Công tác khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu quyền của người nghèo trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế trong pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)

Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước. Một trong những chính sách đã và đang phát huy tốt hiệu quả đó là chính sách Bảo hiểm y tế cho người nghèo.

Việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, nhất là việc tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở nhất là người nghèo. Cùng với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, việc triển khai các phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế mới đã góp phần giúp các bệnh viện chủ động trong điều hành kinh phí, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Bảo hiểm y tế. Từ năm 2010 - 2012 quỹ Bảo hiểm y tế tiếp tục cân đối thu chi và có kết dư, góp phần tạo ra nguồn tài chính ổn định cho công tác khám chữa bệnh.

Trong những năm trở lại đây, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo được cải thiện rõ nét, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Năm 2011, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố tiếp tục ký hợp đồng khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế với 2.303 cơ sở y tế (trong đó có 54 đơn vị tuyến trung ương, 543 đơn vị tuyến tỉnh; 1.354 đơn vị tuyến huyện và 352 phòng khám đa khoa, y tế cơ quan; 83,46% là cơ sở khám chữa bệnh công lập), tăng 5,8% so với năm 2010. Thông qua hợp đồng với các cơ sở khám chữa bệnh cấp huyện đã tổ chức khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại hơn 8.656 trạm y tế xã và tương đương, đạt gần 80%

tổng số trạm y tế xã trên toàn quốc, tăng gần 20% so với năm 2010, góp phần tạo điều kiện cho người dân nhất là người nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe thuận tiện hơn. Năm 2011 đã có 767 cơ sở thực hiện phương thức thanh toán theo định suất, tại 61 tỉnh thành phố, chiếm 33% tổng số cơ sở ký hợp đồng, tăng 24% so với năm 2010 và đạt các chỉ tiêu về đơn vị ký hợp đồng khám chữa bệnh định suất theo yêu cầu của Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Chỉ còn 2 địa phương chưa triển khai được phương thức này là TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

Ở các bệnh viện, các bếp ăn từ thiện nhờ được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đã thực hiện phát những suất cơm, suất cháo miễn phí cho bệnh nhân nghèo và thân nhân của người bệnh góp phần giúp người nghèo giảm được gánh nặng chi phí trong quá trình điều trị bệnh.

Việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân. Đối vời người nghèo bị bệnh nặng phải điều trị lâu dài rất tốn kém như bệnh thận thì đó sẽ là một gánh nặng đối với người nghèo. Nhưng nhờ chính sách bảo hiểm y tế, người nghèo có thẻ Bảo hiểm y tế nên họ chỉ cần trả 5% chi phí điều trị; thẻ Bảo hiểm y tế góp phần giúp san sẻ gánh nặng viện phí cho những người nghèo. Được biết, đối với những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo, bình thường, chạy 2 lần/tuần, nhưng lúc mệt thì phải chạy 3 lần/tuần. Mỗi lần chạy thận như vậy, bệnh nhân phải đóng bình quân 800.000 đồng. Làm một phép tính đơn giản chỉ riêng chạy thận nhân tạo, mỗi tháng phải đóng gần 6 triệu đồng, chưa tính viện phí, các loại thuốc phụ trợ kèm theo; nếu không có Bảo hiểm y tế, người nghèo chỉ còn biết “phó mặc” cho số phận.

Trong tổ chức khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, việc quản lý giá thuốc cũng chưa được thực hiện tốt và chưa đồng nhất trên phạm vi cả nước. Về vấn đề này, Chính phủ cũng đã giao cho liên bộ nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 10, trong đó chú trọng đến việc quy định trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội tham gia quản lý thuốc, giá thuốc.

Bên cạnh đó, tình trạng Quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế bội chi cục bộ tại một số địa phương với những biểu hiện bất thường, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện kiểm tra công tác quyết toán chi phí khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại 07 tỉnh (Phú Thọ, Thanh Hoá, Bến Tre, Vĩnh Long, Ninh Bình, Long An, Đồng Tháp). Qua kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh công tác tổ chức khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại địa phương, đề nghị thu hồi về quỹ Bảo hiểm y tế hàng chục tỷ đồng thanh toán sai quy định.

2.2.5.Công tác qun lý vic thc hin bo him y tế đối vi người nghèo

* Công tác thanh tra, kim tra

Có sự phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thanh tra, kiểm tra khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại một số địa phương. Qua gần 4.500 lượt kiểm tra tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế đã phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm và đã yêu cầu xuất toán 149 tỷ đồng, một số trường hợp vi phạm pháp luật đã bị xem xét xử lý hình sự.63

Bảo hiểm xã hội hiện là lực lượng chính trong kiểm tra phát hiện sai phạm về Bảo hiểm y tế ở các cơ sở khám chữa bệnh nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong thanh tra, kiểm tra; bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng cơ chế tự quản, tự giám sát của các bệnh viện cũng như tăng cường công tác thanh tra của chính quyền địa phương.

* Công tác tuyên truyn

Các địa phương hằng năm đã có kế hoạch tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm y tế nhằm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế, để người tham gia hiểu biết về quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế. Công tác tuyên truyền của các địa phương có khác nhau về nội dung cũng như về hình thức như thông

63

Báo cáo số 525/BC-UBTVQH13 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế

giai đoạn 2009 – 2012: Vụ án tại Bình Dương (thuê thẻ BHYT của công nhân, thuê bệnh nhân mạn tính đi khám bệnh để lấy thuốc đắt tiền đem bán giá trị trên 80 triệu đồng) đã bị xử tù.

qua kênh truyền thông Báo, Đài phát thanh, Truyền hình, Áp phích, tờ rơi... để tuyên truyền chính sách Bảo hiểm y tế.

Trong những năm qua, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND cấp tỉnh đã phối hợp với ngành tuyên giáo tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới và Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức triển khai tuyên truyền vận động về Bảo hiểm y tế bằng nhiều hình thức góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về Bảo hiểm y tế; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế và cán bộ Bảo hiểm xã hội.

Năm 2012, Vụ Bảo hiểm y tế và Ban Tuyên truyền Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là hai đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú với nội dung trọng tâm là tuyên truyền về Bảo hiểm y tế. Hình thức tuyên truyền đối thoại trực tiếp được đặc biệt chú trọng; Quý I, theo định hướng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các cơ quan báo chí đã tập trung tuyên truyền về nội dung Nghị quyết 21-NQ/TW, các kiến nghị của cử tri theo nội dung của Đoàn giám sát của Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 – 2012… Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã xây dựng được kế hoạch tuyên truyền năm 2013. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ký thỏa thuận phối hợp công tác tuyên truyền với Bộ Y tế và 14 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội khác. Hoạt động tuyên truyền năm 2103 tập trung: phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị; phổ biến, triển khai thực hiện Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhân Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam; kết quả giám sát của Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội tại đại phương cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện Bảo hiểm y tế; tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho các bộ làm công tác tuyên truyền và cộng tác viên ;…

Một phần của tài liệu quyền của người nghèo trong việc tiếp cận bảo hiểm y tế trong pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)