trường hợp cụ thể bên cạnh việc tuân theo những quy định chung về thủ tục kê biên tài sản đã nêu trên:  Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản đặc biệt bao gồm các quyền sau: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đối với giống cây trồng8. Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 84 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó những quyền sở hữu trí tuệ đã nêu trên vẫn bị liệt kê ngay cả khi người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau mà Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khác nhau của người phải thi hành án.  Thủ tục kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004, tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Khi kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa, mở gói. Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 luật 8 Xem them Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. 26 này. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.” Trong trường hợp cần thiết sau khi mở khóa, mở gói Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản cho người phải thi hành án; người thân thích của người thi hành án; hoặc người đang sử dụng bảo quản; cá nhân tổ chức có điều kiện bảo quản; hoặc Kho bạc nhà nước; bảo quản tại kho của cơ quan Thi hành án dân sự tùy vào tình hình thực tế sự việc và tài sản đó là gì. Trên thực tế, khi được lựa chọn các hình thức giao bảo quản tài sản kê biên, Chấp hành viên đã lựa chọn hình thức bảo quản (đối với tất cả các tài sản là động sản) tại kho của Cơ quan thi hành án. Việc bảo quản tài sản tại kho Cơ quan thi hành án có nhiều thuận lợi và thực sự đem lại hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự, hạn chế được hiện tượng tẩu tán tài sản kê biên như trước đây. Đặc biệt đương sự đã thấy được sức mạnh, quyền lực của nhà nước của cơ quan thi hành án nói chung, của Chấp hành viên nói riêng và thấy được tài sản của họ thực sự bị “mất”, buộc họ phải lựa chọn biện pháp thi hành có lợi cho họ, đó là việc tự nguyện thi hành để họ sớm nhận lại tài sản đang do cơ quan thi hành án thu giữ.  Thủ tục kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu chung Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án ở các cơ quan Thi hành án dân sự thì đối với việc thi hành án về nghĩa vụ trả tiền, phần lớn người phải thi hành án cố tình kéo dài việc thi hành án và bản thân họ cũng không có thu nhập nào đáng kể để đảm bảo cho việc thi hành. Do đó trong trường hợp này, cơ quan Thi hành án phải xác minh tìm tài sản của người phải thi hành án để kê biên bán tài sản lấy tiền thi hành án. Về cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung được Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 749. Như vậy có 2 trường hợp xảy ra như sau: Trường hợp thứ nhất: chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung. Khi đó trước khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung. Trường hợp thứ hai: tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung. Nếu tài sản có thể chia được thì áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án. Nếu tài sản chung không chia được hoặc việc chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì có thể áp dụng biện 9 Xem thêm Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008. 27 pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản khi bán tài sản chung. Thực tế ở địa phương hiện nay có nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình để đảm bảo thi hành án, vì trong xã hội hiện nay đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thông thường Nhà nước hay cấp cho hộ gia đình, trong khi đó người phải thi hành án phần nhiều chỉ là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ gia đình đó. Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Đây là điểm tiến bộ của Luật Thi hành án dân sự so với pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004. Trong pháp lệnh Thi hành án dân sự chỉ quy định “khi không có tài sản riêng thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác”. Luật Thi hành án dân sự đã phân ra hai trường hợp kê biên tài sản đó là kê biên tài sản thuộc sở hữu chung với người khác và tài sản thuộc sở hữu chung với vợ chồng. Một điều cần lưu ý là trước khi tiến hành cưỡng chế, Chấp hành viên cần phải tiến hành xác minh tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó như quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP10 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. Mặt khác theo khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự về cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung quy định: “Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản”. Như vậy, theo quy định này, thì khi Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế kê biên bán tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án, chủ sở hữu chung còn lại được quyền ưu tiên mua tài sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quyền ưu tiên mua 10 Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP có quy định “…4. Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó. Đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp”. 28 tài sản chung được thực hiện như thế nào. Do đó, khi gặp trường hợp này các Chấp hành viên thường rất lúng túng vì không có căn cứ để xác định thời điểm ưu tiên, thời hạn ưu tiên. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan thì thấy vấn đề định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự và khoản 3 điều luật này quy định: Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Thực tế, các Chấp hành viên đã áp dụng quy định này để xử lý quyền ưu tiên mua trong trường hợp cưỡng chế bán tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Xét về mặt ý nghĩa của quyền ưu tiên mua tài sản chung, thì việc Chấp hành viên áp dụng khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là hợp lý, vì quy định quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung khi một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình là nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu chung khác, bảo đảm tính ổn định của các mối quan hệ có liên quan đến tài sản chung như vốn góp. Tuy nhiên, xét về căn cứ pháp lý thì việc áp dụng như trên còn có những vấn đề cần phải bàn thêm. Thứ nhất, việc Chấp hành viên bán tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự là trường hợp bán tài sản để thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án, chủ sở hữu chung có tài sản bán ở đây là người phải thi hành án. Còn trường hợp bán tài sản theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự là một giao dịch thông thường không liên quan đến việc thi hành án, người có tài sản tự mình quyết định việc mua bán này. Thứ hai, việc tổ chức Thi hành án dân sự cần đảm bảo đúng thủ tục, nhanh chóng, hiệu quả thì mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, áp dụng thời hạn ưu tiên mua tài sản ba tháng đối với bất động sản và một tháng đối với động sản như quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là quá dài, không đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án. Điều này rõ ràng không đảm bảo tính hiệu quả, trong khi ngành thi hành án đang ra sức rút ngắn thời gian thi hành án, giảm lượng án chuyển sang năm sau, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thì việc áp dụng thời hạn ưu tiên như trên là một trở ngại không thể tránh khỏi. 29 Thứ ba, việc áp dụng thời hạn ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự để giải quyết việc thi hành án, cưỡng chế bán tài sản là không đảm bảo tính pháp lý, vì như đã trình bày ở trên, tính chất của hai giao dịch này là khác nhau. Hơn nữa quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là quy định chung còn trường hợp cưỡng chế thi hành án là lĩnh vực chuyên ngành thuộc điều chỉnh của pháp luật về thi hành án dân sự. Do đó, cần thiết phải có hướng dẫn việc thi hành khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự về quyền ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung để Chấp hành viên có căn cứ giải quyết việc thi hành án đúng pháp luật và đạt hiệu quả.  Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ Trường hợp này được quy định tại Điều 91 Luật Thi hành án dân sự, theo đó kể cả trong trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên vẫn ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án. Trong trường hợp người thứ ba không tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên sẽ cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án. Tài sản bị kê biên đang cho thuê thì người đang thuê tiếp tục được thuê theo hợp đồng đã giao kết. Theo qui định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự thì: Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án.  Kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp Được quy định tại Điều 90 Luật Thi hành án dân sự. Nếu người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án thì Chấp hành viên có quyền kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và các chi phí cưỡng chế thi hành án mặc dù hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa đến hạn. Khi kê biên tài sản đang cầm cố thế chấp thì Chấp hành viên phải thông báo cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp biết để những người này có 30 thể bảo vệ quyền lợi cho mình. Điều này sẽ tránh được những khiếu nại, khiếu kiện không cần thiết trong quá trình kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp.  Thủ tục kê biên vốn góp Quy định kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án là một nội dung mới trong Luật Thi hành án dân sự so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Đây là một quy định phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hiện nay, cũng như xu thế phát triển trong tương lai. Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế. Do vậy, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nói chung đang trên đà phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngày nay, việc tham gia thành lập, góp vốn vào các doanh nghiệp không còn là điều gì quá mới mẻ đối với người dân. Nên việc pháp luật quy định cho phép cơ quan Thi hành án dân sự có quyền kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án cũng là một trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự, hạn chế việc người phải thi hành án lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tẩu tán tài sản bằng hình thức góp vốn vào các đơn vị kinh tế. Tại Điều 92 Luật Thi hành án dân sự quy định về kê biên vốn góp như sau: “1. Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án; trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án. 2. Đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.” Như vậy, Luật Thi hành án dân sự đã quy định rõ Chấp hành viên có quyền kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án, đồng thời cũng quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin nơi nhận góp vốn của người phải thi hành án. Tuy nhiên, khi áp dụng những quy định trên vào thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Chấp hành viên đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong việc xác định phần giá trị vốn góp và cách kê biên xử lý phần vốn góp. Chẳng hạn như: Có sự nhầm lẫn giữa phần vốn góp và tài sản thuộc sở hữu chung dẫn đến việc áp dụng sai quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, phần vốn góp là một tài sản đặc biệt, được hình thành thông qua việc góp vốn vào doanh nghiệp và tồn tại song song với sự tồn tại của doanh nghiệp. Phần vốn góp và tài sản góp vốn vào công ty là hai tài sản độc lập và thuộc về hai sản nghiệp của hai chủ thể khác nhau. Phần vốn góp là tài sản thuộc sản nghiệp của người góp vốn. Tài sản đem góp vốn là tài sản thuộc sản nghiệp 31 của công ty nhận tài sản góp vốn. Phần vốn góp không phải là tài sản cụ thể như những tài sản khi đem góp vốn. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng phân biệt được sự khác nhau này. Do đó, đã có trường hợp Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án mà người phải thi hành án là thành viên góp vốn vào doanh nghiệp đã kê biên chính tài sản người phải thi hành án đã góp vào doanh nghiệp dẫn đến phản ứng, khiếu nại gay gắt của doanh nghiệp. Có khó khăn trong việc xử lý phần vốn góp. Về lý thuyết, để xác định giá trị phần vốn góp của người phải thi hành án không phải là việc phức tạp, vì nó được tính trên tỷ lệ vốn mà người đó đã góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, thông thường có thể căn cứ vào các tài liệu như Giấy phép đăng ký kinh doanh, biên bản góp vốn và sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đã xác định được phần vốn góp của người phải thi hành án trong doanh nghiệp thì việc kê biên xử lý phần vốn góp đó như thế nào lại là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp vì đây là một tài sản có tính chất pháp lý đặc biệt. Phần vốn góp của người phải thi hành án là một phần trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì việc tăng, giảm vốn điều lệ được quy định rất chặt chẽ và phải được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định. Hơn nữa, pháp luật còn có những quy định bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp, cụ thể Điều 5 Luật Doanh nghiệp quy định: “1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. 2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. 3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.” Như vậy, khi tiến hành kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án trong doanh nghiệp thì chúng ta phải xử lý như thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại cho doanh nghiệp và tránh những xung đột pháp luật giữa Pháp luật Thi hành án dân sự và Pháp luật kinh tế. 32  Thủ tục kê biên phương tiện giao thông Được quy định tại Điều 96 Luật Thi hành án dân sự 11. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện giao thông phải giao giấy đăng ký phương tiện đó trong trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ. Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, người đang sử dụng, phương tiện giao thông được khai thác sử dụng nhưng họ không được cầm cố, chuyển nhượng hay thế chấp phương tiện đó. Quy định này nhằm giúp cho người phải thi hành án có thể tiếp tục sử dụng phương tiện giao thông để kiếm sống, đồng thời giúp cho Chấp hành viên không phải thu giữ và quản lý tài sản đó mà vẫn đảm bảo cho tài sản không bị tẩu tán. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên. Việc kê biên đối với tàu bay để thi hành án được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh bắt giữ tàu bay năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011; việc kê biên tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008. 11 Điều 96. Kê biên phương tiện giao thông 1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có. 2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp. Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông. 3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên. 4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển. 33  Thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất và nhà ở Được quy định tại Điều 94 và 95 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, khi kê biên tài sản là công trình xây dựng gắn liền với đất thì phải kê biên cả quyền sử dụng đất trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên; hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị tài sản đó. Nếu nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình thì Chấp hành viên chỉ được kê biên nếu đã xác định được người phải thi hành án không có tài sản nào khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà để thi hành án. Nếu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của người khác thì chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất khi người có quyền sử dụng đất đồng ý; nếu người có quyền sử dụng đất không đồng ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án nếu việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị nhà. Như vậy, Chấp hành viên chỉ có thể kê biên nhà ở trong các trường hợp: - Nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng của người phải thi hành án; - Nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác và người này đồng ý để Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản bảo đảm thi hành án. Trường hợp người chủ sử dụng đất không đồng ý thì Chấp hành viên không thể kê biên được vì cho đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể xác định như thế nào là việc tách rời nhà ở và đất không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà để Chấp hành viên tiến hành việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Quy định này gây khó khăn rất nhiều trong thực tiễn thi hành án khi người phải thi hành án có tài sản là căn nhà mà không có tài sản là quyền sử dụng đất và đa số các trường hợp là trên đất của thân nhân, những người thân thích với người phải thi hành án. Do đó, việc những người này không bao giờ chấp nhận, đồng ý cho Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản để thi hành án. Bên cạnh đó nhà và đất là các tài sản mang tính đặc thù gắn liền nhau nên khi tách rời nhà hoặc tách rời đất thì không thể không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản còn lại được. Điều này là không thể xảy ra trên thực tế và đây cũng là một trong những loại tài sản đặc biệt được quy định riêng biệt về cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả quyền sử dụng đất) trong Luật đất đai năm 2013. Ngoài ra vấn đề xác định quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất còn quy định chưa đồng nhất với nhau, cụ thể: khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở quy định quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm 34 hợp đồng được công chứng trong khi đó Điều 692 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Theo hai điều khoản này thì đối với quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu được chuyển giao kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng, còn quyền sử dụng đất thì chuyển giao kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký theo quy định của Luật đất đai. Vấn đề đặt ra là trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữu nhà đồng thời là chủ sử dụng quyền sử dụng đất gắn liền với nhà nhưng trong quá trình thi hành án người phải thi hành án đã tiến hành bán ngôi nhà đó, hợp đồng bán nhà đã được công chứng tại Phòng công chứng và người mua chưa làm (hoặc không làm và cả không muốn làm) thủ tục sang tên đối với ngôi nhà đó, theo Bộ luật dân sự và Luật đất đai thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển giao cho người mua (vì chưa đăng ký), nhưng theo khoản 5 Điều 93 Luật nhà ở thì ngôi nhà đã được chuyển quyền sở hữu cho người mua. Chấp hành viên cơ quan thi hành án cũng không thể thực hiện việc kê biên, xử lý tài sản là căn nhà gắn liền quyền sử dụng đất đó để thi hành án. Đồng thời theo quy định tại khoản 5, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự thì: Trường hợp cưỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi làm thủ tục chi trả cho người được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành án còn lại được tiếp tục thực hiện theo quy định của luật này. Thực hiện những quy định trên, sau khi Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (hoặc người được thi hành án cung cấp kết quả xác minh) đã xác định: người phải thi hành án chỉ có 01 ngôi nhà là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình; Ngoài ra, người phải thi hành án không có tài sản nào khác. Vì vậy, theo quy định của luật, Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý ngôi nhà để thi hành án. Sau khi bán đấu giá thành, xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới, trước khi thanh toán các nghĩa vụ thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên Cơ quan thi hành án mời đại diện chính quyền địa phương, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và các cơ quan liên quan họp bàn để xem xét trích lại cho người phải thi hành 35 án một khoản tiền từ tiền bán tài sản đủ để họ thuê nhà ở với giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm như quy định tại khoản 5, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế, việc trích lại số tiền này có vướng mắc từ khoản tiền bán tài sản trích lại riêng cho người phải thi hành án hay cho cả gia đình của người phải thi hành án cùng sinh sống chung nhà với người phải thi hành án đủ thuê nhà trong thời hạn 01 năm. Nếu chỉ trích từ tiền bán tài sản riêng cho người phải thi hành án thì những người trong gia đình không có nơi ở, vì họ không có nguồn thu nhập, tài sản để tạo lập nơi ở mới hoặc thuê nhà để ở. Còn với giá thuê nhà bình quân cho người phải thi hành ở như hướng dẫn của điều luật thì chỉ thuê được nhà diện tích nhỏ không đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt của cả gia đình họ trong điều kiện tối thiểu. Đây là thực trạng gây khó khăn cho cơ quan thi hành án, là gánh nặng của chính quyền địa phương và bức xúc của đương sự và những người có liên quan.  Thủ tục kê biên quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm Được quy định tại Điều 110 và Điều 111 Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai. Người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó. Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ đó cho cơ quan Thi hành án dân sự. Ngoài ra, tại Điều 89 Luật Thi hành án dân sự có nêu “Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản cho Chấp hành viên trong thời hạn 05 ngày làm việc để Chấp hành viên quyết định có kê biên tài sản hay không”. Điều này là cần thiết để Chấp hành viên sớm đưa ra quyết định kê biên tài sản nào hợp lý nhất trong trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản. Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo việc kê biên cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất (người nhận thuế chấp, người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất…), Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Hội đồng kê biên 36 quyền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được kê biên để những người này có thể thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật12. Tuy nhiên, việc kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay đất làm muối trong trường hợp quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay đất làm muối mà người phải thi hành án là người trực tiếp lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay làm muối và nguồn sống chủ yếu của họ là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó và họ không còn bất kỳ tài sản hoặc thu nhập nào khác (trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên quyền sử dụng đất đó để thi hành án). Việc thi hành án bị vướng mắc bởi những lý do sau: Việc tiến hành kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó để thi hành án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người phải thi hành án, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, xã hội; nên chính quyền địa phương không đồng tình ủng hộ mà đề nghị cơ quan Thi hành án dân sự xem xét để lại cho người phải thi hành án một diện tích đất đủ cho họ sản xuất, sinh sống vì địa phương không có quỹ đất nào khác để cấp thêm cho họ. Trước đây, tại Điều 4 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án quy định trường hợp người phải thi hành án là người trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà nguồn sống chủ yếu của họ là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất đó và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được kê biên xác nhận thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại cho người phải thi hành án diện tích đất nhất định đủ đảm bảo cho họ sản xuất để có lương thực sinh sống trong 6 tháng đối với người sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất làm muối; trong 12 tháng đối với người sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất nông nghiệp khác. Tuy nhiên, sau khi Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành ra đời thì Nghị định này không còn hiệu lực, trong khi Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành mới được ban hành không quy định về nội dung này, do đó Chấp hành viên không thể để lại một diện tích đất cần thiết cho người phải thi hành án. Vì vậy, việc kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp như đã nêu trên là rất khó khăn cho dù có cưỡng chế thành công, việc thi hành án được giải quyết xong thì phần nào cũng ảnh hưởng công tác phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan, chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự trên địa bàn và ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. 12 Xem thêm Điều 11 Nghị định số 164/2004/NĐ-CP về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án. 37 Khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải thi hành án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài sản gắn liền với đất. Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham gia kê biên. Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do người phải thi hành án quản lý, khai thác, sử dụng thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho người đó. Trường hợp diện tích đất đã kê biên đang do tổ chức hoặc cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng thì tạm giao cho tổ chức, cá nhân đó quản lý, khai thác, sử dụng. Nếu người phải thi hành án hoặc tổ chức, cá nhân nêu trên không nhận thì Chấp hành viên tạm giao diện tích đất đã kê biên cho tổ chức, cá nhân khác quản lý, khai thác, sử dụng. Trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào nhận thì cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành ngay việc định giá và bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Việc tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất đã kê biên phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ: diện tích, loại đất, vị trí, số thửa đất, số bản đồ; hiện trạng sử dụng đất; thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng đất. Tại Điều 112 Luật Thi hành án dân sự đã quy định chi tiết về việc “Tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng diện tích đất đã kê biên”. Trong thời hạn tạm giao quản lý, khai thác, sử dụng, tổ chức cá nhân được tạm giao không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, để thừa kế, thế chấp hoặc góp vốn bằng cách chuyển quyền sử dụng đất; đồng thời không được làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất và sử dụng đất trái mục đích. Về thủ tục xử lý tài sản gắn liền với đất được quy định tại Điều 113 Luật Thi hành án dân sự. a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã kê biên thuộc sở hữu của người khác thì xử lý như sau: - Đối với tài sản có trước khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Trường hợp người có tài sản không tự nguyện di chuyển tài sản thì Chấp hành viên hướng dẫn cho người có tài sản và người phải thi hành án thỏa thuận bằng văn bản về phương thức giải quyết tài sản. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hướng dẫn mà họ không thỏa thuận được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với 38 quyền sử dụng đất để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người phải thi hành án và người có tài sản gắn liền với đất. Trường hợp người có tài sản là người thuê đất hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người phải thi hành án mà không hình thành pháp nhân mới thì người có tài sản được quyền tiếp tục ký hợp đồng thuê đất, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất với người trúng đấu giá, người nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn còn lại của hợp đồng mà họ đã ký kết với người phải thi hành án. Trường hợp này, trước khi xử lý quyền sử dụng đất, Chấp hành viên có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đấu giá, người được đề nghị nhận quyền sử dụng đất về quyền được tiếp tục ký hợp đồng của người có tài sản gắn liền với đất. - Đối với tài sản có sau khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản tự nguyện di chuyển tài sản để trả lại quyền sử dụng đất cho người phải thi hành án. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu, mà người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì Chấp hành viên xử lý tài sản đó cùng với quyền sử dụng đất. Đối với tài sản có sau khi kê biên, nếu người có tài sản không di chuyển tài sản hoặc tài sản không thể di chuyển được thì tài sản phải bị tháo dỡ. Chấp hành viên tổ chức việc tháo dỡ tài sản, trừ trường hợp người nhận quyền sử dụng đất hoặc người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đồng ý mua tài sản. - Người có tài sản gắn liền với đất của người phải thi hành án được hoàn trả tiền bán tài sản, nhận lại tài sản, nếu tài sản bị tháo dỡ nhưng phải chịu các chi phí về kê biên, định giá, bán đấu giá, tháo dỡ tài sản. b) Trường hợp tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án gắn liền với quyền sử dụng đất đã kê biên thì Chấp hành viên xử lý tài sản cùng với quyền sử dụng đất. c) Đối với tài sản là cây trồng, vật nuôi ngắn ngày chưa đến mùa thu hoạch, tài sản đang trong quy trình sản xuất khép kín chưa kết thúc thì sau khi kê biên, Chấp hành viên chỉ tiến hành xử lý khi đến mùa thu hoạch hoặc khi kết thúc quy trình sản xuất khép kín. • Kê biên tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm Trước khi kê biên tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm, Chấp hành viên phải yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu cung cấp thông tin về quyền sở hữu của người phải thi hành án, yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người 39 phải thi hành án đối với người có quyền không. Trên cơ sở đó, Chấp hành viên mới có căn cứ để tiến hành áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản. Sau khi kê biên Chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên phải thông báo cho cơ quan đăng ký sau khi kê biên tài sản để các cơ quan này “tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên quan đến giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án”. Quy định đã kịp thời ngăn chặn người phải thi hành án cố tình tẩu tán tài sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của mình, đồng thời còn thể hiện sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với công tác thi hành án.  Thủ tục kê biên hoa lợi Được quy định tại Điều 97 Luật Thi hành án dân sự. Nếu người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi thì Chấp hành viên sẽ kê biên hoa lợi để đảm bảo thi hành án. Nếu hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình sinh sống. Quy định này thể hiện rõ tinh thần nhân đạo của pháp luật nước ta, phù hợp với quy định tại Điều 87 Luật Thi hành án dân sự về “Tài sản không được kê biên”. 2.1.4. Định giá tài sản kê biên của người phải thi hành án Sau khi kê biên tài sản, công việc đầu tiên của cơ quan Thi hành án dân sự là phải tiến hành định giá tài sản kê biên để xác định giá trị của tài sản kê biên, nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phải thi hành án góp phần đẩy nhanh tiến độ thi hành án. Tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự13 việc định giá tài sản kê biên được thực hiện như sau: - Ngay khi kê biên tài sản mà các đương sự thỏa thuận được về giá tài sản hoặc về tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên lập biên bản về sự thỏa thuận đó. Giá tài sản mà đương sự thỏa thuận là giá khởi điểm để bán đấu giá. Trường hợp đương sự có thỏa thuận về tổ chức thẩm định giá thì Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá đó. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên trong các trường hợp đương sự không thỏa thuận được về giá và không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá do đương sự lựa chọn từ chối việc ký hợp đồng dịch vụ hoặc thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện cơ quan thi hành án phải chủ động thi hành. 13 Xem them Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. 40 Như vậy điều luật đã quy định một cách tương đối cụ thể tài sản kê biên được tính giá theo thỏa thuận của các đương sự, được tiến hành ngay sau khi kê biên. Quyền định đoạt, thỏa thuận của các đương sự luôn được đề cao. Tuy nhiên, khi tiến hành kê biên rất ít hay có trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về giá tài sản kê biên vì quyền lợi giữa các đương sự luôn luôn đối trọng, không có điểm chung, khó đồng quan điểm về giá tài sản kê biên. Việc thuê tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị tài sản kê biên trong thi hành án là một điểm mới đặc biệt trong cơ chế định giá tài sản để thi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Đây là một quy định thực sự tiến bộ, từng bước góp phần xã hội hóa công tác thi hành án nói chung và vấn đề xác định giá tài sản kê biên nói riêng. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 quy định việc định giá là do Hội đồng định giá gồm Chấp hành viên làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn làm thành viên chịu trách nhiệm. Cơ chế này dễ tạo ra sự nghi ngờ về tính xác thực của giá tài sản, gây khiếu nại bức xúc của đương sự về công tác thi hành án. Vì vậy, Luật Thi hành án dân sự đã tách trách nhiệm xác định giá tài sản ra khỏi thẩm quyền của cơ quan thi hành án, giao quyền này cho tổ chức thẩm định giá có chuyên môn tiến hành việc định giá tài sản. Điều 98 Luật Thi hành án dân sự quy định việc xác định giá tài sản đã kê biên chủ yếu do tổ chức thẩm định giá, đó là tổ chức độc lập ngoài cơ quan thi hành án, trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan Thi hành án dân sự ký kết hợp đồng dịch vụ tiến hành, nếu như đương sự không có thoả thuận về giá và chỉ khi không ký kết được hợp đồng dịch vụ để định giá tài sản kê biên hoặc tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên mới có thẩm quyền xác định giá tài sản. Với quy định trên có ý nghĩa ngăn ngừa được khiếu nại về việc xác định giá tài sản kê biên của hoạt động định giá do cơ quan thi hành án thành lập như trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn thì việc định giá tài sản của các tổ chức định giá cũng chính xác hơn. Tuy nhiên, theo Điều 59 Luật Thi hành án dân sự quy định “Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật này để thi hành án”. Quy định trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự khi có sự thay đổi về giá tài sản mà theo bản án, quyết định thì một bên được nhận tài sản và phải 41 thanh toán cho người khác giá trị tài sản. Đây là trường hợp thường xảy ra khi có các tranh chấp như chia thừa kế, ly hôn, tranh chấp tài sản chung... Nhưng thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự vẫn còn bất cập, hạn chế, không đem lại hiệu quả trong công tác thi hành án, mà ngược lại nó còn có thể gây khó khăn cho công tác thi hành án và không đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. Một phần là do điều luật đã quy định một cách chung chung, không giới hạn đối tượng yêu cầu định giá, cũng như không quy định mức biên độ dao động giá của tài sản làm cơ sở cho yêu cầu định giá. Nên việc định giá tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình thi hành án, làm cho việc thi hành án kéo dài, giảm hiệu quả. 2.2. Quy định của pháp luật về biện pháp xử lý tài sản kê biên của người phải thi hành án 2.2.1. Giao tài sản kê biên cho người được thi hành án Theo Điều 100 Luật Thi hành án dân sự đã quy định về điều kiện và thủ tục giao tài sản kê biên cho người được thi hành án. Quy định này cho phép các đương sự có quyền thỏa thuận về việc nhận tài sản để trừ tiền thi hành án đã đảm bảo được quyền tự định đoạt của các bên đương sự và đảm bảo được kết quả được thi hành án, đồng thời tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, rút ngắn quá trình tổ chức thi hành án. Quy định này tuy thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận của các bên nhưng vẫn phải có sự can thiệp của Chấp hành viên để đảm bảo trường hợp có nhiều người được thi hành án mà chỉ có một người đồng ý nhận tài sản. Chấp hành viên phải lập biên bản về sự thỏa thuận của đương sự và giao tài sản đã kê biên cho người được thi hành án để trừ vào nghĩa vụ thi hành án trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận. Trường hợp đương sự thỏa thuận để người được thi hành án nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản về việc thỏa thuận. Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì người nhận tài sản phải được sự đồng ý của những người được thi hành án khác và phải thanh toán lại cho những người được thi hành án khác số tiền tương ứng tỷ lệ giá trị mà họ được hưởng. 2.2.2. Bán tài sản đã kê biên để thi hành án Bán tài sản kê biên sẽ được áp dụng trong trường hợp tài sản đã kê biên nhưng người được thi hành án không nhận. Bán tài sản kê biên để thi hành án được quy định tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự. 42 Việc bán tài sản kê biên được bán theo hình thức bán đấu giá và bán thông qua thủ tục đấu giá. Khi bán tài sản kê biên Chấp hành viên phải xác định đúng tài sản bị thi hành án thuộc loại nào. Đối với tài sản kê biên là động sản có giá trị từ trên 10 triệu đồng và bất động sản thì việc bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Đương sự có quyền thỏa thuận về tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá và bán không qua thủ tục đấu giá. Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá do đương sự thỏa thuận. Trường hợp đương sự không thỏa thuận được thì Chấp hành viên lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng. Điểm mới đặc biệt trong cơ chế bán đấu giá tài sản để thi hành án so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 là sau khi tài sản đã được xác định giá, thì tuỳ theo giá trị, loại tài sản mà Luật Thi hành án dân sự đã quy định, Chấp hành viên xác định phương thức bán tài sản để thi hành án. Đối với thẩm quyền bán đấu giá của Chấp hành viên thì Luật Thi hành án dân sự có quy định đối với tài sản là động sản có giá trị từ 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng hoặc tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có tổ chức bán đấu giá nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản thì thuộc quyền bán đấu giá của Chấp hành viên, còn tài sản là động sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng và tài sản thuộc diện tươi sống, mau hỏng thì thuộc quyền bán thông thường của Chấp hành viên. Trong trường hợp này thì việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên. Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Để tăng khả năng thi hành án hiệu quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, bên cạnh việc quy định trong thời hạn nhất định sau khi uỷ quyền hoặc sau khi kê biên, tài sản phải được đưa ra bán đấu giá, Luật Thi hành án dân sự còn đưa ra sự thay đổi về số lần một tài sản có thể được đem ra bán đấu giá. Tài sản sẽ được Chấp hành viên giảm giá để tiếp tục bán đấu giá, mỗi lần giảm giá không quá mười phần trăm giá đã định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá không thành nếu đương sự không yêu cầu định giá lại. Việc giảm giá và tổ chức bán đấu giá sẽ được thực hiện cho đến khi giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế, nếu người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản mới được trả lại cho người phải thi hành án. 43 Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Thủ tục bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.  Huỷ kết quả bán đấu giá tài sản Theo Điều 102 Luật Thi hành án dân sự thì đương sự, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản. Trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị huỷ theo bản án, quyết định của Tòa án thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy được giải quyết theo quy định của pháp luật. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không giao tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản thì thủ tục cưỡng chế giao tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật Thi hành án dân sự. 2.2.3. Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án khi tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được được quy định tại Điều 104 Luật Thi hành án dân sự. Quy định về mức giảm mỗi lần không quá 10% giá đã định và giới hạn cho đến khi giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án là một quy định mang tính thực tế và linh hoạt. Trong trường hợp người được thi hành án không nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên trả lại tài sản cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp nếu có điều kiện. Tuy nhiên trường hợp nếu người phải thi hành án không chịu nhận tài sản vẫn chưa có quy định cụ thể để áp dụng thi hành mà trong thực tế đã khiến các Chấp hành viên phải lưu giữ tài sản này trong kho của cơ quan thi hành án mà không có phương án xử lý. Ngoài ra người phải thi hành án còn phải thanh toán tiền tài sản kê biên. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án được quy định rõ ràng tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, số tiền thi hành án sẽ được thanh toán theo nguyên tắc, trước hết số tiền thu được phải thanh toán cho các chi phí về thi hành án. Sau đó trong thời hạn 10 ngày Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo thứ tự như sau: 44 Thứ nhất: tiền cấp dưỡng tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc trợ cấp mất việc làm trợ cấp mất sức lao động. tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe tổn thất về tinh thần; Thứ hai: án phí; Thứ ba: các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định. Ngoài ra khoản 3 điều 47 Luật Thi hành án dân sự quy định rõ thứ tự thanh toán đã được sắp xếp ở trên không được phép áp dụng cho những trường hợp ưu tiên thanh toán liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp hợp pháp hoặc tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể. Theo đó tiền thu được từ việc xử lý những tài sản trên được dùng để thanh toán cho khoản nợ đã dùng tài sản này để đảm bảo, sau khi trừ các chi phí về thi hành án. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên có thể thực hiện tốt công việc, buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo quyền lợi cho những người nhận cầm cố nhận thế chấp tài sản. Ngoài ra, Chấp hành viên còn phải ra quyết định giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ giải toả kê biên tài sản. Việc giải tỏa kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án; c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản; d) Có quyết định đình chỉ thi hành án. Việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác Thi hành án dân sự hiện nay. Từ những phân tích trên có thể thấy được việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án không hề đơn giản, và khi áp dụng biện pháp này trên thực tế thì thường gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng đúng theo quy định pháp luật góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc thi hành án. Khi thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án một cách thuận lợi cũng có nghĩa là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ nền pháp chế của nhà nước ta. 45 CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ - BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ Cùng với các Pháp lệnh về Thi hành án dân sự thì việc ban hành Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, đã góp phần hoàn thiện một bước thể chế trong công tác thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Cùng với đó thì biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ cũng đã được sửa đổi và bổ sung nhằm phù hợp với tình hình mới cũng như góp phần giải quyết nhanh chóng lượng án cần phải thi hành còn tồn đọng khá lớn. Bên cạnh những kết quả mà cơ quan thi hành án đã đạt được, trong thực tiễn thi hành án dân sự còn nảy sinh nhiều vấn đề mà cho đến nay chưa giải quyết được, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Sau đây người viết xin phân tích thực tiễn áp dụng cũng như những khó khăn và vướng mắc gặp phải khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo quy định của pháp luật hiện hành. Qua đó người viết cũng đề xuất một số biện pháp giải quyết những bất cập đã trình bày. 3.1. Bất cập trong áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ và những khó khăn gặp phải 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Để có cái nhìn rõ hơn về việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, người viết xin đưa ra những số liệu thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước. Từ đó thấy được thực trạng của việc thi hành án nói chung và biện pháp kê biên, xử lý tài sản nói riêng của năm 2013. Trong năm 2013 tổng số việc phải thi hành là 656.111 việc, tăng 76.193 việc so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả xác minh, phân loại có 520.674 việc có điều kiện thi hành (chiếm tỷ lệ 79,36% so với tổng số việc phải thi hành), tăng 123.258 việc so với cùng kỳ và 135.133 việc chưa có điều kiện thi hành. Đã thi hành xong 356.701 việc, đạt tỷ lệ 68,51%). Về tiền, tổng số tiền phải thi hành là 64.266 tỷ 467 triệu 381 nghìn đồng, tăng 23.410 tỷ 310 triệu 25 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả xác minh, phân loại, có 41.986 46 tỷ 289 triệu 63 nghìn đồng có điều kiện thi hành (chiếm tỷ lệ 65,33% so với tổng số tiền phải thi hành), tăng 26.107 tỷ 213 triệu 333 nghìn đồng so với cùng kỳ và 22.279 tỷ 816 triệu 393 nghìn đồng chưa có điều kiện thi hành. Đã thi hành được trên 18.037 tỷ đồng14. Qua các số liệu trên cho thấy số lượng việc phải thi hành án tăng lên một cách nhanh chóng kéo theo số việc có điều kiện thi hành cũng gia tăng. Thể hiện qua bảng số liệu dưới đây. STT Năm Số việc có điều kiện thi hành Số việc đã thi hành xong Tỷ lệ % việc thi hành án đã xong so với việc có điều kiện thi hành 1 2011 431.979 379.990 88% 2 2012 Trên 446.000 395.374 Trên 88% 5 2013 520.674 356.701 68,51% Bảng số liệu án đã thi hành xong so với án có điều kiện thi hành qua các năm Từ bản số liệu trên dễ dàng nhận thấy số việc đã thi hành xong đạt tỷ lệ thấp hơn cùng kỳ năm 2012; số việc thi hành chuyển kỳ sau vẫn còn nhiều. Nguyên nhân là do số việc và tiền thụ lý mới tăng rất cao so với cùng kỳ; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, nhiều vụ việc phải thi hành với giá trị lớn nhưng không có điều kiện thi hành. Tình hình kinh tế tiếp tục trầm lắng, dẫn đến còn nhiều tài sản kê biên, với giá trị lớn không bán được. Vẫn còn tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành; một số vụ việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền nhưng chậm có kết quả, dẫn đến khó khăn cho việc tổ chức thi hành án. Cũng trong năm 2013 các cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 8.275 trường hợp (giảm 530 trường hợp so với cùng kỳ), do có 889 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án nên số việc phải tổ chức cưỡng chế là 7.386 trường hợp (tăng 660 trường hợp so với cùng kỳ), trong đó có 5.121 cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành. Riêng kết quả xử lý tài sản đã kê biên để bảo đảm thi hành án, trong số vụ việc đang thi hành dở dang, số vụ việc đã kê biên tài sản, định giá lại và bán đấu giá nhiều lần nhưng vẫn chưa xử lý được là 11.795 việc (chiếm 8,2% số việc đang thi hành dở dang), tương ứng với số tiền là 8.260 tỷ 220 triệu 324 nghìn đồng (chiếm 41,9%). Tuy số việc kê biên, xử lý tài sản đang thi hành dang dở chiếm tỷ lệ thấp nhưng về số tiền thì lại chiếm gần một nửa. Điều này cho thấy việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án hiện nay tuy ít nhưng rất phức tạp kéo theo nhiều hệ lụy cho người liên quan và cả xã hội. Việc kê biên, xử lý tài sản thường là số tiền rất lớn và gồm nhiều giai đoạn. Vì vậy khi áp dụng biện pháp này Chấp hành viên thường gặp phải nhiều khó khăn cả 14 http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/ket-qua-thuc-hien-cong-tac-thi-hanh-an-dan-su-nam-2013-292379/ 47 về mặt khách quan lẫn chủ quan, đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, tuân thủ đúng quy định pháp luật cũng như linh hoạt trong việc giải quyết từng vấn đề khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. 3.1.2. Những khó khăn thường gặp khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Từ khi luật Thi hành án dân sự được ban hành và được thi hành trên thực tế cho đến nay thì số lượng án tồn đọng đã giảm đi một cách rõ rệt. Tuy nhiên, số lượng án chưa thi hành vẫn còn nhiều và cũng có nhiều vướng mắc mà Chấp hành viên gặp phải khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản. Những khó khăn mà Chấp hành viên gặp phải dưới đây cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhằm giúp cho việc thi hành án đạt được hiệu quả. 3.1.2.1. Về mặt khách quan Đây là những khó khăn mà nguyên nhân xuất phát từ pháp luật về Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; từ phía các cơ quan hữu quan.  Khó khăn, vướng mắc trong xác minh điều kiện thi hành án, trong thủ tục yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án. • Trong việc thực hiện quy định người được thi hành án phải xác minh điều kiện thi hành án: theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Tuy nhiên, trong thực tế, để người được thi hành án xác minh được điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP là việc làm không phải dễ, vì không ít người được thi hành án chủ yếu là những người nông dân, người già yếu, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người có trình độ văn hóa thấp... sự hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế, khả năng thực hiện nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án rất hạn chế. Trong khi đó, tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án là rất khó xác định. Hơn nữa, thực tế thi hành án cho thấy đa số người phải thi hành án họ thường có hành vi tẩu tán tài sản, che dấu nguồn thu nhập, thay đổi chổ ở, tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án... Đồng thời tài sản là bí mật 48 thông tin của cá nhân được pháp luật bảo vệ, không thể tùy tiện cung cấp, chỉ được phép cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án thường từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án, mà không có cơ sở để xử lý, nếu bị xử lý thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, chế tài xử lý ra sao. Chưa có văn bản nào qui định cụ thể. Ngoài ra, pháp luật về Thi hành án dân sự cũng chưa quy định về trình tự, thủ tục; thành phần tham gia; nội dung, biểu mẫu… biên bản xác minh do người được thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. • Trong việc thực hiện quy định người được thi hành án yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án: Theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐCP thì người được thi hành án có quyền yêu cầu Chấp hành viên cơ quan Thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người thi hành án trong trường hợp người được thi hành án chứng minh được đã áp dụng mọi biện pháp mà không thể xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tuy nhiên, do sự thiếu phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin như: không cung cấp kết quả xác minh mà không có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, không ký nhận văn bản yêu cầu cung cấp kết quả xác minh của người được thi hành án… Vì vậy, người được thi hành án không có cơ sở để yêu cầu Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.  Khó khăn, vướng mắc khi kê biên tài sản • Tài sản kê biên là nhà ở để thi hành án trên đất của người khác. Hiện nay, do Luật Thi hành án dân sự chưa có những quy định cụ thể nên việc kê biên, xử lý tài sản thuộc trường hợp như trên quyền sử dụng đất có xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà của gia đình chính sách, mái ấm đồng đội, quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số... rất khó khăn. Nhiều cơ quan Thi hành án dân sự không biết những trường hợp này có được kê biên hay không và kê biên thì trình tự, thủ tục xử lý tài sản sẽ như thế nào. Ngoài ra theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án có tài sản là ngôi nhà xây trên đất của người khác thì vẫn được quyền kê biên, bán đấu giá để thu nợ. Quy định như vậy nhưng thực tế những vụ việc tương tự thường đi vào bế tắc. Nhiều trường hợp kê biên cũng “bán chẳng ai mua”. 49 Ví dụ như trường hợp của anh Nguyễn Xuân Nam là người phải thi hành án trong một bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó anh Nam phải trả cho anh Lê Tiến Dũng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Quá trình xác minh thi hành án cho thấy, ngoài tài sản là ngôi nhà 3 tầng, anh Nam hầu như không có tài sản gì có giá trị khác. Do anh Nam không tự nguyện thi hành án nên cơ quan thi hành án buộc phải kê biên ngôi nhà nói trên. Tuy nhiên, ngôi nhà anh Nam đang ở lại xây dựng trên đất của cha anh là ông Nguyễn Xuân Phương. Trước đây, khi anh Nam lấy vợ, ông Phương đã cắt một phần đất hương hỏa để chia cho cậu con trai ra ở riêng. Tuy nhiên, việc cho là nói miệng, thực tế đến nay quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất này vẫn mang tên ông Phương. Anh Nam không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh ông Phương đã cho anh mảnh đất này. Vào thời điểm anh Nam bị thi hành án, ông Phương cũng chối phăng việc mình cho đất con trai mà chỉ nói là cho mượn. Ông cũng không đồng ý để cơ quan thi hành án kê biên cả quyền sử dụng đất của mình. Do đó, cơ quan thi hành án chỉ kê biên được ngôi nhà của anh Nam nằm trên phần đất của ông Phương. Kê biên nhà nhưng có đến mấy lần mở phiên đấu giá rồi hạ giá, nhà vẫn không bán được vì không ai muốn mua ngôi nhà không gắn với đất. Đơn giản, mọi người đều lo ngại nếu “một ngày đẹp trời” ông Phương đòi đất thì ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vô giá trị. Vụ việc thi hành án dậm chân tại chỗ15. Tương tự như vụ việc của anh Nam, nhiều vụ việc khác người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất nhưng lại đem cho mượn làm nhà ở, công trình xây dựng, làm nơi sản xuất, kinh doanh... thì việc thi hành án cũng nan giải không kém. Liên quan đến vấn đề này, nhiều cơ quan thi hành án cũng gặp rất nhiều khó khăn đối với các trường hợp chủ sở hữu nhà là người phải thi hành án đã tiến hành bán ngôi nhà đó (vì Luật Nhà ở không cấm), hợp đồng bán nhà đã được công chứng tại Phòng Công chứng nhưng người mua chưa làm thủ tục sang tên đối với ngôi nhà đó. Theo Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển giao cho người mua (vì chưa đăng ký), nhưng nếu theo khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì ngôi nhà đã được chuyển quyền sở hữu cho người mua. Trường hợp này, cơ quan Thi hành án dân sự xử lý ngôi nhà trên để thi hành án gặp phải sự phản ứng gay gắt của đương sự. • Tài sản kê biên là quyền sử dụng đất nông nghiệp: trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án của các cơ quan Thi hành án dân sự các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khi cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì phần lớn buộc phải kê biên tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án vì người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. 15 Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, Bế tắc khi kê biên nhà thi hành án dân sự trên đất của người khác, http://baophapluat.vn/su-kien/be-tac-khi-ke-bien-nha-thi-hanh-an-dan-su-tren-dat-cua-nguoi-khac-182115.html 50 Tuy nhiên, do đặc thù là đất nông nghiệp nên nhu cầu sản xuất của người dân hiện tại không cao, do chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan như nguồn lao động, giá cả thị trường cho các mặt hàng nông sản không ổn định, yếu tố thời tiết… Bên cạnh đó nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất kê biên nhỏ không thuận lợi cho việc sản xuất nên rất khó để bán mặc dù Chấp hành viên đã giảm giá rất nhiều lần được thể hiện qua một số vụ việc cụ thể sau: Tại Bản án số 21/2011/HSST ngày 07/4/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên buộc bị cáo Mai Trần Quang ngụ tại phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phải trả cho nhiều bị hại với số tiền trên 13 tỷ đồng. Đồng thời bản án còn tuyên tiếp tục quản lý các tài sản của bị cáo gồm 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các thửa số 2162, 2156, 7036 thuộc tờ bản đồ số 01 tọa lạc tại phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích trên 10.000m2 đất lúa và đất vườn. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật và có quyết định thi hành án, Chấp hành viên đã ký hợp đồng thẩm định giá với tổng giá trị là 1 tỷ đồng. Đến nay chỉ bán được 7.936m 2 tương đương 475.000.000đ. Riêng phần diện tích còn lại là 2.167,5m2 đã giảm giá 4 lần tương đương 331.000.000đ nhưng hiện tại vẫn chưa có người đăng ký mua. Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên buộc bà Trương Thị Ân ngụ tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp phải trả nợ là 60.000.000đ. Về tài sản để đảm bảo thi hành án là trên 3.000m2 đất vườn trồng quýt hồng tọa lạc tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, ước tính giá trị tài sản trên 400.000.000đ. Như vậy, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản tương ứng với số tiền phải thi hành án, tức là chỉ kê biên, phát mại diện tích khoảng 600m2. Tuy nhiên, theo quy định của tỉnh, đối với khu vực đất nông thôn thì diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp thì phải từ 1.000m2 trở lên. Do đó để kê biên quyền sử dụng đất trên thì phải buộc kê biên 1.000m2 và tổ chức thẩm định giá theo quy định với tổng số tiền là 120.000.000đ. Hiện nay đã qua 5 lần giảm giá và giá trị còn lại là 83.500.000đ nhưng vẫn chưa có người mua do diện tích đất nhỏ so với nhu cầu lập vườn của nông dân16.  Vướng mắc trong việc định giá và việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án: 16 Cục Thi hành án dân sự Đồng Tháp, Một số kiến nghị đối với trường hợp kê biên bán đấu giá là quyền sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo thi hành án, http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMD S0tXA0PEENPMy8DYxM3M_2CbEdFAE1HI7I!/?PC_7_UTFFLUD40099E0IHT1I6J034V4_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/c onnect/CTHADS/sitcthads/sitachuyennganh/sitatraodoinghiepvu/1982013+kien+nghi+ve+ke+bien+ban+dau+gia+la+da t+nong+nghiep 51 • Chấp hành viên xác định giá trong trường hợp không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ. Việc xác định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau đó là Chấp hành viên bị một tổ chức thẩm định giá tài sản từ chối ký hợp đồng thì khi đó có quyền thẩm định giá tài sản luôn. Hay là khi bị từ chối như vậy Chấp hành viên phải kiếm một tổ chức thẩm định khác trên địa bàn mình có trụ sở để ký hợp đồng. Như vậy, để tạo điều kiện tốt cho Chấp hành viên xác định giá trị tài sản trong trường hợp này cần phải có quy định rõ ràng. • Điều 59 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp theo Bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự”. Theo quy định trên, nếu Chấp hành viên tiến hành định giá lại tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá trị tài sản mới không đúng với nội dung Bản án, quyết định thi hành án (trừ trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được về giá tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá đã thỏa thuận) thì trái với quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án dân sự về bảo đảm hiệu lực của Bản án, quyết định và khoản 2, Điều 20 Luật Thi hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành đúng nội dung Bản án, quyết định. Như vậy các quy định của Luật có sự khác nhau, gây khó khăn cho Chấp hành viên hoạt động. Thêm vào đó, thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự có thể gây khó khăn cho công tác thi hành án và không đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. Điều luật đã quy định một cách chung chung, không giới hạn đối tượng yêu cầu định giá, cũng như không quy định mức biên độ dao động giá của tài sản làm cơ sở cho yêu cầu định giá. Nên việc định giá tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình thi hành án, làm cho việc thi hành án kéo dài, giảm hiệu quả, vì: Thứ nhất, giá tài sản thay đổi có thể do một hoặc các nguyên nhân sau kết hợp lại tạo nên. - Giá cả thị trường luôn có sự biến động; - Quá trình tố tụng kéo dài; - Người được thi hành án chậm làm đơn yêu cầu thi hành án; - Quá trình tổ chức thi hành án kéo dài. 52 Những nguyên nhân trên làm cho giá tài sản thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tổ chức thi hành án. Do đó, bất cứ lúc nào đương sự cũng có thể yêu cầu định giá, vì quyền yêu cầu này không bị khống chế bởi một biên độ dao động giá tài sản. Thứ hai, việc một trong các bên yêu cầu định giá tài sản có thể xảy ra khi họ cho rằng việc định giá lại sẽ có lợi cho mình. Thường sẽ có các trường hợp sau: - Người được nhận tiền yêu cầu định giá lại khi giá tài sản trên thị trường có biến động tăng hơn giá đã định trong bản án; - Người được nhận tài sản yêu cầu định giá khi giá có biến động giảm hoặc muốn kéo dài thời gian thi hành án, hoặc nhằm làm cản trở việc thi hành án; - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu định giá khi giá tăng hoặc giảm mà có lợi cho họ. Như vậy, có thể thấy việc không hạn chế người được yêu cầu định giá của pháp luật dẫn đến tình trạng là giá tài sản dù tăng hay giảm đều là nguyên nhân để đương sự yêu cầu định giá theo hướng có lợi cho mình.  Vướng mắc trong quy định giảm giá tài sản. Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định sau khi tài sản bán đấu giá không có người mua thì Chấp hành viên quyết định giảm tối đa 10% giá trị tài sản nếu tài sản vẫn không bán được Chấp hành viên vẫn có quyền giảm giá cho tới khi bán được tài sản hoặc giá trị thấp hơn chi phí cưỡng chế. Điều này không đánh giá đúng giá trị thực của tài sản, thiệt hại cho người phải thi hành án, đồng thời làm cho việc thi hành án bị kéo dài, làm chậm tiến độ, kết quả công tác thi hành án dân sự, đồng thời tạo ra sự bất cập về giá của tài sản khi tài sản kê biên bị giảm giá nhiều lần, thấp hơn giá trị thực của tài sản rất nhiều lần. Thực tế tình hình hiện nay thị trường bất động sản đóng băng không có giao dịch, các nhà máy xí nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa nên việc xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án rất khó khăn, cơ quan thi hành án đã kê biên, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản nhưng không có người mua, phải giảm giá nhiều lần cũng không bán được, chi phí xử lý tài sản lớn… Những điều này làm cho việc bán đấu giá trở nên phức tạp và kéo dài.  Khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn công tác khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. • Trong việc phối hợp với các cơ quan hữu quan. Phần lớn loại án tranh chấp dân sự khi đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra tổ chức thi hành, người phải thi hành 53 án chống đối hoặc gửi đơn khiếu nại đến Tòa án cũng như Viện kiểm sát yêu cầu xét xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, đến khi cơ quan Thi hành án tiến hành cưỡng chế thì có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án, tạm đình chỉ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng khi hết thời hạn hoãn, đình chỉ mà không có văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án biết có kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm… Hoặc có nhiều trường hợp cơ quan Thi hành án dân sự đã tổ chức thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án thì lại có quyết định kháng nghị yêu cầu xét xử lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm… Chính vì vậy, đã gây mất niềm tin của các cơ quan phối hợp thi hành trên địa bàn, làm cho các cơ quan Thi hành án dân sự gặp khó khăn trong công tác tổ chức thi hành án. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, tổ chức với cơ quan Thi hành án dân sự thực tế cho thấy hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, phối hợp của các cơ quan và chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, một số cơ quan, tổ chức còn có sự can thiệp không đúng thẩm quyền vào quá trình thi hành án; không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ, phối hợp, tham gia công tác thi hành án như: không tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản. Trong khi pháp luật chưa có những quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân liên quan trong trường hợp không thực hiện đúng và kịp thời những yêu cầu của Chấp hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự. Một vấn đề đặc biệt và thường gặp đó là khó khăn trong công tác phối hợp giữa cơ quan xét xử và cơ quan thi hành án. Thực tế nhiều vụ việc thi hành án không thể thi hành được là do bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ hoặc có sai sót. Chẳng hạn như tài sản là quyền sử dụng đất thì nhiều khi trong bản án không nêu rõ vị trí, diện tích, ranh giới tiếp giáp với các mảnh đất liền kề, có sự khác nhau giữa số liệu đo đạc trong bản án, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất trên thực tế… Vì vậy Chấp hành viên phải gửi văn bản yêu cầu giải thích lại bản án, quyết định đã ban hành. Điều này làm cho việc thi hành án kéo dài. • Khó khăn trong việc ngăn cản, chống đối quyết liệt của người phải thi hành án. Do trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế và hầu như người dân chỉ biết đến pháp luật khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại. Sở dĩ xảy ra những tình huống chống đối trong việc thi hành án nói chung, đặc biệt là biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba 54 giữ nói riêng là do công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật của cơ quan thi hành án chưa thật sự sâu rộng đến người dân. Bên cạnh đó cũng có một số bộ phận người phải thi hành án cố tình chống đối hoặc tìm cách trì hoãn, kéo dài thời gian thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ của mình. Trên đây là những khó khăn về mặt khách quan ảnh hưởng đến việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Bên cạnh đó còn có những khó khăn, vướng mắc về mặt chủ quan của cơ quan Thi hành án dân sự ảnh hưởng không nhỏ đến việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án. 3.1.2.2. Về mặt chủ quan  Về trình độ nghiệp vụ của Chấp hành viên: vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, dẫn đến việc vận dụng không đúng những quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho các đương sự. Chẳng hạn như tình huống dưới đây. Ví dụ: Nội dung vụ việc bán tài sản sở hữu chung để thi hành án17. Ông P và bà N lấy nhau năm 1987, đến nay không đăng ký kết hôn. Bà N phải thi hành 05 quyết định thi hành án, với tổng số tiền phải trả công dân là 493.000.000 đồng. Chấp hành viên xác định nhà và quyền sử dụng đất (nhà gắn liền với đất ở) là tài sản chung giữa ông P với bà N, đã ra thông báo số 352 ngày 30/11/2011, thông báo cho vợ chồng ông P, bà N trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tiến hành phân chia tất cả tài sản chung vợ chồng hoặc khởi kiện ra Tòa án để chia tài sản. Ngày 15/3/2012 ra quyết định cưỡng chế kê biên nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung giữa bà N với ông P. Ông P khiếu nại yêu cầu trả nhà và quyền sử dụng đất cho ông. Hai cấp Thi hành án dân sự ở tỉnh giải quyết khiếu nại, đều không chấp nhận toàn bộ đơn khiếu nại của ông P. Khiếu nại không thành, ông P khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung. Tòa án đã thụ lý vụ án số 122/2012/TLST-HNGĐ ngày 13/6/2012. Ngày 09/7/2012 Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ. Tại quyết định này, ông P được quyền sở hữu, sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, ông P có quyền đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Ông P có nghĩa vụ trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung và ngân hàng 150 triệu đồng. Bà N và ông P mỗi người phải nộp 11 triệu đồng án phí, 17 Trang thông tin Thi hành án dân sự, Bán tài sản sở hữu chung để thi hành án, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/TuThucTien/View_Detail.aspx?ItemID=1629 55 ông P được trừ vào 05 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, còn phải nộp 06 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. Trước khi có kết quả giải quyết của Tòa án, ngày 12/4/2012 Chấp hành viên tiến hành tổ chức cưỡng chế nhà và quyền sử dụng đất là tài sản chung của bà N với ông P. Sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án, ngày 01/10/2012 Chấp hành viên ra thông báo số 01, thông báo cho ông P chậm nhất đến ngày 05/10/2012 phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 06 triệu đồng tiền án phí, nếu không nộp sẽ ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá. Ngày 19/10/2012 ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Ngày 03/12/2013 bán đấu giá thành, với giá 959.000.000 đồng. Sau đó, ngày 13/01/2014 thông báo cho bà N giao nhà, nếu không bị cưỡng chế, ông P biết đến nhận một nửa tài sản sau khi trừ hết các nghĩa vụ theo quy định. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá. Nhà và quyền sử dụng đất đã được Tòa án chia cho ông P, nhưng trước sự kiên quyết cưỡng chế kê biên, bán nhà và quyền sử dụng đất để thi hành án của Chấp hành viên. Ông P tiếp tục khiếu nại, tố cáo không thành. Một lần nữa ông P phải khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản thành. Ngày 03/4/2014 Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự số 91/TLST-DS về việc "Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản" theo đơn khởi kiện của ông P. Xung quanh vụ việc này có nhiều ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng nhà và quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng bà N với ông P, việc Chấp hành viên cưỡng chế, kê biên để đảm bảo thi hành án là đúng pháp luật. Ông P khiếu nại cho rằng nhà và quyền sử dụng đất của ông là không đúng nên không chấp nhận. Ý kiến thứ hai khẳng định, tuy Tòa án đã chia nhà, đất cho ông P, nhưng ông P phải trả bà N 375.000.000 đồng. Nên Chấp hành viên căn cứ vào quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012 của Tòa án, thông báo cho ông P phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 6.000.000 đồng tiền án phí là đúng, không cần phải ra quyết định thi hành án. Chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Ý kiến khác không đồng thuận với các ý kiến trên, cho rằng chưa xác định được phần của người phải thi hành án trong tài sản sở hữu chung, Chấp hành viên cưỡng chế kê biên tài sản sở hữu chung là nhà và quyền sử dụng đất là nóng vội, chưa có căn cứ. Sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án phân chia tài sản chung, không giải quyết trả lại tài sản cho ông P, mà tiếp tục xử lý tài sản để thi hành án là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân. 56 Để xem xét ý kiến nào là đúng thì cần phải có căn cứ, đúng pháp luật quy định, mới có cơ sở chấp nhận. Pháp luật quy định chỉ được cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án, nghiêm cấm việc lấy tài sản của người khác không liên quan đến việc thi hành án để thi hành án thay cho người phải thi hành án. Đối với vụ việc này, Chấp hành viên xác định nhà và quyền sử dụng đất là tài sản sở hữu chung của bà N với ông P. Chấp hành viên đã thông báo cho vợ chồng bà N và ông P chia tài sản sở hữu chung hoặc khởi kiện ra Tòa án để chia nhưng vẫn bị cưỡng chế, bán tài sản để thi hành án. Việc cưỡng chế nhà và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung giữa bà N và ông P, đang có tranh chấp khiếu kiện. Để xử lý tài sản trên, trước hết cần xác định được phần tài sản của người phải thi hành án trong tài sản sở hữu chung với người khác. Ở đây, cần xác định tài sản sở hữu chung vợ chồng hay tài sản sở hữu chung giữa bà N với ông P, để áp dụng pháp luật cho chính xác trong việc xử lý tài sản để thi hành án. Theo Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ chồng ông P và bà N lấy nhau từ năm 1987 đến nay không đăng ký kết hôn, họ chung sống với nhau như vợ chồng. "Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng" 18. Vì vậy mà tài sản sở hữu chung của bà N và ông P có trong thời kỳ chung sống với nhau do hai bên cùng tạo lập không phải tài sản sở hữu chung vợ chồng. Đây là tài sản thuộc sở hữu chung của bà N là người phải thi hành án với với ông P. Khi có tranh chấp, áp dụng khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Khoản 3 Điều 17 điều luật này quy định: "…Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con". Trong thi hành án dân sự thì áp dụng khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự để giải quyết, điều luật quy định: "Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án". 18 Xem thêm Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội số 35/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình. 57 Trở lại vụ việc trên, trước khi cưỡng chế Chấp hành viên đã ra thông báo số 352 ngày 30/11/2011, thông báo cho các đương sự biết việc cưỡng chế là đúng giai đoạn đầu, khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự quy định: "Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế". Như vậy, chưa xác định phần tài sản của bà N, người phải thi hành án trong khối tài sản chung là nhà và quyền sử dụng đất với ông P. Đã quá thời hạn 30 ngày, các đương sự chưa khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Người được thi hành án, Chấp hành viên không yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án theo qui định khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Ngày 15/3/2012 ra quyết định cưỡng chế kê biên nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung giữa bà N với ông P là chưa đúng. Ông P khiếu nại, trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ngày 12/4/2012 Chấp hành viên tiến hành tổ chức cưỡng chế nhà, quyền sử dụng đất là tài sản sở hữu chung của bà N với ông P. Sau đó, hai cấp Thi hành án dân sựgiải quyết khiếu nại không chấp nhận toàn bộ đơn khiếu nại của ông P. Chưa xác định được phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác, mà tổ chức cưỡng chế là chưa đúng các quy định của pháp luật như viện dẫn ở trên. Khiếu nại không thành, ông P tiếp tục khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản sở hữu chung. Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự số 122/TLST-HNGĐ ngày 13/6/2012. Như vậy, tài sản bị cưỡng chế kê biên đang bị tranh chấp, đã được Tòa án thụ lý và đang tiến hành giải quyết. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự , cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định hoãn thi hành án để chờ kết quả giải quyết của Tòa án. Nhưng việc thi hành án vẫn tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo, là không đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự. Kết quả giải quyết của Tòa án tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012. Theo quyết định này, ông P được quyền sở hữu, sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, ông P có quyền đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Ông P có nghĩa vụ trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung và ngân hàng 150 triệu đồng. Bà N và ông P mỗi người phải nộp 11 triệu đồng án phí, ông P được trừ vào 05 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, còn phải nộp 06 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. Như vậy, kết quả giải quyết của Tòa án đã có, tài sản bị cưỡng chế kê biên đã được Tòa án chia cho ông P. Ông P có toàn quyền sở hữu, sử dụng tài sản này theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án và căn cứ quy định của pháp luật cơ 58 quan Thi hành án dân sự giải quyết trả lại tài sản cho ông P và tiếp tục tổ chức thi hành án đối với bà N theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên tiến hành xác minh, làm rõ ông P đã trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung hay chưa. Nếu chưa trả, thì căn cứ vào Điều 81 Luật Thi hành án dân sự Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Nếu hai bên đã trả cho nhau, yêu cầu bà N phải nộp số tiền đó để thi hành án. Nếu số tiền đó không còn, căn cứ vào Điều 44 Luật Thi hành án dân sự Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án biết, tài sản (nhà và quyền sử dụng đất) họ cung cấp đã được Tòa án chia cho ông P, không còn để thi hành án đối với bà N. Yêu cầu người được thi hành án tiếp tục xác minh điều kiện thi hành án của bà N, nếu phát hiện bà N có tài sản khác cung cấp cho cơ quan thi hành án biết để tiếp tục thi hành án đối với bà N hoặc có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh. Hết thời hạn quy định mà người được thi hành án không thực hiện hoặc xác minh cho thấy bà N không có điều kiện thi hành án thì cơ quan Thi hành án dân sự trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 51 Luật Thi hành án dân sự. Ngược lại, ngày 01/10/2012 Chấp hành viên ra Thông báo số 01, thông báo cho ông P chậm nhất đến ngày 05/10/2012 phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 6 triệu đồng án phí, nếu không nộp sẽ ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá. Ngày 19/10/2012 ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012 của Tòa án là căn cứ để thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án chủ động, phần án phí. Còn phần thi hành án cho công dân, khi nào có đơn yêu cầu thi hành án theo qui định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thì mới ra quyết định thi hành án theo đơn. Bà N chưa có đơn yêu cầu thi hành án, đương nhiên chưa có quyết định thi hành án. Chấp hành viên không ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Thông báo cho ông P nộp số tiền 375 triệu đồng trả bà N là không có căn cứ, trái quy định pháp luật. Ngày 03/12/2013 bán đấu giá thành, với giá 959 triệu đồng. Ngày 13/01/2014 thông báo cho bà N giao nhà, nếu không bị cưỡng chế, ông P biết đến nhận giá trị một nửa tài sản sau khi trừ hết các nghĩa vụ theo quy định. Kể từ ngày có quyết định của Tòa án, nhà và quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông P. Ông P có toàn quyền đối với tài sản của mình và được pháp luật bảo vệ. Ông P đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bà N không còn quyền sở hữu chung tài sản này nữa, theo quy định của pháp luật, bà N không còn bất cứ quyền gì đối với tài sản là nhà và quyền sử dụng đất đã chia cho ông P. 59 Chấp hành viên thông báo cho bà N giao nhà, đất làm cho bà N không biết lấy đâu ra để giao. Tài sản là của ông P, ông P không liên quan đến việc thi hành án của bà N. Thông báo như vậy là không có căn cứ, không đúng pháp luật. Vì vậy việc Chấp hành viên cưỡng chế kê biên bán tài sản sở hữu chung nói ở trên để thi hành án, là không đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự, về việc "Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản" theo đơn khởi kiện của ông P. Cho nên cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phải ra quyết định hoãn thi hành án, chờ kết quả giải quyết của Tòa án. Trên đây là một ví dụ cụ thể về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản. Tuy vụ việc này phức tạp và đòi hỏi Chấp hành viên phải có kinh nghiệm cũng như phải có kiến thức pháp luật. Nhưng trên thực tế hầu hết những án tồn đọng thường rất phức tạp và khó giải quyết. Điều này dẫn đến nhiều khiếu nại và khiếu kiện liên quan đến thi hành án làm cho việc thi hành án bị chậm trễ.  Nhiều Chấp hành viên vẫn chưa tích cực, quyết liệt đối với những vụ việc phức tạp, khó khăn, ngại va chạm. Chấp hành viên không sử dụng các biện pháp mạnh để tổ chức thi hành án dứt điểm. Việc cưỡng chế kê biên là một biện pháp phức tạp ảnh hưởng đến địa vị, cũng như lợi ích của nhiều người. Vì vậy, không ít việc cưỡng chế kê biên ảnh hưởng đến những người cùng là công chức ở địa phương hoặc người thân của họ. Chính vì điều đó mà Chấp hành viên thường không kiên quyết trong những vụ cưỡng chế kê biên này vì ngại va chạm. Đây cũng là khó khăn mà nhiều cơ quan nhà nước khác cũng gặp phải. Những hạn chế tồn tại nêu trên xuất phát từ những lý do sau đây: - Chế độ đãi ngộ đối với Chấp hành viên, cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự chưa hợp lý. Không chỉ đối với những Chấp hành viên, cán bộ công tác trong ngành đã xin chuyển công tác mà còn đối với nhiều sinh viên khi ra trường cũng không muốn làm ngành thi hành án vì thu nhập thấp, bên cạnh đó đây còn là một ngành nghề rất phức tạp và mang tính rủi ro cao. - Mặc dù các cơ quan hữu quan đã thực hiện các quy định của pháp luật về việc phối hợp trách nhiệm trong công tác thi hành án dân sự nhưng phần lớn các quy định trên chưa được thực hiện thực sự tốt, chưa đầy đủ. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thi hành án tỏ ra mờ nhạt, công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án có nơi chưa tốt, lực lượng công an còn có thái độ ngần ngại, né tránh tham gia dẫn đến việc Chấp hành viên không quyết liệt trong công tác cưỡng chế. 60 Chấp hành viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thi hành án. Vì vậy, trách nhiệm của Chấp hành viên ngày nay nặng hơn bao giờ hết. Để bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án nhằm thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật thì đòi hỏi Chấp hành viên phải năng động, trao dồi kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời phải quyết liệt và không ngại va chạm thì mới làm giảm được số lượng án tồn còn quá lớn. 3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ Gắn với những khó khăn đã nêu thì sau đây người viết xin đề xuất một số biện pháp để giải quyết về mặt khách quan và cả mặt chủ quan. 3.2.1. Về mặt khách quan  Cần ban hành quy chế phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với cơ quan công an và các cơ quan khác trong công tác phối hợp xác minh và bảo vệ xác minh điều kiện thi hành án nhằm tăng cường công tác phối hợp và đảm bảo về sức khỏe, tính mạng cho cán bộ, Chấp hành viên cơ quan thi hành án trong quá trình thực thi công vụ trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan khi tổ chức thực hiện; đồng thời phải quy định chế tài hành chính và chế tài về hình sự đối với các cơ quan, ban ngành hữu quan và cá nhân có thẩm quyền khi không phối hợp, thực hiện những yêu cầu của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án như: xác minh điều kiện thi hành án, kê biên tài sản... Tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm trong việc phối hợp, nhằm giúp cho hoạt động thi hành án dân sự đạt được hiệu quả. Liên quan đến vấn đề này, trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã dành hẳn một điều luật để quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án của các cơ quan, tổ chức tại Điều 44 Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự19. Điều này góp phần giải quyết được những khó khăn trong việc xác minh tài sản của người phải thi hành án. Đặc biệt trong Dự thảo Luật quy định một cách chặt chẽ sự phối hợp giữa Tòa án và cơ quan thi hành án. Điều này được quy định một cách chi tiết tại Điều 170a của dự thảo 20. Qua đó trách nhiệm của Tòa án đối với bản án và quyết định đã tuyên gắn liền với quá trình 19 Xem thêm Điều 44 Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Thi hành án dân sự. 20 Điều 170a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực trong thi hành án dân sự 1. Ra quyết định thi hành án đối với bản án, quyết định theo quy định của Luật này. 61 thi hành án, từ đó công tác phối hợp với cơ quan thi hành án đã được cụ thể hóa trong luật góp phần giải quyết nhanh chóng những điểm chưa rõ trong bản án để việc thi hành được chính xác.  Cần sửa đổi, bổ sung Điều 59 Luật Thi hành án dân sự theo hướng: “Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi thì Chấp hành viên vẫn thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết định. Đương sự có quyền khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác về việc yêu cầu thanh toán phần giá trị chênh lệch của tài sản tại thời điểm thi hành án”. Bên cạnh đó, cần hạn chế ở mức thấp nhất việc định giá theo quy định của Điều 59 Luật Thi hành án dân sự. Đặc biệt là đối với người nhận tài sản vì giá cả tài sản trên thị trường luôn biến động. Do vậy, người nhận tài sản phải chấp nhận điều này ngay từ khi thỏa thuận hoặc đã được Tòa án quyết định, việc bảo vệ quyền lợi của họ một cách tuyệt đối trong trường hợp này là không khả thi. Hơn nữa, họ được quyền sở hữu tài sản, nên dù giá cả có biến động tăng hay giảm, thì tài sản của họ vẫn có khả năng sinh lợi. Mặt khác cũng cần quy định rõ người phải chịu chi phí định giá nhằm hạn chế việc yêu cầu định giá lại. Có như vậy thì quy định về yêu cầu định giá khi có sự thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án mới có ý nghĩa thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Thêm vào đó, cần phải quy định cụ thể biên độ dao động giá của tài sản làm căn cứ để khi có sự thay đổi về giá nhưng mức thay đổi này phải đạt đến hoặc vượt mức dao động cho phép thì đương sự mới có quyền yêu cầu định giá. Biên độ dao động này tuy chỉ có tính định lượng tương đối. Nhưng nó sẽ hạn chế đáng kể việc đương sự lợi dụng quyền yêu cầu định giá để kéo dài thời gian, gây khó khăn cho việc tổ chức thi hành án. Về quy định biên độ dao động giá của tài sản, có thể tham khảo 2. Chuyển giao quyết định thi hành án và bản án, quyết định được thi hành và quy định tại khoản 1 Điều này và tài liệu có liên quan cho cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này. 3. Xem xét và quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước. 4. Trả lời kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. 5. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án. 6. Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc thi hành án và chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án dân sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này. 7. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 179 của Luật này. 62 quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, theo đó thì tài sản được xem là có biến động về giá khi: “a) Giá tài sản biến động từ 20% trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng; b) Giá tài sản biến động từ 10% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng; c) Giá tài sản biến động từ 5% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên”. Mặc dù Nghị định đã hết hiệu lực, nhưng tinh thần của quy định này vẫn có thể vận dụng để sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự một cách phù hợp hơn. Có thể nói Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định một cách khá chi tiết những bất cập, thiếu sót của Luật Thi hành án dân sự 2008. Trong vấn đề này tại Điều 59 của dự thảo đã quy định chi tiết trình tự, thủ tục yêu cầu định giá tài sản khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án. Qua đó, khi có căn cứ cho rằng giá tài sản thay đổi từ 20% trở lên và một trong các bên đương sự yêu cầu định giá tài sản thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là bảng giá tài sản do Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ban hành hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại. Tuy nhiên, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về căn cứ thay đổi về giá này. Bởi trong từng loại căn cứ định giá có những khó khăn và bất cập riêng của nó.  Sửa đổi, bổ sung quy định về giảm giá tài sản khi bán đấu giá không có người mua theo hướng, sau 2 lần giảm giá, nếu vẫn không có người mua thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản đó. Dự thảo cũng bổ sung quy định về việc xử lý đối với tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá và quy định cụ thể nếu sau 03 lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án mà không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án và những người có chung tài sản bị kê biên đó; nếu người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án và trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 21.  Cần sửa đối, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng quy định quyền cho Chấp hành viên và đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác để đảm bảo thi hành án theo quy định tại khoản 1, Điều 74 Luật Thi hành án dân sự và 21 Xem thêm Điều 59 và Điều 104 Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 63 quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo khoản 1, Điều 102 Luật Thi hành án dân sự; đồng thời quy định thẩm quyền cho Tòa án thụ lý giải quyết đối với những yêu cầu trên. Tại Điều 74a dự thảo quy định về việc phân chia, xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án và giải quyết tranh chấp tài sản đã kê biên “1. Trường hợp cần xác định, phân chia, giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên, các đương sự đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. 2. Trường hợp Chấp hành viên đề nghị Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án thì không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án”. Xét thấy quy định này cần sớm được thông qua nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Chấp hành viên cũng như đương sự có căn cứ để khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi người.  Rà soát các quy định liên quan tới công tác thi hành án như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở... nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ tăng cường hiệu quả công tác thi hành án là mong muốn của nhiều người, trong đó có cả cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Thi hành án dân sự liên quan đến những quy định về kê biên nhà ở cũng phải đảm bảo tính khả thi, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên trong thi hành án cũng như tránh lãng phí thời gian, công sức của Chấp hành viên.  Bổ sung vào khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong Thi hành án dân sự và bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng: cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có quyền hủy bỏ hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản giữa người phải thi hành án với người khác khi đã có bản án sơ thẩm.  Một số kiến nghị đối với trường hợp kê biên bán đấu giá là quyền sử dụng đất nông nghiệp bảo đảm thi hành án. Trường hợp người được thi hành án yêu cầu kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp của người phải thi hành án thì nếu qua 03 lần bán đấu giá nhưng không có người mua thì giao cho người được thi hành án nhận, trường hợp người được thi hành án không nhận thì cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án với lý do tại thời điểm trả đơn thì người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành. Trường hợp 64 có cơ sở cho rằng có người mua quyền sử dụng đất thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án trở lại. Đối với theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Vì vậy, nên có quy định riêng đối với việc kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp không nhất thiết phải kê biên diện tích đất có giá trị tương ứng với số tiền phải thi hành án do tính chất đặc thù của loại tài sản này. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết Chấp hành viên có thể kê biên, bán đấu giá diện tích đất phù hợp với tập quán canh tác và các quy định khác của địa phương nhằm tạo thuận lợi cho người có nhu cầu mua hoặc tạo thuận lợi cho người được thi hành án nhận nếu qua 03 lần đầu bán đấu giá nhưng không có người mua mà không phải phụ thuộc vào số tiền của người phải thi hành án của người có quyền sử dụng đất. 3.2.2. Về mặt chủ quan  Kiến nghị Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp tục quan tâm, tăng cường biên chế; tiếp tục cấp kinh phí và trang bị cơ sở vật chất cho các cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời, khuyến khích các địa phương mở trang thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật về Thi hành án dân sự; công khai các quy định, biểu mẫu và các hoạt động chủ yếu, thường xuyên của Chấp hành viên, của cơ quan Thi hành án dân sự để các cơ quan, ban, ngành có liên quan và người dân biết phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thi hành án dân sự.  Riêng đối với Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản cần phải quy kết trách nhiệm một cách rõ ràng nhất là trong việc xác minh, định giá và bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án. Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ quan thi hành án; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, đảm bảo các Chấp hành viên trước khi bổ nhiệm phải qua đào tạo nghề. Cần có chế độ chính sách đãi ngộ với Chấp hành viên và cán bộ thi hành án một cách hợp lý giúp họ có thể yên tâm về đời sống để dốc sức phục vụ cho công tác nhằm thu hút những người có trình độ và năng lực chuyên môn vào ngành và gắn bó lâu dài với ngành. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là biện pháp phức tạp, gồm nhiều giai đoạn. Sau khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 đã giải quyết được những bất cập tồn tại trước đó, góp phần giải quyết một số lượng lớn lượng án tồn đọng trước đó. Tuy nhiên, xã hội ngày 65 càng biến đổi dẫn đến nhiều quy định của Luật Thi hành án dân sự đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc cho Chấp hành viên khi tiến hành cưỡng chế. Vì vậy ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân. Hy vọng với những kiến nghị trên đây có thể góp phần hoàn thiện biện pháp kê biên, xử lý tài sản góp phần giữ vững nền pháp chế của nước ta và tạo cho mọi người có niềm tin hơn vào hệ thống pháp luật nước nhà. 66 KẾT LUẬN Qua nhiều năm hình thành và phát triển, công tác thi hành án dân sự đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Có rất nhiều bản án dân sự được giải quyết, góp phần đem lại lòng tin của nhân dân đối với hệ thống pháp luật của nước ta. Thực tế hiện nay, biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ đóng vai trò quan trọng trong việc thi hành án. Biện pháp cưỡng chế này thường phức tạp và khó khăn khi thi hành, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến tình hình an ninh ở địa phương. Những năm qua, công tác kê biên, xử lý tài sản từng bước được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả, giúp giải quyết được một số lượng án tồn đọng. Pháp luật về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này ngày càng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn tồn tại không ít khó khăn và vướng mắc khi áp dụng trên thực tế bởi nó động chạm đến quyền và lợi ích của nhiều cá nhân và tổ chức có liên quan. Những bất cập này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như việc phối hợp của các cơ quan hữu quan trong việc xác minh tài sản, bán đấu giá tài sản, và ngay cả khi tiến hành kê biên tài sản. Thêm vào đó, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản thường hay gặp phải sự cản trở, chống đối của người phải thi hành án nhằm trốn tránh hoặc kéo dài thời gian thi hành án. Chính vì còn tồn tại nhiều bất cập nên vấn đề cần thiết là nên sớm thông qua dự thảo Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự 2008. Đồng thời cơ quan thi hành án nói chung, Chấp hành viên nói riêng phải quyết liệt hơn nữa nhằm đẩy nhanh thời gian thi hành án góp phần giải quyết vụ việc thi hành án được nhanh chóng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người được thi hành án và những người liên quan. Đặc biệt, đối với người phải thi hành và các cơ quan liên quan phải nêu cao ý thức trách nhiệm của mình, ý thức tôn trọng pháp luật trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án để cho quá trình thi hành án nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản nói riêng được thuận lợi, qua đó cũng giảm thiệt hại về tài sản cũng như uy tín cho bản thân người phải thi hành án. Qua đó góp phần củng cố thêm lòng tin của người dân đối với nền pháp luật nước nhà. Dù còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, thời gian tìm hiểu nhưng người viết đã cố gắng để hoàn thành tốt luận văn của mình. Cũng qua bài viết thì người viết cũng đã đề xuất một số giải pháp để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc gặp phải khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản nhằm góp phần kiện toàn hệ thống pháp luật nước ta, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000. 3. Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004. 4. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 5. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 6. Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 7. Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 8. Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008. 9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009. 10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011. 11. Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011. 12. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013. 13. Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 17 tháng 4 năm 1993. 14. Pháp lệnh Thi hành án dân sự số 13/2004/PL-UBTVQH11 ngày 14 tháng 01 năm 2004, hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009. 15. Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển số 05/2008/PL-UBTVQH12 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 8 năm 2008. 16. Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay số 11/2010/PL-UBTVQH12 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2010. 17. Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2004 về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án. 18. Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2004 về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. 19. Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 về bán đấu giá tài sản, hết hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2010. 68 20. Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. 21. Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự 22. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 về bán đấu giá tài sản. 23. Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. 24. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội số 35/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình. 25. Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 26. Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.  Sách, báo, tạp chí 1. Đinh Thị Mai Phương, Bình luận Pháp lệnh THADS 2004, Bộ Tư Pháp – Viện khoa học pháp lý, 2006. 2. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội, 2006. 3. Nguyễn Thanh Thủy – Lê Kim Dung, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 – những điều cần biết, Nxb.Tư pháp, 2004. 4. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 5. Trần Công Thịnh, Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để THADS và một số khuyến nghị, Tạp chí khoa học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 24, năm 2008, trang 254 – 266. 69 6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, 2010. 7. Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao, Chuyên đề khoa học xét xử, Bài viết số 1, 2009.  Trang thông tin điện tử 1. Trang thông tin Thi hành án dân sự, Nghiên cứu trao đổi, Hồ Quân Chính, http://www.moj.gov.vn/ThiHanhAn/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx? ItemId=388, [truy cập ngày 03/8/2014] 2. Trang thông tin Thi hành án dân sự, Một số vấn đề về kê biên phần vốn góp theo Điều 92 luật THADS năm 2008, Hồ Quân Chính, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemId=2815, [ngày truy cập 10/8/2014] 3. Hồ Quân Chính, Một số vấn đề về định giá, định giá lại và bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án, http://moj.gov.vn/thihanhan/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?ItemID=369, [ngày truy cập 10/8/2014] 4. Tuyết Nhung, Những khó khăn trong công tác bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự, http://sotuphap.danang.gov.vn/TabID/62/CID/11/ItemID/180/default.aspx#n, [ngày truy cập 10/8/2014] 5. Định Hữu Tính, Vướng mắc trong việc yêu cầu định giá lại tài sản, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/NghienCuuTraoDoi/Vie w_Detail.aspx?ItemID=404, [ngày truy cập 10/8/2014] 6. Cục Thi hành án dân sự Đồng Tháp, Một số kiến nghị đối với trường hợp kê biên bán đấu giá là quyền sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo thi hành án, http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSz Py8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMDS0tXA0PEENPMy8DYxM3M_2CbEdFAE1HI7I!/?PC_7_UTFFLUD40099E0IHT1I6J03 4V4_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/CTHADS/sitcthads/sitachuyennganh /sitatraodoinghiepvu/1982013+kien+nghi+ve+ke+bien+ban+dau+gia+la+dat+non g+nghiep, [truy cập ngày 15/8/2014]. 70 7. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, Bế tắc khi kê biên nhà thi hành án dân sự trên đất của người khác, http://baophapluat.vn/su-kien/be-tac-khi-ke-bien-nha-thihanh-an-dan-su-tren-dat-cua-nguoi-khac-182115.html, [truy cập ngày 15/8/2014]. 8. Trang thông tin Thi hành án dân sự, Bán tài sản sở hữu chung để thi hành án, http://www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists/TuThucTien/View_Detail. aspx?ItemID=1629, [truy cập ngày 15/8/2014].  Tài liệu tham khảo khác Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 71 [...]... tâm lý của người phải thi hành án, khiến cho người phải thi hành án có ý thức tự nguyện thi hành án tốt hơn 1.2.2 Đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.2.2.1 Đặc điểm của biện pháp kê biên tài sản Theo Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án; kê biên xử lý tài sản của người phải. .. xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ thì sau khi xử lý tài sản của người phải thi hành án xong thì vụ việc đó mới thực sự kết thúc trên thực tế Từ những khái niệm và cơ sở lý luận đã trình bày mà Luật Thi hành án dân sự đã bổ sung và thay đổi một số quy định để biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. .. luận Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý, xuất bản năm 2006, trang 39 3 Trang 195 Giáo trình Luật thi hành án dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội, 2010 12 1.1.4 Khái niệm biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.1.4.1 Khái niệm biện pháp kê biên tài sản Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành. .. lợi của người được thi hành án cũng như người phải thi hành án Đồng thời, góp phần thực hiện nghiêm kỷ cương, phép nước và nâng cao hơn vai trò nhiệm vụ của người thực hiện công tác thi hành án dân sự 1.2 Cơ sở lý luận và đặc điểm của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 1.2.1 Cơ sở lý luận của biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải. .. 46 Luật Thi hành án dân sự khi mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án; - Đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản hoặc hành vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kê biên là tài sản của người phải thi hành án Chỉ có tài sản mới có thể tiến hành kê biên và xử lý theo những trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định; - Người bị áp dụng thi. .. thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong những biện pháp cưỡng chế trong thi hành án dân sự nhằm hạn chế quyền định đoạt của người đang quản lý, sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản đối với tài sản đó để đảm bảo việc thi hành án Biện pháp kê biên, xử lý tài sản do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ thanh toán tiền theo bản án, quyết định của Tòa án... nhập của người phải thi hành án 6 Nguyễn Thanh Thủy – Lê Kim Dung, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 – những điều cần biết, nhà xuất bản tư pháp, xuất bản năm 2004, trang 202, 203 15 3 Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ 4 Khai thác tài sản của người phải thi hành án 5 Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ 6 Buộc người phải thi. .. mà người phải thi hành án không chịu thi hành hoặc cố tình trốn tránh huỷ hoại tài sản thì phải tiến hành cưỡng chế để bảo vệ quyền và lợi ích cho người được thi hành án và người liên quan 1.2.2.2 Đặc điểm của việc xử lý tài sản của người phải thi hành án Việc xử lý tài sản của người phải thi hành án có những đặc điểm sau đây: Một là, trình tự, thủ tục của việc xử lý tài sản của người phải thi hành. .. hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ nói riêng là một trong sáu biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự Cho nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này cũng được áp dụng theo. .. cho người dân 2.1 Quy định của pháp luật về biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế tài sản được quy định tại khoản 3 điều 71 Luật Thi hành án dân sự Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản được hiểu “là việc Chấp hành viên ghi lần lượt từng tài sản là vật, quyền sở hữu trí tuệ, các quyền tài sản của người phải thi hành án và xử lý tài sản ... niệm biện pháp kê biên, xử lý tài sản người phải thi hành án, kể tài sản người thứ ba giữ 1.1.4.1 Khái niệm biện pháp kê biên tài sản Biện pháp kê biên, xử lý tài sản người phải thi hành án, kể tài. .. ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN, KỂ CẢ TÀI SẢN ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ 17 2.1 Quy định pháp luật biện pháp kê biên tài sản người. .. biện pháp kê biên, xử lý tài sản người phải thi hành án, kể tài sản người thứ ba giữ 3.1.2 Những khó khăn thường gặp áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản người phải thi hành án, kể tài sản người

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w