Công tác ban hành chinh sách

Một phần của tài liệu quyền của người nghèo trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế trong pháp luật việt nam (Trang 65)

Bộ Y tế đang triển khai xây dựng Đề án: "Tăng cường y tế cơ sở và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư, trong đó sẽ có lồng ghép nội dung về đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các Trung tâm y tế dự phòng huyện, trạm y tế xã sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Trước mắt là đầu tư cho Trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã của các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số chế độ hỗ trợ từ Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg. Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Chương trình, Dự án tập trung các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, ODA để tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan đến y tế trong Nghị quyết 80 và 30a nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và bền vững đối với công tác y tế, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, trong đó có việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hệ thống y tế, đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Thực hiện Chương trình đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác ở các huyện nghèo: Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-BYT về thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ưu tiên trước hết là cho 62 huyện nghèo.

Thực hiện các chính sách giảm nghèo của Chính phủ giai đoạn 2010-2015, về cơ bản các địa phương đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế, các văn bản bao gồm: Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND, Kế hoạch triển khai thực hiện và các công văn hướng dẫn thực hiện của các ngành liên quan như Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội, Lao động Thương binh và Xã hội để chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ y

tế và khám, chữa bệnh đối với người nghèo chủ yếu tập trung vào việc đôn đốc thực hiện Bảo hiểm y tế.

Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai tốt các chính sách y tế hỗ trợ người nghèo: Bộ Y tế tiếp tục cùng với các địa phương triển khai tốt việc hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg và 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính tạm cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách 10 tỉnh để thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số vùng khó khăn năm 2013 với số tiền hơn 300 tỷ đồng để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo: Quyết định của Bộ Tài chính căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Cụ thể, Bộ Tài chính tạm cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách các tỉnh: Bắc Kạn trên 21,4 tỷ đồng; TP.Hải Phòng trên 5,7 tỷ đồng; Hưng Yên trên 8,7 tỷ đồng; Nam Định trên 2,8 tỷ đồng; Thanh Hoá trên 144,4 tỷ đồng; Quảng Nam 1,5 tỷ đồng; Đắk Lăk trên 42,3 tỷ đồng; Bình Phước trên 13,4 tỷ đồng; Long An trên 9,8 tỷ đồng và tỉnh Đồng Tháp gần 50,4 tỷ đồng để thực hiện mua bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân tộc thiểu số vùng khó khăn năm 2013.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg quy định cơ chế để các tỉnh hỗ trợ người nghèo cùng chi trả 5% chi phí KCB Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, do còn thiếu hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện. Qua giám sát, một số ý kiến đề nghị nên xem xét lại việc cùng chi trả đối với người nghèo, thân nhân người có công, những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội sống nhờ trợ cấp Nhà nước.

Tăng cường triển khai Đề án 1816 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các huyện nghèo; đảm bảo

mỗi bệnh viện tại huyện nghèo đều có cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ thường xuyên.

Tăng cường đầu tư cho y tế các huyện nghèo: Tiếp tục chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện (Quyết định 47/2008/QĐ-TTg); phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính lên phương án ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho bệnh viện huyện, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện thuộc các huyện nghèo. Tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Phát triển y tế Nông thôn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trước hết là tập trung ưu tiên cho các huyện nghèo và các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Nội dung của Đề án bao gồm: đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp cho trung tâm y tế dự phòng/ trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã.

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nêu rõ mục tiêu “Bảo đảm y tế tối thiểu”, trong đó có một số nội dung liên quan đến các dịch vụ y tế cơ bản như: cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ quan điểm: “bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng”.

Việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo còn được thể hiện qua các chính sách tài chính y tế vĩ mô (tăng ngân sách nhà nước cho y tế, phân bổ ngân sách ưu tiên cho vùng nghèo, phát triển bảo hiểm y tế...) và các chính sách hỗ trợ cụ thể (cấp thẻ khám, chữa bệnh miễn phí; thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, hỗ trợ đồng chi trả...) cũng được triển khai giúp giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo. Nhờ đó, đến nay nhiều vấn đề sức khỏe của

người nghèo sống ở vùng sâu, vùng xa được giải quyết kịp thời, như: Giảm tỷ lệ người mắc các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và suy dinh dưỡng; giảm tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em...

Bộ Y tế cho biết, quy định mức cùng chi trả 5% đối với nhóm đối tượng người nghèo như hiện nay đã hạn chế việc tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là những người mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính. Do đó, để tạo điều kiện cho người dân tham gia Bảo hiểm y tế được đảm bảo quyền lợi, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định người thuộc hộ nghèo được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh thay bằng 95% như hiện nay. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện có 14 triệu người thuộc diện hộ nghèo được ngân sách nhà nước mua thẻ Bảo hiểm y tế. Năm 2013, tổng số tiền mà người nghèo phải cùng chi trả chiếm khoảng 100 tỷ đồng. Tuy vậy, việc bãi bỏ cùng chi trả với người nghèo sẽ không ảnh hưởng đến việc cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế. Về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết, kể cả khi người nghèo được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% phí khám chữa bệnh thì Quỹ 139 tại các địa phương vẫn sẽ hỗ trợ các khoản chi về ăn ở, vận chuyển và một số thuốc, dịch vụ ngoài danh mục được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.

2.2.2. Cơ chế tài chính và kim toán qu Bo him y tế

Giai đoạn 2009-2012, ngân sách nhà nước hỗ trợ cho khoảng 70% số đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, bình quân chiếm 42% so với tổng số thu Bảo hiểm y tế (44.767 tỷ/107.225 tỷ đồng), trong đó người nghèo được hỗ trợ 100% mức đóng Bảo hiểm y tế. Do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng tiền mua Bảo hiểm y tế nên tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế của người nghèo đạt ở mức rất cao (gần 100%).

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, định kỳ 3 năm Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội về kết quả kiểm toán quỹ Bảo hiểm y tế. Đầu năm 2013, Kiểm toán Nhà nước đã tổng hợp tài chính quỹ, kiểm toán việc quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2012. Năm 2011, qua kiểm toán tại một số tỉnh đã kiến nghị thu hồi cho ngân sách 6,4 tỷ đồng. Năm 2013, kiểm toán Bảo hiểm y tế cho người nghèo tại 8 tỉnh đã phát hiện trên 332.000 thẻ cấp trùng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước 114 tỷ đồng.

Ngoài ra, qua kiểm toán còn phát hiện việc thanh toán thuốc ngoài danh mục, một số thuốc giá cao hơn quy định, thanh toán thuốc điều trị nội trú đã có trong cơ cấu dịch vụ phẫu thuật, chi phí dịch vụ kỹ thuật cao chưa được Bộ Y tế phê duyệt.61

2.2.3. Cơ s h tng

Về cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước, của tư nhân và 80% số trạm y tế xã đã tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Nguồn thu từ Bảo hiểm y tế đã đóng góp khoảng 80% tổng kinh phí phục vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện, góp phần nâng chất lượng khám chữa bệnh cho người dân…

Ưu tiên đầu tư xây dựng và nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, liên huyện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 02/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ cho 69 bệnh viện thuộc huyện nghèo.

Từ năm 2008 - 2012, tiếp tục chủ trương đầu tư nâng cấp các cơ sở y tế bằng nguồn trái phiếu Chính phủ, đã có hơn 600 bệnh viện huyện và 150 bệnh viện tuyến tỉnh được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp trang thiết bị y tế với số vốn đầu tư khoảng 23.200 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, các bệnh viện tuyến huyện đã có thêm 10.000 giường bệnh (tăng 17% so với năm 2008); việc sử dụng các dịch vụ kỹ thuật, thủ thuật, nội soi, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... đã tăng rõ rệt (120-320% ở tuyến tỉnh, 120-180% ở tuyến huyện). Cả nước hiện có trên 2.400 cơ sở khám chữa bệnh ký hợp đồng khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, trong đó trên 2.100 cơ sở khám chữa bệnh nhà nước, gần 300 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, khoảng 10.000 trạm y tế xã tham gia khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Hầu hết những bệnh nặng, mạn tính... cần điều trị dài ngày, chi phí lớn đều đưa về các bệnh viện nhà nước. Một số bệnh viện tư nhân thông qua việc cải tiến dịch vụ y tế, nâng cao y đức, thái độ phục vụ và cách ứng xử đã bắt đầu cạnh tranh mạnh với bệnh viện nhà nước trong việc thu hút số lượng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Bình Dương, Đắk Lắk).62

61

Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế

giai đoạn 2009 - 2012 62

Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế

Khả năng cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cho người nghèo cũng được tăng cường đáng kể thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất; cung cấp trang thiết bị thiết yếu và đào tạo, cập nhật kiến thức cho cán bộ tại chỗ. Nhiều dịch vụ và kỹ thuật y tế được các bệnh viện tuyến trên chuyển giao về tuyến dưới. Y tế cơ sở đã cung cấp khoảng 80% lượng dịch vụ y tế phục vụ người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Nhiều địa phương tổ chức các đội y tế lưu động, thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân nghèo ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2.2.4. Công tác khám cha bnh

Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước. Một trong những chính sách đã và đang phát huy tốt hiệu quả đó là chính sách Bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, nhất là việc tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở nhất là người nghèo. Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, việc triển khai các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế mới đã góp phần giúp các bệnh viện chủ động trong điều hành kinh phí, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Bảo hiểm y tế. Từ năm 2010 - 2012 quỹ Bảo hiểm y tế tiếp tục cân đối thu chi và có kết dư, góp phần tạo ra nguồn tài chính ổn định cho công tác khám chữa bệnh.

Trong những năm trở lại đây, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được cải thiện rõ nét, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Năm 2011, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế với 2.303 cơ sở y tế (trong đó có 54 đơn vị tuyến trung ương, 543 đơn vị tuyến tỉnh; 1.354 đơn vị tuyến huyện và 352 phòng khám đa khoa, y tế cơ quan; 83,46% là cơ sở khám chữa bệnh công lập), tăng 5,8% so với năm 2010. Thông qua hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện đã tổ chức khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại hơn 8.656 trạm y tế xã và tương đương, đạt gần 80%

tổng số trạm y tế xã trên toàn quốc, tăng gần 20% so với năm 2010, góp phần tạo điều kiện cho người dân nhất là người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn. Năm 2011 đã có 767 cơ sở thực hiện phương thức thanh toán theo định suất, tại 61 tỉnh thành phố, chiếm 33% tổng số cơ sở ký hợp đồng, tăng 24% so với năm 2010 và đạt các chỉ tiêu về đơn vị ký hợp đồng khám chữa bệnh định suất theo yêu cầu của Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Chỉ còn 2 địa phương chưa triển khai được phương thức này là TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

Ở các bệnh viện, các bếp ăn từ thiện nhờ được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu quyền của người nghèo trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế trong pháp luật việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)