1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quyền của người nghèo trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế trong pháp luật việt nam

97 465 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ----- ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2010-2014 ĐỀ TÀI QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG VIỆC TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s THẠCH HUÔN Bộ môn Luật thương mại Nguyễn Ngọc Phượng MSSV: 6077783 Lớp : Luật tư pháp Khóa : 33 CẦN THƠ 4/2014 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người ai cũng muốn có một cuộc sống khoẻ mạnh, ấm no, hạnh phúc. Nhưng trong đời người, những rủi ro bất ngờ về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật luôn có thể xảy ra, bệnh tật đã dồn con người vào những hoàn cảnh đáng lo ngại. Các chi phí khám và chữa bệnh này không được xác định trước, mang tính đột xuất, vì vậy cho dù lớn hay nhỏ đều gây khó khăn cho ngân quỹ mỗi gia đình, cá nhân, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp như người nghèo. Đồng thời, với bệnh tật cũng kéo theo sự mất mát về thu nhập do người bệnh không có sức khoẻ để làm việc. Từ đó đã đe doạ đến cơ sở kinh tế và sự tồn tại trước hết của bản thân những người lao động, sau đó đến các thành viên, những người trong gia đình người bệnh và sau đó ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội. Để khắc phục những khó khăn cũng như chủ động về tài chính khi rủi ro bất ngờ về sức khỏe xảy ra, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tự tích luỹ, bán tài sản, kêu gọi sự hỗ trợ của người thân, đi vay… Tuy nhiên, những biện pháp đó không thể áp dụng trong trường hợp rủi ro kéo dài về thời gian và lặp đi lặp lại. Khi đó, người ta phải cần đến bảo hiểm y tế. Vì thế, cuối thế kỷ XIX, Bảo hiểm Y tế ra đời nhằm giúp đỡ mọi người khi gặp rủi ro về sức khoẻ. Bảo hiểm y tế sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần (tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội của từng nước) những chi phí khám chữa bệnh "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ. Trong đó, người nghèo là một trong những đối tượng nhận được sự ưu tiên quan tâm trong xã hội về vấn đề sức khỏe khi thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế. Bởi họ là đối tượng thụ động về tài chính và khi gặp rủi ro bất ngờ về sức khỏe, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua bệnh tật đôi khi đành “ phó mặc” cho số phận. Nhờ có chính sách Bảo hiểm y tế, họ sẽ được Nhà nước hỗ trợ đảm bảo cùng chi trả những chi phí khám chữa bệnh mà đối với người nghèo đó là một khoản chi phí "khổng lồ", giúp cho người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, GVHD: Th.s Thạch Huôn 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình, từ đó góp phần bảo đảm ổn định xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, nhằm tìm hiểu những quyền lợi mà người nghèo được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Việt Nam; những hạn chế và khó khăn thách thức khi thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế để đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về những quyền lợi mà người nghèo được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, thực trạng của việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo; kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện. Qua đó, đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế đó. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu đối tượng người nghèo và quyền lợi mà người nghèo được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế trong phạm vi những quy định của pháp luật Việt Nam: Luật bảo hiểm y tế 2008, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bảo hiểm y tế đối với người nghèo. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung mà đề tài nghiên cứu đặt ra, luận văn đã sử dụng những phương pháp như: phương pháp phân tích luật viết; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lôgic; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế,.. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở dầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về “ Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế” 1.1. Quyền con người GVHD: Th.s Thạch Huôn 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 1.2. Quyền của người nghèo 1.3. Quyền được chăm sóc sức khỏe 1.4. Bảo hiểm y tế 1.5. Các chủ thể liên quan - Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế 2.1. Pháp luật Việt Nam về Bảo hiểm y tế đối với người nghèo 2.2. Thực trạng về việc tiếp cận bảo hiểm y tế của người nghèo 2.3. Hạn chế - đề nghị GVHD: Th.s Thạch Huôn 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG VIỆC TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ” 1.1. QUYỀN CON NGƯỜI 1.1.1. Khái niệm quyền con người Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, là một phạm trù đa diện liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý... Chính vì vậy, có rất nhiều định nghĩa về quyền con người, mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau, khó có thể bao quát đầy đủ các thuộc tính của nó. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo học thuyết quyền tự nhiên cho rằng: Quyền con người là những quyền cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người1. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.2 Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người. Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.3 Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc 1 http://en.wikipedia.org/wiki/Human_rights. Dẫn theo: Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về Quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 41. 3 Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 38. 2 GVHD: Th.s Thạch Huôn 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi người. Phân biệt khái niệm quyền con người với quyền công dân: Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định: Quyền con người là khái niệm có tính chất bao quát và rộng hơn quyền công dân. Quyền con người là quyền được áp dụng cho tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phân biệt quốc tịch, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay tư cách cá nhân của chủ thể, thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thể cộng đồng nhân loại. Quyền công dân là khái niệm gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác định bởi chế định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của nước đó thì mới được hưởng các quyền công dân mà pháp luật nước đó quy định. Ví dụ: theo Điều 27 Hiến pháp năm 2013 thì công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định. 1.1.2. Quyền của con người theo pháp luật quốc tế Theo pháp luật quốc tế, quyền con người được thể chế hóa trong Bộ luật quốc tế về quyền con người4 gồm: ● Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; ● Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và hai Nghị định thư bổ sung; ● Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. 4 Ủy ban soạn thảo Bộ luật quyền con người quyết định xây dựng hai văn kiện: một dưới dạng tuyên ngôn, trong đó đưa ra những nguyên tắc và chuẩn mực chung về quyền con người; một dưới dạng công ước, trong đó đề cập tới những quyền cụ thể và những giới hạn của các quyền đó. Tháng 12/1947, trong phiên họp thứ hai, Ủy ban quyền con người đã quyết định sử dụng thuật ngữ “Bộ luật quốc tế về quyền con người” để gọi một tập hợp các văn kiện đang được soạn thảo. GVHD: Th.s Thạch Huôn 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Tuyên ngôn thế giới về quyền con người được coi là “một thành tựu chung về quyền con người của tất cả các quốc gia, dân tộc”. Chúng ta luôn ghi nhớ nội dung của bản Tuyên ngôn này và sử dụng như một công cụ trong giáo dục quyền con người, để thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người và thông qua những biện pháp tiến bộ, cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế, để bảo đảm sự thừa nhận phổ biến và sự tuân thủ có hiệu quả các quyền con người của các quốc gia thành viên như cơ sở triết lý đã được vạch rõ ở điều 1: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Họ được phú cho lý trí và lương tri để đối xử với nhau trên tình anh em”. Điều này cũng khẳng định những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn là: quyền được tự do và bình đẳng là quyền cố hữu và không thể chuyển nhượng của con người; bởi con người là một thực thể có lý trí và đạo đức, khác với các loài động vật trên trái đất; vì vậy, phải được hưởng thụ các quyền và tự do tất yếu mà các động vật khác không được hưởng. Lời nói đầu của hai Công ước đều đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, liên quan đến việc thúc đẩy các quyền con người; nhắc nhở các cá nhân về trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy, tuân thủ các quyền này và thừa nhận rằng, theo Tuyên ngôn, chỉ có thể đạt được những lý tưởng cao cả của con người được tự do tận hưởng tự do về dân sự, chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn, nếu tạo được điều kiện để mỗi người có thể hưởng thụ các quyền dân sự, chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của mình. Theo đó, hai Công ước ghi nhận các quyền cụ thể cũng như vạch ra cơ chế thực thi và những điều kiện (hạn chế và giới hạn) của chúng. Đây chính là xuất phát điểm của việc soạn thảo, tham gia ký kết và thực thi các văn kiện quốc tế về quyền con người trên phạm vi toàn cầu. Có thể khẳng định rằng Bộ luật quốc tế về quyền con người thực sự đánh dấu một giai đoạn hết sức quan trọng của nhân loại – giai đoạn mà nhân phẩm và giá trị của con người được tôn trọng và bảo vệ. Hai công ước trong Bộ luật quốc tế về quyền con người đã ghi nhận các quyền cụ thể của con người cũng như vạch ra cơ chế thực thi và những điều kiện (hạn chế và giới hạn) của các quyền đó. Các quyền được liệt kê cụ thể trong hai GVHD: Th.s Thạch Huôn 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam công ước vả được hai công ước bảo hộ như các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và một trong những quyền tự nhiên thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống an toàn, trong hòa bình. Quyền sống được đề cập đầu tiên tại Điều 3 của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 (UDHR). Điều này khẳng định: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Quyền sống của con người được tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa tại Điều 6 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), theo đó: Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện (Khoản 1). Các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều này quy định các nguyên tắc cơ bản trong việc áp dụng hình phạt tử hình ở những nước còn duy trì hình phạt này, có thể tóm tắt như sau: (1) chỉ được phép áp dụng hình phạt tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện; (2) việc áp dụng hình phạt tử hình không được trái với những quy định của ICCPR và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng; (3) hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết; (4) Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin và quyền được xét ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt; (5) Không áp dụng hình phạt tử hình với người dưới 18 tuổi và không được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai; (6) Không được viện dẫn Điều 6 để trì hoãn hoặc ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước. Bên cạnh ICCPR, một số công ước quốc tế khác về quyền con người cũng đề cập đến quyền sống, trong đó bao gồm Công ước về quyền trẻ em (Điều 6 Công ước này quy định, các quốc gia thành viên thừa nhận rằng tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu là quyền sống), Công ước về ngăn chặn và trừng trị tội diệt chủng (Công ước đã dành phần lớn các điều khoản để xác định rõ các hành vi được coi là phạm tội diệt chủng và việc trừng trị đối với các hành vi xâm hại quyền sống của con người đặc biệt nghiêm trọng này), Công ước về trấn áp và trừng trị tội ác apác-thai (Điều 2 Công ước này đưa ra định nghĩa về tội ác a-pác-thai, trong đó bao gồm hành động giết các thành viên của một nhóm chủng tộc hoặc giết cả nhóm GVHD: Th.s Thạch Huôn 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam chủng tộc đó)... Ngoài những khía cạnh đã nêu cụ thể ở Điều 6 ICCPR, trong Bình luận chung số 6 thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982, Ủy ban quyền con người (HRC) đã giải thích thêm một số khía cạnh liên quan đến ý nghĩa và nội dung của quyền sống, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, quyền sống là “một quyền cơ bản của con người mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị vi phạm...”. Thứ hai, quyền sống không nên hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là sự toàn vẹn về tính mạng. Hơn thế, quyền này bao gồm cả những khía cạnh nhằm bảo đảm sự tồn tại của con người. Theo cách tiếp cận này, việc bảo đảm quyền sống còn đòi hỏi các quốc gia phải thực thi những biện pháp để làm giảm tỉ lệ chết ở trẻ em và tăng tuổi thọ bình quân của người dân, cụ thể như các biện pháp nhằm xóa bỏ tình trạng suy dinh dưỡng và các dịch bệnh... tức là bao gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động. Thứ ba, một trong các nguy cơ phổ biến đe dọa quyền sống là chiến tranh và các tội phạm nghiêm trọng như diệt chủng hay tội phạm chống nhân loại. Vì vậy, việc chống chiến tranh và các tội phạm này cũng là sự bảo đảm quyền sống. Theo cách tiếp cận đó, việc bảo đảm quyền sống trong Điều 6 có mối liên hệ với nghĩa vụ cấm các hoạt động tuyên truyền chiến tranh và kích động hận thù, bạo lực nêu ở Điều 20 ICCPR. Thứ tư, phòng chống những hành động tội phạm gây nguy hại hoặc tước đoạt tính mạng con người cũng là biện pháp hết sức quan trọng để bảo đảm quyền sống. Các quốc gia thành viên cần tiến hành các biện pháp phòng chống và trừng trị việc tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do bất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả do các lực lượng an ninh của nhà nước. Liên quan đến vấn đề này, việc bắt cóc người và đưa đi mất tích cũng bị coi là một trong những hình thức tước đoạt quyền sống, do đó, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đưa ra những biện pháp và kế hoạch hiệu quả để phòng chống và điều tra các vụ việc dạng này. Thứ năm, về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và quyền sống, mặc dù GVHD: Th.s Thạch Huôn 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam ICCPR không bắt buộc các quốc gia thành viên phải xóa bỏ hình phạt này, tuy nhiên, các quốc gia có nghĩa vụ phải hạn chế sử dụng nó, cụ thể là chỉ được áp dụng hình phạt này với “những tội ác nghiêm trọng nhất”, và việc giới hạn áp dụng hình phạt này cũng được coi là một hình thức bảo đảm quyền sống. Ngoài ra, các quốc gia thành viên mà hiện còn áp dụng hình phạt tử hình có nghĩa vụ bảo đảm những thủ tục tố tụng trong những vụ việc bị can, bị cáo bị xét xử với mức án tử hình phải được thực hiện một cách công bằng nhất, trong đó bao gồm những khía cạnh như không áp dụng hồi tố, xét xử công khai, được giả định vô tội, bảo đảm các quyền bào chữa, kháng cáo và xin ân giảm... Cũng liên quan đến quyền sống, ngoài Bình luận chung số 6, Ủy ban quyền con người (HRC) còn thông qua Bình luận chung số 14 (phiên họp lần thứ 23 năm 1984) trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của quyền sống, coi đó là cơ sở cho tất cả các quyền con người, đồng thời nhắc lại yêu cầu phải thực hiện Điều 6 của ICCPR trong mọi hoàn cảnh. Bản Khuyến nghị nhấn mạnh rằng chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân, là nguy cơ lớn nhất đe dọa quyền sống và yêu cầu các quốc gia hạn chế và chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là không thiết kế, thử nghiệm, chế tạo, tàng trữ, triển khai và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân. Theo Ủy ban quyền con người (HRC), việc thiết kế, thử nghiệm, chế tạo, tàng trữ, triển khai và sử dụng các loại vũ khí hạt nhân cần phải coi là phạm tội ác chống nhân loại. 1.1.3. Quyền của con người theo Hiến định Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"5. Có thể thấy rằng, tư tưởng xuyên suốt của Tuyên ngôn độc lập là tư tưởng về con người, quyền con người và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền dân tộc chính đáng. 5 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia. GVHD: Th.s Thạch Huôn 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Ngày 3-9-1945, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”6. Ngày 9-11-1946, Quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Hiến pháp này đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo đảm các quyền và tự do của công dân, trong đó khẳng định tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và mọi công dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai… đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, trước tòa án cũng như trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Sau Hiến pháp năm 1946, trong các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992, vấn đề quyền con người ở Việt Nam không ngừng được bổ sung, mở rộng và phát triển. Các bản Hiến pháp đều khẳng định: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, trong đó nhân dân sử dụng quyền lực gián tiếp thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân. Đó là các cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mặt khác, nhân dân sử dụng quyền lực trực tiếp như tham gia bầu cử, chất vấn các đại biểu cơ quan dân cử, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước… Đại hội VI của Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới tư duy về lý luận, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị. Đổi mới về kinh tế đã đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy được nhân tố con người, gắn quyền con người với điều kiện kinh tế - xã hội, tôn trọng và thúc đẩy quyền con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Văn kiện Đại hội VI khẳng định: “Cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định”7. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), khái niệm “quyền con người” được đề cập, 6 Sđd, t.4, tr.8 7 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, H.1987, tr.112 GVHD: Th.s Thạch Huôn 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam đó là: “Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”8. Qua các kỳ đại hội, tư duy và nhận thức về quyền con người ngày càng được đổi mới, hoàn thiện hơn. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiến thêm một bước cơ bản trong bảo vệ quyền con người với sự khẳng định: “Phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân và các điều kiện để mọi người được phát triển toàn diện”9. Trong Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12 tháng 7 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và cũng là thành quả của cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại.” 10 Quyền được sống là quyền tất yếu, vốn có của quyền con người; là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam dưới những góc độ khác nhau, trước hết được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 - đạo luật gốc và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật quan trọng. Hiến pháp 1992 đã đánh dấu bước phát triển mới trong việc khẳng định, mở rộng và diễn đạt sâu sắc hơn nội dung một số quyền con người, quyền công dân. Với nguyên tắc hiến định“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”11, Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung những quyền mới vào tập hợp các quyền công dân, như quyền được tham gia quản lý nhà nước và xã hội, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất và các tài sản khác… Khái niệm “quyền con người” được nêu ra và ghi nhận 8 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Nxb. Sự thật, H.1991, tr.19 9 Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr.100 10 Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta”. 11 Hiến pháp Việt Nam (1946, 1959, 1980, 1992), Nxb CTQG, H.1995, tr.137 GVHD: Th.s Thạch Huôn 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam thành một điều khoản riêng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”12. Quyền con người là một giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh của nhân loại. Xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều được thụ hưởng quyền con người là mục tiêu của cuộc cách mạng do các chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh đánh đuổi các thế lực xâm lăng, giành độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, quyền con người của người Việt Nam ngày càng được bảo đảm. Đảng ta luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, phát huy nhân tố con người trong công cuộc đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. 1.2.QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO 1.2.1. Khái niệm về người nghèo Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Nghèo là một tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thiếu do bị thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu những nhu cầu cơ bản hàng ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc bất trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo lãnh thổ và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (tháng 9/1993) đã đưa ra định nghĩa như sau: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. 12 Sđd, tr.153 GVHD: Th.s Thạch Huôn 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bản thân khái niệm nghèo đói nó cũng bao hàm mức độ nghèo khác nhau, vì trong các nhóm dân cư có người thuộc nhóm nghèo nhưng chưa phải nghèo nhất trong xã hội mà bị rơi vào tình trạng đói kém, do đó, với cách tiếp cận khác nhau về tình trạng thiếu thốn sẽ phân biệt ngưỡng nghèo khác nhau. Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty) và nghèo đói tương đối (Relative Poverty): ● Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong cảnh thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." ● Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó. GVHD: Th.s Thạch Huôn 13 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Nhiều nước trên thế giới ấn định ngưỡng nghèo thành một điều luật. Ở các nước phát triển ngưỡng nghèo cao hơn đáng kể so với các nước đang phát triển; hầu như mọi xã hội đều có các công dân đang sống nghèo khổ. Để đánh giá sự nghèo đói, các nước trên thế giới thường sử dụng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người (GDP). Nhưng do hiện nay giữa các nước với nhau có sự phân cách về giàu nghèo và nhất là đối với các nước phát triển thì sự phân cách về giàu nghèo càng rõ rệt. Do vậy, mà chỉ đánh giá nghèo đói qua chỉ tiêu GDP thì chưa đủ và từ đó ODC (Tổ chức hội đồng phát triển hải ngoại) đã đưa ra chỉ số PQLI (chỉ số chất lượng cuộc sống) để đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu cơ bản sau: tuổi thọ, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỉ lệ xóa mù chữ. Các quốc gia khác nhau sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá mức độ giàu nghèo. Nước Mỹ áp dụng mức chuẩn từ những năm 60 của thế kỷ trước, cụ thể, thu nhập 18.600 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với các gia đình có bốn người (gồm bố mẹ và hai con), và thu nhập 9.573 đô la/năm là ngưỡng nghèo đối với người độc thân trong độ tuổi lao động. Theo chuẩn này thì năm 1993 nước Mỹ có 15,1% dân số nghèo khổ, năm 2000 tỷ lệ đó giảm xuống còn 11,3%, nhưng tới năm 2003 thì tỷ lệ người nghèo của nước Mỹ tăng lên 12,5% (tức là khoảng 35,9 triệu người dân Mỹ sống trong tình trạng nghèo đói).13 Ma-lai-xi-a sử dụng tiêu chuẩn 9.910 ca-lo một ngày tính trên một gia đình có hai người lớn và ba trẻ em để làm ngưỡng nghèo. Ấn Độ áp dụng ngưỡng nghèo với chuẩn mực tiêu thụ bình quân đầu người hàng ngày 2.400 ca-lo đối với vùng nông thôn và 2.100 ca-lo đối với vùng đô thị. Phi-lip-pin lại lấy ngưỡng nghèo ở mức 2.000 ca-lo; Xri Lan-ca: 2.500 ca-lo; một số quốc gia khác lại sử dụng ngưỡng nghèo là tiêu thụ một ngày 2.100 ca-lo một người, như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,... Ngay trong một quốc gia mà người ta cũng sử dụng các tiêu chuẩn nghèo khác nhau, ví dụ ở Xri Lan-ca, các nhà nghiên cứu không phải lúc nào cũng lấy 2.500 ca-lo làm ngưỡng nghèo.14 13 Thông tin khoa học thống kê- Số 1/2006, tr 26 14 Thông tin khoa học thống kê- Số 1/2006, tr26 GVHD: Th.s Thạch Huôn 14 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng ấy, vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất về tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia. Năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra ngưỡng nghèo mới làm căn cứ xác định mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho giai đoạn 2001 - 2005. Ngưỡng nghèo đó được ấn định cho từng khu vực: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng; thành thị: 150.000 đồng. Tiêu chuẩn được Tổng cục Thống kê sử dụng trong các cuộc điều tra mức sống dân cư là mức tiêu thụ 2.100 ca-lo/ngày/người giống như một số quốc gia khu vực. Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development Index-GDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty Index-HPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.15 Tại Việt Nam ngưỡng nghèo được đánh giá thông qua chuẩn nghèo, dựa trên các tính toán của các cơ quan chức năng như Tổng cục Thống kê hay Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA). Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm hai mức: 15 UNDP kêu gọi thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng và công bằng nhằm tấn công các điểm nghèo đói tại Việt Nam GVHD: Th.s Thạch Huôn 15 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam ● Nghèo lương thực thực phẩm: tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm; ● Nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại. Theo cách xác định trên, năm 1998 chuẩn nghèo lương thực thực phẩm của Việt Nam bằng 107.234 VND/tháng; chuẩn nghèo chung bằng 149.156 VND/tháng 16 . Năm 2006 các mức chuẩn này đã được xác định lại để đánh giá chính xác ngưỡng nghèo cho các thời điểm, các mức chuẩn cần hiệu chỉnh lại theo chỉ số giá tiêu dùng. Chuẩn nghèo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn đồng bằng, thành thị). Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực 16 Một số vấn đề KT-XH Việt Nam Thời kỳ đổi mới / Chủ biên GS-TS Nguyễn Văn Thương. ST- Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2004. – 680 р. GVHD: Th.s Thạch Huôn 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồng/tháng hoặc 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USD/năm của quốc tế). Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế.17 Theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm 2010, tiêu chí hộ nghèo khu vực nông thôn được quy định: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400 ngàn đồng/người/tháng trở xuống; khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đến 650.000 đồng/người/tháng (Quyết định 09/2011/QĐ-TTg). Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. 1.2.2. Quyền của người nghèo Quyền con người có tính phổ biến, được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, độ tuổi, thành phần xuất thân, không phân biệt giàu nghèo... Theo Điều 1 của Hiến chương thì một trong bốn mục đích hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc là: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo, và trong việc thúc đẩy và 17 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o GVHD: Th.s Thạch Huôn 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”. Một số điều khoản khác của Hiến chương cũng đề cập đến việc thúc đẩy nhân quyền. Thông qua Hiến chương, lần đầu tiên quyền con người được thừa nhận như một giá trị phổ biến của nhân loại trên phạm vi toàn thế giới và việc tôn trọng quyền con người là trách nhiệm chung của cộng đồng các quốc gia. Trên cơ sở các hoạt động của Liên hợp quốc, Bộ luật Nhân quyền quốc tế đã ra đời. Bộ luật Nhân quyền quốc tế là tên gọi chung cho bộ ba văn kiện nhân quyền quốc tế do Liên hợp quốc soạn bao gồm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1966. Hai công ước chính đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1966 và được nhiều nước tham gia. Đây là văn kiện đề cập một cách toàn diện, cơ bản về quyền con người. Bộ luật Nhân quyền quốc tế có vị trí vô cùng quan trọng, là nền tảng của luật pháp quốc tế về quyền con người. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948. Trong lời nói đầu, tuyên ngôn đã thực sự đề cao tầm quan trọng của nhân quyền đối với sự sống còn của loài người: “việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”. Tuyên ngôn bao gồm 30 điều, lần đầu tiên liệt kê một cách toàn diện những quyền của con người trong tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa. Và các quyền của con người trong tất cả các phương diện chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa ngay trong lời nói đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 các quyền đó là bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại; tất cả mọi người đều bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân, không phân biệt giàu hay nghèo. Theo quy định cùa Tuyên ngôn thế giới về quyền GVHD: Th.s Thạch Huôn 18 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam con người 1948, mọi người đều có những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm, do đó người nghèo cũng như những người thuộc các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội đều được “… thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng” Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (tiếng Anh: International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights, viết tắt: ICESCR) là một công ước quốc tế được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16 tháng 12 năm 1966, có hiệu lực từ ngày 03 tháng 01 năm 1976. Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa là một phần của Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, cùng với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (gồm hai Nghị định thư tùy chọn thứ nhất và thứ hai)18. Các quốc gia tham gia Công ước phải cam kết trao các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cá nhân, bao gồm quyền chăm sóc sức khỏe, quyền giáo dục, và quyền được đảm bảo mức sống phù hợp. Mở đầu Công ước là lời khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bình trên thế giới. Do vậy, các quốc gia hội viên có trách nhiệm công nhận các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi cá nhân, cụ thể như sau: từ Điều 2 đến điều 5 là các quy định nhằm thiết lập các nguyên tắc hiện thực hóa các quyền được Công ước bảo hộ. Nó quy định các quyền đó được công nhận mà không có sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, không phân biệt giàu nghèo, thành phần xuất thân hoặc các thân trạng khác.19 Một quốc gia chỉ có thể đặt ra những hạn chế bằng các quy định pháp luật trong chừng mực những hạn chế ấy không trái với bản chất của các quyền nói trên và hoàn toàn vì mục đích "thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ"20. 18 “Fact Sheet No.2 (Rev.1), Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế” (bằng tiếng Anh). Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tháng 06 năm 1996. Bản gốc lưu trữ 13 tháng 03, 2008. Truy cập 21 tháng 12, 2010. 19 Công ước, Điều 2.2 20 Công ước, Điều 4 GVHD: Th.s Thạch Huôn 19 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Và từ điều 6-15 liệt kê cụ thể các quyền được Công ước bảo hộ, cụ thể là: Quyền được thụ hưởng mức sống phù hợp, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, ở và được "không ngừng cải thiện đời sống" (Điều 11); Quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể" (Điều 12). Theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948, mọi người đều có những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm, vì vậy người nghèo cũng có được những quyền mà Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 bảo hộ trong đó có quyền được thụ hưởng mức sống phù hợp, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Tất cả các quyền con người đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc thực hiện tốt quyền này sẽ là tiền đề để thực hiện quyền kia. Ngược lại, khi có một quyền bị xâm phạm thì sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác. Ví dụ: nếu một người đặc biệt là người nghèo không có được sự chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất thì họ sẽ không có cuộc sống an toàn, không có một mức sống đảm bảo cho sự sống còn của cá nhân và ngược lại. Bên cạnh quyền sống, quyền tự do thì quyền được sống an toàn cũng là một quyền hết sức quan trọng của con người. Ngoài những nội dung đã được nêu cụ thể, một số khía cạnh khác liên quan đến nội dung Điều 7 của ICCPR đã được Hội đồng quyền con người Liên hợp quốc phân tích, làm rõ, đầu tiên là trong Bình luận chung số 7 (thông qua tại phiên họp lần thứ 16 năm 1982) và sau đó được sửa đổi, bổ sung trong Bình luật chung số 20 (thông qua tại phiên họp lần thứ 44 năm 1992) trong đó ghi nhận mục đích của Điều 7 ICCPR là để bảo vệ cả phẩm giá và sự bất khả xâm phạm về thể chất và tinh thần của các cá nhân (đoạn 1 Bình luận chung số 20). Cùng với mạng sống, sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người. Sức khỏe có vai trò quan trọng không chỉ đối với mỗi người, mỗi gia đình nói riêng mà còn đối với toàn xã hội, đất nước nói chung. Mỗi công dân khỏe mạnh, phát triển tốt thì quốc gia mới vững mạnh, do đó, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Một trong các khía cạnh của quyền sống được Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 đó là quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng GVHD: Th.s Thạch Huôn 20 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”, nói cách khác là được bảo đảm các điều kiện tồn tại của con người đặc biệt là đối với những người nghèo có cuộc sống khó khăn, pháp luật Việt Nam đã xác lập các chế định về vấn đề này khá toàn diện và ngày càng được hoàn thiện. Dựa trên tinh thần và quy định của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị 1966 và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa 1966 mà Việt Nam là thành viên được ghi nhận trong Hiến pháp đã khẳng định, tuyên bố nhiều quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa quan trọng của con người và Các đạo luật như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Người cao tuổi; Luật Người khuyết tật; Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình... là những điển hình về nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này. Đặc biệt, đối với người nghèo, Việt Nam rất quan tâm chú trọng đến việc ưu tiên thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo và chế độ chăm sóc sức khỏe đảm bảo quyền được thụ hưởng mức sống phù hợp, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể” của người nghèo. Năm 1945, trong tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sung sướng và quyền tự do. Do đó, người nghèo cũng có quyền được được sống quyền mưu cầu hạnh phúc, chứ không phải chỉ người giàu mới được hưởng những quyền đó còn người nghèo thì không, người nghèo và người giàu đều có quyền như nhau, đều bình đẳng như nhau về mọi mặt. Kế thừa Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 dành một chương để quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. GVHD: Th.s Thạch Huôn 21 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Trong đó khẳng định: “Mọi người bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16); “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19); “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo nào...” (Đ24); “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ” (Điều 20); “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân” (Điều 58 ). Từ “ mọi người” trong quy định của Hiến pháp có nghĩa là chỉ tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp trong từ mọi người cũng bao gồm cả người nghèo cũng được hưởng các quyền như nhau trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, được hưởng một chế độ chăm sóc sức khỏe như những tầng lớp khác trong xã hội và được Nhà nước có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo vươn lên trong cuộc sống bởi khi họ có sức khỏe họ sẽ có khả năng lao động đem lại thu nhập cho gia đình, ổn định cuộc sống. Ghi nhận của Hiến pháp được tái khẳng định ở Điều 32 Bộ luật Dân sự, trong đó nêu rằng: “ Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe, thân thể”. Ngoài việc ghi nhận trong Bộ luật Dân sự về quyền được bảo đảm về sức khỏe của mỗi cá nhân dưới góc độ quyền nhân thân, để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, cũng như xây dựng một hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm lo sức khỏe của nhân dân, trong đó phải kể đến Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25/02/2005 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.21 21 “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GVHD: Th.s Thạch Huôn 22 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bên cạnh việc có quyền như nhau, bình đẳng với các tầng lớp khác trong xã hộ, người nghèo còn được hưởng các quyền lợi và chính sách ưu đãi khác của nhà nước nhằm góp phần giúp họ vươn lên trong cuộc sống thoát khỏi nghèo đói như như bảo hiểm y tế, được hỗ trợ 100%, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về tiền điện, xóa mù chữ cho người nghèo; chương trình quốc gia hỗ trợ giảm nghèo và phát triển xã hội, trong đó tập trung vào 5 nhóm chính sách: Tín dụng, phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế. Nhờ đó, người nghèo được tiếp cận với các nguồn lực (vốn, đất sản xuất, công nghệ, thị trường) và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch, trợ giúp pháp lý); chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2012. ví dụ: chính sách trợ giúp pháp lý là chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện truyền thống đạo lý của dân tộc, trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với người nghèo được hưởng chính sách ưu đãi về trợ giúp pháp lý, góp phần xóa đói giảm nghèo về pháp luật, giúp người dân an tâm lao động, công tác, ổn định kinh tế. 1.3. QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE 1.3.1 Khái niệm Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi con người chúng ta và được coi là giá trị chung của nhân loại. Khái niệm sức khỏe trong đời sống hằng ngày được hiểu: sức khỏe là không ốm đau, bệnh tật; người có sức khỏe là người có cơ thể cường tráng, hoạt động bình thường, có khả năng lao động, làm việc và hoạt động đạt năng suất cao. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào. Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới thì: sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay không bị thương tật. Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ "toàn diện", nên đây vẫn là vấn đề còn kéo dài. Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thõa mãn các nhu cầu cá nhân. Các hệ thống phân loại như Phân loại quốc tế về GVHD: Th.s Thạch Huôn 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Kuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe. Theo quan niệm của Bác Hồ sức khỏe là gồm có sự thoải mái cả về thể xác lẫn tâm hồn. Ðiều đáng chú ý, Người phát biểu quan niệm này từ năm 1946 và tới năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới mới đưa ra định nghĩa về sức khỏe. Người định nghĩa: "Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thế là sức khỏe" Theo tác giả Hoàng Đình Cầu trong cuốn “ Quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu”, NXB Y học Hà Nội năm 1995 : chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi giải trí,…) để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về vật chất, tinh thần của mỗi thành viện trong xã hội. 1.3.2.Quyền được chăm sóc sức khỏe Quyền được chăm sóc sức khỏe nằm trong nội hàm của quyền được có mức sống thích đáng nêu ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), theo đó, "mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo dảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết... Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt." Quy định của Điều 25 UDHR sau đó được cụ thể hóa trong các Điều 7, 11, 12 ICESCR; Điều 10, 12, 14 CEDAW, Điều 24 CRC, Điều 5 Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Tuyên bố Viên và Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993. Ngoài ra, quyền được chăm sóc sức khỏe còn được ghi nhận trong một số văn kiện khu vực về quyền con người, chẳng hạn như Hiến chương xã hội châu Âu năm 1961 sửa đổi (Điều 11), Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981 (Điều 16), Nghị định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 (Điều 10)… Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều này, mọi người có quyền GVHD: Th.s Thạch Huôn 24 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu. Liên quan đến Điều 12 ICESCR, Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chi tiết về quyền này trong Bình luận chung số 14 thông qua tại phiên họp lần thứ 22 năm 2002 của Ủy ban, có thể tóm tắt những điểm quan trọng như sau: Thứ nhất, chăm sóc sức khoẻ là một quyền con người cơ bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn chăm súc sức khoẻ cao nhất có thể đạt được để sống một cuộc sống có nhân phẩm. Hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khoẻ có thể được thực hiện thông qua nhiều cách tiếp cận bổ trợ nhau, chẳng hạn như xây dựng chính sách y tế, hoặc thực hiện các chương trình y tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai, hoặc ban hành những văn bản pháp luật cụ thể. Thứ hai, quyền được chăm sóc sức khoẻ liên quan mật thiết với và phụ thuộc vào việc hiện thực hoá các quyền con người khác, bao gồm các quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, nhân phẩm, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ. Thứ ba, Điều 12 ICESCR không bao gồm định nghĩa về sức khoẻ, tuy nhiên có thể liên hệ đến định nghĩa được nêu trong lời nói đầu của Điều lệ của WHO, theo đó sức khoẻ được xác định là “trạng thái thỏa mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần tuý là không có bệnh tật hay không ổn định”. GVHD: Th.s Thạch Huôn 25 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Thứ tư, quyền được chăm sóc sức khoẻ không chỉ được hiểu như là một quyền được khoẻ mạnh mà bao gồm các tự do và quyền khác, ví dụ như tự do trong việc làm chủ về sức khoẻ và thân thể, kể cả về tình dục và sinh sản, tự do không bị can thiệp, chẳng hạn không bị tra tấn, điều trị và thí nghiệm y tế mà không được sự đồng ý; quyền bình đẳng về cơ hội trong việc chăm sóc sức khỏe... Thứ năm, thuật ngữ “tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể đạt được” trong Điều 12 đề cập đến những tiền đề sinh học và kinh tế-xã hội của từng cá nhân và nguồn lực sẵn có của một quốc gia thành viên. Có rất nhiều khía cạnh không thể được giải quyết chỉ trong phạm vi mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân. Chỉ riêng các nhà nước không thể bảo đảm sức khoẻ tốt cho mọi công dân, cũng như không thể loại trừ mọi nguy cơ với sức khoẻ của mọi công dân. Những yếu tố như gien di truyền, tính nhạy cảm của cá nhân với tình hình sức khoẻ của bản thân, lối sống và điều kiện sống đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi cá nhân. Vì vậy, quyền được chăm sóc sức khoẻ được hiểu là quyền được thụ hưởng những cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết để đạt được tiêu chuẩn sức khoẻ cao nhất có thể. Thứ sáu, quyền được chăm sóc sức khoẻ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản là: (a) Khả năng sẵn có về cơ sở chăm sóc sức khoẻ và y tế công, các loại hàng hoá và dịch vụ, cũng như các chương trình chăm sóc sức khỏe của quốc gia thành viên, (b) Khả năng có thể tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hoá và dịch vụ y tế . Thứ bảy, quyền được chăm sóc sức khoẻ, giống như tất cả các quyền con người khác, đặt ra ba cấp độ nghĩa vụ đối với các quốc gia thành viên: các nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực hiện. Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả mọi người, kể cả các tù nhân hoặc người bị giam giữ, người thiểu số, người xin tỵ nạn và người nhập cư bất hợp pháp, việc tiếp cận bình đẳng của dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau; không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của quốc gia và không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của phụ nữ. Hơn GVHD: Th.s Thạch Huôn 26 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam nữa, các nghĩa vụ tôn trọng bao gồm cả nghĩa vụ của quốc gia không được cấm hoặc ngăn cản việc sử dụng phương pháp chăm sóc dự phòng, tập quán và thuốc chữa trị truyền thống, không cho phép bán ra thị trường những loại thuốc không an toàn và áp dụng những biện pháp điều trị y tế cưỡng bức, trừ khi đó là cần thiết để điều trị bệnh tâm thần hoặc để phòng chống và kiểm soát các loại bệnh có thể truyền nhiễm…Ngoài ra, các quốc gia không được hạn chế việc tiếp cận các biện pháp tránh thai và các biện pháp khác để giữ sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, không kiểm duyệt, kìm giữ hoặc cố tình giải thích sai thông tin liên quan đến sức khoẻ, kể cả thông tin và giáo dục tình dục, cũng như ngăn cản người dân tham gia vào những vấn đề liên quan đến sức khoẻ. Các quốc gia cũng không được làm ô nhiễm không khí, nước và đất... một cách không hợp pháp. Ví dụ: qua chất thải công nghiệp từ các cơ sở quốc hữu, sử dụng hoặc thử nghiệm các loại vũ khí hạt nhân, sinh học hoặc hoá học nếu việc thử nghiệm đó dẫn đến việc thải ra các chất có hại cho sức khoẻ con người, và không hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ y tế như một biện pháp trừng phạt. Nghĩa vụ bảo vệ yêu cầu các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và liên quan đến sức khoẻ do bên thứ ba cung cấp; đảm bảo rằng tư nhân hoá ngành y tế không cấu thành mối đe dọa đến khả năng sẵn có, có thể tiếp cận, có thể chấp nhận và chất lượng của các cơ sở, hàng hoá và dịch vụ y tế; kiểm soát hoạt động tiếp thị thiết bị y tế và thuốc của bên thứ ba; và, đảm bảo rằng những người hành nghề y và các nhà chuyên môn khác về sức khoẻ đáp ứng những tiêu chuẩn phù hợp về giáo dục, kỹ năng và hành vi đạo đức. Các quốc gia cũng có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng các tập tục truyền thống hoặc xã hội không can thiệp vào việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc tiền và hậu sản và kế hoạch hoá gia đình; không cho bên thứ ba ép buộc phụ nữ phải sử dụng những tập tục truyền thống, ví dụ, cắt bộ phận sinh dục nữ; và, thực hiện các biện pháp để bảo vệ các nhóm có nguy cơ dễ gặp rủi ro hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, vị thành niên và người cao tuổi, trước những biểu hiện của bạo lực dựa trên giới. Các GVHD: Th.s Thạch Huôn 27 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam quốc gia cũng cần đảm bảo rằng bên thứ ba không được hạn chế người dân tiếp cận thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khoẻ. Nghĩa vụ thực hiện yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ. Các quốc gia phải đảm bảo việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm cả các chương trình tiêm chủng chống các bệnh truyền nhiễm cơ bản, và đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khoẻ cho tất cả mọi người, chẳng hạn như lương thực an toàn đủ dinh dưỡng và nước uống sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, điều kiện sống và nhà ở đầy đủ. Cơ sở hạ tầng y tế công cần đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả kỹ năng làm mẹ an toàn, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Các quốc gia cũng phải đảm bảo đào tạo thích hợp đội ngũ bác sỹ và cán bộ y tế khác, cung cấp đủ số bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, thúc đẩy và hỗ trợ thiết lập các viện nghiên cứu và dịch vụ y tế phân bố đều trên toàn quốc. Ngoài ra, trách nhiệm còn bao gồm việc xây dựng hệ thống bảo hiểm y tế tư nhân và nhà nước có thể đáp ứng được mọi đối tượng, thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục y tế cũng như là tuyên truyền thông tin, đặc biệt là về HIV/AIDS, sức khoẻ sinh sản và giới tính, thói quen truyền thống, bạo lực gia đình, lạm dụng rượu và thuốc lá, thuốc gây nghiện và các chất có hại khác… Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, đặc biệt là đối với người nghèo bởi khi có sức khỏe họ mới có khả năng tham gia lao động sản xuất tạo ra thu nhập ổn định cuộc sống, đây là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Theo pháp luật Việt Nam tại điều 38 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng. GVHD: Th.s Thạch Huôn 28 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Theo điều 1 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định: “Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế” bên cạnh đó công dân củng có nghĩa vụ: “Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người”. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật”. Xác định mục tiêu định hướng đến năm 2030 “hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể GVHD: Th.s Thạch Huôn 29 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.4. BẢO HIỂM Y TẾ 1.4.1. Khái niệm Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng... Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật,nghiệp vụ...): + Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. + Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. + Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các GVHD: Th.s Thạch Huôn 30 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được. Các định nghĩa trên thường thiên về một góc độ nghiên cứu nào đó (hoặc thiên về xã hội, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp…). Theo các chuyên gia Pháp, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể phát biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Bản chất của bảo hiểm đó là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông (the law of large numbers). Bảo hiểm có nhiều hình thức trong đó có bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau. Khái niệm Bảo hiểm y tế, theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội để chăm lo sức khỏe, khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân".22 Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận Bảo hiểm y tế là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình 22 Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995. GVHD: Th.s Thạch Huôn 31 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật. Theo khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm y tế do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008 “ Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật”.23 Về cơ bản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do Nhà nước đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà không phải trực tiếp trả chi phí khám chữa bệnh. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn; là quá trình phân phối quỹ bảo hiểm y tế gắn chặt với chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với mục đích tạo lập và sử dụng quỹ. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng; Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra; Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít. Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của người được bảo hiểm (rủi ro ốm đau, bệnh tật,...). 1.4.2. Quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế cùng với bảo hiểm xã hội là một trong hai chính sách xã hội quan trọng, cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, ngay từ năm 1992, Điều 39, Hiến pháp nước ta đã quy định “Thực hiện Bảo hiểm y tế tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc 23 Điều 2 khoản 1 Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008. GVHD: Th.s Thạch Huôn 32 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam sức khỏe”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế. Chính sách Bảo hiểm y tế của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992. Ngày 15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế kèm theo Nghị định 299/HĐBT. Từ khi ra đời Điều lệ Bảo hiểm y tế đầu tiên, nhiều nghị định và các thông tư hướng dẫn mới đã được ban hành nhằm điều chỉnh, sửa đổi chính sách Bảo hiểm y tế, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc phát triển Bảo hiểm y tế. Chính sách Bảo hiểm y tế của nước ta đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung thông qua 3 Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 47/CP, Nghị định số 58/1998/NĐCP, Nghị định số 63/2005/NĐ-CP). Các văn bản sửa đổi, bổ sung trên đã làm cho chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng phù hợp với sự phát triển KT - XH trong từng thời kỳ của đất nước. Bảo hiểm y tế là một nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) của Đảng đều nhất quán chủ trương “Tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân” và định hướng phải có lộ trình thực hiện phù hợp, hiệu quả. Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, lộ trình thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân đã được quy định trong Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 14/11/2008. Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt 80% dân số tham gia Bảo hiểm y tế đã được xác định bởi Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường lãnh đạo công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 20122020. Theo đó, Đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là: “Tăng GVHD: Th.s Thạch Huôn 33 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế, tiếp tục duy trì các nhóm đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế đạt 100%, mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2015 trên 70% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia Bảo hiểm y tế”. Mục tiêu của Đề án là mở rộng phạm vi bao phủ của Bảo hiểm y tế tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững. Đây được xem là sự cam kết chính trị mạnh mẽ trong việc hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần mức đóng Bảo hiểm y tế đối với người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trở xuống, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Đây cũng là chính sách bảo đảm an sinh xã hội và là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 8/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo, bao gồm các ưu đãi về Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân Giao Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu sau đây: Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế và đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế; Đến năm 2020, hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; Trước năm 2018, hoàn thiện việc quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả phù hợp với mức đóng và điều kiện kinh tế - xã hội, thực hiện các biện pháp để bảo đảm thuốc chữa bệnh có chất lượng và giá phù hợp, khắc phục tình trạng chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa các địa phương, triển khai GVHD: Th.s Thạch Huôn 34 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam mở rộng mô hình bác sỹ gia đình tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cải tiến quy định về chuyển tuyến phù hợp với tình trạng bệnh tật; Trước năm 2018, hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; Chấn chỉnh, nâng cao y đức và chất lượng khám, chữa bệnh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về khám, chữa bệnh và bảo hiểm y tế, tăng cường năng lực quản lý nhà nước và giám định bảo hiểm y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy thực hiện bảo hiểm y tế; Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; Định kỳ 2 năm một lần báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này. Đến nay, Chính phủ, Bộ Y tế và bộ ngành liên quan đã hướng dẫn thi hành 15 điều tại 2 nghị định của Chính phủ, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 14 thông tư. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành 06 quyết định và khoảng 150 văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đã ban hành các văn bản hướng dẫn để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương. Về cơ bản, nội dung các văn bản này phù hợp với pháp luật, được triển khai tương đối kịp thời, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa ban hành Hướng dẫn về khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả; chưa hướng dẫn danh mục một số bệnh cần chữa trị dài ngày và sửa đổi quy định về xác định dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn được Bảo hiểm y tế chi trả; chưa xác định tiêu chí hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình làm cơ sở để Nhà nước hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế; còn vướng mắc trong các vấn đề thanh toán đối với người bị tai nạn giao thông, hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, phân hạng bệnh viện tư nhân, phân công trách nhiệm trong tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế. GVHD: Th.s Thạch Huôn 35 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 1.5. CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN ● Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế - Chính phủ Chính phủ Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việt Nam, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế bảo đảm cho thực hiện chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế được nhất quán từ trung ương đến địa phương, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế vả đảm bảo ổn định chính trị- xã hội. - Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Với chức năng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan trong việc: xây dựng chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng hợp phát triển bảo hiểm y tế; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại tố cáo về bảo hiểm y tế. - Bộ Tài chính: là cơ quan của chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp và hoạt động dịch vụ tài chính (gọi chung là lĩnh vực tài chính - ngân sách), hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập và giá cả; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Bộ tài chính với chức năng quản lý nhà nước về tài chinh cần phải phối hợp với Bộ Y GVHD: Th.s Thạch Huôn 36 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế; đồng thời,thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế. - Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế: Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế. Ngoài việc thực hiện trách nhiệm, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Bảo hiểm y tế. ● Người tham gia bảo hiểm y tế Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, có quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo hiểm y tế; được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế; yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện có những sai phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.24 Bện cạnh những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo sự công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau, tránh trường hợp có người không tham gia bảo hiểm nhưng vẫn được hưởng những chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật ngoài ra người tham gia bảo hiểm y tế phải chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm 24 Điều 36 Luật Bảo hiểm y tế 2008 GVHD: Th.s Thạch Huôn 37 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.25 ● Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế; có quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện có nhưng sai phạm hoặc có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.26 Bên cạnh quyền hạn, tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế có trách nhiệm: lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế; đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn; giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao động hoặc đại diện của người lao động; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.27 ● Tổ chức bảo hiểm y tế Tổ chức bảo hiểm y tế có quyền yêu cầu người sử dụng lao động, đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm của họ về việc thực hiện bảo hiểm y tế; Kiểm tra, giám định việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này; Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định bảo hiểm y tế; từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế hoặc không đúng với nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; kiến nghị với cơ quan nhà nước có 25 Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 Điều 38 Luật Bảo hiểm y tế 2008 27 Điều 39 Luật Bảo hiểm y tế 2008 26 GVHD: Th.s Thạch Huôn 38 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.28 Nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách, chế độ bảo hiểm y tế tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế một cách hiệu quả. Ngoài ra, tổ chức bảo hiểm y tế còn có nhiệm vụ ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.29 ● Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế. Do là cơ sở y tế có ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm y tế nên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế; được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.30 Bên cạnh quyền hạn của mình, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cũng phải có trách nhiệm đối với người tham gia bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức bảo hiểm y tế: “Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm chất lượng với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế; cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi 28 Điều 40 Luật Bảo hiểm y tế 2008 29 Điều 41 Luật Bảo hiểm y tế 2008 30 Điều 42 Luật Bảo hiểm y tế 2008 GVHD: Th.s Thạch Huôn 39 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm tra, phát hiện và thông báo cho tổ chức bảo hiểm y tế những trường hợp vi phạm về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; quản lý và sử dụng kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.31 ● Tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động Tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được lập ra với chức năng, nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Tổ chức đại diện người lao động với nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguoi lao động có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế của người lao động.32 Tổ chức đại diện người sử dụng lao động - đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.33 Tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ngoài việc vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động cần phài tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người lao động, người sử dụng lao động; tham gia xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế; tham gia giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế.34 31 Điều 43 Luật Bảo hiểm y tế 2008 32 Điều 44 Luật Bảo hiểm y tế 2008 33 Điều 44 Luật Bảo hiểm y tế 2008 34 Điều 45 Luật Bảo hiểm y tế 2008 GVHD: Th.s Thạch Huôn 40 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG VIỆC TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ 2.1. Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế đối với người nghèo * Quyền của người nghèo trong việc đăng ký cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế; trong đó, để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả. Đặc biệt, đối với người nghèo chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu là rất cần thiết giúp họ có cơ hội khám, chữa bệnh và tiếp cận các dịch vụ y tế tốt nhất. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là một phần rất quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của từng gia đình và của toàn xã hội. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ với giá thành mà họ chấp nhận được nhằm đạt được sức khỏe cao nhất. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. GVHD: Th.s Thạch Huôn 41 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Phấn đấu cung cấp đủ thuốc phòng bệnh và các thuốc chữa bệnh thông thường cho người dân ở tuyến y tế cơ sở. Ngoài các thuốc tây y, các cây thuốc nam cũng được ưu tiên trồng để điều trị cho người dân khi người dân có nhu cầu; ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, những người nghèo khó. Đây là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, giúp cho họ biết sử dụng những cây thuốc có sẵn tại địa phương vừa rẻ tiền và vừa tiện lợi. Cung cấp tại chỗ các thuốc thiết yếu, đảm bảo cho người dân được chữa trị những bệnh thông thường giúp cho họ giảm chi phí khi phải đi xa để khám bệnh. Quản lý sức khỏe toàn dân đặc biệt đối với người nghèo là mục tiêu lâu dài mà nghành y tế cần đạt được, chăm sóc sức khỏe theo quan điểm dự phòng là biện pháp chăm sóc sức khỏe tiên tiến. Nhà nước tạo điều kiện cho những người nghèo được mua bảo hiểm y tế để hạn chế những rủi ro trong cuộc sống do bệnh tật. Bảo đảm cho người nghèo được tham gia bảo hiểm y tế đây là nguyện vọng của người dân khi họ mắc những căn bệnh hiểm nghèo mà chi phí cho điều trị vượt quá khả năng của họ. Chăm sóc tốt cho người dân ở tuyến cơ sở đã giúp cho họ phát hiện sớm được những bệnh hiểm nghèo, ngăn chặn được những bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa trên các nhu cầu và tính công bằng nhân đạo. Công bằng ở đây có nghĩa là đáp ứng nhu cầu chăm sóc của từng thành viên trong cộng đồng chứ không phải sự chia đều các dịch vụ. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho những người có nhu cầu thực sự sẽ làm cho sự chăm sóc được chu đáo và có hiệu quả hơn. Tính công bằng đòi hỏi các nhân viên y tế phải là người có đạo đức, có tính trung thực cao. Điều này sẽ rất khó thực hiện khi cơ chế thị trường ngày càng ảnh hưởng sâu sắc đến ngành y. Vấn đề y đức ngày càng được đề cập tới nhiều khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa. Đã có nhiều nhà hảo tâm đóng góp từ thiện giúp cho những người nghèo, giúp họ vượt qua những khó khăn trong bệnh tật. Việc sử dụng các quỹ từ thiện để giúp đỡ người nghèo khó cần tìm những giải pháp cụ thể cho có hiệu quả. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh GVHD: Th.s Thạch Huôn 42 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam bảo hiểm y tế bao gồm: trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh; phòng khám đa khoa, chuyên khoa; bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. Theo Thông tư số 10/2009/TT-BYT Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định: + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã và tương đương: Trạm y tế xã, phường, thị trấn; Trạm y tế, bộ phận y tế của các cơ quan, đơn vị, trường học. + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương: Trung tâm y tế huyện (có chức năng khám bệnh, chữa bệnh), bệnh viện đa khoa quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trung tâm y tế có giường bệnh, bệnh xá Công an tỉnh, bệnh xá các đơn vị quân đội, bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV hoặc chưa xếp hạng thuộc các bộ, ngành (bao gồm cả tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty nhà nước); Trung tâm y tế có giường bệnh, bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV hoặc chưa xếp hạng thuộc các học viện, trường học chuyên ngành y; Bệnh viện đa khoa tư nhân hạng III, hạng IV hoặc chưa xếp hạng; Phòng khám đa khoa khu vực thuộc trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện huyện; Phòng khám đa khoa thuộc các cơ quan, đơn vị, trường học, trung tâm y tế bộ, ngành; Phòng khám đa khoa tư nhân. + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương: Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bệnh viện đa khoa khu vực thuộc Sở Y tế; Bệnh viện chuyên khoa thuộc Sở Y tế có khoa khám bệnh với chức năng khám bệnh đa khoa; Bệnh viện đa khoa hạng II thuộc các học viện, trường học chuyên ngành y; Bệnh viện đa khoa tư nhân hạng II; Bệnh viện đa khoa hạng II của các bộ, ngành; Phòng khám của Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố. + Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương: Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có khoa khám bệnh với chức năng khám bệnh đa khoa; Bệnh viện đa khoa hạng I thuộc các học viện, trường đào tạo chuyên ngành y; Bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc các bộ, ngành; Bệnh viện đa khoa tư nhân hạng I; Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Thống Nhất và bệnh viện C Đà Nẵng trực thuộc Bộ Y tế. GVHD: Th.s Thạch Huôn 43 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Khi tham gia bảo hiểm y tế, người nghèo có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Người nghèo được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Thông tư số 10/2009/TT-BYT Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi trên thẻ bảo hiểm y tế của người đó.35 Trong trường hợp người nghèo đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 4 Thông tư số 10/2009/TT-BYT Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc các trường hợp sau: + Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 1 và Điều 2 của Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế; + Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 4 của Thông tư này được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở đó theo quy định của Giám đốc Sở Y tế.36 Theo quy định tại điều 27 Luật Bảo hiểm y tế: “ Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách 35 Điều 6 Thông tư số 10/2009/TT-BYT 36 Khoản 1 điều 7 Thông tư số 10/2009/TT-BYT GVHD: Th.s Thạch Huôn 44 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật”. Có nghĩa là người nghèo có thẻ bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh tùy theo mức độ bệnh tật, phù hợp với phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; hoặc các dịch vụ kỹ thuật mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt nhưng vì lý do khách quan không thể thực hiện được thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó được phép chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác có khả năng thực hiện kỹ thuật đó để điều trị; hoặc người bệnh đã được cấp cứu, điều trị mà vẫn phải tiếp tục theo dõi, điều trị nhưng vượt quá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (tình trạng quá tải) thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác có khả năng cấp cứu, điều trị người bệnh đó; hoặc người bệnh đã được cấp cứu, điều trị đến giai đoạn ổn định nếu cần điều trị, theo dõi, chăm sóc tiếp thì chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nơi chuyển bệnh nhân đến hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác nếu cơ sở đó đồng ý tiếp nhận và điều trị.37 Chất lượng chăm sóc y tế còn thấp, nhất là ở dưới tuyến cơ sở, ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi chủ yếu là người nghèo. Chi phí cho y tế của hộ nghèo, các nhóm dễ bị tổn thương vượt quá khả năng tài chính của hộ. Y tế cộng đồng bao gồm các biện pháp thúc đẩy lối sống lành mạnh, bảo vệ môi trường trong sạch, phát triển y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, v.v… chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Trạm y tế xã, phường, thị trấn; các phòng khám đa khoa khu vực là nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hiện nay một số trạm y tế xã, phường, thị trấn không có bác sỹ khám bệnh nên chưa đủ điều kiện để thực hiện việc đăng ký tham gia khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu. Tình trạng thiếu nguồn nhân lực bác sỹ là nỗi lo không chỉ 37 Điều 8 Thông tư số 10/2009/TT-BYT GVHD: Th.s Thạch Huôn 45 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam riêng cấp lãnh đạo mà là thiệt thòi cho người nghèo trong việc được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã. Thực trạng thiếu hụt nguồn bác sỹ là vấn đề đáng quan tâm, bức xúc liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho nhân dân đặc biệt là người nghèo. Các trạm y tế không có bác sỹ không thể thực hiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người dân, nhiều người dân bức xúc vì tham gia Bảo hiểm y tế nhưng phải đến bệnh viện huyện hoặc đến trạm y tế xã khác (có bác sỹ) để được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; đó thực sự là một khó khăn lớn đối với người nghèo do họ phải tốn thêm chi phí đi lại khi mà chí phí chữa bệnh đã khiến họ gặp nhiều khó khăn. Có lẽ cần tính đến một giải pháp thu hút nhân tài mang tính “đột phá” để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, thực hiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người tham gia được thuận tiện và đảm bảo quyền lợi đầy đủ hơn. Việc đăng ký khám chữa bệnh ban đầu góp phần sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của cơ sở y tế tuyến dưới, giúp người bệnh tiết kiệm và giảm chi phí đi lại không cần thiết38. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp chỉ đạo các địa phương phân bổ hợp lý số lượng người tham gia Bảo hiểm y tế ở các cơ sở y tế. Tại các địa bàn miền núi, vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đa số người nghèo đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã. Việc mở rộng đăng ký ban đầu tại tuyến huyện, xã đã góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, củng cố và phát triển y tế cơ sở, tạo điều kiện cho người tham gia Bảo hiểm y tế có thể lựa chọn nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phù hợp, thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế của người có thẻ Bảo hiểm y tế, nhất là với nhóm người nghèo. Phần lớn người tham gia Bảo hiểm y tế chưa được thực hiện quyền đăng ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu tại tuyến xã, tuyến huyện và khi cần thiết được thay đổi như quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Tại nhiều địa phương, người 38 Điều 26 của Luật BHYT quy định người tham gia BHYT có quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở KCB tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. GVHD: Th.s Thạch Huôn 46 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam bệnh phải chấp nhận nơi khám chữa bệnh ban đầu theo phân bổ của cơ quan Bảo hiểm xã hội và Sở Y tế. Đồng thời, những người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã có mức hưởng thụ dịch vụ y tế, chất lượng thuốc thấp hơn so với những người đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện và tỉnh 39. Tại một số địa bàn, ở các vùng giáp ranh (giữa các tỉnh, huyện) việc khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế chưa được thuận lợi đối với hộ nghèo. Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp trong việc ban hành văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện chuyển tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế, cải tiến các thủ tục khám chữa bệnh 40, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân khi cần thiết phải vượt tuyến, trái tuyến được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 70%, 50%, 30% chi phí tùy theo hạng bệnh viện. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế, khắc phục tình trạng quá tải, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ đào tạo cán bộ y tế, triển khai đề án giảm quá tải bệnh viện41, thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh 42, triển khai đề án bác sỹ trẻ về công tác ở vùng khó khăn để giảm chi phí đi lại, cải tiến quy trình khám chữa bệnh để giảm thời gian chờ đợi cho người nghèo. * Quyền của người nghèo trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả 39 Theo báo cáo, quyền lợi của bệnh nhân BHYT khi đi khám nếu tại y tế xã bình quân là 1 thì tại bệnh viện huyện là 3, tỉnh là 6 và bệnh viện tuyến trung ương là 15. 40 Luật BHYT quy định về chuyển tuyến KCB BHYT (Điều 27, Điều 28); Nghị định số 62/2009/NĐ-CP có quy định về thanh toán đối với KCB trái tuyến, vượt tuyến (Điều 7); Thông tư số 10/2009/TT-BYT hướng dẫn đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh BHYT. 41 Bao gồm đầu tư trái phiếu Chính phủ cho y tế, bệnh viện vệ tinh, bác sỹ gia đình... 42 Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở KCB... GVHD: Th.s Thạch Huôn 47 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó một thủ tục hết sức cần thiết nhằm đảm bào quyền lợi của người nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế đó là việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Theo quy định tại khoản 1 điều 16 Luật Bảo hiểm y tế: “Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Ngay trong định nghĩa chúng ta đã thấy được ý nghĩa cũng như mục đích của thẻ bảo hiểm y tế đó là chỉ có người tham gia bảo hiểm y tế mới có thẻ bảo hiểm y tế và chính thẻ bảo hiểm y tế là căn cứ đề xác định quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm sự công bằng giữa những người tham gia bảo hiểm y tế, mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế 43. Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 13 Luật Bảo hiểm y tế thì ngân sách nhà nước có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo. Do đó hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm: văn bản đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế; danh sách người tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế hoặc người đại diện của người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế lập; tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế 44. Khi tổ chức bảo hiểm y tế nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 điều 17 Luật Bảo hiểm y tế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế. 45 43 Khoản 2 điều 16 Luật BHYT 44 Khoản 1 điều 17 Luật BHYT 45 Khoản 3 điều 17 Luật BHYT GVHD: Th.s Thạch Huôn 48 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Trong trường hợp, tổ chức bảo hiểm y tế phát hiện có gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế thì có quyền thu hồi thẻ bảo hiểm y tế.46 Các tỉnh thành phố thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo VD: tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ hơn 80 tỷ đồng mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em và học sinh sinh viên (05/03/2014): UBND tỉnh đồng ý cấp gần 51,5 tỷ đồng cho Bảo hiểm xã hội tỉnh chuyển trả kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi quý I năm 2014. Qua rà soát tại 43 tỉnh, thành phố trong thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện có tới hơn 800.000 thẻ Bảo hiểm y tế bị cấp trùng. Xét về quyền lợi thì người sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng, nhưng tình trạng này đã gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Số thẻ này tập trung ở nhóm đối tượng được cấp phát thẻ miễn phí như trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người có công, thân nhân sĩ quan quân đội, công an… Chính vì có nhiều nhóm nên có thể một người cùng lúc thuộc 3-4 diện được cấp thẻ; chẳng hạn, có người cùng lúc vừa thuộc diện dân tộc thiểu số, vừa là người nghèo. Nguyên nhân của tình trạng cấp trùng thẻ Bảo hiểm y tế là do có quá nhiều cơ quan, ban, ngành được quyền tham gia vào việc lập danh sách các đối tượng chính sách. Thực tế cho thấy, hiện nay, đối tượng người nghèo, trẻ em thì do Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách; cựu chiến binh do Hội Cựu chiến binh lập; danh sách thân nhân sĩ quan quân đội được lập theo hệ thống cơ quan quân sự. Danh sách lập ra không thống nhất từ một đầu mối nên không thể rà soát được các đối tượng. Về nguyên tắc, khi cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận được danh sách có đóng dấu, ký tên của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đã được luật và các văn bản hướng dẫn quy định thì phải cấp thẻ. Dĩ nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng có quy định rà soát lại thẻ Bảo hiểm y tế nhưng do hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên không thể loại được hết số thẻ trùng. "Ngay trong quá trình phân loại, dù phát hiện có sự trùng về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, thậm chí là thông tin về quê quán giống nhau thì cũng không có đủ cơ sở pháp lý xác định hai 46 Khoản 1 điều 20 Luật BHYT GVHD: Th.s Thạch Huôn 49 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam người là một. Bởi thế nên chưa thể loại bỏ hẳn tình trạng cấp nhiều thẻ cho một người. * Quyền của người nghèo về mức đóng bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó có vấn đề về mức đóng được đặt ra. Đối với người nghèo, việc quy định mức đóng Bảo hiểm y tế ra sao, người nghèo tự đóng bảo hiểm hay được sự hỗ trợ từ Nhà nước? Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu” ; đối tượng được quy định tai khoản 14 điều 12 đó là người nghèo và mức đóng hằng tháng của người nghèo do ngân sách nhà nước đóng. Qua quy định trên, quyền được chăm sóc sức khỏe của người nghèo sẽ được thực hiện khi tham gia bảo hiểm y tế thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước. Nghị định 62/2009/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định: + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 mức đóng hằng tháng của người nghèo bằng 3% mức lương tối thiểu47. + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 mức đóng hằng tháng của người nghèo bằng 4,5% mức lương tối thiểu48. 47 Điểm c khoản 1 điều 3 Nghị định 62/2009/NĐ-CP 48 Điểm c khoản 2 điều 3 Nghị định 62/2009/NĐ-CP GVHD: Th.s Thạch Huôn 50 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Giai đoạn 2009-2012, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho khoảng 70% số đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế49; bình quân chiếm 42% so với tổng số thu Bảo hiểm y tế (44.767 tỷ/107.225 tỷ đồng), chủ yếu hỗ trợ cho người có công, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên, đối tượng bảo trợ xã hội. Số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ tăng nhanh từ 4.537 tỷ đồng (2009) lên 10.732 tỷ đồng (2010) và 16.937 tỷ đồng (2012), với tỷ lệ tương ứng so với tổng số thu Bảo hiểm y tế các năm là 35%, 42% và 43% (phụ lục số 6); tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số tỉnh nợ ngân sách hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế cho người nghèo. * Quyền của người nghèo về phương thức đóng bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó cần có những quy định cụ thể về phương thức cũng như trách nhiệm về việc đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Theo quy định, hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người nghèo đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế. 49 NSNN hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, cựu chiến binh, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng đặc biệt khó khăn, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội...; hỗ trợ 70% mức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo, 30% cho HSSV. GVHD: Th.s Thạch Huôn 51 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Phương thức cũng như trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo được quy đnh cụ thể tại khoản 1 điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYTBTC về Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế như sau: + Căn cứ số thẻ Bảo hiểm y tế đã phát hành cho đối tượng, Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổng hợp gửi Sở Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ Bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều này, cụ thể như sau: vào tháng đầu của mỗi quý, căn cứ vào số tiền đóng Bảo hiểm y tế cho người nghèo để chuyển kinh phí vào Quỹ Bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý . + Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp số thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong năm và kinh phí đóng bảo hiểm y tế gửi Sở Tài chính để thanh quyết toán theo quy định (theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này). * Quyền của người nghèo về phạm vi và mức hưởng bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế; trong chính sách về bảo hiểm y tế, khi tham gia bảo hiểm y tế trong phạm vi nào thì sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí, quyền lợi cùa người nghèo trong việc được thanh toán chi phí khi khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào? Người nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây: Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, GVHD: Th.s Thạch Huôn 52 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam sinh con; Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.50 Theo điểm c khoản 1 điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, người nghèo tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định 62/2009/NĐ-CP về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế: + Tại điểm đ khoản 1 điều 7 quy định: người nghèo tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh; phần còn còn lại tức 5% chi phí khám bệnh, chữa bệnh sẽ do người nghèo tự chi trả. +Trong trường hợp, người nghèo tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật bảo hiểm y tế có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí nhưng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó. 51 + Trong trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc khám bệnh, chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định (trừ trường hợp cấp cứu) thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm y tế 2008 như sau: 70% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng III và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; 50% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu 50 Khoản 1 điều 21 Luật BHYT 51 Điểm d khoản 2 điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP GVHD: Th.s Thạch Huôn 53 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam chuẩn hạng II và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn; 30% chi phí đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đạt tiêu chuẩn hạng I, hạng Đặc biệt và không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. 52 Theo khoản 2 điều 8 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC về Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định về việc thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ bệnh viện tuyến huyện trở lên đối với người nghèo trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú nhưng vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở y tế được thực hiện như sau: Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển, cả chiều đi và về, cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh; Trường hợp người bệnh không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế thì mức thanh toán bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển viện thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với quỹ Bảo hiểm y tế. Hiện nay, nhóm đối tượng người nghèo thực hiện mức độ trong cùng chi trả khi khám chữa bệnh đó là: 5%. Từ năm 2009 - 2012, số tiền cùng chi trả ở mức 5% thu được 791 tỷ đồng nguồn thu này góp phần bảo toàn quỹ Bảo hiểm y tế, đồng thời cũng là giải pháp hữu hiệu góp phần kiểm soát lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế. Bên cạnh cơ chế cùng chi trả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg quy định cơ chế để các tỉnh hỗ trợ người nghèo cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, tuy nhiên, do còn thiếu hướng dẫn cụ thể53 nên nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện. Qua giám sát, một số ý kiến 52 Khoản 3 điều 7 Nghị định 62/2009/NĐ-CP 53 Bộ Y tế chủ trì và Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Quyết định này. GVHD: Th.s Thạch Huôn 54 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam đề nghị nên xem xét lại việc cùng chi trả đối với người nghèo, thân nhân người có công, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội sống nhờ trợ cấp Nhà nước. Mặt khác, những bệnh nhân Bảo hiểm y tế là người nghèo phải cùng chi trả số tiền khá lớn do bị bệnh mạn tính, sử dụng các kỹ thuật cao, thuốc và dịch vụ y tế đắt tiền cùng với khoản tiền phải trả khi sử dụng danh mục thuốc, kỹ thuật ngoài danh mục Bảo hiểm y tế, mức cùng chi trả quá lớn đã làm giảm ý nghĩa bảo vệ của Bảo hiểm y tế. * Quyền của người nghèo đối với Quỹ Bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế; trong đó, đề có thể chăm sóc sức khỏe cho người nghèo một cách có hiệu quả nhất cần phải có nguồn tài chính ổn định, đó chính là quỹ Bảo hiểm y tế. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế từ Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này; Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế; Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Các nguồn thu hợp pháp khác.54 Việc quản lý Quỹ bảo hiểm y tế được thực hiện tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.55 54 Điều 33 Luật Bảo hiểm y tế 2008 55 Điều 34 Luật Bảo hiểm y tế 2008 GVHD: Th.s Thạch Huôn 55 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau đây: a) Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; b) Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước; c) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả; d) Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề.56 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định người thuộc hộ nghèo, người dân sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội được Quỹ Bảo hiểm y tế hỗ trợ thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh, còn 5% còn lại sẽ do người nghèo chi trả. Số tiền thu bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm, từ 13.037 tỷ đồng (2009), 25.581 tỷ đồng (2010) đã lên đến 40.237 tỷ đồng (2012). Số chi bảo hiểm y tế cũng tăng qua các năm, từ 15.481 tỷ đồng (2009), 19.686 tỷ đồng (2010), 25.564 tỷ đồng (2011) đến 35.584 tỷ đồng (2012). Quỹ BHYT từ chỗ lũy kế bội chi đến năm 2009 là 3.083 tỷ đồng đã cân đối và có kết dư, lũy kế đến năm 2010 kết dư khoảng 2.810 tỷ đồng và lũy kế đến năm 2012 kết dư 12.892 tỷ đồng (phụ lục số 7). Việc kết dư quỹ là do sau khi Luật Bảo hiểm y tế 2008 có hiệu lực, đối tượng được ngân sách hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế thì mức đóng Bảo hiểm y tế tăng từ 3% lên 4,5% trong đó có người nghèo, cùng với lương tối thiểu tăng nhiều lần trong những năm qua trong khi viện phí hầu như không thay đổi, đồng thời công tác quản lý quỹ bảo hiểm y tế cũng ngày càng tốt hơn. Nhiều tỉnh miền núi và Tây Nguyên có số kết dư quỹ Bảo hiểm y tế khá cao, có tỉnh kết dư hàng trăm tỷ đồng, đây là địa bàn gần đạt 100% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, do dân cư phân tán, giao thông khó khăn, xa bệnh viện, ít kỹ thuật y tế hiện đại nên người dân nhất là người nghèo dù có bệnh cũng ít được tiếp cận dịch vụ y tế dẫn đến quỹ Bảo hiểm y tế kết dư lớn. 56 Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế 2008 GVHD: Th.s Thạch Huôn 56 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó, vẫn còn một số tỉnh bội chi quỹ Bảo hiểm y tế. Năm 2010 có 14 tỉnh, năm 2011 có 24 tỉnh và năm 2012 còn 10 tỉnh bội chi, đa số ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Nam Định, Ninh Bình), có tỉnh bội chi liên tục quỹ BHYT từ khi thực hiện đến nay và thường xuyên nhận hỗ trợ từ quỹ dự phòng trung ương57. Điều này cho thấy sự không hợp lý khi tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn lại nhận trợ cấp cho việc thâm hụt quỹ Bảo hiểm y tế của mình từ việc điều tiết kết dư của các tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đối với phần kết dư quỹ Bảo hiểm y tế, do Luật và văn bản hướng dẫn chưa quy định cụ thể về thủ tục lập quỹ dự phòng hay chia số quỹ kết dư trước nên quá trình thực hiện còn vướng mắc. Đến nay, số kết dư quỹ Bảo hiểm y tế gần 13.000 tỷ đồng chưa được phân bổ cho các tỉnh có quỹ kết dư, gây thắc mắc với các địa phương có kết dư quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế58. Trước thực trạng trên, có ý kiến cho rằng nếu quỹ kết dư nhiều thì nên giảm số tiền NSNN mua Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, việc Nhà nước mua Bảo hiểm y tế cho người dân đó là chính sách phúc lợi xã hội và là quyền lợi của người dân, hơn nữa mệnh giá gần 600 ngàn đồng/1 thẻ (năm 2012) vẫn là mức thấp, vì vậy số kết dư cần được đầu tư trở lại cho tỉnh để tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cấp kỹ thuật y tế, đầu tư phương tiện vận chuyển bệnh nhân phù hợp với điều kiện sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa để người dân được hưởng lợi một cách công bằng từ chính sách của Nhà nước. * Quyền của người nghèo trong Quỹ khám chữa, bệnh cho người nghèo 57 Các tỉnh liên tục bội chi quỹ BHYT trong 3 năm (2010-2012) là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ; một số tỉnh bội chi trong 2 năm (2011-2012) là Nam Định, Ninh Bình, Cà Mau, Hậu Giang. 58 Luật BHYT quy định về sử dụng quỹ BHYT (Điều 35); Nghị định số 62/2009/NĐ-CP có quy định về quỹ BHYT (Điều 11); Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC có quy định 60% phần kinh phí kết dư hàng năm được sử dụng tại địa phương. Chậm nhất đến ngày 30/6 năm sau, nếu không sử dụng hết thì chuyển vào quỹ KCB BHYT của tỉnh năm sau. GVHD: Th.s Thạch Huôn 57 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe cho nghèo một cách có hiệu quả cần phải có một nguồn kinh phí hỗ trợ cho nghèo trong việc khám chữa bệnh. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là Quỹ của Nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo để thực hiện các chế độ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các nguồn tài chính hợp pháp khác. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được đặt tại Sở Y tế, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nước để quản lý nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Ban quản lý Quỹ khám chữa, bệnh người nghèo gồm: Lãnh đạo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) làm Trưởng ban; lãnh đạo Sở Y tế là Phó trưởng ban thường trực; lãnh đạo Sở Tài chính là Phó trưởng ban; lãnh đạo đại diện Sở Lao độngThương binh xã hội, Ban dân tộc tỉnh và đại diện Mặt trận tổ quốc tỉnh. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ Quỹ để thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm hoặc thực thanh, thực chi cho GVHD: Th.s Thạch Huôn 58 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến xã và viện phí cho người nghèo, nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí theo quy định về bảo hiểm y tế; Quỹ không hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh đối với các trường hợp này. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo có tác động tích cực tới việc cham soc suc khỏe cho người nghèo trong nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cũng như giảm gánh nặng tài chính cho nhóm đối tượng hưởng lợi. Tuy nhiên đối tượng hưởng lợi chưa thực sự được hưởng lợi từ Quỹ khám chữa bệnh cho cho người nghèo; nhiều người nghèo không đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. * Quyền của người nghèo đối với các chế độ hỗ trợ Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, bên cạnh các chính sách bảo hiểm y tế ưu tiên dành cho người nghèo, các chế độ hỗ trợ là công cụ hỗ trợ cho các chính sách bảo hiểm y tế góp phần giúp người nghèo được khám chữa bệnh và tiếp cận dịch vụ y tế một cách tốt nhất. Về chế độ hỗ trợ cho người nghèo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau: GVHD: Th.s Thạch Huôn 59 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam - Hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng người nghèo thuộc khoản 1 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày. - Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng người nghèo thuộc khoản 1 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ. + Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh. + Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo. + Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.59 Việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người dân vùng khó khăn còn được thể hiện qua các chính sách tài chính y tế vĩ mô (tăng ngân sách nhà nước cho y tế, phân bổ ngân sách ưu tiên cho vùng nghèo, phát triển bảo hiểm y tế...) và các chính sách hỗ trợ cụ thể (hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại…). Thực hiện tốt 59 Khoản 1, 2, 3 điều 4 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg GVHD: Th.s Thạch Huôn 60 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tượng nêu trên; tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế... giảm gánh nặng chi phí y tế và chi phí đi lại cho người nghèo. Giai đoạn 2005-2012, tổng số vốn huy động cho giảm nghèo là 864.050 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước (đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp) chiếm tới hơn 40%, còn lại là vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay tín dụng ưu đãi, vốn huy động từ doanh nghiệp và xã hội. Nguồn tiền trên được sử dụng trong mọi lĩnh vực đời sống để hỗ trợ người nghèo, trong đó có chính sách khám chữa bệnh. * Nguồn kinh phí để đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế; để thực hiện có hiệu quả các chính sách bảo hiểm y tế, Nhà nước cần phải đảm bảo nguồn kinh phí cũng như trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn trong việc xác định nguồn kinh phí đúng và đủ cho người nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế. Đối với người nghèo, ngân sách địa phương phải đảm bảo nguồn kinh phí đúng bảo hiểm y tế khi họ tham gia bảo hiểm y tế Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý đối tượng lập dự toán ngân sách đúng Bảo hiểm y tế cho người nghèo theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành, cụ thể như sau: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán ngân sách đúng Bảo GVHD: Th.s Thạch Huôn 61 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam hiểm y tế cho người nghèo được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Về cơ bản, các tỉnh đã bố trí kịp thời ngân sách để mua Bảo hiểm y tế cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ. Phần ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế so với tổng số chi thường xuyên cho ý tế hàng năm đã tăng từ 27% (2009) lên 33% (2012).60 * Quyền của người nghèo trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế Theo quy định chung về quyền con người của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và những quyền cụ thể của con người được Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước về cá quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966 bảo hộ: “Tất cả nhân loại sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”. Cũng như mọi người trong tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, người nghèo cũng được “thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bất khả chuyển nhượng”. Ngoài những quyền cụ thể như quyền sống, quyền được thụ hưởng một mức sống phù hợp, người nghèo còn có quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được hưởng một "tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể”. Và một trong các khía cạnh của quyền được chăm sóc sức khỏe là quyền được hưởng các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó cần chú trọng vấn đề thanh toán chi phí cho người nghèo khi họ đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây: + Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian nhất. Phương thức thanh toán theo định suất được áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định của Bộ Y tế. 60 Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012; Năm 2012, NSNN phân bổ cho chi sự nghiệp y tế là 51.000 tỷ đồng. GVHD: Th.s Thạch Huôn 62 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam + Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh; + Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ và phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh được áp dụng bổ sung để thanh toán cho các dịch vụ ngoài định suất áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện phương thức thanh toán theo định suất. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây: + Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; + Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế 2008. Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế hiện nay được áp dụng theo cả 3 phương thức: theo định suất, theo giá dịch vụ và theo trường hợp bệnh. Theo định suất, đến năm 2012 đã có 42% số bệnh viện áp dụng. Đây là phương thức thanh toán tạo sự chủ động cho bệnh viện quản lý quỹ khám chữa bệnh, chống lạm dụng thuốc, xét nghiệm. Tuy nhiên, các bệnh viện sẽ kiểm soát chặt, cắt giảm quyền lợi của bệnh nhân, hạn chế chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiết kiệm chi. Thông thường, trên thực tế, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thì khi kết thúc ba đợt điều trị, truyền hóa chất bệnh viện mới làm thủ tục thanh toán. Việc thanh toán như vậy đã dẫn đến tình trạng người nghèo không đủ tiền đóng viện phí để tiếp tục điều trị . 2.2. Thực trạng về việc tiếp cận bảo hiểm y tế của người nghèo 2.2.1. Công tác ban hành chinh sách GVHD: Th.s Thạch Huôn 63 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Đề án: "Tăng cường y tế cơ sở và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trong đó sẽ có lồng ghép nội dung về đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các Trung tâm y tế dự phòng huyện, trạm y tế xã sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trước mắt là đầu tư cho Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã của các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ hỗ trợ từ Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg. Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Chương trình, Dự án tập trung các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, ODA để tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan đến y tế trong Nghị quyết 80 và 30a nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và bền vững đối với công tác y tế, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, trong đó có việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống y tế, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Thực hiện Chương trình đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác ở các huyện nghèo: Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT về thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên trước hết là cho 62 huyện nghèo. Thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ giai đoạn 2010-2015, về cơ bản các địa phương đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế, các văn bản bao gồm: Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND, Kế hoạch triển khai thực hiện và các công văn hướng dẫn thực hiện của các ngành liên quan như Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội, Lao động Thương binh và Xã hội để chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ y GVHD: Th.s Thạch Huôn 64 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tế và khám, chữa bệnh đối với người nghèo chủ yếu tập trung vào việc đôn đốc thực hiện Bảo hiểm y tế. Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai tốt các chính sách y tế hỗ trợ người nghèo: Bộ Y tế tiếp tục cùng với các địa phương triển khai tốt việc hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg và 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tài chính tạm cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách 10 tỉnh để thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số vùng khó khăn năm 2013 với số tiền hơn 300 tỷ đồng để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo: Quyết định của Bộ Tài chính căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể, Bộ Tài chính tạm cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh: Bắc Kạn trên 21,4 tỷ đồng; TP.Hải Phòng trên 5,7 tỷ đồng; Hưng Yên trên 8,7 tỷ đồng; Nam Định trên 2,8 tỷ đồng; Thanh Hoá trên 144,4 tỷ đồng; Quảng Nam 1,5 tỷ đồng; Đắk Lăk trên 42,3 tỷ đồng; Bình Phước trên 13,4 tỷ đồng; Long An trên 9,8 tỷ đồng và tỉnh Đồng Tháp gần 50,4 tỷ đồng để thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số vùng khó khăn năm 2013. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg quy định cơ chế để các tỉnh hỗ trợ người nghèo cùng chi trả 5% chi phí KCB Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, do còn thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện. Qua giám sát, một số ý kiến đề nghị nên xem xét lại việc cùng chi trả đối với người nghèo, thân nhân người có công, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội sống nhờ trợ cấp Nhà nước. Tăng cường triển khai Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các huyện nghèo; đảm bảo GVHD: Th.s Thạch Huôn 65 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam mỗi bệnh viện tại huyện nghèo đều có cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ thường xuyên. Tăng cường đầu tư cho y tế các huyện nghèo: Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện (Quyết định 47/2008/QĐ-TTg); phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính lên phương án ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện thuộc các huyện nghèo. Tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phát triển y tế Nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trước hết là tập trung ưu tiên cho các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nội dung của Đề án bao gồm: đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cho trung tâm y tế dự phòng/ trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nêu rõ mục tiêu “Bảo đảm y tế tối thiểu”, trong đó có một số nội dung liên quan đến các dịch vụ y tế cơ bản như: cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa. Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ quan điểm: “bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng”. Việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo còn được thể hiện qua các chính sách tài chính y tế vĩ mô (tăng ngân sách nhà nước cho y tế, phân bổ ngân sách ưu tiên cho vùng nghèo, phát triển bảo hiểm y tế...) và các chính sách hỗ trợ cụ thể (cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí; thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, hỗ trợ đồng chi trả...) cũng được triển khai giúp giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Nhờ đó, đến nay nhiều vấn đề sức khỏe của GVHD: Th.s Thạch Huôn 66 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam người nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa được giải quyết kịp thời, như: Giảm tỷ lệ người mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em... Bộ Y tế cho biết, quy định mức cùng chi trả 5% đối với nhóm đối tượng người nghèo như hiện nay đã hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính. Do đó, để tạo điều kiện cho người dân tham gia Bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định người thuộc hộ nghèo được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thay bằng 95% như hiện nay. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện có 14 triệu người thuộc diện hộ nghèo được ngân sách nhà nước mua thẻ Bảo hiểm y tế. Năm 2013, tổng số tiền mà người nghèo phải cùng chi trả chiếm khoảng 100 tỷ đồng. Tuy vậy, việc bãi bỏ cùng chi trả với người nghèo sẽ không ảnh hưởng đến việc cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế. Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, kể cả khi người nghèo được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% phí khám chữa bệnh thì Quỹ 139 tại các địa phương vẫn sẽ hỗ trợ các khoản chi về ăn ở, vận chuyển và một số thuốc, dịch vụ ngoài danh mục được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán. 2.2.2. Cơ chế tài chính và kiểm toán quỹ Bảo hiểm y tế Giai đoạn 2009-2012, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho khoảng 70% số đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, bình quân chiếm 42% so với tổng số thu Bảo hiểm y tế (44.767 tỷ/107.225 tỷ đồng), trong đó người nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng Bảo hiểm y tế. Do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng tiền mua Bảo hiểm y tế nên tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế của người nghèo đạt ở mức rất cao (gần 100%). Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, định kỳ 3 năm Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm toán quỹ Bảo hiểm y tế. Đầu năm 2013, Kiểm toán Nhà nước đã tổng hợp tài chính quỹ, kiểm toán việc quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, qua kiểm toán tại một số tỉnh đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách 6,4 tỷ đồng. Năm 2013, kiểm toán Bảo hiểm y tế cho người nghèo tại 8 tỉnh đã phát hiện trên 332.000 thẻ cấp trùng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 114 tỷ đồng. GVHD: Th.s Thạch Huôn 67 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Ngoài ra, qua kiểm toán còn phát hiện việc thanh toán thuốc ngoài danh mục, một số thuốc giá cao hơn quy định, thanh toán thuốc điều trị nội trú đã có trong cơ cấu dịch vụ phẫu thuật, chi phí dịch vụ kỹ thuật cao chưa được Bộ Y tế phê duyệt.61 2.2.3. Cơ sở hạ tầng Về cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, của tư nhân và 80% số trạm y tế xã đã tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Nguồn thu từ Bảo hiểm y tế đã đóng góp khoảng 80% tổng kinh phí phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, góp phần nâng chất lượng khám chữa bệnh cho người dân… Ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, liên huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho 69 bệnh viện thuộc huyện nghèo. Từ năm 2008 - 2012, tiếp tục chủ trương đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, đã có hơn 600 bệnh viện huyện và 150 bệnh viện tuyến tỉnh được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị y tế với số vốn đầu tư khoảng 23.200 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, các bệnh viện tuyến huyện đã có thêm 10.000 giường bệnh (tăng 17% so với năm 2008); việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật, nội soi, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... đã tăng rõ rệt (120-320% ở tuyến tỉnh, 120-180% ở tuyến huyện). Cả nước hiện có trên 2.400 cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, trong đó trên 2.100 cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, gần 300 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, khoảng 10.000 trạm y tế xã tham gia khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Hầu hết những bệnh nặng, mạn tính... cần điều trị dài ngày, chi phí lớn đều đưa về các bệnh viện nhà nước. Một số bệnh viện tư nhân thông qua việc cải tiến dịch vụ y tế, nâng cao y đức, thái độ phục vụ và cách ứng xử đã bắt đầu cạnh tranh mạnh với bệnh viện nhà nước trong việc thu hút số lượng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Bình Dương, Đắk Lắk).62 61 Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012 62 Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012 GVHD: Th.s Thạch Huôn 68 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo cũng được tăng cường đáng kể thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất; cung cấp trang thiết bị thiết yếu và đào tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ tại chỗ. Nhiều dịch vụ và kỹ thuật y tế được các bệnh viện tuyến trên chuyển giao về tuyến dưới. Y tế cơ sở đã cung cấp khoảng 80% lượng dịch vụ y tế phục vụ người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhiều địa phương tổ chức các đội y tế lưu động, thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2.2.4. Công tác khám chữa bệnh Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước. Một trong những chính sách đã và đang phát huy tốt hiệu quả đó là chính sách Bảo hiểm y tế cho người nghèo. Việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, nhất là việc tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở nhất là người nghèo. Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, việc triển khai các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế mới đã góp phần giúp các bệnh viện chủ động trong điều hành kinh phí, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Bảo hiểm y tế. Từ năm 2010 - 2012 quỹ Bảo hiểm y tế tiếp tục cân đối thu chi và có kết dư, góp phần tạo ra nguồn tài chính ổn định cho công tác khám chữa bệnh. Trong những năm trở lại đây, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được cải thiện rõ nét, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Năm 2011, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế với 2.303 cơ sở y tế (trong đó có 54 đơn vị tuyến trung ương, 543 đơn vị tuyến tỉnh; 1.354 đơn vị tuyến huyện và 352 phòng khám đa khoa, y tế cơ quan; 83,46% là cơ sở khám chữa bệnh công lập), tăng 5,8% so với năm 2010. Thông qua hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện đã tổ chức khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại hơn 8.656 trạm y tế xã và tương đương, đạt gần 80% GVHD: Th.s Thạch Huôn 69 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tổng số trạm y tế xã trên toàn quốc, tăng gần 20% so với năm 2010, góp phần tạo điều kiện cho người dân nhất là người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn. Năm 2011 đã có 767 cơ sở thực hiện phương thức thanh toán theo định suất, tại 61 tỉnh thành phố, chiếm 33% tổng số cơ sở ký hợp đồng, tăng 24% so với năm 2010 và đạt các chỉ tiêu về đơn vị ký hợp đồng khám chữa bệnh định suất theo yêu cầu của Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Chỉ còn 2 địa phương chưa triển khai được phương thức này là TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Ở các bệnh viện, các bếp ăn từ thiện nhờ được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đã thực hiện phát những suất cơm, suất cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo và thân nhân của người bệnh góp phần giúp người nghèo giảm được gánh nặng chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân. Đối vời người nghèo bị bệnh nặng phải điều trị lâu dài rất tốn kém như bệnh thận thì đó sẽ là một gánh nặng đối với người nghèo. Nhưng nhờ chính sách bảo hiểm y tế, người nghèo có thẻ Bảo hiểm y tế nên họ chỉ cần trả 5% chi phí điều trị; thẻ Bảo hiểm y tế góp phần giúp san sẻ gánh nặng viện phí cho những người nghèo. Được biết, đối với những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, bình thường, chạy 2 lần/tuần, nhưng lúc mệt thì phải chạy 3 lần/tuần. Mỗi lần chạy thận như vậy, bệnh nhân phải đóng bình quân 800.000 đồng. Làm một phép tính đơn giản chỉ riêng chạy thận nhân tạo, mỗi tháng phải đóng gần 6 triệu đồng, chưa tính viện phí, các loại thuốc phụ trợ kèm theo; nếu không có Bảo hiểm y tế, người nghèo chỉ còn biết “phó mặc” cho số phận. Trong tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, việc quản lý giá thuốc cũng chưa được thực hiện tốt và chưa đồng nhất trên phạm vi cả nước. Về vấn đề này, Chính phủ cũng đã giao cho liên bộ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 10, trong đó chú trọng đến việc quy định trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội tham gia quản lý thuốc, giá thuốc. GVHD: Th.s Thạch Huôn 70 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó, tình trạng Quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế bội chi cục bộ tại một số địa phương với những biểu hiện bất thường, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện kiểm tra công tác quyết toán chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại 07 tỉnh (Phú Thọ, Thanh Hoá, Bến Tre, Vĩnh Long, Ninh Bình, Long An, Đồng Tháp). Qua kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh công tác tổ chức khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại địa phương, đề nghị thu hồi về quỹ Bảo hiểm y tế hàng chục tỷ đồng thanh toán sai quy định. 2.2.5.Công tác quản lý việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo * Công tác thanh tra, kiểm tra Có sự phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại một số địa phương. Qua gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm và đã yêu cầu xuất toán 149 tỷ đồng, một số trường hợp vi phạm pháp luật đã bị xem xét xử lý hình sự.63 Bảo hiểm xã hội hiện là lực lượng chính trong kiểm tra phát hiện sai phạm về Bảo hiểm y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong thanh tra, kiểm tra; bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng cơ chế tự quản, tự giám sát của các bệnh viện cũng như tăng cường công tác thanh tra của chính quyền địa phương. * Công tác tuyên truyền Các địa phương hằng năm đã có kế hoạch tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm y tế nhằm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, để người tham gia hiểu biết về quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế. Công tác tuyên truyền của các địa phương có khác nhau về nội dung cũng như về hình thức như thông 63 Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012: Vụ án tại Bình Dương (thuê thẻ BHYT của công nhân, thuê bệnh nhân mạn tính đi khám bệnh để lấy thuốc đắt tiền đem bán giá trị trên 80 triệu đồng) đã bị xử tù. GVHD: Th.s Thạch Huôn 71 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam qua kênh truyền thông Báo, Đài phát thanh, Truyền hình, Áp phích, tờ rơi... để tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế. Trong những năm qua, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND cấp tỉnh đã phối hợp với ngành tuyên giáo tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức triển khai tuyên truyền vận động về Bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về Bảo hiểm y tế; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và cán bộ Bảo hiểm xã hội. Năm 2012, Vụ Bảo hiểm y tế và Ban Tuyên truyền Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là hai đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với nội dung trọng tâm là tuyên truyền về Bảo hiểm y tế. Hình thức tuyên truyền đối thoại trực tiếp được đặc biệt chú trọng; Quý I, theo định hướng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ quan báo chí đã tập trung tuyên truyền về nội dung Nghị quyết 21-NQ/TW, các kiến nghị của cử tri theo nội dung của Đoàn giám sát của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012… Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã xây dựng được kế hoạch tuyên truyền năm 2013. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký thỏa thuận phối hợp công tác tuyên truyền với Bộ Y tế và 14 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội khác. Hoạt động tuyên truyền năm 2103 tập trung: phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị; phổ biến, triển khai thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam; kết quả giám sát của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội tại đại phương cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện Bảo hiểm y tế; tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho các bộ làm công tác tuyên truyền và cộng tác viên ;… 2.3. Hạn chế- đề nghị 2.3.1. Hạn chế GVHD: Th.s Thạch Huôn 72 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Công tác bảo hiểm y tế còn một số hạn chế, yếu kém; quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế chưa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm y tế còn có thiếu sót. Quỹ bảo hiểm y tế luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt; việc khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế chưa đáp ứng nhu cầu. Thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh; năng lực và trách nhiệm của một số cán bộ giám định y tế còn yếu. Những hạn chế về chuyên môn, tình trạng chậm cải thiện về y đức, thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và cách ứng xử của một số cán bộ, nhân viên y tế tại một số bệnh viện công, đặc biệt một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra gần đây đã làm giảm sút lòng tin của người bệnh, gia tăng bức xúc trong dư luận xã hội. Cơ chế hiện nay bệnh viện xem bệnh nhân Bảo hiểm y tế gần như là đối tượng không cần phải chăm lo gì thêm nữa. Nguyên nhân của thực trạng này là do ngân sách đầu tư của Nhà nước thì Nhà nước cấp cho ngành y tế quản lý, còn phần đóng góp của người tham gia Bảo hiểm y tế thì cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý. Tuy nhiên, kinh phí “đầu giường” Nhà nước cấp cho Bệnh viện thì Bệnh viện xem như tiền của họ, còn tiền thu của người tham gia Bảo hiểm y tế thì Bệnh viện cho rằng đó là tiền mà cơ quan Bảo hiểm xã hội phải trả cho người bệnh. Nhiều bệnh viện quên mất rằng cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ trả một phần viện phí cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế theo quy định, phần viện phí còn lại chính là quỹ tiền rất lớn mà ngân sách nhà nước đã cấp cho bệnh viện. Bệnh viện cứ luôn cho rằng cơ quan Bảo hiểm xã hội khắt khe với bệnh viện trong vấn đề thanh toán như: chọn chi phí thấp để thanh toán, không thanh toán thuốc ngoài thầu nên không đủ thuốc điều trị bệnh nhân, không thanh toán những dịch vụ kỹ thuật khi chưa được phê duyệt của cấp có thẩm quyền (Sở Y tế)… Bệnh viện quên rằng quy định trong thanh toán Bảo hiểm y tế đều do Bộ Y tế và Bộ Tài chính qui định, giá dịch vụ kỹ thuật do UBND tỉnh ban hành… cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ là cơ quan thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn. Chính sách pháp luật đến cách thức tổ chức thực hiện thiếu những quy định chặt chẽ, rõ ràng và chưa đủ mạnh trong Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản dưới Luật; việc tuân thủ pháp luật về Bảo hiểm y tế và phối hợp giữa các cơ quan, ban GVHD: Th.s Thạch Huôn 73 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam ngành trong tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế còn hạn chế; công tác truyền thông, tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng đáp ứng, tiếp cận dịch vụ y tế và chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương còn thiếu chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế… Chất lượng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu do hạn chế về nhân lực chuyên môn và kỹ thuật y tế, gây quá tải trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ở các bệnh viện tuyến trên; tinh thần thái độ và y đức của cán bộ y tế chưa được cải thiện ở nhiều nơi... tạo tâm lý lo ngại đối với người tham gia Bảo hiểm y tế. Các hình thức lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế, nhất là tại các bệnh viện ngày càng tinh vi, khó kiểm soát và phát hiện, song chưa có công cụ và biện pháp hiệu quả kiểm soát vấn đề này. Vd: Có bệnh nhân đã khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế đến 157 lần/năm; có những chuyện thường ngày như một số bác sĩ đã nhờ người nhà đến bệnh viện để lấy thuốc Bảo hiểm y tế đem về cho phòng mạch tư; những chuyện gây chấn động như nhân bản kết quả xét nghiệm hay chiếm đoạt quỹ…Theo đánh giá của Bộ Y tế, thì việc cung ứng và chất lượng dịch vụ còn hạn chế, nhất là ở tuyến cơ sở; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cán bộ chuyên môn chưa đáp ứng. Việc tổ chức thực hiện khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngay tại nơi cư trú và cụm dân cư. Công tác này đang ngày càng thu được nhiều kết quả tốt đẹp và được sự ủng hộ của nhân dân, nhất là đối với người nghèo. Ngay từ những ngày đầu thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, hầu hết các trạm y tế đã được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thông qua bệnh viện huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là bệnh viện huyện). Trên cơ sở quỹ khám chữa bệnh ngoại trú đã được xác định hàng quý, bệnh viện có trách nhiệm mua thuốc và vật tư y tế thiết yếu (chủ yếu là thuốc) cung cấp cho trạm y tế theo tỷ lệ nhất định để sử dụng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người có thẻ Bảo hiểm y tế trên địa bàn xã, phường, thị trấn và chi trả các dịch vụ kỹ thuật do trạm y tế thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, do có sự thay đổi về phân cấp quản lý: các trạm y tế thuộc quyền quản lý GVHD: Th.s Thạch Huôn 74 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam của phòng y tế huyện, thị xã, thành phố không thuộc bệnh viện huyện, thị xã, thành phố quản lý. Đây thực sự là khó khăn lớn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như bệnh viện trong công tác điều hành, phối hợp thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, vì theo các văn bản hướng dẫn, phòng y tế trực tiếp quản lý các trạm y tế lại không trực tiếp ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Bệnh viện tiếp nhận kinh phí, nhưng vai trò điều hành các trạm y tế lại mờ nhạt. Với thực tế trên, ban đầu việc tổ chức thực hiện khám chữa bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế tại các trạm y tế có những bất cập. Trước đây, quan hệ của bệnh viện đối với các trạm y tế mang tính chất chỉ đạo nên việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh thường nhanh, gọn đúng lịch. Nay quan hệ này mang tính chất phối hợp, do vậy việc thanh quyết toán chi khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế của các trạm y tế với bệnh viện chậm trễ, dẫn tới việc cung ứng thuốc không kịp thời, phần nào ảnh hưởng đến người tham gia Bảo hiểm y tế. Với một trạm y tế dưới sự quản lý của hai đơn vị chủ quản. Quản lý nhà nước thuộc phòng y tế, quản lý công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế thuộc bệnh viện (chưa kể công tác dự phòng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình... thuộc sự quản lý trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố). Đây cũng là một khó khăn rất lớn cho trạm y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng người nghèo trong nhiều năm gần đây đều có mức sử dụng thấp, tần suất khám chữa bệnh đối tượng người nghèo, cận nghèo trong các năm từ 2010-2012 là 1,51,5 lượt/năm, thấp hơn tần suất khám chữa bệnh bình quân của các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế là 1,84-2,02 lượt/ năm. Mặc dù chưa có nghiên cứu, đánh giá cụ thể nguyên nhân về vấn đề này nhưng theo kết quả khảo sát tại một số địa phương thì một số lý do được nêu ra là người bệnh ít đi khám, chữa bệnh là điều kiện sinh sống còn khó khăn, người tham gia Bảo hiểm y tế chỉ khi mắc bệnh mới đi khám bệnh hoặc tự mua thuốc điều trị...64 64 Báo cáo số 920/BC-BYT về Đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo. GVHD: Th.s Thạch Huôn 75 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Hoạt động tuyên truyền về Bảo hiểm y tế còn hạn chế, nặng tính hình thức, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục; chưa có mạng lưới cộng tác viên sâu rộng đến các cộng đồng dân cư; chưa xác định nhóm đối tượng cần tập trung trong tuyên truyền, vận động. Kinh phí phục vụ tuyên truyền còn hạn hẹp, chủ yếu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện, bình quân khoảng 250-300 triệu/năm/tỉnh, thành phố (trong đó đã dành quá nửa để mua tạp chí và báo Bảo hiểm xã hội chuyên ngành) là không đáp ứng được việc tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế trong tiến trình tiến tới Bảo hiểm y tế toàn dân (trong đó có đối tượng người nghèo, dân tộc thiểu số và người thuộc hộ cận nghèo). Một số địa phương chưa quan tâm đến công tác vận động tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế nên người dân đặc biệt là người nghèo chưa có những hiểu biết đúng đắn về các chính sách Bảo hiểm y tế của Nhà nước. ); hiệu quả tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của Đảng và Nhà nước về chính sách Bảo hiểm y tế toàn dân. Tình trạng trùng thẻ Bảo hiểm y tế ở các đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ xảy ra tại nhiều tỉnh (cá biệt có người nhận được 4-5 thẻ Bảo hiểm y tế). Giai đoạn 2009-2012, qua rà soát tại tỉnh, thành phố đã phát hiện gần 800.000 thẻ Bảo hiểm y tế cấp trùng, với số tiền ngân sách phân bổ khoảng 342 tỷ đồng. Tính đến ngày 17/07/2013, theo báo cáo của 43/63 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố, đã có 739.079 thẻ Bảo hiểm y tế cấp trùng. Một số địa phương có số lượng thẻ Bảo hiểm y tế cấp trùng cao như Vĩnh Phúc (59.411), Hà Nội (52.740), thành phố Hồ Chí Minh (42.127)… Các nhóm đối tượng cấp trùng thẻ bao gồm: Trẻ em dưới 06 tuổi, người nghèo (261.291), học sinh, sinh viên, bảo trợ xã hội, thân nhân quân đội, người có công với cách mạng, cận nghèo, thân nhân người có công … trong đó, người nghèo là 261.291 thẻ. Công tác thanh tra của các ngành y tế, LĐ-TB&XH, tài chính và Uya2 ban nhân dân các cấp còn hạn chế, kết quả mờ nhạt, chưa chủ động phát hiện các vấn đề vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện. Công tác kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa thường xuyên với hàng ngàn bệnh viện tham gia khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. GVHD: Th.s Thạch Huôn 76 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế từ năm 2011 đã quy định chi tiết về hình thức, thẩm quyền và mức tiền xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm về Bảo hiểm y tế, nhưng trong thực tế các cơ quan chức năng chưa xử lý theo quy định mặc dù có nhiều sai phạm của cả cán bộ y tế, cán bộ Bảo hiểm xã hội, người tham gia Bảo hiểm y tế, cũng như chủ sử dụng lao động..., tính đến hết năm 2012 chưa có trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Việc quy định mức cùng chi trả 5% đối với đối tượng là người nghèo đã hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người bệnh, nhất là những người mắc các bệnh nặng, bệnh mạn tính bởi hiện nay mức sống của người nghèo nước ta hiện nay quá thấp, không có khả năng chi trả khám bệnh, chữa bệnh, kể cả mức thấp nhất là 5% trong tổng số tiền chi trả viện phí. Hơn nữa, thực tế người nghèo chủ yếu sống tập trung ở vùng sâu, vùng xa rất khó tiếp cận được các dịch vụ y tế. Mức lộ phí để xuống các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc trung ương còn là một gánh nặng đối với họ. Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế tại địa phương chưa rõ trách nhiệm, hiệu quả chưa cao. Tại các Sở Y tế chưa có bộ phận chuyên trách (Phòng Bảo hiểm y tế) để theo dõi, tham mưu trong quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế; số cán bộ theo dõi Bảo hiểm y tế chủ yếu là kiêm nhiệm. Ở tuyến huyện, Phòng Y tế có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn nhưng không quy định rõ chức năng tham mưu trong quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế. Việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế 2008 chưa nghiêm, nhiều quy định còn rườm rà, chưa thuận tiện. Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần giải quyết các vướng mắc nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội khắc phục khó khăn giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng những dịch vụ mà bảo hiểm y tế mang lại. * Nguyên nhân: - Do nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế. Sự phối hợp giữa các cơ GVHD: Th.s Thạch Huôn 77 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam quan quản lý nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội chưa chặt chẽ. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế còn yếu kém; hệ thống bảo hiểm y tế chưa được hiện đại hóa và còn thiếu chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật Bảo hiểm y tế chưa mạnh, chưa đồng bộ, thiếu tính hấp dẫn; sự phối hợp, hợp tác giữa Bảo hiểm xã hội với cơ sở khám chữa bệnh còn hạn chế, thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung là công bằng, hiệu quả, cải thiện chất lượng điều trị và thoả mãn sự hài lòng của người bệnh Bảo hiểm y tế. - Vấn đề trùng thẻ nhiều ở các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế là do Luật Bảo hiểm y tế 2008 giao cho nhiều bộ ngành, nhiều cấp khác nhau lập danh sách các nhóm đối tượng, thực tế 1 người có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng trong khi chưa có cơ chế phối hợp để rà soát danh sách đối tượng. Danh sách thiếu thông tin (chỉ có năm sinh, địa chỉ không rõ ràng) nên không thể xác định được việc trùng lập. Thời hạn cấp thẻ trong 10 ngày với số lượng thẻ của các đối tượng kể trên thường là rất lớn (hàng vạn người/một đợt phê duyệt cấp thẻ) dẫn tới áp lực công việc, việc rà soát, đối chiếu danh sách không khỏi nhầm lẫn, thiếu sót; Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các sở, ban ngành và các đơn vị quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế trong việc rà soát danh sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Cơ sở dữ liệu nằm phân tán, việc kiểm tra trùng lặp hoàn toàn thủ công. Thẻ Bảo hiểm y tế đang cấp hiện nay vẫn là thẻ giấy; mã thẻ Bảo hiểm y tế của đối tượng không cố định, chưa có mã định danh trên thẻ nên khó thống kê, theo dõi quá trình tham gia hoặc đi khám, chữa bệnh một cách hệ thống, khó phát hiện cấp trùng thẻ; Bộ Tài chính chưa kịp thời thanh tra, kiểm tra việc trùng thẻ; hệ thống phần mềm quản lý Bảo hiểm y tế của cả Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bệnh viện chưa kết nối, liên thông được với nhau nên chưa kiểm soát được việc cấp trùng thẻ Bảo hiểm y tế. Một nguyên nhân khác cũng đáng lưu tâm là ý thức của người được hưởng chế độ ưu đãi về Bảo hiểm y tế. Mỗi người chỉ cần 1 thẻ Bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, nhưng khi xảy ra nhầm lẫn, được GVHD: Th.s Thạch Huôn 78 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam nhận nhiều hơn một thẻ thì hầu như chẳng ai lên tiếng, báo lại cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh. - Luật Bảo hiểm y tế 2008 chưa quy định cụ thể trách nhiệm của ngành LĐTB&XH, chính quyền địa phương trong quy trình cấp thẻ, trách nhiệm trong việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho một số đối tượng do ngân sách đảm bảo..., Vì vậy, chưa phân định được trách nhiệm của từng cơ quan trong việc cấp trùng thẻ, chậm thẻ Bảo hiểm y tế, sai thông tin trên thẻ. 2.3.2. Đề nghị 2.3.2.1. Phương hướng triển khai việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo Đổi mới nội dung và công tác thông tin, tuyên truyền, vận đông, giáo dục với nhiều hình thức để huy động sự tham gia của hệ thống chính trị trong viêc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, triển khai thực hiện luật Bảo hiểm y tế. Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm y tế. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế, để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm y tế. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mỗi hình thức tuyên truyền chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng. Để có thể “phủ sóng” tuyên truyền chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đến mọi tầng lớp nhân dân, việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền là điều cần thiết. Ví dụ: Với địa hình miền núi, độ phủ sóng của mạng lưới truyền hình còn hạn chế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn đã chọn biện pháp tuyên truyền chính sách qua hệ thống truyền thanh cơ sở và sóng phát thanh của Đài PTTH tỉnh. Soạn thảo, thu băng Những điều cần biết về chính sách Bảo hiểm GVHD: Th.s Thạch Huôn 79 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam xã hội, Bảo hiểm y tế gửi cho hệ thống truyền thanh cơ sở của các thôn, bản, xã, phường để phát định kỳ hàng tuần. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và bảo hiểm xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế. Quản lý tốt đối tượng đóng và tham gia bảo hiểm y tế từ cơ sở. Củng cố và tăng cường quản lý Quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm thu chi, đầu tư tăng trưởng Quỹ hiệu quả và an toàn theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm y tế; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền bảo hiểm y tế và các hành vi tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi bảo hiểm y tế. Nhằm làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đói hỏi Nhà nước cũng như các bộ ngành liên quan cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa. Ðồng thời xây dựng những chính sách đặc thù trong chăm sóc sức khỏe đối với người nghèo ở từng khu vực cụ thể. Thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp chính sách về tài chính, đầu tư, đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ; chính sách đặc thù đối với chăm sóc sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân nghèo khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế... giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. 2.3.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo Nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo hướng phục vụ chi trả nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người nghèo tham gia bảo hiểm. Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Chính sách an sinh xã hội như: quan tâm chỉ đạo thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân trong đó ưu tiên hỗ trợ kinh phí cấp thẻ Bảo hiểm y tế; Kiện toàn quỹ khám chữa bệnh đối với người nghèo theo nội dung Thông tư Liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18 tháng 10 năm GVHD: Th.s Thạch Huôn 80 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 2013, huy động được nguồn kinh phí để hỗ trợ người nghèo bị bệnh nặng, hiểm nghèo phải chi trả chi phí lớn ngoài phạm vi chi trả của quỹ Bảo hiểm y tế và tăng cường công tác khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo quyền lợi của người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế. Thực hiện minh bạch, công khai và tăng cường quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh để hạn chế, ngăn chặn tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế, lạm dụng kỹ thuật cao, thuốc bệnh đắt tiền. Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp để thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế, cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm khám điều trị theo đúng chuyên môn và y đức ngành y, đồng thời tuân thủ các quy định cụ thể về quyền lợi bảo hiểm y tế, cụ thể như sau: Tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ về chính sách pháp luật bảo hiểm y tế, không để tiếp tục xảy ra tình trạng bệnh nhân bảo hiểm y tế vào khám bệnh thì thái độ của y bác sĩ thay đổi hoàn toàn, thiếu sự nhiệt tình, khám qua loa, kê đơn thuốc cho có, thiếu trình độ chuyên môn (đặc biệt là các cơ sở y tế tuyến dưới), bởi vì quan hệ giữa cơ sở khám chữa bệnh và người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh là quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp, nhất là tuyến quận, huyện, thị xã để thực hiện nhiệm vụ khai thác phát triển đối tượng và đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế từ tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phải định hướng, xây dựng chính sách theo chiều sâu, nghĩa là làm tốt hai yếu tố giảm chi từ tiền túi người bệnh và bảo đảm quyền lợi của người dân tham gia Bảo hiểm y tế. Với đối tượng khám chữa bệnh là những người nghèo, thì Nhà nước nên thực hiện khám chữa bệnh miễn phí, tại tuyến cơ sở. Biện pháp này vừa GVHD: Th.s Thạch Huôn 81 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam giúp người nghèo giảm chi phí đi lại vừa thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với người nghèo. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các tuyến, nhất là trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa; phát triển mô hình đội y tế lưu động để triển khai các hoạt động khám, chữa bệnh tại vùng sâu, vùng xa. Xây dựng và áp dụng chế độ, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo. Tiếp tục duy trì và phát triển Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo bằng nhiều nguồn, xây dựng quy chế, trình tự thủ tục để hỗ trợ cho đối tượng nghèo bị bệnh nặng, chi phí điều trị lớn; tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành thực thi chính sách, nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là người nghèo để họ hiểu, biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi đi khám, chữa bệnh Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người giàu với người nghèo; từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ chế cấp ngân sách nhà nước gắn với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế để thực hiện chuyển đầu tư trực tiếp ngân sách nhà nước cho các cơ sở dịch vụ công sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng dịch vụ bằng các hình thức khác như mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo… Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của toàn dân về chính sách Bảo hiểm y tế của Đảng và Nhà nước: Quán triệt Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/09/2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 và các quy định về chính sách Bảo hiểm y tế đến các chi bộ, các cấp, các ngành, từng đảng viên nhằm làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về nhận thức và hành động thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, đảm bảo cho mọi người dân được khám, chữa bệnh theo chế độ Bảo hiểm y tế; thường xuyên tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện khác nhau, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa GVHD: Th.s Thạch Huôn 82 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam phương nhằm làm chuyển biến về nhận thức và hành động của nhân dân tự giác thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế. Xây dựng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, đặc biệt là đối với người nghèo, đưa thông tin liên quan chính sách Bảo hiểm y tế đến với người tham gia Bảo hiểm y tế như: quyền lợi mà họ được hưởng khi tham gia Bảo hiểm y tế, số tiền được quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cho mỗi lần khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Với tình trạng sai thông tin trên thẻ, cấp chậm, trùng thẻ bảo hiểm y tế ở nhiều tỉnh với số lượng khá lớn gây khó khăn cho người có thẻ và lãng phí ngân sách cần nhanh chóng triển khai hoàn thiện hệ thống thông tin, lập quản lý danh sách về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu tránh cấp trùng thẻ; có giải pháp tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế 2008 đưa ra giải pháp hiện đại hóa quản lý bằng công nghệ thông tin, hướng tới cấp thẻ Bảo hiểm y tế bằng thẻ điện tử thay thế cho thẻ giấy, mã số thẻ Bảo hiểm y tế được sử dụng bằng chính mã số công dân định danh duy nhất sẽ là các giải pháp nhằm thực hiện tốt quy định: Mỗi người chỉ được cấp 01 thẻ Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tiễn, các địa phương, cơ quan, ban ngành cần tăng cường phối hợp trong quy trình cấp thẻ để hạn chế tối đa việc cấp trùng thẻ. Bảo đảm chăm sóc y tế tối thiểu: Thực hiện mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân; Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam; cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục hướng dẫn, giải quyết một số vướng mắc như: Ðăng ký khám chữa bệnh ban đầu, phát hành thẻ, thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế; Ðồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh Bảo hiểm y tế, đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không được phân biệt đối xử giữa GVHD: Th.s Thạch Huôn 83 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam người có thẻ với khám, chữa bệnh dịch vụ, giữa người nghèo với người giàu; khắc phục cơ bản tình trạng quá tải. 2.3.2.3.Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo hểm y tế đối với ngưởi nghèo Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với các hộ nghèo. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm yêu cầu cân đối và tăng trưởng Quỹ. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế; nghiên cứu sửa đổi chính sách điều tiết nguồn thu bảo hiểm y tế kết dư từ địa phương về Trung ương, trích lại tỉ lệ thích hợp cho địa phương để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; nâng cao hiệu quả, năng lực quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế đối với người nghèo cũng như hiệu quả việc sử dụng bảo hiểm y tế đối với các hộ nghèo. Mở rộng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi khi tham gia bảo hiểm y tế. Với đối tượng khám chữa bệnh là những người nghèo thì Nhà nước nên thực hiện chính sách khám chữa bệnh miễn phí, tận nơi, tận nhà người bệnh như nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng hiệu quả. Biện pháp này vừa giúp người nghèo giảm chi phí đi lại vừa thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với người nghèo. Tăng cường biện pháp giảm chi gián tiếp từ túi người bệnh; Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, trong đó bao gồm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới; chăm lo cho công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm nguồn nhân lực. Nghiên cứu điều chỉnh phạm vi, mức hưởng bảo hiểm y tế theo hướng: điều chỉnh mức hưởng của nhóm đối tượng là người thuộc hộ gia đình nghèo, người GVHD: Th.s Thạch Huôn 84 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này; sửa đổi quy định quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với trường hợp khám chữa bệnh vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật cho phù hợp. Nghiên cứu tính toán mức đóng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; ban hành giá dịch vụ y tế thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trong cả nước để khắc phục tình trạng quỹ bảo hiểm y tế chi trả ở các mức khác nhau cho các bệnh viện cùng hạng. Quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; đồng thời đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực thi chính sách bảo hiểm y tế tại địa phương. Chất lượng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế đang đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ trong công tác lập pháp và hành pháp về Bảo hiểm y tế. Nhìn chung chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân nhất là ở tuyến y tế cơ sở và các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng xuống cấp của các cơ sở y tế đang ở mức báo động làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khám chữa bệnh nói chung và khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế nói riêng. Khả năng cung ứng của hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng, có tác động đến việc tham gia Bảo hiểm y tế của người dân. Thực tế hiện nay, điều kiện phục vụ của hệ thống khám chữa bệnh còn hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và tinh thần thái độ của nhân viên y tế. Hiện tượng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế, việc chỉ định quá mức các dịch vụ kỹ thuật tại các bệnh viện đang ảnh hưởng trực tiếp chất lượng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế, cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm y tế phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế 2008 của các bệnh viện. Theo pháp luật Bảo hiểm y tế hiện hành, phần lớn quỹ Bảo hiểm y tế (khoảng 90%) là để phục vụ công tác khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế, nhưng pháp luật lại thiếu các quy định chặt chẽ, chưa có chế tài phù hợp để kiểm soát việc sử dụng nguồn kinh phí này tại các bệnh viện, đây là một khoảng trống quá lớn. Điều này GVHD: Th.s Thạch Huôn 85 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam đã lý giải vì sao hiện tượng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại các bệnh viện vẫn diễn ra phức tạp. Pháp luật Bảo hiểm y tế cần bổ sung quy định về trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về y tế, các bệnh viện trong việc đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Đồng thời, xây dựng chế tài nghiêm khắc áp dụng cho các bệnh viện, bác sỹ, y tá khi vi phạm các quy định pháp luật Bảo hiểm y tế theo hướng, ngoài việc bồi thường thiệt hại cho quỹ, bác sỹ còn có thể bị cấm hành nghề trong một thời gian nhất định, cấm đảm nhận chức vụ, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự. Chỉ khi có những chế tài thật sự nghiêm khắc mới đẩy lùi được hiện tượng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần được nâng cao năng lực, quyền hạn và trách nhiệm cho xứng tầm nhiệm vụ đặt ra. Theo pháp luật hiện hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế, thực hiện thu, chi trả các chế độ Bảo hiểm y tế, quản lý quỹ Bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi người tham gia Bảo hiểm y tế, kiểm tra chất lượng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện những nhiệm vụ mới theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng nâng cao năng lực, quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức Bảo hiểm xã hội. Pháp luật Bảo hiểm y tế cần quy định rõ hơn trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế, bảo vệ quyền lợi của người tham gia. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Luật Bảo hiểm y tế 2008 cần bổ sung quy định trao thêm các quyền thiết thực cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để kiểm soát các bệnh viện trong việc chỉ định điều trị, thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được tiến hành kiểm tra và xử lý các vi phạm tại các bệnh viện. Có như vậy pháp luật Bảo hiểm y tế mới được thực hiện nghiêm tại các bệnh viện. Theo dự thảo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, tới đây, những đối tượng thuộc hộ nghèo sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 100% phí khám chữa bệnh, việc này đã đem lại cho người nghèo cơ hội được tiếp cận với dịch vụ y tế nhiều hơn. GVHD: Th.s Thạch Huôn 86 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bởi vì, lâu nay, cứ hễ đặt chân đến bệnh viện là những bệnh nhân nghèo lại mang trong mình hai thứ bệnh, bệnh về thể chất và "tâm bệnh” lo lắng: không biết bị bệnh gì, điều trị lâu hay không… đặc biệt là tốn nhiều tiền không? Đối với nhà giàu, một vài triệu đồng chẳng đáng là bao nhưng đối với bệnh nhân nghèo, để có một vài trăm ngàn đồng là cả vấn đề lớn. Chẳng vậy mà, trong thực tế cuộc sống không ít bệnh nhân nghèo đành "ôm” bệnh chết vì không có tiền chữa trị. Trong khi đó, giá dịch vụ y tế liên tục tăng chóng mặt khiến người nghèo càng ngày càng nặng gánh. Luật Bảo hiểm y tế 2008 hiện hành quy định nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số khi khám chữa bệnh phải cùng chi trả 5%, nhóm người cận nghèo cùng chi trả 20%. Tuy nhiên, bấy nhiêu chia sẻ của Bảo hiểm y tế vẫn không thể "cứu giúp” người nghèo bởi mức hỗ trợ như hiện nay đã hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính. Từ trước đến nay vấn đề viện phí luôn luôn ám ảnh bệnh nhân nghèo, rất nhiều trường hợp trắng tay với bệnh tật khi nhà cửa lần lượt "đội nón ra đi”. Quy định miễn viện phí cho người nghèo từ dự thảo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi được xem "phao cứu sinh” cho bệnh nhân nghèo trong chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh việc miễn giảm viện phí cho người nghèo, cận nghèo, không ít người bày tỏ mong muốn, bảo hiểm không nên gói gọn ở một số bệnh đơn giản vì hiện nay bệnh hiểm nghèo và bệnh nặng chưa được bảo hiểm "chú ý” đến. Để khắc phục tình trạng một người có nhiều thẻ phải phụ thuộc vào nhiều giải pháp, việc xây dựng quy chế chính sách là một trong những giải pháp đó. Dự thảo Luật sẽ quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong quá trình lập danh sách để khắc phục việc trùng thẻ ngay từ đầu. Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ thông tin, để trên cơ sở dữ liệu có thể phân tích và loại trừ danh sách. Cần những giải pháp cả về tổ chức thực hiện lẫn cơ chế chính sách thì mới giải quyết được tình trạng trùng thẻ. Vì hiện nay, việc trùng thẻ vẫn do yếu tố khách quan là chủ yếu. GVHD: Th.s Thạch Huôn 87 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam PHẦN KẾT LUẬN Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ nguy cơ bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt đói với người nghèo. Trải qua hơn 20 năm thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế đã đã tạo nên những thay đổi quan trọng không chỉ về cơ chế, chính sách tài chính y tế mà còn tác động đến nhiều mặt của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) cho nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định. Mặc dù vẫn còn những hạn chế và những khó khăn thách thức, nhưng cùng với sực quan tâm, những nỗ lực khắc phục hạn chế, giải quyết những khó khăn và hoàn thiện các quy định của pháp luật, Đảng và Nhà nước đã từng bước thực hiện có hiệu quà các chính sách bảo hiểm y tế đối với người nghèo, để người nghèo dược hưởng một chế độ chăm sóc sức khỏe, một tiêu chuần sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể, góp phần giúp người xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người vươn lên trong cuộc sống, được hưởng cuộc sống an toàn, lành mạnh và hạnh phúc. GVHD: Th.s Thạch Huôn 88 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO * Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Hiến pháp năm 2013 3.Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 4. Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 5. Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 6. Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. 7. Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế. 8. Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo. 9. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015. 10. Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐTTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo. 11. Quyết định số 122/2013/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2013 Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 12. Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2009 về hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 13. Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. GVHD: Th.s Thạch Huôn 89 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 14. Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 Về việc tổ chức tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2015. 15. Nghị quyết số 21-NQ/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020. * Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 ngày 14 tháng 10 năm 2013 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012. 2. Báo cáo số 920/BC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2013 về đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo. * Danh mục các trang thông tin điện tử 1.Ngưỡngnghèo,http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%A1ng _ngh%C3%A8o, [ truy cập ngày 9-2-2014]. 2. Nghèo, http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o, [ truy cập ngày 9-22014]. 3. Nguyễn Văn Phẩm, Vụ Hợp tác Quốc tế: Chuẩn nghèo và thước đo nghèo ở một số quốc gia, http://vienthongke.vn/thong-tin-khoa-hoc/thong-tinkhtk/138-thong-tin-khoa-hoc-thong-ke-so-1-nam-2006/639-chuan-ngheo-vathuoc-do-ngheo-o-mot-so-quoc-gia, [ truy cập ngày 9-2-2014]. 4. Ngọc Ánh : Cấp thẻ BHYT trùng: Cần có giải pháp đồng bộ từ chính sách, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/lyluan_nghiepvu/26245/cap- the-bhyt-trung-can-co-giai-phap-dong-bo-tu-chinh-sach.htm, [ truy cập ngày 16-32014]. 5. Ngọc Ánh: 80% trạm y tế tuyến xã đã tham gia khám, chữa bệnh BHYT, http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/ansinh_xahoi/16726/news.htm, [truy cập ngày 16-3-2014]. 6. Phạm Mạnh Hùng: Đổi mới công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế, http://www.haugiang.gov.vn/Portal/Data/Sites/1/GalleryImages/SO%20Y%20TE/2013/T uyen%20truyen%20BHYT%20GS%20PMH%201.doc, [ truy cập ngày 10-3-2014]. GVHD: Th.s Thạch Huôn 90 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 7. Phạm Thị Nhung: Về "Quyền con người” trong Tuyên ngôn độc lập, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=6566&print= true, [ truy cập ngày 12-2-2014]. 8. Phương Thảo - Mai Trang: Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đoạn giai 2009-2012, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/201312/giam-sat-viec-thuc-hien-chinh-sach-phap-luat-ve-bao-hiem-y-te-giaidoan-2009-2012-293165/, [ truy cập ngày 10-3-2014]. 9. Phòng Quản lý nghiệp vụ, Cục TGPL: Việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2005 – 2012, http://tgpl.gov.vn/Viec-thuc-hien-chinh-sach-tro-giup-phap-ly-trong-cacchuongtrinh-giam-ngheo-giai-doan-2005-2012 newsview.aspx?cate=185&id=1909, [ truy cập ngày 16-3-2014]. 10. Tống Thị Song Hương: Luật bảo hiểm y tế: Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế, http://t5g.org.vn/?u=dt&id=5068, [ truy cập ngày 10-3-2014]. 11. Trung Hiếu: Chăm sóc sức khỏe người nghèo vùng sâu, vùng xa, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_chinhtri/_mobile_cungsuyngam/ite m/21376702.html, [ truy cập ngày 16-3-2014]. 12. Tài liệu đào tạo sơ cấp: Giáo trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, http://www.gopfp.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=285c479b-47854686-bd2e-a6479d7797bb&groupId=18, [ truy cập ngày 9-3-2014]. 13. Trung tâm thông tin khoa học, Viện nghiên cứu lâp pháp: Bảo hiểm y tế toàn dân- Thực trạng và kiến nghị, http://vnclp.gov.vn/uploaded/2013/56/21/948e933f-bef9-4dc5-b86ff261676f8fd6.doc. [ truy cập ngày 10-3-2014]. 14.Sứckhỏe,http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%A9c_kh%E1%BB%8 Fe, [ truy cập ngày 18-2-2014]. GVHD: Th.s Thạch Huôn 91 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam PHỤ LỤC PHỤ LỤC SỐ 6 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ ĐÓNG BHYT GIAI ĐOẠN 2009 – 2012 (Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 ngày 14 tháng 10 năm 2013 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012) Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng ST NSNN hỗ Chỉ số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ T trợ từ Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % % % % 2009-2012 Ngân sách 12.018.15 15.176.56 I Nhà 4.460.668 9.808.976 41.464.364 4 6 nước đóng Cán bộ hưởng 1 9.057 0,20 14.303 0,15 15.540 0,13 20.112 0,13 59.012 trợ cấp NSNN Người có công với 2 379.253 8,50 641.820 6,54 750.479 6,24 981.307 6,47 2.752.859 cách mạng Cựu 3 chiến 77.202 1,73 148.107 1,51 162.379 1,35 214.764 1,42 602.452 binh Người tham gia 4 KC 11.422 0,12 14.793 0,12 17.204 0,11 43.419 chống Mỹ Đại biểu Quốc 5 26.535 0,59 44.541 0,45 46.140 0,38 62.772 0,41 179.988 hội, HĐND Người hưởng 6 161.428 3,62 301.733 3,08 606.993 5,05 810.679 5,34 1.880.833 trợ cấp BTXH 7 Người nghèo, 3.276.32 73,4 5.088.04 51,8 6.401.02 53,2 7.647.30 50,3 22.412.69 DTTS 0 5 3 7 7 6 0 9 0 vùng ĐBKK GVHD: Th.s Thạch Huôn 92 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam 8 9 10 11 12 13 II 1 2 3 III Thân nhân người có công Thân nhân 264.655 LLVT, cơ yếu Trẻ em dưới 6 253.747 tuổi Người đã hiến bộ phận cơ thể Người lao động bị ốm đau dài ngày Lưu học 12.471 sinh Đối tượng đóng, 76.349 NSNN hỗ trợ Người thuộc hộ 76.349 cận nghèo Học sinh, sinh viên Hộ N-LN-DN mức sống trung bình Tổng số 4.537.017 (I + II) Tổng thu bảo 13.034.94 hiểm y tế 4 toàn quốc % Chi từ ngân sách/Tổn 35 g thu BHYT - 16.491 5,93 559,797 0,17 29.171 0,24 36.315 0,24 81.977 5,71 139.675 1,16 876.274 5,77 1.840.401 5,69 2.979.720 30,38 3.849.458 32,03 4.506.633 29,69 11.589.558 - - 22 0,28 2.978 - - 2 0,00 14 0,00 42 0,00 78 0,03 2.484 0,02 3.164 0,02 21.097 923.690 541.624 100,0 136.896 0 14,82 181.203 33,46 699.483 - 85,18 360.421 66,54 1.061.793 60,29 2.209.009 GVHD: Th.s Thạch Huôn 786.794 1.761.276 0,00 2 3.302.939 39,71 1.093.931 10.732.66 6 12.559.77 8 16.937.84 2 44.767.303 25.540.58 0 29.362.98 7 39.286.61 3 107.225.12 4 42 43 43 42 93 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Kết cấu của luận văn................................................................................................. 2 Chương 1............................................................................................................................ 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ “QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG VIỆC TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ”............................................................................................................ 4 1.1. QUYỀN CON NGƯỜI .......................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm quyền con người ........................................................................... 4 1.1.2. Quyền của con người theo pháp luật quốc tế ............................................... 5 1.1.3. Quyền của con người theo Hiến định ............................................................ 9 1.2.QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO.......................................................................... 12 1.2.1. Khái niệm về người nghèo ............................................................................ 12 1.2.2. Quyền của người nghèo ................................................................................ 17 1.3. QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE ....................................................... 23 1.3.1 Khái niệm........................................................................................................ 23 1.3.2.Quyền được chăm sóc sức khỏe .................................................................... 24 1.4. BẢO HIỂM Y TẾ................................................................................................. 30 1.4.1. Khái niệm....................................................................................................... 30 1.4.2. Quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế ................................................... 32 1.5. CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN ............................................................................ 36 Chương 2.......................................................................................................................... 41 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO TRONG VIỆC TIẾP CẬN BẢO HIỂM Y TẾ ............................................................. 41 2.1. Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm y tế đối với người nghèo .............................. 41 * Quyền của người nghèo trong việc đăng ký cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu ..................................................................................................................... 41 GVHD: Th.s Thạch Huôn 94 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam * Quyền của người nghèo trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế .................................. 47 * Quyền của người nghèo về mức đóng bảo hiểm y tế........................................... 50 * Quyền của người nghèo về phương thức đóng bảo hiểm y tế ............................ 51 * Quyền của người nghèo về phạm vi và mức hưởng bảo hiểm y tế ..................... 52 * Quyền của người nghèo đối với Quỹ Bảo hiểm y tế ............................................ 55 * Quyền của người nghèo trong Quỹ khám chữa, bệnh cho người nghèo ........... 57 * Quyền của người nghèo đối với các chế độ hỗ trợ .............................................. 59 * Nguồn kinh phí để đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo ................................... 61 * Quyền của người nghèo trong việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.................................................................................................................... 62 2.2. Thực trạng về việc tiếp cận bảo hiểm y tế của người nghèo ............................ 63 2.2.1. Công tác ban hành chinh sách ...................................................................... 63 2.2.2. Cơ chế tài chính và kiểm toán quỹ Bảo hiểm y tế ........................................ 67 2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 68 2.2.4. Công tác khám chữa bệnh ............................................................................. 69 2.2.5.Công tác quản lý việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo ........... 71 * Công tác thanh tra, kiểm tra............................................................................. 71 * Công tác tuyên truyền ....................................................................................... 71 2.3. Hạn chế- đề nghị................................................................................................... 72 2.3.1. Hạn chế .......................................................................................................... 72 2.3.2. Đề nghị ........................................................................................................... 79 2.3.2.1. Phương hướng triển khai việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo .................................................................................................................... 79 2.3.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện bảo hiểm y tế đối với người nghèo .................................................................................................................... 80 2.3.2.3.Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo hểm y tế đối với ngưởi nghèo 84 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 889 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 92 GVHD: Th.s Thạch Huôn 95 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng [...]... SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam sức khỏe” Đ y là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế Chính sách Bảo hiểm y tế của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 Ng y 15/8/1992, Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế kèm theo Nghị định 299/HĐBT Từ khi ra đời Điều lệ Bảo hiểm y tế đầu tiên,... Việt Nam thừa nhận quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với cách tiếp cận Bảo hiểm y tế là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là loại hình 22 Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995 GVHD: Th.s Thạch Huôn 31 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y. .. đạo công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 20122020 Theo đó, Đề án thực hiện lộ trình Bảo hiểm y tế toàn dân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ng y 29/03/2013 với một lộ trình cụ thể, đó là: “Tăng GVHD: Th.s Thạch Huôn 33 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế, tiếp tục duy trì các nhóm... hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo, và trong việc thúc đ y và 17 http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%A8o GVHD: Th.s Thạch Huôn 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam khuyến khích sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân... Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam thành một điều khoản riêng: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật 12 Quyền con người là một giá trị cao quý, là thành quả đấu tranh của nhân loại X y dựng... pháp sửa đổi năm 2013 dành một chương để quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân GVHD: Th.s Thạch Huôn 21 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Trong đó khẳng định: “Mọi người bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16); “Mọi người có quyền. .. 18 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam con người 1948, mọi người đều có những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm, do đó người nghèo cũng như những người thuộc các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội đều được “… thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng” Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội... định thư bổ sung Công ước châu Mỹ về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1988 (Điều 10)… Tuy nhiên, Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe Theo Điều n y, mọi người có quyền GVHD: Th.s Thạch Huôn 24 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ... đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng GVHD: Th.s Thạch Huôn 28 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Theo điều 1 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định: “Công dân có quyền được bảo. .. quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng y u cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, x y dựng và bảo vệ Tổ quốc” GVHD: Th.s Thạch Huôn 22 SVTH: Nguyễn Ngọc Phượng Quyền của người nghèo trong việc tiếp cận Bảo hiểm y tế trong pháp luật Việt Nam Bên cạnh việc có quyền như nhau, bình đẳng với các tầng lớp khác trong xã hộ, người nghèo còn được hưởng các quyền lợi và chính sách ưu đãi khác của nhà nước nhằm

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w