Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37
(2011 -2014)
Tên đề tài:
Giáo viên hướng dẫn:
Ts. PHẠM VĂN BEO
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ TUYẾT KHA
MSSV: 5115803
Lớp: Luật Tư Pháp 1
Cần Thơ, 11/2011
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Khóa luận tốt nghiệp là bước cuối cùng đánh dấu sự trưởng thành của sinh viên ở giảng
đường Đại học. Để làm tốt bước ngoặc này và tham gia báo cáo ngày hôm nay em đã được sự
giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn và động viên từ gia đình, quý thầy cô cùng bạn bè. Nay cho em xin
phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến:
Các thầy cô Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo
trong suốt quá trình học để từ đó em phát triển thêm vốn hiểu biết của mình để vận dụng trong
công việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Phạm Văn Beo – người thầy đã
dành nhiều tâm huyết để trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình làm luận
văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh và giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp đúng như định hướng ban đầu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ người đã dạy dỗ và nuôi em khôn lớn, cũng như
những người bạn luôn chia sẽ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và những khó khăn trong học
tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã dành
thời gian để có những đóng góp quý báu để bài viết của em thêm hoàn chỉnh.
Bằng tất cả sự nổ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thiết sót. Rất mong được sự góp ý
tận tình và quý báu của quý Thầy Cô và các bạn.
Trân trọng cảm ơn!
Cần Thơ, Tháng 11 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Kha
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài ................................................................................3
5. Bố cục của đề tài .........................................................................................................3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT ......4
1.1 Quyền con người.......................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm quyền con người ...............................................................................4
1.1.2 Vài nét về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con
người trên thế giới và khái lược lịch sử tư tưởng về quyền con người ở trong lịch
sử, văn hóa, chính sách, pháp luật ở Việt Nam ......................................................... 5
1.1.2.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con người trên
thế giới ...................................................................................................................... 5
1.1.2.2 Khái lược lịch sử tư tưởng quyền con người trong văn hóa, lịch sử ở Việt
Nam ......................................................................................................................... 11
1.1.3 Tính chất của quyền con người .......................................................................15
1.1.3.1 Tính phổ biến (universal)............................................................................16
1.1.3.2 Tính không thể tước đoạt ............................................................................16
1.1.3.3 Tính không thể phân chia (indivisible) ....................................................... 16
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) ............17
1.1.4 Đặc điểm quyền con người...............................................................................18
1.1.4.1 Quyền con người từ góc độ đạo đức - tôn giáo ..........................................18
1.1.4.2 Quyền con người dưới góc độ lịch sử - xã hội ...........................................18
1.1.4.3 Quyền con người từ góc độ triết lý ............................................................. 19
1.1.4.4 Quyền con người từ góc độ chính trị ......................................................... 19
1.1.4.5 Quyền con người từ góc độ pháp lý ............................................................ 20
1.2 Quyền được chết .....................................................................................................22
1.2.1 Khái niệm quyền được chết ..............................................................................22
1.2.1.1 Chết .............................................................................................................22
1.2.1.2 Quyền được chết ......................................................................................... 23
1.2.2 Các tiêu chí để thực hiện quyền được chết ..................................................... 26
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
1.2.2.1 Tiêu chí về y học ......................................................................................... 26
1.2.2.2 Tiêu chí về luật pháp ..................................................................................27
1.2.3 Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền được chết ............................... 29
CHƯƠNG II. VẦN ĐỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT
NAM ..................................................................................................................................32
2.1 Vấn đề quyền được chết theo quy định của các nước trên thế giới ................... 32
2.1.1 Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết ............................................32
2.1.2 Các quốc gia chưa hợp pháp hóa hay quy định một phần ............................. 37
2.2 Những quan điểm cơ bản đang tồn tại về ghi nhận quyền được chết trên thế
giới .................................................................................................................................37
2.2.1 Những quan điểm phản đối. ............................................................................37
2.2.2 Những quan điểm ủng hộ ................................................................................41
2.3 Quan điểm của Việt Nam về quyền được chết .................................................... 42
2.3.1 Việt Nam không thừa nhận quyền được chết .................................................42
2.3.2 Một số lý do Việt Nam không công nhận quyền được chết ............................ 43
2.3.3 Quan điểm của cá nhân về quyền được chết ..................................................44
2.4 Những đề xuất cho việt nam về quyền được chết trên cơ sở về quyền con người
........................................................................................................................................45
2.4.1 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền được chết trong hệ thống pháp luật .........45
2.4.1.1 Ý nghĩa pháp lý ........................................................................................... 45
2.4.1.2 Ý nghĩa xã hội ............................................................................................. 46
2.4.2 Lý do thừa nhận quyền được chết ...................................................................46
2.4.2.1 Quyền được chết mang tính nhân đạo sâu sắc ...........................................46
2.4.2.2 Quyền được chết là quyền tự quyết của cá nhân ........................................47
2.4.3 Điều kiện để được thừa nhận quyền được chết ..............................................48
2.4.3.1 Điều kiện của chủ thể có quyền được chết .................................................48
2.4.3.2 Những quy định đối với bác sĩ ....................................................................48
2.4.3.3 Quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh ..................................................... 49
2.4.3.4 Quy định đối với chức thư y tế ....................................................................50
2.4.3.5 Quy định đối với người được ủy nhiệm, được ủy quyền ............................. 50
2.4.3.6 Quy định khi bệnh nhân không có chúc thư y tế .........................................51
2.4.3.7 Một số yêu cầu khác ................................................................................... 52
2.4.4 Cần xây dựng Luật An tử ở Việt Nam ............................................................. 54
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
2.4.3.1 Điều kiện để một Quốc gia có thể ban hành Luật An tử ............................ 54
2.4.3.2 Một số kiến nghị về việc tiếp cận quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật
An tử ở Việt Nam.....................................................................................................55
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là vấn đề có lịch sử phát triển lâu dài và nội dung rộng lớn; là
vấn đề nhạy cảm, phức tạp, bởi nó gắn bó với các chế độ chính trị khác nhau. Quyền con
người đang trở thành một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước
phương Tây; “ngoại giao nhân quyền” trở thành một nội dung quan trọng trong học
thuyết nhân quyền ở các nước này. Quyền con người đang là vấn đề chính trị, pháp lý
nhạy cảm, là lĩnh vực vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong quan hệ quốc tế đương đại.
Trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch đang ra sức sử dụng
vấn đề quyền con người mà họ gọi là “vấn đề nhân quyền” như một công cụ quan trọng
để phá hoại, can thiệp vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc.
Đối với nước ta, dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” các thế lực thù địch tăng
cường tiến hành hoạt động phá hoại tư tưởng, tuyên truyền cho nền dân chủ tư sản và
những quan điểm giá trị của phương Tây, vu cáo, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và sự lãnh đạo
của Đảng ta. Chúng xuyên tạc, vu cáo, tạo ra một hình ảnh Việt Nam vi phạm “nhân
quyền” nhằm cô lập ta trên trường quốc tế; sử dụng vấn đề “nhân quyền” làm điều kiện
cho việc mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật và viện trợ nhân đạo, hòng ép ta
phải thỏa hiệp, nhân nhượng, từng bước thay đổi đường lối chính trị. Thủ đoạn của chúng
là tách riêng và khuếch đại một số quyền con người cụ thể, ví dụ: Mỹ cho rằng “nhân
quyền” hoàn toàn mang tính nhân loại, tính toàn cầu; tự do chính trị là cốt yếu của “nhân
quyền”, còn kinh tế là thứ yếu.
Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong
chiến lược “diễn biến hòa bình” nói chung, vấn đề “nhân quyền” nói riêng, cần tiến hành
đồng bộ các biện pháp, trong đó biện pháp tổ chức nghiên cứu về quyền con người, phát
triển các tư tưởng nhân đạo, giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin, của chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, làm rõ sự khác nhau giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin và Đảng ta với quan điểm tư sản về quyền con người, có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nghiên cứu về quyền con người còn tạo cơ sở lý luận, cung cấp các luận cứ khoa
học cho việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật về quyền con người, tạo thế chủ động
chính trị trong cuộc đấu tranh về quyền con người trên quốc tế.
Ngoài ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu về quyền con người,
còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân, quán triệt quan điểm, chính sách của
Đảng. Nhà nước ta về quyền con người, nhận rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta nhằm
phục vụ con người và vạch trần những luận điểm bịp bợm và thủ đoạn xấu xa của các thế
lực thù địch về quyền con người.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
1
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Chính gì vậy, việc nghiên cứu về quyền con người có ý nghĩa đặc biệt trong giai
đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
hiện nay.
Trên thế giới hiện nay sự quan tâm về quyền con người đặc biệt là quyền được
chết là vấn đề con để mở, bao hàm nhiều quan nhiệm khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề này
còn xa lạ với nhiều người và pháp luật nước ta cũng chưa hề có quy định nào về quyền
được chết.
Có thể thấy, quyền được chết là một vấn đề lớn và đặc biệt gây nhiều tranh cãi bởi
tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực: Y học, chính trị, xã hội, tôn giáo…
Về mặt pháp lý, nếu quyền được chết được pháp luật công nhận thì những cuộc
chiến pháp lý rắc rối kéo dài sẽ có lối thoát dễ dàng.
Về mặt xã hội, quyền được chết càng có ý nghĩa hơn nữa. Việc từ chối cái chết
nhẹ nhàng, trong sự tỉnh táo giữa những người thân chính là sự tiếp tay dung dưỡng, duy
trì nổi đau thể xác và có lẽ là cả tinh thần đối với người bệnh. Chính vì cuộc sống là quý
giá nhất, nên hơn ai hết, chính những người bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại
muốn chết. Khi sự sống của bệnh nhân không còn được đảm bảo nữa; Mắc bệnh vô
phương cứu chữa, đang phải chịu đựng đau đớn kéo dài…thì an tử theo yêu cầu là cách
thức hợp lý nhất để chấm dứt đau khổ. Người bệnh được ra đi tự nguyện, thanh thản. Gia
đình bệnh nhân không phải chịu những tốn kém không đáng có. Xã hội bớt những cực
nhọc, lo toan và được bình yên hơn. Đó là một kết thúc đẹp, một “cái chết nhân đạo”.
Với những ý nghĩa đặc biệt như trên, luận văn xin tập trung nghiên cứu về quyền
được chết với mong muốn hiểu rõ hơn về bản chất của “cái chết êm ả”. Bên cạnh đó,
cũng đề cập đến một số vấn đề nhầm góp phần dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật và
xã hội để quyền được chết dần được hiểu và tôn trọng như một quyền cơ bản của con
người. Từ đó, đề xuất một số ý kiến trong quá trình xây dựng Luật an tử ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quyền được chết và
quyền con người, mối quan hệ gắn bó giữa quyền được chết và quyền con người. Làm rõ
những giá trị nhân đạo, tốt đẹp mà quyền được chết đã mang lại, cũng như đề cao việc
xây dựng Luật An tử trong tương lại.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài muốn làm sáng tỏ lý luận về quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền
con người. Những quan điểm hiện nay về quyền được chết trên thế giới và ở Việt Nam
cũng như điều kiện để có một cái chết êm ả, qua đó đề xuất cho phép có quyền được chết
và hợp pháp hóa Luật An tử ở Việt Nam.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
2
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng một vài
phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu mối quan hệ giữa quyền được
chết và quyền được sống.
Phương pháp phân tích chứng minh, so sánh, đối chiếu, vận dụng trên lý luận của
quyền con người nhằm giải thích cho quyền được chết.
Phương pháp tổng hợp, thông kê, sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu.
5. Bố cục của đề tài
Phần mở đầu, phần kết luận và mục lục, đề tài được trình bày gồm 2 chương:
Chương 1: Lý luận về quyền được chết trên cơ sở tiếp cận quyền con người
Chương 2: Việc thực hiện quyền được chết trên thế giới, thực tiễn ở Việt Nam và
những đề xuất
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
3
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT
1.1 Quyền con người
1.1.1 Khái niệm quyền con người
Quyền con người (hamam rights) là một vấn đề khá phức tạp cho đến nay chúng
ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về
quyền con người. Do vậy, trên thế giới mỗi quốc gia có cách nhìn nhận không giống nhau
về quyền con người. Liên quan đến nhiều yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị,
đạo đức, pháp lý…Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người,
mỗi định nghĩa tiếp cận quyền con người theo những góc độ khác nhau, khó có thể bao
quát đầy đủ thuộc tính của nó. Một định nghĩa rất phổ biến thường được trích dẫn bởi các
học giả theo học thuyết quyền tự nhiên (natural rights): Quyền con người là những quyền
cơ bản, không thể tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con
người. Ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường
xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: quyền con người là những bảo đảm pháp
lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động
hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của
con người.1
Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vấn đề quyền con người. Trong tác
phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả định nghĩa quyền
con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.2
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng
quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai bình diện chủ yếu là giá trị đạo đức
và giá trị pháp luật. Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản,
vốn có (những đặc quyền) của con người như nhân phẩm, bình đẳng xã hội, tự do...; dưới
bình diện pháp lý, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các
chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và ở cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định
như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn
mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người,
1
Bộ Tư pháp - Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người- tập1 Quyền dân sự
và chính trị,
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Gvr33QmEwXEJ:moj.gov.vn/pbgdpl/tusach/Lists/Sach/Att
achments/8/Mot%2520so%2520kien%2520thuc%2520PL%2520ve%2520quyen%2520con%2520nguoi%2520%2520danh%2520cho%2520Giao%2520vien.doc+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn , [truy cập ngày 12-09-2014].
2
Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 38.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
4
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này mọi thành viên trong gia đình nhân
loại mới được bảo vệ nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá
nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định,
một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ
trong mọi xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Trong một cuộc khảo sát gần đây do CNN –
một trong các cơ quan truyền thống nổi tiếng nhất thế giới tiến hành, quyền con người
được xem là một trong mười phát minh làm thay đổi thế giới (cùng với nông nghiệp,
phân tâm học, thuyết tương đối, vắc xin, thuyết tiến hóa, mạng thông tin toàn cầu (world
wide web ), xà phòng, số không, và lực hấp dẫn).3
Liên quan đến khái niệm trên, cũng cần lưu ý rằng thuật ngữ human rights trong
tiếng Anh có thể được dịch là quyền con người (theo tiếng thuần Việt) hoặc quyền con
người (theo Hán – Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền” chính là ‘ quyền con
người’4. Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa, do đó, hoàn toàn có
thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền
con người.
1.1.2 Vài nét về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con
người trên thế giới và khái lược lịch sử tư tưởng về quyền con người ở trong lịch sử,
văn hóa, chính sách, pháp luật ở Việt Nam
1.1.2.1 Quá trình hình thành và lịch sử phát triển của vấn đề quyền con người trên
thế giới
Quyền con người là một trong những thành tựu và động lực phát triển của xã hội
loài người. Cuộc đấu tranh vì quyền con người đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử đầy máu
và nước mắt ở khắp nơi trên thế giới. Lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của loài
người xét cho cùng là cuộc đấu tranh vì quyền con người. Vì thế, quyền con người là một
phạm trù lịch sử và sự hình thành, phát triển của nó gắn liền với quá trình phát triển đầy
biến động của lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội của loài
người, nội dung quyền con người tiếp tục phát triển. Cùng với sự phát triển và hoàn thiện
pháp luật quốc tế về quyền con người, nhận thức về quyền con người trên thế giới đã
không ngừng được tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.5
Có quan điểm cho rằng, những tư tưởng đầu tiên về quyền con người thể hiện
trong các luật lệ của chiến tranh, mà: “Luật lệ của chiến tranh thì lâu đời như bản thân
chiến tranh và chiến tranh thì lâu đời như cuộc sống trên trái đất”. Như vậy tư tưởng về
quyền con người xuất hiện từ thời tiền sử. Tuy nhiên, ở trình độ phát triển của thời tiền sử,
3
Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền
con người, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 38.
4
Viện ngôn ngữ học: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa, Thông tin, 1999, tr. 1239.
5
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
5
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
có lẽ con người chỉ có những ý niệm, chứ chưa thể có những tư tưởng (với ý nghĩa là
những quan điểm hoặc hệ thống quan điểm rõ ràng về một sự vật, hiện tượng nhất định),
về quyền con người. Bởi vậy, quan điểm phù hợp hơn đó là, tư tưởng quyền con người có
được từ khi trên trái đất xuất hiện nền văn minh cổ đại, mà một trong đó là nền văn minh
rực rỡ ở Trung Đông. Chính trong nền văn minh này, nhà vua Hammurabi xứ Babylon đã
ban hành một đạo lực có tên là Bộ luật Hammurabi (khoảng năm 1780 trước công
nguyên), mục đích của đức vua khi thuyết lập ra đạo lực này là để: “…ngăn ngừa những
kẻ mạnh áp bức kẻ yếu,…làm cho người cô quả có nơi nương tựa ở thành Babilon,…đem
lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ cho mọi thần dân trên vương
quốc”. Được xem là văn bản pháp luật đầu tiên nói đến quyền con người. Ngoài ra, tư
tưởng quyền con người còn thể hiện trong các tác phẩm tôn giáo bao gồm Kinh Vệ Đà
của đạo Hindu ở Ấn Độ, Kinh Phật của Đạo Phật; Kinh thánh của Đạo Thiên chúa và
kinh Kôran của đạo Hồi. Những tư tưởng về sự bình đẳng và tự do giữa các cá nhân trong
xã hội sau đó được khái quát bởi Protagoras (490 – 420 trước công nguyên) và các nhà
triết học thuộc trường phái ngụy biện Sophism trong một nhận định nổi tiếng: “Thượng
đế tạo ra mọi người đều là tự do, không ai tự nhiên biến thành nô lệ cả”.6
Trong thời kỳ trung cổ ở Châu Âu, tự do của con người bị hạn chế một cách khắc
nghiệt do sự kết cấu giữa vương quyền của chế độ phong kiến và thần quyền của nhà thờ
Thiên chúa giáo. Tuy nhiên, chính sự khắc nghiệt đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các văn
kiện pháp lý nổi tiếng về nhân quyền của nhân loại vào cuối thời kỳ này, mà điển hình
trong số đó là Hiến chương Magna Carta do vua John của nước Anh ban hành năm 1215.
Hiến chương đã khẳng định một số quyền con người cụ thể như: Quyền sở hữu, thừa kế
tài sản; quyền tự do buôn bán và không bị đánh thuế quá mức; quyền của các phụ nữ góa
chồng được quyết định tái hôn hay không; quyền được xét xử đúng đắn và được bình
đẳng trước pháp luật… Quan trọng hơn, bản Hiến chương này (được coi là một trong
những văn bản pháp luật đầu tiên của nhân loại) đã đề cập cụ thể đến việc tiếc chế, kiểm
soát quyền lực của Nhà nước để bảo vệ các quyền của công dân, mà tiêu biểu cụ thể ở hai
quy phạm mà hiện vẫn là nền tảng trong các cơ chế bảo vệ nhân quyền trong thời đại
ngày nay, đó là: Luật bảo vệ người dân trước những hành động bắt giữ, giam cầm hay kết
án trái pháp luật của các cơ quan công quyền, và hành xử đúng pháp luật, tôn trọng tất cả
quyền hợp pháp của công dân. Thời kỳ phục hưng ở Châu Âu là giai đoạn phát triển rực
rỡ của các tư tưởng, học thuyết về quyền con người. Tại đây, trong các thế kỷ XVII –
XVIII, nhiều nhà triết học đã đưa ra những luận giải về rất nhiều vấn đề lý luận cơ bản
của quyền con người, đặc biệt là về các quyền tự nhiên và quyền pháp lý, mà tiêu biểu
như là Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704)…, Thomas Hobbes
6
Đặng Nhật Trường, Luận văn Quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp luật quốc tế và Việt Nam, Đại học
Cần thơ, 2010 – 2014, tr. 7.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
6
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
cho rằng “mọi người có quyền tồn tại trong trạng thái tự nhiên. Nhưng do sự tồn tại
không an toàn và những mối đe dọa từ phía tự nhiên nên con người đến với Nhà nước.
Nhà nước đã trao những quyền lực không bị giới hạn và quyền con người đặt dưới Nhà
nước”. Theo các tác phẩm của mình John Locke cũng có những ý tưởng cơ bản như
Hobbes. Theo John Locke, “trước hết quyền con người bao gồm quyền sống, quyền tự do
và quyền sở hữu”. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm lo cho mỗi cá nhân có thể thực hiện
được các quyền tự do của họ. Nhà nước còn phải bảo đảm các quyền tự nhiên của con
người và duy trì nó.7
Những tư tưởng triết học về quyền con người ở Châu Âu thời kỳ phục hưng đã có
ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời của những văn bản pháp luật về quyền con người ở
nhiều quốc gia của châu lục này, đặc biệt là hai cuộc cách mạng nổi tiếng trên thế giới nổ
ra vào cuối những năm 1700 ở Mỹ và Pháp. Hai cuộc cách mạng đã có những tác động to
lớn vào sự phát triển của tư tưởng và quá trình lập pháp về quyền con người không chỉ ở
hai nước Mỹ và Pháp mà còn trên toàn thế giới.
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776: Vấn đề quyền con người đã được chính
thức ghi thành văn bản trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (1776), khi cuộc chiến tranh
giành độc lập của các thuộc địa ở Bắc Mỹ thắng lợi. Tuyên ngôn 1776 thể hiện những
điểm chủ yếu của chế độ dân chủ hiện đại, có ý nghĩa quan trọng về những nguyên tắc
chính trị và quyền con người. Tư tưởng về quyền con người được biểu hiện cụ thể hơn và
có hệ thống hơn trước đó, Tuyên ngôn khẳng định chân lý về quyền con người là hiển
nhiên, vốn có, là không thể xâm phạm, nó tồn tại cùng với con người, không phải vũ
đoán hoặc do ý chí sắp đặt mà là tự nhiên, do “tạo hóa” sinh ra. Tuyên ngôn mở đầu bằng
những lý lẽ: “ Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: Tất cả mọi người sinh ra
đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống,
quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, quyền con người theo quan niệm của
Tuyên ngôn là một giá trị nhân loại, xuất hiện và tồn tại cùng xã hội loài người.
Tuyên ngôn 1776 nêu rõ quyền con người gồm ba nội dung chủ yếu: quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền đó là bình đẳng với tất cả mọi người.
Tuyên ngôn đặt quyền sống lên hàng đầu. Giá trị cao quý nhất đối với con người là cuộc
sống. Giữa quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc không có
sự đối lập và loại trừ lẫn nhau. Để thực hiện các quyền sống, quyền được tự do và được
mưu cầu hạnh phúc, con người có quyền đấu tranh, làm cách mạng, điều đó được Tuyên
ngôn nêu ra vừa là quyền, vừa là bổn phận.8
7
Nguyễn Đức Minh, Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà
nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2014, tr. 43-52, tr. 44.
8
Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 38.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
7
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789: Tuyên ngôn Hoa Kỳ có
ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng cách mạng Pháp. Quyền con người có tầm quan trọng
lịch sử đặc biệt đối với Pháp. Vấn đề này đã được chú ý vào thế kỷ XVIII với Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền 26/08/1789. Hiến pháp đầu tiên của Pháp được ban hành
vào năm 1791.
Năm 1946, Ủy ban quyền con người lập ban soạn thảo Tuyên ngôn toàn thế giới
về quyền con người. Pháp đóng vai trò tích cực trong việc thông qua Tuyên ngôn tại Đại
hội đồng Liên hợp quốc vào năm 1948.
Hiến pháp hiện hành là Hiến pháp thành văn thứ 15, được ban hành năm 1958 và
trải qua 17 lần sửa đổi (bản sửa đổi cuối cùng vào năm 2008). Lời nói đầu của Hiến pháp
ghi nhận quyền con người và nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân dựa trên cơ sở
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. Nội dung Tuyên ngôn không chuyển hóa vào
Hiến pháp Pháp, nhưng Hiến pháp có dẫn chiếu đến Tuyên ngôn và văn bản này được áp
dụng như một phần của Hiến pháp năm 1958. Có thể nói rằng, chế định quyền con người
và quyền công dân được ghi nhận theo Hiến pháp Pháp thông qua Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền 1789.9
Các văn kiện quốc tế về quyền con người (international human rights
instruments): Một trong những thành tựu lớn nhất của Liên hợp quốc trong thế kỷ XX là
lần đầu tiên con người trong lịch sử của mình đã tạo dựng được một hệ thống pháp luật
quốc tế về quyền con người chủ yếu gồm những điều ước (treaties) được thể hiện ở các
hiến chương (charters), công ước (conventions, covenants)…có giá trị pháp lý ràng buộc
với các quốc gia thành viên (qua gia nhập hay phê chuẩn), cũng như các văn bản khác
khác tuy không có giá trị pháp lý ràng buộc với những quốc gia thành viên song lại có giá
trị và ý nghĩa rất lớn về đạo đức và xã hội như tuyên ngôn (declarations), hướng dẫn
(guidelines), nguyên tắc (principles), khuyến nghị (recommendations), quy tắc
(rules)…được các quốc gia thừa nhận và tôn trọng.
Hệ thống này gồm hàng trăm văn kiện đã và đang được tất cả các quốc gia và các tổ
chức quốc tế trên thế giới tán thành, chấp nhận làm cơ sở và khuôn khổ pháp lý cho việc
thực hiện và bảo vệ quyền con người. Điều đáng chú ý là hàng trăm văn kiện này đều là
đa phương (multilateral) trong khi với hàng trăm điều ước trong những lĩnh vực khác đã
đăng ký với Liên hợp quốc thì chỉ có 5% là đa phương.10
9
Lê Mai Thanh, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp một số quốc gia, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, 2013, tr. 11.
10
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 11.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
8
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Hiến chương Liên hợp quốc (the charter of the United Nations)
Hiến chương Liên hợp quốc được Liên hợp quốc thông qua ngay sau chiến tranh thế
giới vào năm 1945. Đây là văn bản quốc tế rất quan trọng, cơ bản và là văn bản quốc tế
đầu tiên trải qua gần 60 năm thử thách vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý và các ý nghĩa xã
hội, trong đó các điều khoản về bảo vệ và thực hiện quyền con người “cho tất cả mọi
người” (human rights for all). Hiến chương đã đặt nền móng đầu tiên cho việc thiết lập
một cơ chế pháp lý quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thế giới.
Lời mở đầu của Hiến chương khẳng định: “tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân
phẩm và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, vào quyền bình đẳng giữa
các nước lớn nhỏ”. Điều 3 kêu gọi các quốc gia “thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng
quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà không phân biệt
chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo”. Hiến chương kêu gọi tất cả các nước hành
động phối hợp với liên hợp quốc để đạt được việc tôn trọng và thực hiện quyền con
người trên toàn thế giới.11
Bộ luật quốc tế về quyền con người (the International Bill of Human
Rights)
Ngày 10-12-1948 tại Lâu đài Chailót ở Pari (Pháp), bốn mươi tám trong số năm
mươi tám nước thành viên đầu tiên của Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn trên thế
giới về quyền con người (the Universal Declaration of Human Rights) đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển xã hội loài người. Đây là lần đầu tiên các
quyền cơ bản và tự do kể trên của con người đã được cộng đồng quốc tế công nhận và
được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản
có giá trị pháp lý ràng buộc, không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các
hành vi vi phạm, Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho
việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống
pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay.
Hơn 50 năm qua kể từ năm 1948 đến nay, có rất nhiều công ước và các văn kiện
khác về quyền con người cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn.
Đây cũng là văn kiện quốc tế được trích dẫn nhiều nhất về vấn đề quyền con người và
hiện đã được dịch ra hơn 250 ngôn ngữ trên thế giới. Từ đó đến nay Liên hợp quốc lấy
ngày 10 tháng 12 là ngày quyền con người (Human rights day).
Kể từ khi có Tuyên ngôn, vấn đề quyền con người được chú trọng hơn bao giờ hết
trên chính trường quốc tế. Trên thực tế, Tuyên ngôn đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
những cam kết và hành động quốc tế trong việc đảm bảo các quyền cùng tự do cơ bản
của con người và coi đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cuộc đấu tranh vì quyền tự
11
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 12.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
9
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
quyết của các dân tộc, kể cả quyền lựa chọn con đường phát triển của chính họ. Những
nhóm dân cư thiệt thòi và dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người thiểu số và người
bản địa, người tàn tật…được xác định là có các quyền bảo vệ khỏi những tập tục phân
biệt đối xử vốn tồn tại lâu đời ở nhiều quốc gia và trong nhiều nền văn hóa trên thế giới.
Tuyên ngôn coi quyền con người là cơ sở, tiền đề cho hòa bình, công lý, dân chủ và tiến
bộ xã hội. Nhiều nước, đặc biệt những nước mới dành được độc lập từ ách thực dân đã
trích dẫn hoặc đưa toàn bộ nội dung của Tuyên ngôn vào Hiến pháp và pháp luật của
nước mình. 12
Các văn kiện cơ bản khác về quyền con người (other major human rights
in – struments)
Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng
làm đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các
công ước khác về quyền con người của Liên hợp quốc về cấm và trừng trị những tội ác
chống loài người như Công ước về cấm về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948,
Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Nghị
định thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953, công ước về trấn áp việc buôn
người và bóc lột mại dâm người khác 1949, Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ,
buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956, công ước về
chống tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo
hay hạ nhục năm 1984…
Liên hợp quốc cũng đã thông qua những công ước và nghị định thư về bảo vệ
quyền con người của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, lạm dụng và bóc lột mà cơ
bản nhất gồm Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951, Công ước về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, công ước về quyền trẻ em năm 1989,
Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả các người lao động di cư và thành viên
gia đình của họ năm 1990…
Ngoài ra, Liên hợp quốc đã thông qua khoản 80 văn kiện khác gồm các tuyên bố,
tuyên ngôn, quy ước đạo đức, quy tắc, nguyên tắc…liên quan đến việc bảo vệ và thực
hiện quyền con người.
Một số khu vực cũng đã có những thỏa thuận có tính chất ràng buộc pháp lý như
Công ước châu Âu về quyền con người năm 1950 (the European Convention on Human
Rights), công ước châu Mỹ về quyền con người năm 1969 (the American Convention on
Hu – man rights), Hiến chương châu Phi về quyền con người và các quyền của các dân
12
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 14.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
10
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
tộc năm 1981 (the African Charter on Human and People’s Rights), Hiến chương Ả Rập
về quyền con người năm 1994 (the Arab Charter of Human Rights)…13
1.1.2.2 Khái lược lịch sử tư tưởng quyền con người trong văn hóa, lịch sử ở Việt
Nam
Đối với chúng ta, nội dung quyền con người được đặt ra xuất phát từ điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, từ bản chất của chế độ ta. Quyền con
người gắn liền với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. Trong
những quyền con người, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được hưởng tự do và độc
lập là quyền cơ bản, quan trọng nhất, quyết định toàn bộ những quyền con người khác.
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc tại Hà Nội ngày 02-9-1945 đã thể hiện rõ quan điểm này: “Nước Việt Nam có quyền
được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải để giữ vững quyền
tự do độc lấp ấy”. Đó cũng chính là Tuyên ngôn nhân quyền của người Việt Nam.14
Trong Hiến pháp năm 1946: Những quyền con người khác cũng đã chính thức
được Nhà nước ta ghi nhận với tính chất là các quyền công dân. Quyền bình đẳng đã
được quy định tại Điều thứ 6: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Điều thứ 7 quy định cụ thể hơn: “Tất cả công
dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình”.
Điều thứ 10 Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận năm quyền con người khác với tính
chất là quyền công dân:
“Công dân Việt Nam có quyền:
-
Tự do ngôn luận.
-
Tự do xuất bản.
-
Tự do tổ chức và hội họp
-
Tự do tính ngưỡng.
-
Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín, quyền tư hữu tài sản, quyền
học bằng tiếng của mình, quyền được học tập, quyền không bị tra tấn, đánh đập, ngược
đãi, quyền dùng tiếng nói của mình trước Tòa án, quyền được cư trú chính trị trên đất
Việt Nam, quyền bầu cử, ứng cử cũng đã được ghi nhận tại các Điều 11, 12, 15, 16, 18,
13
Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 20.
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 18.
14
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
11
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
66, 68, trong đó đáng chú ý Điều thứ 68 quy định: “Cấm không được tra tấn, đánh đập,
ngược đãi những bị cáo và tội nhân”.
Có thể nói việc Nhà nước ta chính thức ghi nhận về mặt pháp lý những quyền con
người nói trên ngay sau khi giành được chính quyền, khó khăn chồng chất, thể hiện tính
chất ưu việt, tiến bộ của chế độ ta. Để thấy hết tính ưu việt của những quy định này, có
thể dẫn chứng: trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được thông qua và tuyên bố
theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10-12-1948 của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng đã
ghi nhận các quyền trên tại các Điều 5, 9, 13, 17, 18, 19, 20, 26…15.
Như vậy, ngay trong Hiến pháp 1946, Nhà nước ta đã chính thức ghi nhận những
quyền con người cơ bản nhất với tính chất là quyền công dân tạo thành nội dung chủ yếu
của quyền con người. Đây có thể nói là những thành tựu lớn trong kỹ thuật lập pháp của
nước ta về quyền con người.
Cùng với sự phát triển của Cách mạng Việt Nam, nội dung quyền con người ở nước
ta ngày càng được nhận thức đầy đủ hơn và được Nhà nước ta ghi nhận về mặt pháp lý,
đảm bảo thực hiện trên thực tế.16
Trong Hiến pháp năm 1959: Ngoài những quyền con người đã được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1946 nêu trên, hàng loạt quyền con người mới được bổ sung với
tính chất là quyền công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, quyền làm việc, quyền tự do
nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa
khác đã được ghi nhận tại các Điều 29, 30, 33, 34. Đồng thời, hai quyền con người khác
cũng đã được ghi nhận tại các Điều 31, 32 Hiến pháp năm 1959, đó là quyền nghỉ ngơi,
quyền được giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật hoặc mất sức lao động. Đáng chú ý,
Điều 25 Hiến pháp năm 1959 ngoài việc khẳng định lại những quyền con người với tính
chất là quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946 như quyền tự do
ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội đã bổ sung thêm quyền biểu tình: “công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu
tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các
quyền đó”.
Trong Hiến pháp năm 1980: Ngoài những quyền con người đã được ghi nhận
trong hai Hiến pháp trên, đã bổ sung thêm một số quyền con người khác với tính chất là
quyền công dân. Đó là: “Công dân có quyền tham gia quản lý công việc của Nhà nước và
của xã hội” được quy định tại Điều 56, “quyền được bảo vệ sức khỏe được quy định tại
Điều 62, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm được
quy định tại Điều 70. Đáng chú ý, việc Nhà nước ta chính thức ghi nhận quyền tham gia
15
Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 66 -67.
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 20.
16
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
12
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội là một bước tiến, thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam và điều này cũng
phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người (trong Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền, quyền con người tương ứng được quy định tại Điều 21: “ Mọi người đều có quyền
tham gia vào việc quản lý đất nước mình, trực tiếp hoặc thông qua việc lựa chon các đại
diện”.17
Trong Hiến pháp năm 1992: Một số quyền con người khác cũng đã được chính
thức ghi nhận với tính chất là quyền công dân. Đó là quyền tham gia thảo luận các vấn đề
chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà
nước tổ chức trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 53, quyền tự do kinh doanh theo
quy định của pháp luật được quy định tại Điều 57, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác được quy định tại Điều 58, quyền xây dựng
nhà ở theo quy hoạch và pháp luật được quy định tại Điều 62. Đáng chú ý, Điều 72 Hiến
pháp năm 1992 đã quy đinh nguyên tắc suy đoán vô tội – một nguyên tắc tiến bộ của văn
minh nhân loại, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện
quyền con người: “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết
tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi
thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Quy định này hoàn toàn phù hợp với
quy định tại Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền: “Mỗi bị cáo đã bị buộc tội có
quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một
phiên tòa xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết.
Không ai bị coi là phạm tội về bất cứ hành động hoặc không hành động nào đã xảy ra
vào thời điểm mà theo pháp luật quốc gia hay luật quốc tế không cấu thành một tội phạm
hình sự. Tương tự như vậy, không ai bị tuyên hình phạt nặng hơn mức hình phạt được áp
dụng vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.18
Trong Hiến pháp 2013: Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong Chương về "Quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" có nhiều điểm mới về nhận thức và
cách thức thể hiện (kỹ thuật lập hiến).
Chương "Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân" từ Chương V trong Hiến pháp
năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Việc thay đổi vị trí nói trên
không đơn thuần là một sự dịch chuyển cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà là một sự
17
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 22.
18
Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004, tr. 22 - 24.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
13
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
thay đổi về nhận thức. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi
quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến,
thông qua quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư
pháp và các thiết chế độc lập khác, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc
thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới,
thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta.
Hai là, Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ "quyền con người", không đồng
nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người,
quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa “quyền con
người” và“quyền công dân”. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự
nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền
con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của
công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo đối với công dân của nước
mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới được hưởng quyền công dân của quốc gia đó,
ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước. Để làm rõ sự khác
biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các
nước, Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện quyền
con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân.
Ba là, Trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà nước trong việc ghi
nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân được quy định đầy
đủ trong các điều luật. Ngoài nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật”(Điều 14); ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và
đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước
ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công
dân”… và ở nhiều điều khác.
Bốn là, lần đầu tiên giới hạn của các quyền được quy định thành nguyên tắc trong
Dự thảo Hiến pháp. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một
số quyền vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức của xã
hội, tôn trọng quyền hoặc uy tín của người khác, quyền và tự do của người khác… Hiến
pháp sửa đổi năm 2013, theo tinh thần của các công ước quốc tế đã quy định thành
nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
14
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của
cộng đồng”. Theo đó, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ
các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định.
Năm là, một số quyền mới được bổ sung thể hiện bước tiến mới trong việc mở
rộng và phát triển quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới gần 30 năm qua ở nước
ta. Đó là các quyền: “Quyền được sống trong môi trường trong lành” (Điều 43), “Quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ
sở văn hóa” (Điều 41).
Sáu là, kỹ thuật lập hiến có nhiều đổi mới. Cách thể hiện có những điều riêng quy
định về nguyên tắc như Điều 14, Điều 15. Các điều quy định về quyền, tham khảo các
điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên, nội dung các cách diễn đạt đảm bảo
tương thích. Ví dụ như Điều 31 quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là không có tội
cho đến khi được chứng minh theo trình tự Luật định và có bản án kết tội của Tòa án có
hiệu lực pháp luật”. Về quy định này, trước đây chỉ có một điều kiện “không ai bị coi là
có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp
luật” (Điều 72 Hiến pháp năm 1992). Như vậy, chỉ cần một điều kiện là có bản án của
tòa án đã có hiệu lực thì một người bị coi là có tội và chịu hình phạt. Viết như Hiến pháp
sửa đổi năm 2013, một người bị kết tội phải có 2 điều kiện: Một là, phải tuân theo một
trình tự luật định và hai là, có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án. Viết như vậy mới
phù hợp với Công ước về quyền con người mà nước ta đã ký kết và thừa nhận.19
Từ sự phân tích ở trên cho thấy, quyền con người có nội dung rất rộng từ chính
trị , dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội, từng bước được Nhà nước ta ghi nhận và bảo đảm
thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và với các tiêu chuẩn tiến bộ về quyền
con người đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
1.1.3 Tính chất của quyền con người
Quyền con người có một số tính chất cơ bản. Các tính chất này thể hiện tính phổ
biến của nó. Điều này có nghĩa là các tính chất cơ bản của nó được thể hiện ở một số
quốc gia không phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế của họ. Nếu như ở đâu đó quyền
con người không thể hiện được các tính chất cơ bản như vậy thì điều đó có nghĩa là
quyền con người chưa được đảm bảo theo các tiêu chí chung.
Trong khoa học pháp lý và các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người,
người ta thường nói tới các tính chất cơ bản sau về quyền con người như: Tính phổ biến,
tính không thể tước đoạt, tính không thể phân chia, tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
19
Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, Báo điện tử Viện Nghiên cứu lập
pháp, 2014, http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-trong-Hien-phap2013/191865.vgp, [truy cập ngày 26-09-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
15
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
1.1.3.1 Tính phổ biến (universal)
Tính chất này có nghĩa quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con
người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại
không có sự phân biệt đối xử với bất cứ lý do gì. Mọi cá nhân cần được thừa nhận giá trị
con người một cách bình đẳng, xứng đáng và được tôn trọng như nhau, bất kể có những
khác biệt về tính cách và hoàn cảnh cá nhân. Nói cách khác, tất cả mọi người đều có
quyền con người – những quyền mà mỗi người và mọi người có “đơn giản là với tư cách
là một con người”. Ngoài ra quyền con người còn thể hiện ở chổ mọi người đều bình
đẳng về mọi quyền con người được pháp luật quy định trong những lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng trong cơ hội thực hiện các quyền con
người và đòi hỏi thực hiện các quyền con người, mọi người đều bình đẳng khi bảo vệ các
quyền con người bị xâm phạm, mọi người vi phạm quyền con người đều phải bị xử lý.
Quyền con người luôn luôn đề cao phẩm giá cá nhân của con người, và vì vậy có thể áp
dụng bình đẳng cho tất cả mọi người, ở mọi thời điểm và trong mọi hoàn cảnh.20
1.1.3.2 Tính không thể tước đoạt
Tính không thể tước đoạt của quyền con người thể hiện ở chỗ quyền con người
không thể bị tước đoạt một cách tùy tiện trừ trường hợp sự tước đoạt đó nhằm bảo vệ các
quyền con người của người khác do hành vi vi phạm pháp luật của người bị tước đoạt. Ví
dụ, một người phạm tội giết người thì có nghĩa là đã tước đoạt quyền sống của người
khác và như vậy anh ta cần phải bị trừng phạt bằng các biện pháp mà pháp luật quy định
nhằm mục đích răn đe, ngăn ngừa và giáo dục đối với chính anh ta nói riêng và xã hội nói
chung (ví dụ, biện pháp tù giam sẽ tước đoạt của anh ta một số quyền cơ bản của con
người). Tuy nhiên, sự tước đoạt ở đây được giải thích có cơ sở từ chính góc độ bảo vệ
các quyền con người.21
1.1.3.3 Tính không thể phân chia (indivisible)
Thể hiện ở chỗ quyền con người là tổng thể các quyền và tự do của con người gắn
bó với nhau, trong đó không có quyền nào quan trọng hơn quyền nào. Ví dụ, các quyền
chính trị - dân sự cũng cần thiết và quan trọng không kém các quyền kinh tế, văn hóa và
xã hội. Tuy nhiên, tùy từng hoàn cảnh khác nhau, người ta có thể nhấn mạnh hoặc chú ý
bảo vệ tới một số các quyền nhất định. Ví dụ, trong trường hợp dịch bệnh đe dọa, quyền
được chăm sóc y tế và các biện pháp cần thiết để đảm bảo điều đó có thể được áp dụng
và vì vậy các quyền khác có thể ít được chú ý tới hoặc thậm chí có thể bị tổn thương.
Song điều đó không có nghĩa là có sự phân biệt tầm quan trọng các quyền con người.
20
Võ Khánh Vinh, Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 5, 2009, tr. 60-65, tr. 62.
21
Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr. 12 – 17,
tr.12.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
16
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Vấn đề ở đây là ở chổ quyền con người cần phải được đảm bảo trên thực tế sao cho hiệu
quả phù hợp với tình hình hay đối với một số đối tượng như phụ nữ và trẻ em, đã có các
công ước quốc tế mang tính phổ biến về việc bảo vệ riêng quyền của phụ nữ và trẻ em.
Điều này cũng không có nghĩa là có sự phân chia các quyền của các đối tượng khác nhau
mà là ở chỗ các đối tượng này thường là các nạn nhân của sự vi phạm quyền con người vì
các yếu tố khách quan như truyền thống văn hóa hoặc các yếu tố sức khỏe…
Vấn đề ở đây là ở chỗ nếu chúng ta quan tâm thích đáng đến một nhóm đối tượng
riêng biệt – những đối tượng thường là nạn nhân của sự vi phạm quyền con người thì trên
thực tế chúng ta có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm quyền con người được che
đậy và bao biện bởi các lý do truyền thống văn hóa không thể chấp nhận được.22
1.1.3.4 Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)
Đặc điểm này có nghĩa là việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một
phần phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền này ít hoặc nhiều ảnh hưởng
tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm
quyền con người ít hoặc nhiều có tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Thực tế cho thấy trong mọi hoàn cảnh, rất khó, thậm chí là không thể thực sự
thành công trong việc bảo đảm riêng một quyền con người nào đó mà bỏ qua các quyền
khác đơn cử, để đảm bảo tốt các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần
bảo đảm một loạt các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác như: quyền được giáo dục,
quyền được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng…vì nếu không, các quyền bầu
cử, ứng cử rất ít có ý nghĩa với những người đói khổ bệnh tật và mù chữ.
Bên cạnh các đặc điểm cơ bản kể trên, một số tài liệu còn đề cập đến một vài đặc
điểm khác của quyền con người, cụ thể như sau:
- Quyền con người được xây dựng trên sự tôn trọng nhân phẩm và giá trị của mỗi
cá nhân;
- Quyền con người đặt ra những nghĩa vụ (hành động hoặc không hành động) đối
với các chủ thể, trong đó đặc biệt là các Nhà nước (states) và các cơ quan, viên chức nhà
nước (state actors);
- Quyền con người được bảo vệ bằng pháp luật và ở phạm vi quốc tế;
- Chủ thể chính của quyền con người (right – bearer) là cá nhân (individual) và ở
mức độ nhất định là các nhóm (group), trong khi chủ thể chính của nghĩa vụ bảo đảm
22
Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr. 12 – 17,
tr.12 - 13.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
17
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
quyền con người (duty – bearer) là các Nhà nước và trong một số trường hợp khác là các
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.23
1.1.4 Đặc điểm quyền con người
Nhận thức chung cho rằng, quyền con người là một phạm trù đa diện, có nhiều đặc
điểm khác nhau nếu nhìn nhận từ các góc độ khác nhau như đạo đức, tôn giáo, chính trị,
xã hội, pháp luật…cụ thể như sau:
1.1.4.1 Quyền con người từ góc độ đạo đức - tôn giáo
Những ý niệm đầu tiên về quyền con người có lẽ được nảy sinh từ quan niệm về
các chuẩn mực đạo đức – cách thức đối xử giữa người với người trong xã hội – mà vốn
có và hiện còn trong văn hóa truyền thống của hầu hết dân tộc trên trái đất. Cụ thể, ở
khắp nơi trên thế giới, người ta đều lưu truyền những quy tắc ứng xử, coi đó là những
quy luật vàng, kiểu như: nếu muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì hảy đối xử
với người khác như thế; ác giả, ác báo hoặc gieo gì gặt nấy…Rõ ràng, ẩn chứa trong nội
hàm của các quy luật vàng này là yêu cầu tôn trọng các quyền, tự do chính đáng và tự
nhiên của người khác.
Những quy tắc đạo đức hàm chứa những ý tưởng về quyền con người như vậy sau
đó được đúc kết, khái quát, bổ sung và phát triển trong giáo lý của các tôn giáo. Sức
mạnh đức tin của các tôn giáo đó biến các ý tưởng về quyền con người như vậy trở thành
những quy phạm đạo đức – tôn giáo được tuân thủ rộng rãi ở nhiều xã hội, trong đó đề
cao và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, sự công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm –
những yếu tố nền tảng của quyền con người.
Nhìn tổng thể, trong suốt quá trình phát triển của quyền con người, kể cả khi
quyền con người đó được pháp điển hóa trong pháp luật quốc gia và quốc tế, nó vẫn bị
các phạm trù đạo đức và tôn giáo chi phối. Sự chi phối đó không bộc lộ mà lặng lẽ, ẩn
tàng nhưng rất sâu sắc. Nói cách khác, trong suốt quá trình phát triển của nó, quyền con
người luôn phản ánh và mang nặng dấu ấn của các giá trị và quy tắc đạo đức và tôn
giáo.24
1.1.4.2 Quyền con người dưới góc độ lịch sử - xã hội
Nhìn từ góc độ lịch sử và xã hội, quyền con người bắt nguồn từ các quan hệ xã hội,
là kết quả và phụ thuộc vào sự vận động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế
cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan điểm khác
nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơ chế khác nhau để
thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.
23
Vũ Công Giao, Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 5 ,2009, tr. 66 -72, tr. 67 - 68.
24
Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 43.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
18
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Xét tổng thể, lịch sử loài người thực chất là một quá trình phấn đấu không ngừng
để tồn tại và nâng cao các tiêu chuẩn sống, trong đó bao gồm việc phấn đấu để xác lập và
bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng, công bằng và nhân phẩm cho tất cả các cá nhân
thành viên của cộng đồng nhân loại. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền
con người ngày càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế;
từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực quốc tế. Trong suốt quá trình phát
triển này, quyền con người luôn mang những dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của
từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.
1.1.4.3 Quyền con người từ góc độ triết lý
Trên phương diện triết học, sự hình thành, phát triển của quyền con người phản
ánh quy luật phát triển của xã hội loài người từ thấp đến cao. Cụ thể, nó phản ánh quá
trình phát triển mang tính quy luật trong nhận thức của loài người từ khái niệm sơ khai
nhất về công bằng, bình đẳng, tự do và nhân phẩm cho đến những tư tưởng, học thuyết và
những quy phạm pháp lý về quyền con người.
Trong triết học, quyền con người từ lâu đã trở thành một đối tượng nghiên cứu với
những tư tưởng, học thuyết nổi tiếng được phát kiến bởi nhiều nhà triết học nổi tiếng.
Những tư tưởng triết học về quyền con người, đặc biệt là những tư tưởng về các quyền tự
nhiên và các quyền pháp lý là nền tảng lý luận cho việc pháp điển hóa các quyền con
người vào pháp luật quốc gia và quốc tế, cũng như trong việc đảm bảo thực hiện các
quyền này trên thực tế.
1.1.4.4 Quyền con người từ góc độ chính trị
Ngay từ khi còn ở dưới dạng quan điểm, tư tưởng, quyền con người đã là một vấn
đề ảnh hưởng, chi phối quan hệ chính trị, cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIIX
đã chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền con người và chính trị. Mặc dù ở thời điểm
bắt đầu của cuộc đấu tranh này, quyền con người chủ yếu mới thể hiện dưới dạng các đòi
hỏi về quyền công dân; tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, quyền con người đã là một thứ
vũ khí tư tưởng rất lợi hại, góp phần quyết định giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai
cấp phong kiến.
Sau đó, quyền con người cũng trở thành một trong những vấn đề trung tâm của cuộc
đấu tranh chính trị, tư tưởng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong suốt
thời kỳ Chiến tranh lạnh. Có thể nói rằng, ngay trong quá trình và sau khi quyền con người
được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai),
vấn đề quyền con người đã bị “chính trị hóa” một cách sâu sắc và có hệ thống. Từ khi cuộc
Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù mức độ “chính trị hóa” quyền
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
19
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
con người đã ít nhiều giảm đi, tuy nhiên, đây vẫn là hiện thực không thể tránh khỏi và sẽ
cùng tồn tại lâu dài trong các hoạt động quốc tế và quyền con người.
Xét ở phạm vi quốc tế, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề
chính chi phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) mạnh mẽ và toàn diện các quan hệ chính trị quốc
tế ở mọi cấp độ, từ toàn cầu, khu vực cho đến song phương. Xét ở phạm vi quốc gia, từ
lâu các đảng phái chính trị trên thế giới đã nhanh chóng nhận thấy và nắm lất quyền con
người như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực nhà nước.
Quyền con người trở thành các tiêu chí được dùng để đánh giá tính tiến bộ, phù hợp trong
cương lĩnh tranh cử; trở thành cơ sở để các đảng phái phê phán, chỉ trích lẫn nhau; thậm
chí trở thành một yếu tố quyết định sự tồn vong của một chính thể, một người đứng đầu
nhà nước hoặc một chế độ xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, quyền con người
đã trở thành một trong các chủ đề trung tâm không chỉ trong cuộc đấu tranh quyền lực
giữa các chính đảng, mà còn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.25
1.1.4.5 Quyền con người từ góc độ pháp lý
Là một phạm trù đa diện, song quyền con người có mối liên hệ gần gũi hơn cả với
pháp luật.
Điều này trước hết là bởi cho dù quyền con người có là bẩm sinh, vốn có (nguồn
gốc tự nhiên) hay phải do các nhà nước quy định (nguồn gốc pháp lý), thì việc thực hiện
các quyền vẫn cần có pháp luật. Hầy hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người
(các quyền tự nhiên) không thể được bảo đảm đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng
pháp luật, mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền không phải chỉ tồn
tại dưới dạng những quy tắc đạo đức mà trở thành những quy tắc ứng xử chung, có hiệu
lực bắt buộc và thống nhất với cho tất cả mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, quyền
con người gắn liền với các quan hệ pháp luật và là một phạm trù pháp lý.
Thực tế cho thấy, với tư cách là chủ thể của pháp luật, con người – cùng với quyền,
tự do và nghĩa vụ, những thuộc tính xã hội gắn liền với nó – luôn là đối tượng phản ảnh
của các hệ thống pháp luật. Pháp luật xác lập thực hiện và bảo vệ sự bình đẳng giữa các
cá nhân con người trong xã hội và tự độc lập tương đối của các cá nhân với tập thể, cộng
đồng, nhà nước, thông qua việc pháp điển hóa các quyền và tự do tự nhiên, vốn có của cá
nhân. Theo nghĩa này, pháp luật có vai trò đặc biệt, không thể thay thế trong việc ghi
nhận, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Vai trò của pháp luật với quyền con người
thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:
- Pháp luật là phương tiện chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các
quyền tự nhiên: Mặc dù được thừa nhận song thông thường các quyền tự nhiên không
25
Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 45.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
20
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
mặc định được áp dụng trực tiếp trong xã hội. Về nguyên tắc, các nhà nước trên thế giới
chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý – tức những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có
của con người đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, chỉ khi mang tính pháp
lý, các quyền tự nhiên mới chuyển thành những quyền con người có đầy đủ giá trị hiện
thực. Pháp luật chính là phương tiện để thực hiện quá trình chuyển hóa đó. Nó có sứ
mệnh cao cả là biến những nghĩa vụ đạo đức về tôn trọng và thực hiện các quyền tự nhiên
thành các nghĩa vụ pháp lý ( hay các quy tắc cư xử chung do nhà nước cưỡng chế thực
hiện), từ đó xã hội hóa giá trị của các quyền tự nhiên của con người.
- Pháp luật là phương tiện bảo đảm giá trị thực tế của các quyền con người: Như
đã đề cập, chỉ khi được quy định trong pháp luật, việc tuân thủ và thực hiện các quyền
con người mới mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội. Ở đây, pháp luật đóng
vai trò là công cụ giúp Nhà nước bảo đảm sự tuân thủ, thực thi các quyền con người của
các chủ thể khác nhau trong xã hội, đồng thời cũng là công cụ của các cá nhân trong việc
bảo vệ các quyền con người của chính họ thông qua việc vận động các quy phạm và cơ
chế pháp lý quốc gia và quốc tế có liên quan.
Thực tế cho thấy, tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là phương tiện hữu hiệu
để bảo đảm các quyền con người đã được khẳng đình từ rất sớm. Từ nhiều thế kỷ trước
Công nguyên, một vị vua vĩ đại của xứ Babylon là Hammurabi (1820 – 1780 TCN) đã
tuyên bố rằng, mục đích của ông trong việc ban hành đạo luật cổ nổi tiếng (mang tên ông)
là để “…ngăn ngừa những kẻ mạnh áp bức người yếu” Vào thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên, một nhiếp chính quan La Mã là Arokhont Salon đã tuyên bố ý định giải phóng
cho tất cả mọi người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp
luật. Trong những giai đoạn sau này, tư tưởng đề cao pháp luật với việc bảo đảm quyền
con người cũng được phát triển bởi nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng của nhân loại, được
minh chứng bằng sự ra đời của ngày càng nhiều các văn bản pháp luật quốc gia và quốc
tế về các quyền và tự do của con người, từ Đại Hiến chương Magna Carta (the Magna
Carta, 1251), Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1680) của nước Anh; Tuyên ngôn
về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights of Man and of
the Citizen, 1789) của nước Pháp; Tuyên ngôn độc lập ( the Declaration of Independence,
1776) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1789/1791) của nước Mỹ cho đến
Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 và hệ thống đồ sộ hàng trăm văn
kiện quốc tế về quyên con người do Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác thông qua
từ đầu thế kỷ QĐC đến nay. Tất cả đã cho thấy vai trò không thể thay thế của pháp luật
trong việc bảo đảm các quyền con người.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
21
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
1.2 Quyền được chết
1.2.1 Khái niệm quyền được chết
1.2.1.1 Chết
Chết là tình trạng ngừng vĩnh viễn tất cả các chức năng sống, chấm dứt sự sống.
Những định nghĩa cổ điển về sự chết là tình trạng ngừng vĩnh viễn các chức năng phổi và
tim và bác sĩ chuẩn đoán các tình trạng chính yếu này bằng một số các tiêu chuẩn và
chứng thực tình trạng chết. Mặc dù vậy, trong suốt thập niên 60, nhờ có những trang thiết
bị kỹ thuật y khoa hiện đại, người ta vẫn duy trì được nhịp thở, nhịp đập của tim trong
những trường hợp tim – phổi đã ngừng chức năng do tổn thương cấu trúc não. Điều này
đã thúc đẩy việc xem xét trở lại các quan điểm về sự chết và đưa ra một số tiêu chuẩn để
chuẩn đoán tình trạng chết não. Chết não được định nghĩa như là tình trạng ngừng tất cả
các chức năng của toàn bộ não, kể cả thân não. Do đó một cá nhân có thể được chứng
thực đã chết não, trong luật pháp, nếu có tình trạng ngừng không phục hồi chức năng tuần
hoàn và hô hấp hoặc nếu các tiêu chuẩn về sự chết não được thỏa mãn.26
Cái chết của con người thông thường có thể được định nghĩa bởi hai lĩnh vực khác
nhau nhưng cũng chồng lấn lẫn nhau: Chết sinh học và chết pháp lý. Cả hai lĩnh vực đã
phát triển rất nhiều theo thời gian và ý nghĩa của từng lĩnh vực đó đối với từng cá nhân
cũng khác nhau. Do đó, khi bàn về cái chết, điều quan trọng là phải xác định rõ là cái
chết đang được xem xét dưới dưới góc độ nào, cũng như cần phải có một kiến thức tổng
quát về cách nhìn nhận cái chết của mỗi cá nhân.
a) Chết sinh học
Trong y học, có nhiều định nghĩa khác nhau về cái chết. Ở phương Tây trước đây,
sự chết đã được gắn với tim và sau đó là phổi. Khi tim và phổi của một người ngừng hoạt
động, người đó được xem là đã chết. Về sau, não được đưa vào định nghĩa.
Năm 1963, điện não đồ (EEG) được phát minh, phương tiện này có khả năng đo rất chính
xác các dòng điện phát ra từ não. Nếu máy điện não đồ ghi nhận một dòng điện bằng
không (nói cách khác là một EEG phẳng) trong 36 giờ, người bệnh có thể được xem là đã
chết. Hiện nay, chúng ta biết rằng về mặt y học, một người còn sống nếu thân não của
người đó chưa chết. Nhiều người bị rơi vào đời sống thực vật, thân não của họ vẫn còn
hoạt động.
b) Chết pháp lý
Về mặt pháp lý, có ba cách khác nhau để tuyên bố rằng một người đã chết. Thông
thường nhất là việc xác nhận cái chết bởi một bác sĩ. Cách thứ hai là xác nhận bởi một
nhân viên điều tra hay chuyên viên khám nghiệm y khoa của nhà nước. Cách thứ ba là
26
Nguyễn Sào Trung, Từ điển y học chăm sóc sức khỏe gia đình, Nxb Y học, Hà Nội, 2008, tr. 102.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
22
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một người bị mất tích một thời gian nhất định, tòa
án có thể tuyên bố rằng người đó đã chết và tài sản của người chết sẽ được phân chia theo
luật định. Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng như
tên và chức năng người chứng nhận cái chết đó.27
1.2.1.2 Quyền được chết
Từ trước đến nay, giai đoạn từ khi sinh ra đến khi chết con người vẫn luôn mong
muốn được sống bình yên, thanh thản chứ không phải là khổ đau. Quyền được chết
(QĐC) ban đầu xuất hiện với những hành vi chưa hoàn toàn mang đúng bản chất của nó
mà gắn liền với khái niệm: “cái chết êm ả”. Lịch sử của thuật ngữ euthanasia (tiếng Anh)
hay euthanasia (tiếng Pháp), an tử (tiếng Trung) mà chúng ta vẫn thường gọi là “cái chết
êm ả” bắt nguồn từ một từ Hy Lạp là “enthanatos”. Trong đó, eu là tốt, thanatos là chết.
Danh từ này bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XVII , nhằm khuyến khích các bác sĩ quan tâm
đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người “gần đất xa trời” thoát khỏi thế giới
này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Như vậy, lúc đó chưa xuất hiện thuật ngữ QĐC
như khoa học hiện đại nhưng đã có những hành vi trong quyền được chết.
Tới thế kỷ XIX, khi con người đã tìm ra cách khống chế sự đau đớn, thuật ngữ này
không còn bó hẹp với ý nghĩa giúp bệnh nhân thoát khỏi đau đớn nữa, mà nó lại ám chỉ
một hành động đặc biệt nhằm tạo ra cái chết cho những bệnh nhân được coi là “vô
phương cứu chữa ”. Động thái này nhằm giúp bệnh nhân khỏi rơi vào tình trạng suy sụp
khi ở vào giai đoạn cuối của những căn bệnh nan y. Từ khi xuất hiện đến nay, “cái chết
êm ả” đã có những thay đổi khác nhau gắn liền với sự phát triển của nền y học và văn
minh nhân loại. Và dần dần, khái niệm QĐC được ra đời, mang theo nhiều vấn đề liên
quan đến nhau một cách phức tạp. Thực ra, “cái chết êm ả” là kết quả sau cùng của QĐC
của một cá nhân nào đó. Cho nên, nếu nói đến QĐC thì cái chết êm ả cũng đi liền, gắn bó
hữu cơ với nhau. Thiết nghĩ, QĐC phải được ghi nhận như một quyền của cá nhân và cần
được sự quan tâm thích đáng của mọi giới khoa học đặc biệt là y học và luật học. 28
Trên lý thuyết, chỉ khi một quyền được quy định trong Bộ Luật Dân sự mới được
công nhận là quyền nhân thân một cách chính thức (hợp pháp hóa). Quyền được chết là
một quyền thực tế nhưng hiện tại, chỉ có một số nước hợp pháp hóa nó với tư cách là
quyền nhân thân. Nhiều nước, theo quan điểm của các nhà lập pháp và của các nhà khoa
học đã ngầm thừa nhận quyền được chết là quyền nhân thân nhưng chưa quy định trong
pháp luật của mình. Khi chưa được công nhận về mặt pháp luật, một người thực hiện
27
Chết,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BFt#C.C3.A1i_ch.E1.BA.BFt_.C3.AAm_d.E1.BB.8Bu_.28an_t.E1.BB.
AD.29, [Truy cập ngày 14-06-2014].
28
Tiểu luận Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết trong giai đoạn hiện nay, http://doc.edu.vn/tailieu/tieu-luan-tinh-hinh-quy-dinh-cua-phap-luat-ve-quyen-duoc-chet-trong-giai-doan-hien-nay-37378/, [Truy cập
ngày 28-08-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
23
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
hành vi nhằm hiện thực hóa quyền được chết (trợ giúp tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh
nhân “ra đi” (chết)) được quy vào một số tội: giết người, giúp người khác tự sát, không
cứu giúp người bị nạn…
Quyền được chết, một khi đã được công nhận sẽ có các khái niệm liên quan như:
trợ giúp tự tử, tình trạng bệnh giai đoạn cuối, bệnh vô phương cứu chữa, tình trạng y tế
không lối thoát, an tử tự nguyện. Hà Lan là quốc gia đầu tiên công nhận hành vi tự tử
dưới sự trợ giúp của bác sĩ. Gần 10 năm sau, những hành vi như vậy mới được hợp pháp
hóa trong Luật An tử. Nước này không dùng khái niệm an tử tự nguyện (voluntary
euthanasia) mà chỉ dùng khái niệm an tử (euthanasia) bởi theo họ, cái chết êm ả là đã
phải bao hàm sự tự nguyện, nếu không có sự tự nguyện thì không thể gọi là an tử. Sự tự
nguyện ở đây cần hiểu theo hai hướng:
Tự nguyện được thực hiện cái chết êm ả khi còn tỉnh táo, có thể biểu lộ ý
chí cá nhân của mình;
Tự nguyện chỉ định người đại diện cho mình trong trường hợp lúc rơi vào
giai đoạn không ý thức, không biểu lộ được ý chí. Người này sẽ có quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh của bệnh nhân.29
Theo chúng tôi, với những mục đích tốt đẹp của quyền được chết thì nên gọi “cái
chết êm ả” là “cái chết nhân đạo” mới đúng. Khái niệm này phản ánh đúng tính chất của
hành vi và tránh khỏi những suy luận hiểu nhầm không đáng có. Hiện nay chưa có định
nghĩa cụ thể về quyền được chết. Giới khoa học hầu như chỉ tập trung vào việc xem xét
xem nó có phù hợp với quốc gia mình hay không. Tuy nhiên, nếu dựa vào nội dung của
quyền được chết hiện nay được đa số quan điểm đồng tình và theo các đạo luật của các
nước đã thông qua “cái chết êm ả” thì có thể rút ra định nghĩa quyền được chết như sau:
Quyền được chết là một quyền nhân thân của người đã thành niên đang phải
chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau
một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối
thoát.30
* Qua các phân tích và định nghĩa trên có thể thấy một số đặc điểm của quyền
được chết như sau:
- Quyền được chết là một quyền nhân thân của mỗi con người.
29
Trương Hồng Quang, Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử tại Việt Nam, Báo
điện tử Tuổi trẻ, 2012, http://www.phanblogs.info/2011/09/quyen-uoc-chet-right-to-die.html, [Truy cập ngày 2808-2014].
30
Trương Hồng Quang, Bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 6, 2009, tr. 56 - 66. tr.56.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
24
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
- Chủ thể có quyền này đa phần phải là người đã thành niên, đang chịu sự đau đớn
kéo dài do bệnh tật hoặc tai nạn; mục đích của quyền được chết là giúp người bệnh được
kết thúc cuộc sống một cách nhanh nhất và an toàn nhất theo mong muốn.
- Hành động của quyền được chết bao gồm cả nội dung trợ tử bên trong.
- Quyền này có thể được thực hiện thông quá chính người đó hoặc người đại diện.
* An tử được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể là những loại sau:
- An tử tự nguyện là an tử do người bệnh yêu cầu một cách rõ ràng, với sự chấp
thuận sáng suốt của người đó.
- An tử không tự nguyện là an tử trên người bệnh trong tình trạng hôn mê hoặc lú
lẫn, không còn khả năng yêu cầu an tử.
- An tử không tùy ý là an tử trên người bệnh còn minh mẫn, không yêu cầu cái
chết hoặc không chấp thuận an tử (chẳng hạn như khi câu hỏi không được đặt lên cho
người đó).
- Trợ giúp tự tử hay tự tử trợ giúp bằng y khoa là sự giúp đỡ, thường thường do
một người thầy thuốc, một người bệnh đã quyết định chấm dứt cuộc sống của mình, bằng
một liều thuốc độc hay một phương tiện khác. Hành động đưa tới cái chết là do người
bệnh, nhưng người trợ giúp là người thầy thuốc.
- Giảm đau cuối đời, còn gọi là an tử gián tiếp là sự điều trị bằng thuốc giảm
đau loại morphine, nhằm giảm đau cho bệnh nhân, nhưng có thể đưa tới cái chết do tai
biến suy giảm hô hấp vì loại thuốc này. Thật ra, ai cũng biết rằng tất cả là tùy liều thuốc,
nhẹ hay nặng, mà hành động này mang tính chất giảm đau hay an tử.
- Điều trị tạm thời là điều trị không nhằm khỏi bệnh, mà nhằm thuyên giảm sự đau
đớn của người bệnh, về thể xác cũng như tinh thần.
- Điều trị tới cùng là điều trị bằng mọi cách, nhằm kéo dài cuộc sống, tuy biết rằng
bệnh nhân ở trong tình trạng cuối đời.
- Tình trạng thực vật là một thực thể y khoa xuất hiện từ những năm 1960-1970,
do những bước tiến của các phương pháp hồi sinh. Đó là một trong những hình thái tiến
hóa của hôn mê, sau khi não bị chấn thương nặng hoặc thiếu oxy. Người bệnh có vẻ tỉnh,
mở mắt, nhưng không có hoạt động ý thức nào và hoàn toàn phụ thuộc sự điều dưỡng
trong đời sống hàng ngày. Sau một thời gian khoảng một năm, tình trạng có thể gọi
là thực vật mạn tính, không còn hi vọng đảo ngược lại, với những biến chứng xảy ra do
liệt giường lâu ngày.31
31
Anthony Lợi, Nên chăng cho phép an tử, http://gpphanthiet.com/news/Chuyen-de/Nen-chang-cho-phep-an-tu1069/, [Truy cập ngày 13-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
25
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
1.2.2 Các tiêu chí để thực hiện quyền được chết
1.2.2.1 Tiêu chí về y học
a) Phạm vi các loại bệnh nhân
Đến nay, việc phân loại bệnh nhân trong diện có thể có cái chết êm ả còn nhiều
quan điểm khác nhau, tồn tại ở các nước đã công nhận và chưa công nhận QĐC. Do đó,
có nhiều dạng bệnh nhân được đề cập. Tuy nhiên, giới y học hầu hết thống nhất có hai
dạng bệnh nhân:
- Những trường hợp chết não: “tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức
năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được”32. Bệnh
nhân sống hoàn toàn nhờ vào các biện pháp hổ trợ như: hô hấp, tuần hoàn và nuôi dưỡng
nhân tạo…nếu rút máy thì coi như sự sống chấm dứt.
- Trường hợp bệnh nhân mất ý thức kéo dài và không có khả năng khôi phục, có
sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình (bản thân họ không còn biết khổ hay sướng). Đôi
lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình và hoàn toàn không sống nhờ vào các biện
pháp nhân tạo. Trường hợp này bao gồm cả bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng
không mất ý thức thường xuyên.
Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên có thể là sau một tai nạn hay bị mắc bệnh
hiểm nghèo, vô phương cứu chữa. Bệnh nhân có thể yêu cầu trực tiếp việc thực hiện cái
chết êm ả (chủ động) hoặc việc yêu cầu do người thân của bệnh nhân thực hiện (bị động).
Hà Lan còn quy định cái chết êm ả đối với trẻ em. Những bệnh nhân từ 12 đến 16
tuổi cũng có quyền được chết êm ả nếu có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với trẻ trên 16 tuổi,
ý kiến gia đình là không cần thiết. Tuy nhiên, với những quy định này, luật quy định rất
chặt chẽ và giới hạn hành vi. Nhìn chung, đa số đều chống lại an tử đối với trẻ em nên
chủ yếu vẫn là 2 dạng bệnh nhân ở trên.
b) Các cách thức thực hiện
Có hai cách thức như sau:
Thứ nhất: Cái chết êm ả chủ động: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh
nhân (tiêm thuốc…).
- Ở một bệnh viện trợ giúp an tử của Thụy sĩ, người bệnh được uống nước cooktail
pha một hỗn hợp độc dược được chuẩn bị sẵn hoặc được tiêm thuốc.
- Hay như cách thức mà người được mệnh danh là “Bác sĩ tử thần” – Jack
Kevorkian33 đã thực hiện: Dùng “chiếc máy giết người” (Mercitrion) do ông chế tạo để
32
Theo khoản 9, Điều 3, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác Việt Nam ngày 29/11/2006.
Jacob "Jack" Kevorkian, thường được gọi là "Bác sĩ tử thần", là một nhà nghiên cứu bệnh học, nhà hoạt động cho
cái chết êm dịu, họa sĩ, tác giả, nhà soạn nhạc người Mỹ, http://vi.wikipedia.org/wiki/Jack_Kevorkian, [Truy cập
ngày 02/10/2014].
33
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
26
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
truyền các độc tố vào máu người bệnh. Ông còn dùng biện pháp khác là cho người bệnh
đeo mặt nạ và để họ tự ngửi khí ga độc mà chết.
Thứ hai: Cái chết êm ả thụ động: Không điều trị, bác sĩ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự
sống đối với bệnh nhân (rút ống dẫn, rút bình ô xy…).
Ngoài ra, còn một hành vi là tự tử dưới sự trợ giúp của bác sĩ. Hành vi này về mặt
hình thức có điểm khác với 2 hình thức trên như: có thể chỉ là sự tư vấn, người bệnh tự
rút ống dẫn…Bác sĩ không trực tiếp thực hiện hành vi mà chỉ là trợ giúp.34
1.2.2.2 Tiêu chí về luật pháp
a) Tính hợp pháp của hành vi
Trước hết có thể thấy, hành vi của quyền được chết có sự tự nguyện của những
bệnh nhân đang ở trong những tình huống y tế không lối thoát và mong muốn thoát khỏi
những đau đớn về tinh thần và thể xác kéo dài. Bác sĩ thực hiện quyền được chết hoàn
toàn dựa trên yêu cầu của bệnh nhân và theo những quy trình nghiêm ngặt do luật định.
Bởi vậy, hành vi của quyền được chết là hành vi hợp pháp (trừ khi luật pháp chưa công
nhận hành vi của quyền được chết là hợp pháp). Vì thế, cũng cần phân biệt hành này với
các hành vi khác có liên quan để tránh sai sót trong việc xét xử các vụ án.
b) Phân biệt hành vi quyền được chết với các hành vi khác có liên quan
Một trong những lý do để có nhiều tranh cãi về quyền được chết là nhận thức sai
về hành vi của bác sĩ trong việc thực hiện cái chết êm ả. Chúng ta có thể phân biệt nó với
các hành vi sau:
Thứ nhất, đối với hành vi tự sát:
Hành vi thực hiện quyền được chết có thể được tiến hành bởi chính bác sĩ và chính
bệnh nhân (dưới sự trợ giúp của bác sĩ). Việc thực hiện tự sát do bác sỹ thực hiện rõ ràng
hoàn toàn khác với việc tự sát do chính chủ thể thực hiện. Hình thức tự sát do chính tay
bệnh nhân thực hiện có sự hỗ trợ của bác sĩ có điểm phân biệt với hành vi tự sát là điều
kiện sống của bệnh nhân đó không được đảm bảo nữa do đang ở giai đoạn cuối của bệnh
vô phương cứu chữa, chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần. Còn hành vi tự sát do
chính người tự sát thực hiện có thể do ức chế quá mức về mặt tinh thần hay sai lệch về ý
chí, không chỉ đơn thuần gắn với quyền được chết. Còn với hành vi của quyền được chết,
đó là sự tự nguyện đến với cái chết của bệnh nhân do không muốn kéo dài cuộc sống
trong điều kiện không còn được đảm bảo. Nếu một bệnh nhân mắc bệnh vô phương cứu
chữa tự mình tìm đến cái chết, không có sự trợ giúp của bác sĩ hay của ai đó thì không
34
Quyền được chết – Right to die, http://vietnamchange.com/quyen-duoc-chet-right-die-810/ ,[ Truy cập ngày 25-72014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
27
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
hội tụ đủ những yếu tố cấu thành việc thực hiện quyền được chết. Do đó, hành vi này
cũng chỉ được coi là hành vi tự sát.35
Thứ hai, đối với Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát:
Xúi giục người khác tự sát là hành vi của một người có những lời nói nhằm kích
động, dụ dỗ, khuyến khích, thúc đẩy…người khác tự sát 36 được quy định tại Điều 101
Bộ luật Hình sự năm 1999. Về hành vi xúi giục người khác tự sát rõ ràng khác hành vi
thực hiện quyền được chết bởi trong việc thực hiện quyền được chết, bác sĩ chỉ làm theo
yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục bệnh nhân. Do đó, chúng ta chỉ phân biệt hành
vi thực hiện quyền được chết với hành vi giúp người khác tự sát. Về hình thức, hành vi
giúp người khác tự sát có nhiều loại và đa dạng về chủ thể. Ví dụ: một người sống thực
vật bằng bình dưỡng khí yêu cầu được chết chỉ cần rút bình ôxy ra khác xa với việc giúp
một người thắt cổ tự tử. Chủ thể thực hiện việc kết thúc sự sống của bệnh nhân để người
này thực hiện quyền được chết phải là bác sĩ, còn trong việc giúp người tự sát thì phạm vi
chủ thể tham gia thực hiện rộng hơn nhiều. Hơn nữa, điều kiện tình trạng của bệnh nhân
trong quyền được chết là điểm mấu chốt để phân biệt với các hành vi khác.
Thứ ba, đối với Tội giết người:
Trong Tội giết người thì không có sự đồng ý của nạn nhân còn trong hành vi của
bác sĩ khi thực hiện QĐC thì có sự đồng ý của bệnh nhân. Ở các nước chưa ban hành
Luật An tử, Tòa án khi xét xử bác sĩ thực hiện hành vi có liên quan đến QĐC, tội danh
giết người vì nhiều cơ sở: người bệnh đó đã chết, không để lại chứng cứ gì chứng minh
đây là sự tự nguyện của họ. Lý do của những kết luận này rất đơn giản: các nước này cấm
hành vi của QĐC hoặc xem đó là Tội giết người.
Cũng có quan điểm cho rằng, tại điểm m khoản 1, Điều 93 BLHS Việt Nam 1999
có quy định tình tiết tăng nặng: “ Thuê giết người và giết người thuê” có những điểm
giống với hành vi của QĐC. Cụ thể:
Thuê giết người: Cho rằng bệnh nhân đó thuê bác sĩ giết mình để thoát khỏi đau
đớn của bệnh tật. Nhưng quan điểm hiện nay của khoa học hình sự thì: giết người
là phải giết người khác. Ở đây nếu theo lập luận của quan điểm trên thì bệnh nhân
thuê bác sĩ đó tự giết mình nên không xâm hại tính mạng của ai mà là của chính
bản thân nên không thể xem là thuê giết người được.
Giết người thuê: Để phân biệt hành vi này với hành vi của QĐC không quá khó
bởi người giết người thuê vì lợi ích của bản thân họ, có thể là bất kỳ ai đủ độ tuổi
luật định và có năng lực đầy đủ. Còn trong hành vi của QĐC, người thực hiện phải
35
Đề tài Luật Dân sự Việt Nam - Vấn đề quyền được chết (an tử), http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-luat-dan-suviet-nam-van-de-quyen-duoc-chet-an-tu-30386/, [Truy cập ngày 29-08-2014].
36
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia –sự thật, Cần thơ,
2010, tr. 121.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
28
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
là bác sĩ (có thể được trả công từ người bệnh, nhưng đó là viện phí…) và là vì mục
đích tốt đẹp, theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật hiện hành.37
Thứ tư, hành vi theo Luật phòng, chống nhiễm virút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (Luật phòng, chống
HIV/AIDS) năm 2006 của Việt Nam:
Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam quy định quyền của người
nhiễm HIV: “từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS giai đoạn
cuối”38. Có nhiều người cho rằng đây là một dạng của cái chết êm ả nhưng đây là quan
điểm không đúng. Tuy cũng vì mục đích nhân đạo, không để người bệnh trải qua những
đau khổ quá lớn đối với khả năng chịu đựng của họ nhưng điều khoản này không giống
với luật “cái chết êm ả” đã được thực hiện ở một số nước. Trong quy định này của Luật
Phòng, chống HIV/AIDS, y, bác sĩ không chủ động ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà
chỉ chấp thuận theo nguyện vọng thôi điều trị của họ, để họ không kéo dài những ngày
tháng đau đớn về thể xác. Hành vi này cũng giống với việc người thân của người bệnh
sắp chết xin bệnh viện cho đưa về nhà. Việc này khác quyền được chết. Bệnh viện không
vi phạm pháp luật nếu bệnh nhân không còn hy vọng gì nữa, gia đình cũng không có khả
năng kinh tế để tiếp tục điều trị nên xin cho về nhà tìm cách khác hay ngừng chữa trị và
có cam kết rằng: bệnh viện sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ chuyện gì thì bệnh
viện không phạm luật trong trường hợp này. “Y tế cho về nhà không phải cho bệnh nhân
chết mà là vì quan hệ tình cảm giữa người sắp chết với người thân: gặp lần cuối, có chết
thì chết ở nhà, vấn đề tín ngưỡng, tập quán”39… Đây cũng là một điểm tiến bộ của Luật
phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam so với thế giới.
Việc phân biệt như trên rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay khi hầu hết các
quốc gia đều chưa cho phép và thông qua luật về quyền được chết. Việc phân biệt này
càng có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, xây dựng Luật An tử.
1.2.3 Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền được chết
Cuộc sống đối với mỗi con người có lẽ là tài sản quý giá nhất mà không ai muốn
rời bỏ. Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ viết: “Người ta sinh ra ai cũng có quyền
được sống, được mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên, đối diện với sự sống là cái chết. Sống
là quyền, vậy đối với con người chết có phải là quyền hay không?
Ra đi trong cô đơn chỉ vài ngày sau khi Tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện
xin được “ra đi xứng đáng” bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta vẫn hay
37
Trương Hồng Quang, Bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 6, 2009, tr. 58.
38
Xem điểm đ, khoản 1, Điều 4 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 của Việt Nam.
39
Trích bài trả lời phỏng vấn “Mang thai hộ và quyền được chết ý kiến của giới y khoa” báo Tuổi trẻ online ngày
13/01/2011 của PGS.TS Trương Văn Việt (Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
29
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử”), hôm 20/03/2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà
Chanal Sebire bị một chứng bệnh có tên esthesioneuroblastoma – một khối u ác tính tấn
công cơ thể từ khoang mũi gây đau đớn, biến dạng hoàn toàn khuôn mặt tại một căn hộ ở
miền Đông nước Pháp. Cái chết của bà Sebire đã gây chấn động toàn thế giới bởi sau
nhiều tháng đấu tranh để “được chết” nhưng không thành công. Giữa tháng 3, bà Sebire
làm đơn gửi Tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu tổng thống Sarkozy can thiệp để
bác sĩ điều trị có thể kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo và trong vòng tay
thân quyến, bạn bè. Sau khi Tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire với lý do luật
hiện hành không cho phép, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều
chỉnh luật hay không. Thẩm phán Tòa án nói: “không”. Còn bà bộ trưởng tư pháp –
Rachida Deti thì phát biểu trên truyền hình rằng: “Chúng ta đã xây dựng luật pháp dựa
trên những thỏa thuận chung của cả Châu Âu về quyền sống và quyền được sống của con
người. Y tế là cứu lấy sự sống chứ không phải để tiêu diệt nó”. Tuy nhiên, cả nước Pháp
còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire đã ra đi trong
sự cô đơn. Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ - một nước không xa pháp là bao,
người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng
Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và được chết ở bệnh viện
Middleheim bên cạnh người thân, hoàn toàn thoát khỏi đau đớn của bệnh tật.
Như vậy, cùng là bệnh nan y như nhau, cùng là chết – nhưng một người thì bị từ
chối và đã phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi
trong êm ái giữa những người thân. Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề:
Quyền được chết.40
Tôi nghĩ rằng con người có quyền được chết. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của
những bệnh nhân và suy nghĩ. Khi họ cảm thấy rằng sự sống không bằng cái chết, và ra
đi sẽ là cách giúp họ giải thoát được cho chính mình. Con người sống ở đời sinh, lão,
bệnh, tử là điều tất nhiên. Bất cứ ai cũng vậy, ít nhất một lần cũng đã bị cảm, sốt... Những
lúc đó có những cơn sốt, những cơn đau đầu đã khiến bản thân mình khó chịu lắm rồi thì
huống chi một người đang bị bệnh ung thư bị cơn đau hành hạ. Họ sẽ phải chịu đau đớn
đến cỡ nào - nhất là khi phải chịu cho đến cuối đời. Giải pháp ra đi lúc đó là biện pháp
nhân đạo nhất mà tôi nghĩ rằng pháp luật nên cho phép.
Mặc dù ai cũng có quyền với cái chết của mình, tuy nhiên cách nhìn nhận cái chết
theo hướng tích cực hay tiêu cực đó lại là một vấn đề khác. Nếu dùng quyền được chết để
chốn tránh trách nhiệm trả nợ, bế tắc trong tình cảm, suy nghĩ quẩn,…dẫn đến tự tử và
chết thì cái chết đó mang tính chất tiêu cực không phải là những gì mà quyền được chết
muốn hướng đến, ở đây quyền được chết hướng đến mục đích nhân đạo và chỉ được áp
40
Hoàng phúc, Quyền được chết – tại sao không?, Báo điện tử Pháp luật và cuộc sống,
http://dandensg.blogspot.com/2014/02/quyen-uoc-chet-tai-sao-khong.html, [Truy cập ngày 25-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
30
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
dụng cho những người không còn hy vọng cứu chữa, và có yêu cầu với một cái chết nhẹ
nhàng để họ được ra đi trong êm ái theo nhưng quy định chặt chẽ.
Theo những người chủ trương và bảo vệ “quyền được chết” hay mệnh danh là
“quyền được người khác giết”. Họ biện luận rằng: vì mọi người đều có quyền ấy nên
pháp luật không thể cấm chế để ngăn cản an tử. Theo họ, những cấm chế này xâm phạm
trực tiếp đến quyền được chết của mỗi người. Vì thế, cái biện minh cho việc hợp pháp
hóa hành vi an tử chính là một nhân quyền căn bản mà mỗi con người đều có và quả là
đang bị pháp luật hiện hành xâm phạm.41
Từ những nhận định trên một lần nữa người viết muốn khẳng định: Quyền được
chết là một quyền con người và việc pháp luật không quy định đã ảnh hưởng sâu sắc đến
quyền và lợi ích hợp pháp của con người đáng ra phải có quyền được chết.
41
Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử tình hình tranh luận hiện nay, Báo điện tử Chúa dân,
http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews%5Btt_news%5D=724&cHash=99528c64ad, [Truy cập ngày 16-102014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
31
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
CHƯƠNG II
VẦN ĐỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM
Với vấn đề được trình bày ở chương I, chúng ta chỉ mới biết được các khái niệm
ban đầu về quyền được chết và các vấn đề liên quan. Trên thực tế, có nhiều quan điểm
trái ngược nhau trong giới khoa học, đa phần chống lại an tử. Tại sao nước này quy định
mà nước khác lại không quy định? Quan điểm của họ như thế nào?
2.1 Vấn đề quyền được chết theo quy định của các nước trên thế giới
2.1.1 Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết
Trợ tử (Euthanasia) còn là một vấn đề cấm kỵ và rất nhạy cảm ở phần lớn các
quốc gia tiến bộ nhất là các quốc gia Âu Mỹ, nơi mà cuộc sống con người rất được quý
trọng
Càng ngày, sự chết càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn xưa rất nhiều. Một trăm
năm về trước hầu như mọi người đều chọn giải pháp chết tại nhà. Nay thì hầu như mọi
người đều chết trong bệnh viện hay trong các nhà săn sóc cuối đời (hospice).
Tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã giúp vào việc lựa chọn lúc chết và nơi chết của
bệnh nhân…
Chết trong phẩm giá (death in dignity), chết “tốt” (good death) là những sáo ngữ
mà chúng ta thường nghe nói đến hằng ngày.
Được biết giúp người khác tự vận hay trợ tử là một hành động không được pháp
luật nhìn nhận, và cho phép tại hầu hết các quốc gia tiến bộ kể cả Việt Nam.42
Nhưng cũng có một số quốc gia thấy được tầm quan trọng của quyền được chết và
đã hợp pháp hóa thành luật nhằm giúp đở cho những người không còn hy vọng cứu chữa
được ra đi nhẹ nhàng, êm ái bên những người thân yêu thỏa ước nguyện được chết khi
còn tỉnh táo. Tính tới năm 2013, có 4 nước trên thế giới chấp nhận việc trợ giúp tự tử là
Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ, cùng với bốn bang ở Mỹ (Oregon, Washington,
Vormont, và Montana).43
- Hà Lan đã đi vào lịch sử là quốc gia đầu tiên áp dụng đạo Luật “cái chết êm ả”.
Tháng 11 năm 2000, Hạ viện Hà Lan đã thông qua dự thảo Luật An tử. Đến ngày
10/04/2001, với tỷ lệ áp đảo 46/28, Thượng viện Hà Lan đã bỏ phiếu thông qua đạo luật.
42
Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,
http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập
ngày 06-10-2014].
43
Quyền được chết,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c_ch%E1%BA%BFt, [Truy cập
ngày 09-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
32
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Trong khi đó, hơn mười nghìn người phản đối tụ tập cầu kinh và hát Thánh ca bên ngoài
toà nhà Thượng viện.44
Vào tháng 11/2000, Hạ viện đã thông qua bản dự thảo này. Ngay trước khi
Thượng viện bỏ phiếu thông qua, Bộ trưởng Y tế Hà Lan, bà Els Borst, đã thuyết phục
các nghị sĩ rằng luật sẽ không bị các bác sĩ lạm dụng vì đã có những quy định theo dõi rất
sát sao. Chính phủ cũng thúc giục Quốc hội ủng hộ đạo luật này, với lý lẽ là nó sẽ không
làm thay đổi thực tế đang diễn ra tại Hà Lan.
Từ hơn 2 thập kỷ nay, các bác sĩ Hà Lan đã áp dụng phương pháp "cái chết êm ả”
để giúp những người bị bệnh nặng ra đi. Việc thông qua Đạo luật lần này chỉ nhằm hợp
pháp hoá một thực tế đã được chấp nhận, nhất là từ khi có bản hướng dẫn "cái chết hỗ
trợ" được phác thảo vào năm 1993.
Điều tra toàn quốc cho thấy, gần 90% người dân nước này ủng hộ luật này vì cho
rằng nó đảm bảo quyền cá nhân. Theo bà Els Borst, Đạo luật sẽ tháo gỡ những băn khoăn
của bệnh nhân và bác sĩ. Tuy nhiên, "cái chết êm ả" phải được coi là biện pháp cuối cùng
và không được vịn vào đó để từ chối chăm sóc người bệnh. Theo bà, bác sĩ có quyền từ
chối thực hiện và bệnh nhân có quyền lựa chọn "cái chết êm ả ".
Những bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi cũng có quyền được "chết êm ả" nếu có sự đồng ý
của cha mẹ. Đối với trẻ trên 16 tuổi, ý kiến của gia đình là không cần thiết.45
- Quốc gia thứ 2 hợp pháp hóa cái chết êm ả là Bỉ. Với 86 phiếu thuận, 51 phiếu
chống và 10 phiếu trắng, tối 16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho
phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có QĐC dưới những điều kiện nhất định. Đây là chặng
cuối của tranh cãi pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xướng vào năm 1999. Ở một quốc gia mà
đạo Thiên chúa chiếm ưu thế, ý tưởng hợp pháp hóa cái chết êm ả không gặp nhiều khó
khăn. Hạ viện Bỉ đã bật đèn xanh cho Dự luật này vào tháng 10/2001. Điều tra tiến hành
năm 2001 có tới 72% người dân đồng tình với cái chết ê ả.46
Ngoài ra, Quốc hội Bỉ đã thông qua đạo luật cho phép thực hiện “cái chết nhân
đạo” đối với các bệnh nhi mắc bệnh nan y giai đoạn cuối, không giới hạn lứa tuổi. Theo
BBC dự luật đã được được thông qua với 86 phiếu thuận, 44 phiếu phản đối và 12 phiếu
trắng và hiện chỉ còn chờ nhà Vua ký lệnh ban hành đạo luật. Nếu được chấp thuận, Bỉ sẽ
trở thành nước đầu tiên trên thế giới không giới hạn tuổi đối với “cái chết nhân đạo”.
44
Thu Thủy, Hà Lan: Luật “cái chết êm ả” bắt đầu có hiệu lực, Báo điện tử Vnexpress, 2002,
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ha-lan-luat-cai-chet-em-a-bat-dau-co-hieu-luc-2252078.html, [Truy
cập ngày 02-10-2014].
45
Một số thông tin về cái chết nhân đạo (tư liệu tham khảo), http://tailieutonghop.com/free/mot-so-thong-tin-ve-caichet-nhan-dao-tu-lieu-chi-tham-khao_f176-10854.html, [Truy cập ngày 02-10-2014].
46
Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật,
số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 59.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
33
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Luật được áp dụng cho đối tượng là trẻ em bị các bệnh nan y giai đoạn cuối, những người
đang phải chịu sự đau đớn của bệnh tật, nếu có sự đồng ý của cha mẹ.47
- Trở lại nước Mỹ một thực tế cho thấy rằng tại nơi này người già càng nhiều và
số chết càng tăng.
Đây là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Tuổi già thì phải bệnh, phải chiụ
đau đớn về tinh thần lẫn thể xác và sau một thời gian thì phải ra đi đúng theo quy luật của
tạo hóa…Y phí trang trải để giúp các cụ kéo dài thêm cuộc sống tạm bợ không ngừng gia
tăng thêm mãi. Săn sóc cuối đời (soins 9palliatifs), nhà già, viện dưỡng lão đã trở nên
những nhu cầu cấp thiết trong xã hội. Đức tin vào tôn giáo và các giá trị triết lý nhân bản
cũng có phần mai một trong đời sống ngày nay cho nên con người phải tự mình đối mặt
với cái chết qua một chuỗi tâm trạng phức tạp bắt đầu bằng sự tức giận, bất mãn,
bị shock, kế đến là giai đoạn cam phận và cuối cùng là sự chấp nhận số mạng để ra đi
cho được thanh thản.
47
Thu Hường, Quốc hội Bỉ thông qua dự luật gây tranh cãi về “cái chết nhân đạo”, Báo điện tử An ninh thủ đô,
2014, http://www.anninhthudo.vn/su-kien/quoc-hoi-bi-thong-qua-du-luat-gay-tranh-cai-ve-cai-chet-nhan
dao/536527.antd, [Truy cập ngày 02-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
34
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Chắc chắn là đa số các cụ cao tuổi, sức khỏe sa sút, đều muốn ra đi trong phẩm giá
minh mẫn, bên thân bằng quyến thuộc càng sớm càng tốt. Cụ không muốn phiền lụy đến
gia đình và xã hội. Sống bấy nhiêu là cũng quá đủ rồi. Nhưng đâu phải muốn đi là được
đâu…48
Vì thế, trong cuộc bầu phiếu phổ thông tháng 11 năm 1994, có 627,980 người dân
Oregon (51.3%) đã bỏ phiếu công nhận Measure 16 ấn định luật cho phép y sĩ giúp
những người bị bệnh sắp chết kết thúc đời mình sớm hơn, so với 596,018 phiếu chống
(48.7%). Luật này vào năm 1997 mới thực sự được áp dụng sau khi 60% dân Oregon tái
công nhận luật này khi họ bỏ phiếu chống Measure 51 đòi hủy bỏ luật này. Năm 2006,
luật này bị chính quyền của Tổng thống George W. Bush (con) kiện lên đến Tối Cao
Pháp Viện đòi treo bằng các y sĩ tham dự vào việc thi hành luật này, nhưng Tối Cao Pháp
Viện phán đấy là quyền của tiểu bang, liên bang không được xía vào.
Sau khi có phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện, Tiểu bang Washington cũng
thừa thắng xông lên, với đề xướng luật Inititative 1000 công nhận quyền được phép xin y
sĩ giúp cho toa thuốc để chết. Đề luật này được 57.82% phiếu thuận so với 42.18% phiếu
chống trong cuộc đầu phiếu phổ thông cuối năm 2008.49
Và đến hết năm 2006, ở cả 50 bang của Mỹ đã có đạo luật cho phép bệnh nhân ở
trong các điều kiện nhất định được xin chết.
Trước đó, Mỹ là nước tập trung nhiều vụ án liên quan đến an tử với nhiều ảnh
hưởng lớn như: Quinlan, Curzan và Terri Schiavo (kéo dài 8 năm) nhưng khi nói tới
quyền được chết không thể không nói tới Bác sĩ Jack Kivorkian, có hỗn danh là “Bác sĩ
Tử thần” (Doctor Death), mặc dù ông không phải là người khai sinh ra phong trào đòi
quyền chọn cái chết bằng độc dược khi bị đau đớn bởi chứng bệnh nan y hết thuốc chữa.
Ngay từ năm 1906 Tiểu bang Ohio là tiểu bang đầu tiên soạn ra luật cho phép chọn cái
chết bằng độc dược nếu bị bệnh nan y đau đớn không chịu nổi, nhưng luật đó không
thành. Bác sĩ Jack Kivorkian là người đã công khai cổ vũ cho quyền được Chết với Nhân
phẩm đã gây sôi nổi vào thập niên 1990.
Theo bác sĩ Kivorkian (1928-2011), “chết không phải là một cái tội”, và ông đã cổ
vũ cho quyền được chết, và đã giúp cho trên 130 người đi tìm cái chết để chấm dứt
những đau đớn của các cơn bệnh nan y. Bị Tiểu bang Michigan đưa ra tòa bốn lần, từ
năm 1996 tới 1999, ba lần đầu ông cùng được xử trắng án, nhờ bồi thẩm đoàn đã không
48
Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,
http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập
ngày 09-10-2014].
49
Trùng Dương, Về quyền được chết khi bị bệnh nan y, Báo điện tử Sức khỏe và đời sống,
http://www.haingoaiphiemdam.com/Trung-Duong-Ve-quyen-duoc-chet-khi-bi-benh-nan-y-7096, [Truy cập ngày
09-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
35
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
cầm lòng được trước những lời khai đẫm nước mắt của bệnh nhân (qua các băng thu hình
họ trước khi chết) và nhân chứng là các thân nhân.
Trên bình diện châu Âu, Công ước nhân quyền châu Âu không yêu cầu các thành
viên cấm tự tử hay chết êm ả, mặc dù nó đề cao quyền được sống của con người.50
The right to die (đa số người dân Mỹ phải chọn giải pháp trợ tử).51
Do you think a person has a moral right to end his or her own life
under any of the following circumstances? when this person...?
Is ready to die because
living has become a burden
9%
Is an extremely heavy
burden on his or her family
9%
58%
33%
62%
29%
6%
Is suffering great ain and has no hope of
improvement
34%
60%
8%
Has a disease
that is incurable
39%
53%
0
10
20
30
40
50
Yes
No
Don't know
60
70
- Luxembourg: Thông qua luật "cái chết nhân đạo”. Hãng CNA sáng nay đưa tin,
Quốc hội Luxembourg đã chính thức thông qua luật về "cái chết nhân đạo", trở thành
nước thứ 3 (sau Hà Lan và Bỉ) trong Liên minh châu Âu (EU) cho phép áp dụng luật này.
Việc áp dụng "cái chết nhân đạo" luôn bị người dân nước này phản đối mạnh mẽ bởi họ
cho đây là hành động giết người.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp khẳng định, quyền sử dụng "cái chết nhân đạo" chỉ là
của bệnh nhân chứ không phải của người nhà hay bác sĩ. Luật trên chỉ dùng cho các bệnh
nhân bị các bệnh nan y và không chịu nổi sự đau đớn về thể xác do bệnh tật mang lại.52
50
Đề tài Một số vấn đề về Quyền được chết đối với quá trình xây dựng Luật an tử ở Việt Nam hiện nay, http://tailieu.com/tai-lieu/de-tai-mot-so-van-de-ve-quyen-duoc-chet-doi-voi-qua-trinh-xay-dung-luat-an-tu-o-viet-nam-hiennay-9496/, [Truy cập ngày 02-10-2014].
51
Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,
http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập
ngày 09-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
36
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
2.1.2 Các quốc gia chưa hợp pháp hóa hay quy định một phần
Một số quốc gia ở châu Âu như Tây Ban Nha vẫn ngầm chấp nhận việc tự tử có sự
hỗ trợ nhưng phần lớn không hợp pháp hóa nó. Tại Pháp, cái chết êm ả là bất hợp pháp.
Tuy nhiên, theo kết quả một cuộc thăm dò do Viện IFOP thực hiện từ ngày 10 đến
20/12/2002 thì có đến 88% dân Pháp tán thành việc ban hành một đạo luật cho phép bác
sĩ giúp những người mắc bệnh nan y “ra đi” một cách nhẹ nhàng nhằm tránh đau đớn kéo
dài nếu họ yêu cầu.
- Đan Mạch cho phép bệnh nhân mắc các bệnh nan y tự quyết định dừng việc điều
trị; từ ngày 01/10/1992, trong trường hợp bị bệnh không thể cứu chữa khỏi hoặc bị tai
nạn nặng, bệnh nhân có thể làm một bản chúc thư y tế mà bác sĩ phải tôn trọng.
- Tại Thụy Điển, “hổ trợ tự tử” là một tội không bị xử phạt. Trong một số trường
hợp bác sỹ có thể rút máy thở của bệnh nhân.
- Tại Anh, cái chết êm ả là bất hợp pháp. Tuy nhiên, vào năm 1993 và 1994, luật
pháp đã cho phép bác sỹ rút ngắn cuộc đời của những bệnh nhân sống nhờ các phương
pháp nhân tạo. Tại Ecosse, vào thàng 05/1996, lần đầu tiên một bệnh nhân nữ đã được
phép chết.
- Tại Đức, dùng thuốc hỗ trợ để bệnh nhân chết được coi là giết người.
- Tại Mỹ La tinh, Tòa án Colombia đã chấp nhận áp dụng cái chết êm ả vào tháng
05 năm 1997 với những bệnh nhân mắc bệnh nan y ở giai đoạn cuối.
- Tại Áo, lần đầu tiên trên thế giới, tháng 07/1996, Thượng viện khu vực phía Bắc
đã thông qua một đạo luật hợp pháp hóa cái chết êm ả nhưng Thượng viện nước này lại
hủy bỏ vài tháng sau đó.
Như vậy, đa phần các nước đều xem hành vi của cái chết êm ả là một tội, các nước
không xử phạt, ngấm ngầm chấp nhận, nhưng lại không hợp pháp hóa QĐC hay chỉ cho
phép cái chết êm ả chủ động.53
2.2 Những quan điểm cơ bản đang tồn tại về ghi nhận quyền được chết trên thế giới
2.2.1 Những quan điểm phản đối.
Luke Gormally54, là một nhà khoa học Hà Lan đã đưa ra 7 lý do tại sao không nên
hợp pháp hóa cái chết êm ả và tự tử trợ giúp (assisted suicide) như sau:
52
Một số thông tin về cái chết nhân đạo (tư liệu tham khảo), http://tailieutonghop.com/free/mot-so-thong-tin-ve-caichet-nhan-dao-tu-lieu-chi-tham-khao_f176-10854.html, [Truy cập ngày 10-10-2014].
53
Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật,
số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 60.
54
Theo enthanasia.com: Euthanasia and Assisted Suicide, Seven Reasons Why They Should Not Be Legalized,
Luke Gormally, 1997.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
37
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Sự biện hộ cho cái chết tự nguyện bao hàm cả sự từ chối giáo lý cơ bản để
thống nhất luật pháp trong xã hội:
Ông cho rằng sẽ thật là đối lập lại cách thức hợp lý nào có ý như là để bảo vệ và
ép buộc một trật tự xã hội để thông qua cái chết, dựa vào những biện hộ của nó trên sự tin
tưởng rằng cuộc sống đó không đáng sống (thiếu giá trị). Tại sao lại có điều này? Ông lý
giải rằng: bởi vì công lý trong xã hội tự thân nó yêu cầu một cách thức không tùy tiện và
không phân biệt đối xử phân biệt việc nhận biết con người là đối tượng của công lý.
Nhưng cách thức duy nhất tránh sự tùy tiện đó là phải cho rằng: tất cả con người tồn tại,
đơn giản là trong đạo đức, nhân cách của con người đang tồn tại, được cho quyền chữa
bệnh và là đối tượng của những con người cơ bản. Nếu công nhận cái chết êm ả sẽ loại
trừ nét đặc trưng của loài người chúng ta. Cái chết êm ả là một loại chết chóc, vì thế
không thể được thích nghi trong một cách thức hợp pháp để tin tưởng rằng giá trị của con
người đang tồn tại là nguyên tắc cơ bản. Do đó, pháp luật trong xã hội không được thống
nhất một khi yêu cầu xin được chết, từ chối quyền sống của con người vẫn tiếp diễn.
Hợp pháp hóa tự tử trợ giúp còn là một sự không nhất quán với giáo lý cơ
bản của một cách thức hợp pháp:
Người tự tử (hay cố gắng tự tử) liệu có ý kiến hợp lý nếu chúng ta xem sự cam kết
của người giúp đở có đối đầu với hành động phạm tội sau khi người đó thất bại trong việc
cố gắng tự tử hay không? Như thế thì pháp luật không có sự công bằng trong sự chọn lựa
việc tự tử. Liệu có chắc rằng người trợ giúp kia là vì tình bạn, lòng trắc ẩn thương hại hay
có mưu đồ tính toán khác. Rõ ràng tự tử trợ giúp không đảm bảo được nó sẽ là một cách
thức hợp pháp.
Nếu cái chết êm ả tự nguyện được thông qua thì sau đó hầu hết các lý do có
sức thuyết phục để phản đối thông qua cái chết êm ả không tự nguyện đã bị
từ bỏ:
Nhiều người không đồng ý thông qua cái chết êm ả tự nguyện cũng đồng thời
phản đối cái chết êm ả không tự nguyện. Nhưng nếu chúng ta không thể đưa ra một ý
kiến hợp lý cho việc yêu cầu một cái chết êm ả là phù hợp cho người được chết mà không
dựa vào suy nghĩ rằng người đó còn có một cuộc đời đáng sống, lúc đó, những người
chống lại cái chết êm ả tự nguyện sẽ phản đối cái chết êm ả không tự nguyện này.
Khoảng cách từ cái chết tự nguyện đến không tự nguyện rất hẹp, do đó không nên thông
qua cái chết êm ả tự nguyện.
Sự thông qua cái chết êm ả tự nguyện sẽ khuyến khích hành động cái chết
êm ả không tự nguyện: có 2 hướng như sau:
- Nó chứng tỏ rằng trong trường hợp đó, những người nói họ mong muốn hạn chế
hành động của cái chết êm ả thành cái chết êm ả tự nguyện sẽ nghĩ rằng, nếu họ được cho
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
38
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
cái chết êm ả tự nguyện thì không có lý do nào tồn tại cho việc không đồng ý cái chết êm
ả không tự nguyện. Do đó, họ bắt đầu đặt kế hoạch cho hoạt động có tính hệ thống của
cái chết êm ả không tự nguyện.
- Bởi vì tiêu chuẩn để phân định ranh giới hành động của cái chết êm ả và cái chết
là yêu cầu của bệnh nhân phải chứng tỏ được sự minh bạch không thể cứu chữa của bệnh
tình. Kinh nghiệm của Hà Lan đã chứng minh sự thật: bị chỉ trích về sự thích nghi của
cái chết êm ả tự nguyện (kể cả bằng luật của quốc gia hay quy định của bộ y tế), nghĩa là,
nó sẽ dẫn đến hành động của cái chết êm ả không tự nguyện một cách rộng rãi.
Cái chết êm ả làm suy yếu dần những thiên chức của bác sĩ và vì thế có thể
phá hỏng những truyền thống của y khoa:
Mục đích của y khoa không thể thành công nếu bác sỹ không cố gắng bảo toàn sự
sống của bệnh nhân đến phút cuối cùng. Lương tâm của bác sỹ không cho phép thực hiện
cái chết êm ả.
- Sự thông qua cái chết êm ả làm suy yếu đạo lý, thúc đẩy để phát triển sự tiếp
cận lòng trắc ẩn thực sự đến sự đau khổ và cái chết:
Đây là một điều hết sức nguy hiểm. Từ sự trắc ẩn, vì tình bạn đến mưu mô tính
toán, đau khổ và cái chết là rất ngắn. Ban đầu có thể là ý tốt đẹp, nhưng sau nó có thể là
một âm mưu không lường trước.
Lý do này thuộc về hoạt động lập pháp của Hà Lan. Có 3 Hội đồng đã lập ra vào
các năm 1994, 1995 nhưng thực tế đều chống lại cái chết êm ả vì cho rằng nó sẽ làm suy
đồi đạo đức con người. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 1993, Hà Lan đã cho phép
tự tử trợ giúp, đến năm 2001 thì thông qua Luật An tử. Do đó, lý do này của Gormally
chỉ mang tính chất thời gian, không còn ý nghĩa nữa.
Qua những quan điểm trên cho thấy: Luke Gormally đã dự liệu đến những hậu quả
của cái chết êm ả và tự tử trợ giúp, mà quan trọng nhất là mối quan hệ giữa chính quyền
và nhân dân của chính quốc gia đó. Cũng theo ông, người bác sỹ sẽ mất đi chức năng cơ
bản về quyền con người sẽ bị xói mòn. Tuy nhiên, qua đó cho thấy: ông chưa đánh giá
vấn đề theo hướng đa chiều để phân tích, luận giải. Một số hậu quả mà ông nêu ra sẽ
được khắc phục nếu Luật An tử quy định một cách nghiêm ngặt vấn đề đó. Nếu như ông
thấu hiểu nổi bức xúc của giới bác sĩ thì có lẽ ông sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn.
Lý do khác: ngoài những lý do nêu trên, về vấn đề này còn phải kể đến
những lý do sau:
- Việc công nhận QĐC sẽ làm xói mòn quyền cơ bản được sống55.
55
Theo Vnexpress.net ngày 01/09/2001, trích bài phát biểu của Paul Tully, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ thai nhi
Anh quốc.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
39
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Hầu hết các tôn giáo đều coi trọng sự sống nên họ phản đối quyền được chết.
Hồng Y Javier Lozano Baragan, người đứng đầu Ủy ban Y tế Vaticang từng tuyên bố
hành động gỡ bỏ ống truyền đạm tương đương với hành động giết người trong vụ
T.Schiavo (Mỹ): “Cuộc sống con người không phụ thuộc vào cá nhân mà phụ thuộc đấng
sáng tạo. Vì thế, chúng ta có điều răn thứ năm không cho phép giết người. Việc khiến
người bệnh chết nhẹ nhàng chính là hành động giết người. Bản chất của nền văn minh là
người mạnh có nghĩa vụ bảo vệ kẻ yếu. Trong những trường hợp có các nghi ngờ và câu
hỏi nghiêm trọng, cơ sở nhận định của chúng ta cần hướng đến sự ủng hộ cuộc sống”.
Mặc dù vậy, cũng có nước như Bỉ đa phần dân số đều theo đạo Thiên chúa giáo, nhưng
việc thông qua QĐC không bị phản đối gay gắt.
Theo quan điểm của người viết, QĐC không làm xói mòn quyền cơ bản là được
sống. QĐC không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn cả gia đình và xã hội. Người ở
giai đoạn cuối của bệnh chịu nhiều đau đớn nếu có sống cũng chỉ thêm khổ, thậm chí
nhiều người không biết mình sướng hay khổ nữa. Cho nên nếu họ không muốn gây thêm
tốn kém không cần thiết cho gia đình, xã hội thì hảy nên tôn trọng họ. Hơn nữa, mục đích
của QĐC là làm cho họ không phải đau đớn kéo dài, đó là mục đích nhân đạo. Họ không
chối bỏ quyền được sống mà vì họ không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống. Điều này
khác hẳn với người có điều kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa được nhưng lại muốn
chết, đó mới là trường hợp nên lên án.
- Nếu thông qua cái chết êm ả thì sẽ dẫn đến tình trạng bị lạm dụng để thực
hiện tội ác vô nhân đạo. Tình trạng sẽ lớn hơn ở các nước có hệ thống pháp
luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội.
Lý do này đúng và đáng quan tâm khi xây dựng Luật An tử nhưng lại không toàn
diện. Một khi đã xác nhận đồng ý nó là quyền nhân thân, tiến hành xây dựng Luật An tử
thì tất nhiên phải quan tâm đến vấn đề xây dựng như thế nào để Luật ít bị lạm dụng nhất.
Bên cạnh đó cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể và chặt chẽ. Nếu đã xác
định được tầm quan trọng và hậu quả có thể xảy ra ngay từ đầu thì tất nhiên phải vạch ra
biện pháp phòng ngừa, giải quyết vấn đề có khả năng xảy ra. Tất nhiên không có luật nào
mới ban hành cũng hoàn hảo và phù hợp với cuộc sống ngay tức khắc được, luật là cuộc
sống nhưng cuộc sống lại luôn biến đổi không ngừng. Và phải có những điều kiện nhất
định thì một quốc gia mới nên ban hành Luật An tử, ví dụ: không nên ban hành khi quốc
gia đang có hệ một hệ thống pháp luật lỏng lẻo, chưa đồng bộ, chồng chéo vì đây là điều
hết sức nguy hiểm.
Nếu có Luật An tử, nhiều người bệnh sẽ giảm ý chí, mất niềm tin và niềm
tin vào cuộc sống. Họ cho rằng đã có Luật này thì không cần điều trị vô ích
nữa.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
40
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Đây là một quan điểm sai lầm. Luật An tử không bắt buộc người bệnh, nhất là
bệnh giai đoạn cuối, chịu nhiều đau đớn phải chọn an tử. Muốn hay không muốn là quyền
của họ. Họ có quyền được sống, được chữa bệnh nếu họ muốn. Không phải cứ muốn chết
là được chết. An tử chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn cách nào khác, khi rơi vào
tình huống không lối thoát và chủ yếu phụ thuộc vào bệnh nhân.
Thực hiện cái chết êm ả là giết người, chức năng của bác sĩ phải là cứu
người.
Quan điểm này chỉ đúng khi QĐC chưa được công nhận, cái chết êm ả chưa được
hợp pháp hóa. Nếu có Luật thì bác sĩ sẽ không phải lo sợ mình sẽ phạm tội. Nếu họ
không muốn thì cũng không ai bắt buộc vì bác sĩ có quyền từ chối thực hiện. Hành vi của
bác sĩ trong QĐC mang tính chất nhân đạo chứ không thể mang toan tính, mưu lợi. Bởi vì
xét cho cùng, cứu người hay giúp đỡ một bệnh nhân thoát khỏi đau đớn thì mục đích cuối
cùng cũng là mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân xuất phát từ lương tâm của họ. Do đó,
điều mà giới bác sĩ và tất cả chúng ta cần nhìn ra là mục đích cuối cùng của hành vi chứ
không nên chỉ đánh giá qua hình thức của hành vi đó. Thực ra, giúp bệnh nhân thoát khỏi
đau đớn chính là cứu bệnh nhân khỏi sống khổ, đó cũng là cứu người chứ không phải giết
người. Nếu cố giúp người bị bệnh vô phương cứu chữa thì chỉ làm họ thêm đau đớn, khi
đó, an tử theo yêu cầu làm việc đáng làm.
2.2.2 Những quan điểm ủng hộ
Những quan điểm chống lại Luật An tử ở trên đó có những điểm hợp lý và chưa
hợp lý như đã phân tích. Từ những điểm chưa hợp lý đó, kết hợp với một số mục đích
khác, chúng ta có thể đưa ra một số lý do nên ủng hộ QĐC và an tử như sau:
- Công nhận QĐC hướng đến mục đích tốt đẹp, giúp những bệnh nhân ở trong tình
trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phương cứu chữa ở giai đoạn cuối mà sự sống của
họ chỉ thêm đau khổ được “ra đi” thanh thản. Đó chính là một cái chết nhân đạo.
- Luật An tử ra đời sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của giới bác sĩ trong hoàn cảnh: bệnh
nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài xin được chết mà họ thì không thể “giết người”.
Nếu luật cho phép, họ sẽ có định hướng tốt và có thể yên tâm giúp đỡ bệnh nhân được
toại nguyện nếu muốn. Điều này sẽ tốt cho cả bệnh nhân và bác sĩ điều trị.
- Nếu không công nhận quyền được chết, không ban hành Luật An tử thì QĐC sẽ
mãi nằm trong bế tắc và rối rắm bởi nó liên quan đến nhiều lĩnh vực: chính trị, tôn
giáo,… Những đề nghị, yêu cầu xin được chết nhiều, thậm chí dai dẳng sẽ kéo cả Tòa án
và chính quyền vào cuộc, trở thành “ quả bóng” cho các đảng phái nâng cao uy tín của
mình… Tiêu biểu là vụ Schiavo ở Mỹ đã kéo cả Tòa án tối cao bang Floriada, Tòa án
Liên bang Mỹ và cả Quốc hội Mỹ vào cuộc. Diễn biến: Tháng 2/1990, Schiavo bị tổn
thương não sau khi ngất tại nhà; tháng 5/1998 chồng bà gửi đơn xin rút ống truyền dinh
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
41
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
dưỡng cho vợ, gây nên một cuộc chiến pháp lý; tháng 2/2000, Tòa án cho phép rút ống;
tháng 10/2003, Hạ Viện Florida thông qua “Luật Terri”, cho phép thống đốc ra lệnh
ngừng truyền thức ăn cho Schiavo; tháng 9/2004, Tòa án tối cao Florida bác bỏ Luật
này; tháng 12/2004, vụ việc đưa lên Tòa án tối cao Mỹ; tháng 1/2005, Tòa án bác đơn;
tháng 3/2005, Tòa án Florida một lần nữa cho rút ống; ngày 20/03/2005, Quốc hội thông
qua luật khẩn cấp cho phép cha mẹ Schiavo khiếu nại để nối ống truyền…Tất nhiên lý do
này chỉ phổ biến ở những quốc gia chưa quy định an tử và thực tế có nhiều bệnh nhân xin
được chết.
Việc phân tích những lý do ủng hộ an tử không có nghĩa là phải ban hành ngay
Luật An tử. Vấn đề xây dựng và ban hành ngay Luật An tử còn phụ thuộc vào điều kiện
của mỗi quốc gia. Có nhiều nước không công nhận QĐC là QNT nên không ban hành
Luật An tử. Cũng có nước công nhận nó là QNT, nhưng chưa ban hành Luật An tử vì
chưa có điều kiện phù hợp hay chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự trợ giúp của bác sĩ.
2.3 Quan điểm của Việt Nam về quyền được chết
2.3.1 Việt Nam không thừa nhận quyền được chết
Việt Nam – một quốc gia châu Á với những phong tục, tập quán, tôn giáo phương
Đông tồn tại từ ngàn đời. Vì vậy, QĐC còn rất xa lạ. Bốn bản Hiến Pháp của Việt Nam
(1946, 1959, 1980, 1992) đều không quy định cá nhân có QĐC và mới đây với đề nghị
bổ sung “quyền được chết” vào Dự thảo Hiến pháp 2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp nhận thấy “quyền được chết” là vấn đề cần được quan tâm, tuy vậy đây cũng là một
vấn đề mới, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều
nước trên thế giới. Do vậy, đề nghị Quốc hội cho tiếp tục nghiên cứu, chưa thể hiện quy
định "quyền được chết" trong Dự thảo Hiến pháp.56
Bộ luật Dân sự Việt Nam các năm 1995 và 2005 cũng không quy định QĐC là
quyền nhân thân của cá nhân. Trong quá trình xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2005, đã có
lúc vấn đề này được đưa vào dự thảo, được các Đại biểu Quốc hội bàn luận rất sôi nổi.
Phần lớn ý kiến cho rằng, đây là một việc làm nhân đạo, nhưng lại là một vấn đền nhạy
cảm, không phù hợp với người Á Đông hiện nay. Thêm nữa, số lượng bệnh nhân giai
đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu chữa ở Việt Nam còn ít so với thế giới. Do vậy,
QĐC lại bị đưa ra khỏi dự thảo Bộ luật Dân sự. Qua đây, chúng ta có thể thấy, các nhà
lập pháp Việt Nam đã quan tâm đến những vấn đề mới, đang tồn tại của xã hội (mà ở đây
có một bộ phận không nhỏ là giới bác sĩ Việt Nam); đồng thời đã hiểu được bản chất
QĐC và xác định nó là QNT. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, Quyền được chết chỉ được coi
là QNT khi được quy định trong Bộ luật Dân sự và tất nhiên sau đó phải được cụ thể hóa
thành luật riêng bởi Bộ luật Dân sự và tất nhiên sau đó phải được cụ thể hóa thành luật
56
Tiền phong, Chưa quy định Quyền được chết vào Hiến pháp, http://news.zing.vn/Chua-quy-dinh-quyen-duocchet-vao-Hien-phap-post362349.html, [Truy cập ngày 06-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
42
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
riêng bởi Bộ luật Dân sự chỉ là Luật khung. Quan điểm chung hiện nay ở Việt Nam là:
việc hợp pháp hóa QĐC là vấn đề quá sớm.57
2.3.2 Một số lý do Việt Nam không công nhận quyền được chết
Thực tế, tuy Việt Nam chưa ban hành cụ thể văn bản nào công nhận QĐC là QNT,
nhưng quyền này đã từng được đưa vào Dự thảo Bộ luật Dân sự 2005. Tuy nhiên, cuối
cùng quyền này đã không được thông qua. Ngoài những lý do như đã nêu ở trên, có thể
nói đến những lý do mang tính đặc trưng riêng của Việt Nam như sau:
Một là, việc chấp nhận QĐC và ban hành Luật An tử sẽ đi ngược lại quan niệm
truyền thống phương Đông: coi trọng sự sống. Ở phương Tây – nơi mà truyền thống đạo
lý không quá nặng nề như các nước phương Đông thì QĐC nhận được nhiều sự ủng hộ
hơn. Ở các nước phương Đông thì ngược lại, thực tế cho thấy số lượng người xin được
chết chiếm số lượng còn ít so với các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần
xác định rằng: sẽ là sai lầm nếu quan niệm không công nhận QĐC cũng đồng nghĩa với
việc phủ nhận nó là một quyền con người. Đa phần vì truyền thống, phong tục mà không
chấp nhận nó cho dù nó là một quyền nhân thân. Việc chấp thuận cần có thời gian và phụ
thuộc vào những điều kiện thực tế của xã hội. Nếu như không vượt qua được ngưỡng cửa
của khái niệm QĐC thì sẽ không bao giờ công nhận và hợp pháp hóa nó được. “QĐC còn
phải phụ thuộc tình cảm, đạo lý của mỗi người, mỗi gia đình. Có thể hiểu QĐC là quyền
tự do của cá nhân. Nhưng vấn đề là người chết có đủ khả năng chịu trách nhiệm về hành
vi của mình hay không? Bản thân vấn đề tự do chết còn rất nhiều mâu thuẫn. Thế nào là
tự do chết? Khái niệm tự do chết là một khái niệm nằm giữa các mối quan hệ xã hội phức
tạp, còn mập mờ giữa pháp luật, tình cảm, tôn giáo…”58. Việc thay đổi quan niệm truyền
thống, nhất là khi liên quan đến sự sống và cái chết thì không phải một sớm một chiều mà
cần có thời gian. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam cũng chưa phù hợp với
QĐC. Do đó, QĐC là vấn đề nhạy cảm. Vào thời điểm hiện tại chưa phù hợp với đạo lý
người Á Đông cho dù nó là bức xúc của một bộ phận không nhỏ giới bác sĩ.
Hai là, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn không đồng bộ và chồng chéo, kỹ
thuật lập pháp của Việt Nam còn thấp. Một trong những yêu cầu để ban hành Luật An tử
là hệ thống pháp luật của nước đó phải nghiêm minh, chặt chẽ và đồng bộ; người dân có
ý thức tuân thủ pháp luật cao. Có như vậy mới tạo điều kiện cho Luật An tử tránh bị lạm
dụng và gây nguy hiểm cho xã hội. Đây là một lý do khách quan quan trọng để không
nên quy định QĐC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
57
Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật,
số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 61.
58
Trích bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ online ngày 24/11/2004 của PGS. Ts Trương Văn Kiệt (Giám đốc Bệnh
viện chợ Rẩy, Tp. Hồ Chí Minh).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
43
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Ba là, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam còn nhiều khó khăn, kéo theo chất
lượng chăm sóc, khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế còn thấp. Chúng ta chưa thực sự
quan tâm đến việc phát triển y tế cộng đồng. Trong khi đó, Hà Lan ban hành được Luật
An tử một phần vì có nền kinh tế phát triển và họ quan tâm đến việc chăm sóc y tế cho
nhân dân, do đó luật không bị lạm dụng nhiều. Nếu Luật An tử được ban hành ở Việt
Nam vào thời điểm hiện tại thì mục đích xấu bị lợi dụng sẽ không chỉ dùng lại ở những
bệnh nhân nan y mà đối tượng còn lan rộng sang: người già neo đơn, ốm yếu, người bị
thiểu năng trí tuệ hay bị bệnh thần kinh…
Bốn là, một số bệnh nhân xin được chết ở Việt Nam còn ít so với thế giới và QĐC
cũng chưa phổ biến nên Luật An tử chưa cần thiết phải ban hành.59
2.3.3 Quan điểm của cá nhân về quyền được chết
Chúng ta cũng biết rằng, sự sống và cái chết là một chuổi tuần hoàn, một quy luật
của tạo hóa. Không có gì tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Con người luôn mong mình được
sống và nhà nước đã quy định cho họ rất nhiều quyền để bảo đảm cuộc sống. Nhưng khi
điều kiện để đảm bảo cuộc sống không còn, thì sống không còn giá trị nữa, hằng ngày
hằng giờ những người bệnh họ phải chống chọi với những căn bệnh quái ác, cùng những
trang thiết bị hổ trợ quấn quanh người, sự tuyệt vọng nằm chờ một cái chết đang đến gần,
lúc đó sống sẽ gây lại đau khổ cho những người bị bệnh vô phương cứu chữa. Và ý nghĩa
tốt đẹp của sự sống không còn được mong chờ mà thay vào đó là ước nguyện nhỏ nhoi
cho một cái chết bình thản, nhẹ nhàng bên người thân lần cuối.
Ở một góc nhìn là người bệnh, có lẽ rằng chúng ta luôn luôn có cái quyền được
chết khi mà cuộc sống của chúng ta chẳng phải là một cuộc sống, trái lại là một gánh
nặng của những người thân. Ai đó trong chúng ta muốn tiếp tục sống và là một gánh
nặng của người thân của chúng ta? Nếu chúng ta không muốn sống bởi sống không phải
là sống mà là tạo nhiều phiền phức cho người thân - thì cái quyền được chết có lẽ là điều
cần phải có.
Ở một góc nhìn của người thân nhân. Dĩ nhiên, với truyền thống giáo dục của
người Á Châu, chúng ta luôn luôn cố gắng chịu khó lo cho người thân của mình, không
một lời than trách. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, người thân của chúng ta vẫn tiếp
tục muốn sự lo lắng đó hay người thân của chúng ta muốn chấm dứt sự lo lắng đó? Và
nếu người thân muốn chấm dứt sự lo lắng đó và chúng ta ở một nơi cho phép quyền được
chết, liệu chúng ta có thực hiện ước muốn của người thân hay không? Đây là câu hỏi mà
mỗi người trong chúng ta tự tìm câu trả lời. Hành động đó đạo đức hay không đạo đức là
góc nhìn của mỗi người. Ở khía cạnh này, chỉ những người trong cuộc mới có quyền
phán đoán là đạo đức hay không đạo đức. Là người ngoài cuộc, sự phán đoán của chúng
59
Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật,
số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 64 -65.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
44
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
ta sẽ không bao giờ chính xác bởi chúng ta chưa từng trãi qua những kinh nghiệm (đau
đớn, cực khổ) của người bệnh cũng như của người nuôi bệnh.
Theo những phân tích trên về những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối ta thấy rằng
cả 2 ý kiến đều đề cao giá trị thiêng liêng của sự sống. Chính vì do cuộc sống là quý giá
nhất, nên hơn ai hết chính những người bị bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại
muốn chết. Suy cho cùng quyền được sống hay quyền được chết cũng đều muốn hướng
đến mục đích tốt đẹp, nhân văn, nhân đạo. Việc chúng ta từ chối cái chết an tử chính là
duy trì nỗi đau thể xác và có lẽ là cả tinh thần đối với người bệnh. Tại sao chúng ta đã
biết chắc là người đó sắp chết, đang chịu đựng đau đớn và có nguyện vọng được chết một
cách nhẹ nhàng trong sự tỉnh táo giữa những người thân yêu nhất, nhưng lại vẫn đang
tâm đứng nhìn và chờ đợi các kết cục tất yếu và đau lòng ấy. Theo khảo sát trên mạng
internet gần đây về câu hỏi bạn nghĩ gì về quyền được chết đã có 2917 lượt truy cập có
70% cho rằng quyền được chết là nhân đạo, 10% là phi nhân đạo và 20% là ý kiến khác.
Mặc dù con số người tham gia là không nhiều, đa phần là người trẻ tuổi nhưng qua đó ta
thấy được cách nhìn nhận của người trẻ về quyền được chết.
Bản thân em là một người trẻ và khi quyết định làm bài luận này em đã có cơ hội
tiếp xúc với những bệnh nhân lắng nghe họ nói về tâm trạng, ý nguyện, sự mệt mỏi, đau
đớn, tuyệt vọng…mà họ đã trải qua. Mang trong lòng một sự đồng cảm sâu sắc vì thế em
rất ủng hộ quyền được an tử với một ý nghĩa nhân đạo cao cả và hy vọng một ngày không
xa Việt Nam sẽ sớm hợp pháp hóa quyền được chết. Nhưng trong tình hình hiện nay với
tư tưởng truyền thống và điều kiện thực tế tại Việt Nam, em thấy Việt Nam vẫn chưa sẵn
sàng để ban hành quyền được chết vì đây là một vấn đề nhạy cảm và rất cần thời gian để
nghiên cứu sâu hơn. Qua tham khảo cũng như ý kiến của bản thân em xin được phép đưa
ra quan điểm riêng như trên.
2.4 Những đề xuất cho việt nam về quyền được chết trên cơ sở về quyền con người
2.4.1 Ý nghĩa của việc ghi nhận quyền được chết trong hệ thống pháp luật
2.4.1.1 Ý nghĩa pháp lý
Từ khi khái niệm quyền được chết ra đời đến nay đã có rất nhiều cuộc chiến pháp
lý trên thế giới. Công nhận hay không công nhận quyền được chết là một vấn đề lớn và
đặc biệt gây nhiều tranh cãi. Việc giải quyết vấn đề thừa nhận quyền được chết có ý
nghĩa sau: Thứ nhất, nếu quyền được chết chưa được công nhận thì những cuộc chiến
pháp lý vẫn kéo dài. Các vụ việc liên quan đến quyền được chết luôn rơi vào bế tắc,
không lối thoát do tồn tại những quan niệm chưa đầy đủ về việc thực hiện quyền được
chết. Một thực tế nữa là các vụ việc về thực hiện cái chết êm ả không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực y học mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác dẫn đến nhiều phức tạp; Thứ
hai, quyền được chết nếu được công nhận thì thực tiễn pháp luật sẽ không phải hứng chịu
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
45
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
những cuộc chiến không lối thoát do những người muốn được chết êm ả thực hiện hành
vi tự sát bởi sự trợ giúp của bác sỹ. Khi pháp luật đã có quy định cho phép thực hiện hành
vi của quyền được chết, việc xét xử các vụ án có liên quan trở nên dễ dàng hơn. Quan
trọng nhất là sẽ hạn chế đi những trường hợp xét xử không đúng với bản chất vụ án. 60
2.4.1.2 Ý nghĩa xã hội
Hành vi thực hiện QĐC có ý nghĩa xã hội rất lớn với những mục đích hết sức tốt
đẹp. Khi sự sống của bệnh nhân không còn được đảm bảo nữa: mắc bệnh vô phương cứu
chữa, đang phải chịu đựng đau đớn kéo dài…thì an tử theo yêu cầu là cách thích hợp
nhất. Việc này không chỉ tốt cho bệnh nhân mà còn tốt cho gia đình, xã hội. Người bệnh
được ra đi thanh thản, chấm dứt những ngày tháng chịu đựng đau khổ. Gia đình bệnh
nhân không phải chịu những tốn kém không đáng có. Đó là một kết thúc đẹp, một “cái
chết nhân đạo”.
2.4.2 Lý do thừa nhận quyền được chết
2.4.2.1 Quyền được chết mang tính nhân đạo sâu sắc
Vì sao một người muốn chết ? Đó là một câu hỏi thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn. Tuy
nhiên, đối với những người đang mắc phải những bạo bệnh, đang bị hành hạ về thể xác
từng ngày, từng giờ và y học chịu thua không thể chữa trị thì việc họ muốn chết không có
gì là vô lý.
Vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong dư luận xã hội ở hầu hết các nước đã chính
thức nêu lên vấn đề này là: việc cho phép an tử là nhân đạo hay bất nhân? Là giúp người
hay giết người? Trong khi ai cũng hiểu rằng sự sống là điều quí giá và tuyệt vời nhất của
một con người thì tại sao lại chúng ta lại nhẫn tâm cướp đi điều ấy của người bệnh.61
Quan niệm coi trọng sự sống của con người có những cơ sở hết sức tốt đẹp. Tuy
nhiên, không vì thế mà không chấp nhận an tử bởi chấp nhận an tử không có nghĩa là
không tôn trọng sự sống nữa. Khi thực hiện quyền được chết, người bệnh đã tôn trọng
cuộc sống của những người khác. Sẽ khó khăn như thế nào cho gia đình, xã hội khi họ
còn sống và bản thân sự sống của họ không được đảm bảo nữa. Và an tử được thực hiện
theo những điều kiện nhất định và với những mục đích nhân đạo. Vì lẽ đó, ở một số quốc
gia có Luật An tử. Luật này cho phép con người được chọn cái chết êm ái trong những
60
Trương Hồng Quang, Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử tại Việt Nam, Báo
điện tử Tuổi trẻ, 2012, http://www.phanblogs.info/2011/09/quyen-uoc-chet-right-to-die.html, [Truy cập ngày 2908-2014].
61
Hoàng Phúc, Quyền được chết – tại sao không?, Báo điện tử Pháp luật và cuộc sống,
http://dandensg.blogspot.com/2014/02/quyen-uoc-chet-tai-sao-khong.html, [Truy cập ngày 25-10-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
46
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
trường hợp đặc biệt, mục đích của quyền được chết là giúp người bệnh được kết thúc
cuộc sống một cách nhanh nhất và an toàn nhất theo mong muốn.62
Có nhiều người ngăn cản quyền được chết vì họ cho rằng: Lấy đi mạng sống của
người khác là vô nhân tính. Nhưng họ không thể biết rằng nỗi khổ cực, đau đớn mà
những người muốn chết phải chịu đựng còn tồi tệ hơn cái chết, chết ở đây chính là giải
thoát. Không một ai có quyền ép buộc một người không muốn sống phải sống.
Đưa quyền được chết vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam là phương hướng
đúng đắn trong tương lai. Chúng ta hãy chấp nhận quyền được chết như quyền được sống.
Thành thử, theo nhóm ủng hộ quan điểm này, an tử là hành vi từ bi, nhân ái, đáp ứng
được nguyện vọng trốn thoát đau khổ của nhiều người bệnh nặng vô phương cứu chữa.
2.4.2.2 Quyền được chết là quyền tự quyết của cá nhân
Quan điểm xót thương đi đôi với quan điểm mạnh mẽ về quyền tự quyết cá nhân.
Tự quyết là trung tâm điểm của lý chứng luân lý bênh vực cho hành vi an tử. Cách diễn
giải phổ biến hiện nay mang tính cách chủ nghĩa tự do luân lý vốn hết mực đề cao sự tự
do và quyền của mỗi cá nhân. Khi những người bênh vực an tử kêu gọi sự tự quyết, họ
muốn nói lên rằng mỗi người có quyền định đoạt thân xác và mạng sống của mình, kể cả
việc kết liễu nó, và do đó mỗi người phải được trao cho sự tự do để thực hiện quyền tự
quyết này.
Thế nên chúng ta nghe thấy họ nại đến cái gọi là "quyền được chết" (right to die),
còn mệnh danh là "quyền được người khác giết "(right to be killed), ý nói rằng quyết định
kết liễu mạng sống là sự lựa chọn riêng tư, không gây hại cho ai cả. Một trong những
luận cứ chủ yếu là: chúng ta sẽ sống tốt đẹp hơn, sẽ chết tốt đẹp hơn, bởi lẽ chúng ta có
quyền định đoạt. Họ dựa vào an tử để làm cho ta được an tâm về bước đi dứt khoát sau
cùng ấy trên con đường đạt tới sự tự quyết viên mãn ngõ hầu ta có thể chết theo ý lựa
chọn của mình.
Theo quan điểm này, bác sĩ (hoặc các nhân viên y tế) phải theo yêu cầu của bệnh
nhân, không những phải đình chỉ việc điều trị mà thậm chí còn phải giết chết bệnh nhân,
bởi lẽ quyền lựa chọn phải được tôn trọng. Chiếu theo sự tôn trọng quyền tự quyết, con
người phải có quyền định đoạt sự sống và cái chết của mình, do đó họ phải được đủ khả
năng để kết liễu sự sống khi nào họ muốn, hầu chặn đứng sự đau khổ không cần thiết.
Bác sĩ, với tư cách là người chăm lo cho lợi ích tốt đẹp nhất của bệnh nhân, phải ra tay
trợ giúp bằng cách trực tiếp giết chết bệnh nhân hoặc giúp bệnh nhân tự tử. Vì thế, theo
62
Trương Hồng Quang, Nghiên cứu xây dựng một số nội dung cơ bản của Luật An tử, Tạp chí điện tử Nghiên cứu
lập pháp, http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/nghien-cuu-xay-dung-mot-so-noi-dung-co-ban-cua-luat-antu, [Truy cập ngày 10-11-2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
47
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
nhóm chủ trương quan điểm này, an tử và trợ tử là những hành vi nhân ái nhằm giải toả
đau khổ cho con người.63
2.4.3 Điều kiện để được thừa nhận quyền được chết
2.4.3.1 Điều kiện của chủ thể có quyền được chết
Không phải có quyền được chết thì muốn “chết” là “được chết”. Để thể hiện đúng
bản chất của an tử, cá nhân đó phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên).
- Đang chịu nhiều đau đớn về thể chất và tinh thần hay đang sống trong trạng thái
thực vật dai dẳng, kéo dài sau một tai nạn hoặc mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa.
- Tự nguyện đưa ra yêu cầu xin được chết, không chịu áp lực nào từ bên ngoài.
Yêu cầu được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Có chúc thư y tế (nếu bệnh nhân lúc lập chúc thư chưa bước vào giai đoạn cuối
của bệnh tật).
- Không có vấn đề nào về tâm thần khi đưa ra quyết định xin được chết (lúc xin
chết tại thời điểm ở giai đoạn cuối của bệnh tật) hay lập chúc thư y tế (khi chưa bước vào
giai đoạn cuối của bệnh tật).
Bệnh nhân có quyền thay đổi quyết định bất cứ lúc nào. Như vậy, chúng ta đã loại
trừ các dạng bệnh nhân khác như: tâm thần, người già neo đơn không nơi nương tựa bị
bệnh tật, người thiểu năng trí tuệ... và chỉ cho phép các bệnh nhân thỏa mãn điều kiện ở
trên có quyền xin được chết. Hà Lan còn quy định an tử đối với trẻ em: bệnh nhân từ đủ
12 đến dưới 16 tuổi cần có ý kiến của gia đình, từ đủ 16 tuổi trở lên thì ý kiến gia đình là
không cần thiết. Nhưng theo chủ quan của chúng tôi thì đây là đối tượng có khả năng bị
lạm dụng vào mục đích xấu nhiều nhất. Những hủ tục trọng nam khinh nữ hay những xô
đẩy của cuộc sống có thể làm cho luật bị lạm dụng chệch hướng. Vì vậy, nếu có quy định
này thì phải có giới hạn. Thiết nghĩ, nếu có quy định an tử cho trẻ em thì phải có ý kiến
của gia đình. Nếu gia đình không đồng ý thì không thể thực hiện an tử đối với trẻ em.
2.4.3.2 Những quy định đối với bác sĩ
Những quy định đối với bác sĩ sẽ có liên quan đến các loại sau: bác sĩ điều trị
(chịu trách nhiệm chính), bác sĩ chăm sóc (đóng vai trò phụ trong quá trình chăm sóc sức
khỏe cho bệnh nhân), bác sĩ tâm thần (liên quan trong trường hợp cần xác định tình hình
tâm thần của bệnh nhân).
Khoản 2 Điều 293, Bộ Luật Dân sự Hà Lan yêu cầu đối với bác sĩ khi thực hiện an
tử là:
63
Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử tình hình tranh luận hiện nay, Báo điện tử Chúa dân,
http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews%5Btt_news%5D=724&cHash=99528c64ad, [Truy cập ngày 16-102014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
48
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
- Đã xác nhận được rằng quyết định của bệnh nhân là tự nguyện, đã được xem xét
một cách cẩn trọng và bền vững.
- Đã xác nhận được rằng sự đau khổ của bệnh nhân không giảm đi và không
chịu đựng được.
- Được thông báo khả năng tương lai của bệnh nhân: không tránh được cái chết.
- Đã có kết luận cuối cùng là bệnh nhân không còn sự lựa chọn hợp lý nào khác.
- Phải hỏi ý kiến của ít nhất 01 bác sỹ khác trước khi tiến hành an tử cho bệnh
nhân.
- Phải thực hiện thủ tục theo một quy trình y khoa thích hợp và nghiêm ngặt.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là những yêu cầu cơ bản của bác sĩ khi thực hiện an tử.
Quy định này sẽ còn thay đổi trong nhiều trường hợp khác nhau nữa mà luật phải quy
định rõ ràng. Cũng cần quy định thêm: bác sĩ đó phải có chứng chỉ hành nghề, làm việc
trong các bệnh viện. Cần thiết có một bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của
bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa, nhiều đau đớn kéo dài. Khi bệnh nhân chưa vào
giai đoạn cuối mà lập chúc thư y tế thì phải có một bác sĩ tâm thần khám và xác nhận
bệnh nhân đó không có vấn đề gì về tâm thần, không chịu sức ép nào từ bên ngoài, hoàn
toàn tự nguyện. Tất cả những hoạt động này cần được lập thành văn bản, có người làm
chứng và chữ ký của bác sỹ, bệnh nhân và những người liên quan khác.
Việc ra quyết định kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh nhân nên thông qua một
Hội đồng bác sĩ để mang tính khách quan. Qua đó, kết luận sẽ chính xác và ít bị lợi
dụng hơn. Bác sĩ có quyền từ chối thực hiện an tử cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ
cần thông báo đầy đủ tình trạng và những thông tin mới về phương pháp chữa trị cho
bệnh nhân. Tại Bỉ, quốc gia này còn quy định luật “cứu bệnh nhân liệt giường”, có
chính sách hỗ trợ bệnh nhân không có khả năng kinh tế và bác sĩ có trách nhiệm thông
báo cho người bệnh biết quy định này.
2.4.3.3 Quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh
Cơ sở khám chữa bệnh ở đây chỉ nên khoanh vùng ở các bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
Còn các trạm xá, trung tâm y tế với quy mô nhỏ thì không có đủ các điều kiện cơ sở vật
chất để thực hiện tốt các yêu cầu của an tử.
Bệnh viện có quyền từ chối yêu cầu được an tử của bệnh nhân. Nếu bệnh viện
đồng ý yêu cầu của bệnh nhân thì phải thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt do
luật định. Bệnh viện cần có biện pháp đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân
trong khả năng có thể và phối hợp tốt với gia đình bệnh nhân. Hội đồng bác sỹ do bệnh
viện lập ra và chịu trách nhiệm về hội đồng này.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
49
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
2.4.3.4 Quy định đối với chức thư y tế
Chúc thư tế được lập khi bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa bước vào giai đoạn cuối,
chưa chịu nhiều đau đớn. Trong chúc thư, bệnh nhân phải nêu rõ những yêu cầu và
những quyết định của mình, chỉ định người được ủy nhiệm (nếu có) thay mình quyết định
các vấn đề khi mất năng lực, ý chí. Người này phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp
luật và yêu cầu của bệnh nhân. Tất nhiên, người này phải đồng ý làm người được ủy
nhiệm bằng cách ký tên vào chúc thư của bệnh nhân thì chúc thư mới có giá trị. Phải có
chữ ký của bệnh nhân và 02 người làm chứng (những người này cũng phải đạt độ tuổi
thành niên, không bị mất năng lực, ý chí). Bản chúc thư được lập thêm 04 bản nữa: 01
bản giao cho bệnh viện, 01 bản giao cho bác sỹ điều trị của bệnh nhân, 01 bản giao cho
gia đình bệnh nhân, 02 bản còn lại giao cho 02 người làm chứng. Tất cả các bản sao phải
được công chứng.
Tại Mỹ, theo quy định của bang Florida thì chúc thư chỉ có hiệu lực trong vòng 01
tháng. Còn bang Oregon, chúc thư có hiệu lực trong vòng 06 tháng. Chúc thư chỉ được
thực hiện khi vẫn còn hiệu lực và:
- Bệnh nhân đó bước vào giai đoạn cuối, bệnh tình được kết luận là vô phương
cứu chữa hay chịu nhiều đau đớn
- Người được ủy nhiệm còn có đầy đủ ý chí, năng lực đề nghị yêu cầu an tử cho
bệnh nhân đó (khi thấy thực tế đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu ra trong chúc thư).
2.4.3.5 Quy định đối với người được ủy nhiệm, được ủy quyền
Người được ủy nhiệm là người đã thành niên có đầy đủ năng lực được bệnh nhân
chỉ định trong chúc thư y tế. Người này có quyền quyết định việc chăm sóc, chữa trị của
bệnh nhân khi bệnh nhân đã ở trong giai đoạn cuối và không thể biểu hiện ý chí của mình.
Trường hợp này, chỉ có người được ủy nhiệm quyết định việc đề nghị bệnh nhân được
“an tử” lúc nào khi bệnh nhân đã thỏa mãn các yêu cầu nêu trong chúc thư; có quyền đề
nghị kiểm tra lại tình trạng của bệnh nhân có thỏa mãn các điều kiện của an tử hay không
khi thấy có điều sai trái. Người được ủy nhiệm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu
cầu được bệnh nhân ghi trong chúc thư y tế trước đó. Nếu bệnh nhân tại thời điểm đó có
thể biểu hiện ý chí thì quyền quyết định hoàn toàn ở bệnh nhân, người được ủy nhiệm
không có quyền hạn gì. Điều này phải ghi rõ trong chúc thư.
Người được chỉ định, được ủy quyền là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực,
không được bệnh nhân chỉ định trong chúc thư y tế. Có 02 trường hợp để chỉ định người
được ủy quyền: người được ủy nhiệm trong chúc thư đến thời điểm đó bị mất năng lực, ý
chí hoặc trong chúc thư không chỉ định một ai làm người ủy nhiệm. Khi đến thời điểm
nhất định, bệnh nhân vào giai đoạn cuối, không biểu hiện được ý chí thì Tòa án sẽ chỉ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
50
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
định một người hay vài người quyết định việc chăm sóc, chữa trị cho bệnh nhân. Người
này có thể là bác sỹ điều trị, người thân, bạn bè thân thiết của bệnh nhân đó...
Tuy những người này đều có quyền quyết định việc chăm sóc, chữa trị của bệnh nhân
nhưng phải tuân theo nội dung của chúc thư, quy định của bệnh viện và các quy định của
pháp luật.
2.4.3.6 Quy định khi bệnh nhân không có chúc thư y tế
Vấn đề này khá phức tạp và khó có thể quy định một cách chặt chẽ nên có thể chia
ra làm hai trường hợp như sau:
- Đến giai đoạn cuối mới xin được chết
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối, chịu nhiều đau đớn, kéo dài, các biện
pháp đều vô ích mới có ý định xin được chết (nghĩa là còn biểu hiện được ý chí). Trước
đó họ không có chúc thư y tế, nghĩa là cũng không có người được ủy nhiệm. Trường hợp
này họ có thể ký vào đơn yêu cầu theo mẫu của bệnh viện dưới sự giám sát của bác sỹ và
người làm chứng để xin được chết. Bác sỹ phải đưa ra được bằng chứng bệnh nhân đã
yêu cầu nhiều lần, được lặp đi lặp lại một cách tự nguyện, không bị sức ép nào từ bên
ngoài. Cần thẩm định chữ ký đó là chữ ký thật của bệnh nhân. Tất cả các quy trình khác
đối với trường hợp này cũng phải theo những quy định của người có chúc thư y tế như:
việc lập hội đồng bác sỹ, quy trình thực hiện an tử…
- Bệnh nhân đang ở trong tình trạng mất ý thức kéo dài, bị chết não (sống thực
vật), gia đình yêu cầu thực hiện an tử đối với bệnh nhân
Đây là an tử không tự nguyện và là một khía cạnh khó, thậm chí bị chống đối
nhiều nhất vì dễ bị lạm dụng nhất. Có nên chấp nhận an tử không tự nguyện hay không
cần phải cân nhắc kỹ. Cũng cần phân biệt nó với nhiều trường hợp hiện nay khi gia đình
bệnh nhân không còn khả năng kinh tế và bệnh nhân vô phương cứu chữa (cũng có thể là
vẫn còn cách chữa nhưng lại không có khả năng kinh tế) nên xin cho bệnh nhân về để
chờ chết hay tìm cách an tử không tự nguyện (gồm các cách thức đưa bệnh nhân ra đi
sớm hơn so với tự nhiên: rút ống dẫn dinh dưỡng, oxy hay tiêm thuốc...).
Theo quan điểm của chúng tôi, vẫn có thể quy định được vấn đề an tử không tự
nguyện. Nếu gia đình bệnh nhân “xác nhận rõ ràng và có bằng chứng thuyết phục về
mong muốn thực tế của người bệnh, hoặc đó là mong muốn rõ ràng của người bệnh xét
trong mọi mố i quan hệ của người bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và việc chẩn
đoán, tiên lượng bệnh. Bằng chứng chuẩn, rõ ràng, thuyết phục là tất cả ranh giới giữa
người bệnh và một cái chết sai lầm”8 và không còn khả năng kinh tế để tiếp tục việc điều
trị cho bệnh nhân, thì có thể yêu cầu an tử đối với bệnh nhân hay làm như cách thức hiện
nay nhẹ nhàng hơn là xin về nhà. Nếu sự chứng minh là không đủ, thì người bệnh có
quyền tiếp tục được nhận thức ăn và nước uống.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
51
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Trong nhiều trường hợp, sẽ là hợp đạo lý và hợp pháp, về mặt lý thuyết, khi ngừng
cung cấp dinh dưỡng nhân tạo và khí thở cho bệnh nhân đã sống ở trạng thái thực vật liên
tục, thường xuyên, kéo dài. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự hợp lý, hợp pháp khi một hay
những người được ủy quyền quyết định việc chữa trị cho người bệnh có bằng chứng hết
sức rõ ràng, mạnh mẽ rằng họ đã bảo vệ cuộc sống của người bệnh, tôn trọng ý chí và
quyền tự quyết của người bệnh.
2.4.3.7 Một số yêu cầu khác
Bên cạnh các vấn đề đã nêu ở trên, Luật An tử yêu cầu những quy định khác như:
- Nêu rõ ràng, cụ thể các dạng bệnh nhân xin được chết và các cách thức thực hiện
an tử trong Luật An tử.
- Xây dựng quy trình xin được chết và thực hiện an tử phù hợp với những nội
dung của Luật An tử. Quy định một cách nghiêm ngặt quy trình đối với từng trường hợp.
Đây là một vấn đề rất quan trọng.
- Quy định thêm các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, các cá
nhân vi phạm các quy định của luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tất
nhiên Luật Hình sự cũng phải thay đổi, bổ sung thêm các tội liên quan đến Luật An tử
của các cá nhân).
- Xác định rõ thẩm quyền của các cá nhân, tổ chức trong quyền được chết. Từ đó có sở
pháp lý chắc chắn khi giải quyết các vụ việc phát sinh.64
Minh họa một số trường hợp cụ thể
Mỗi ngày còn thở, họ phải sống chung với những cơn đau quằn quại, với thiết bị y
tế quấn quanh người... hình ảnh này không có gì xa lạ với các bệnh nhân ung thư, những
bệnh nhân bị rơi vào tình trạng sống thực vật. Sự sống của họ được đếm từng ngày và
được đếm bằng số tiền mà người nhà có thể "xoay" được. Dốc toàn bộ gia sản
cho..."chết mòn".
Đã hai năm, nhưng trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn H. (55 tuổi, quê Phú Thọ)
từng điều trị tại bệnh viện K (Quán Sứ, Hà Nội) vẫn khiến tôi ám ảnh khôn nguôi. Phát
hiện ra căn bệnh ung thư dạ dày đã ở giai đoạn cuối, mỗi ngày với ông H. đều như một
cực hình. Những đợt xạ trị khiến cơ thể nặng khoảng 55kg của ông H. héo mòn từng
ngày, xuống còn 35kg. Mái tóc lốm đốm điểm sợi bạc, dần rơi rụng, thay vào đó là cái
đầu trọc lóc. Mỗi lần cơn đau kéo đến, cơ thể ông H. co cụm, dúm dó lại, nhìn rất xót xa.
Ngày cuối đời, trong căn phòng trọ gần bệnh viện K cũng là lần cuối cùng tôi được gặp
ông.
64
Trương Hồng Quang, Nghiên cứu xây dựng một số nội dung cơ bản của Luật An tử, Tạp chí điện tử Nghiên cứu
lập pháp, http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/nghien-cuu-xay-dung-mot-so-noi-dung-co-ban-cua-luat-antu, [Truy cập ngày 13-11-2014]
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
52
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Ông vừa nói, vừa khóc: "Tôi chỉ mong được nhận một liều thuốc nhân đạo để tôi chết
được êm ả, để bản thân tôi không phải đau đớn kéo dài. Vợ con cũng không phải khổ sở,
tốn kém tiền bạc cho tôi chữa bệnh trong tuyệt vọng". Nghe những lời tâm sự đó của ông,
chúng tôi thấy lòng quặn lại. Vợ ông H. thì chỉ biết khóc. Công sức, tiền của gia đình ông
H. đổ vào để duy trì sự sống kèm với đau đớn cũng không chống lại được định mệnh.
Một đám tang vội vàng trong một buổi chiều đông mưa phùn, có lẽ như phần nào thương
cảm cho số phận người ra đi và cả khoảng trống để lại trong gia đình ông. Kèm theo đó là
khoản tiền cả trăm triệu đồng nợ nần sau thời gian điều trị đã giáng thêm đòn chí mạng
nữa, quật ngã người vợ và những người con của gia đình ông H.
Y sĩ Nguyễn Hồng Thanh, bệnh viện Quân y 103 chia sẻ, những năm tháng công
tác trong ngành y, anh và các đồng nghiệp không ít lần chứng kiến những câu chuyện đau
lòng về các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, chuyển sang đời sốngthực vật. Bản thân
những người bệnh bị đau đớn, còn người thân cũng khổ không kém. Với những bệnh
nhân ung thư thì cảm nhận cái chết đến từng ngày là điều khó khăn nhưng còn đối với
những bệnh nhân bị rơi vào tình trạng sống thực vật thì người thân của họ còn đau đớn
hơn nữa.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mong muốn được "ra đi" nhẹ nhàng.
Y tá Chu Thị Lan, người thường xuyên nhận chăm sóc bệnh nhân sống thực vật
điều trị tại bệnh viện Việt Đức kể về trường hợp bệnh nhân nam, tên Đ., 29 tuổi (quê
Quảng Ninh), đã nằm hai năm trên giường bệnh. Có lẽ nếu như các gia đình khác, bệnh
nhân này chắc chắn đã không thể sống qua ba tháng vì số tiền để duy trì sự sống quá lớn.
Ngày anh Đ. bị tai nạn giao thông phải phẫu thuật, sau đó bị nhiễm trùng cũng là những
ngày bắt đầu tàn lụi của cả nhà anh. Số tiền bán hai căn nhà (vài tỷ đồng) chỉ đủ để gia
đình anh Đ. mỗi ngày nhìn thấy con họ nằm trên giường bệnh một cách vô hồn.
Còn nhớ cách đây không lâu, câu chuyện một bệnh nhân ung thư là Việt kiều Mỹ,
tên A., sống tại quận 3 (TP.HCM) từng viết đơn xin chính quyền được chết đúng ngày,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
53
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
giờ tốt để con cháu được... hưởng phúc về sau khiến dư luận không khỏi xôn xao. Bác sĩ
riêng dự đoán, ông A. chỉ còn sống được chừng ba tháng. Trước lúc mất, ông A. có đi
xem tử vi. "Thầy" tử vi đã chọn được cho ông giờ và ngày đẹp để "ra đi" với hy vọng để
phúc lại cho con cháu.
Tin lời "thầy", ông A. muốn được chết êm ái. Tuy nhiên, ý nguyện cuối đời của
ông A. không thể thực hiện. Sợ chết đau đớn, ông A. trằn trọc không biết nên lựa cách
tiêm thuốc hay uống thuốc độc để "ra đi" được nhẹ nhàng. Sau đó, ông A. còn nghĩ phải
sắp xếp làm sao cho việc chết tự nguyện của mình không gây phiền phức cho bất kỳ ai.
Trong khi đó, bác sĩ của ông A. thì từ chối tiêm thuốc, còn những người thấu hiểu tâm
tình của ông lại không chịu giúp ông mua thuốc độc. Quá bức bách, không muốn mình
sống mà khổ hơn chết, ông A. làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có
điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông chết. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của ông đều bị từ chối.
Những trường hợp trên chỉ là một trong số rất ít người muốn được chọn cái chết
êm ả. Bởi họ không thể chịu nổi những đau đớn về thể xác, tinh thần và nỗi lo về kinh tế
để lại cho người thân.65
2.4.4 Cần xây dựng Luật An tử ở Việt Nam
2.4.3.1 Điều kiện để một Quốc gia có thể ban hành Luật An tử
Qua những phân tích ở những mục trên, chúng ta có thể rút ra một số điều kiện để
một quốc gia có thể ban hành Luật An tử như sau:
- Nhu cầu xã hội: số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu
chữa xin được chết lớn. Trong giới bác sĩ có nhiều bức xúc về vấn đề này.
- Quốc gia đó có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh. Kỹ thuật lập
pháp của nước đó đủ để có thể xây dựng đạo luật về an tử ít bị lạm dụng, lợi dụng nhất.
- Người dân nước đó có ý thức tuân thủ pháp luật cao.
- Tại thời điểm muốn ban hành Luật An tử không có quá nhiều người của quốc gia
đó phản đối (điều này sẽ được thể hiện qua những cuộc thăm dò dư luận). Ở những nước
phương Đông, điều này càng quan trọng.
- QĐC cần được ghi nhận trong các đạo luật gốc (như Bộ Luật Dân sự) với tư
cách là QNT trước, từ đó làm cơ sở cho việc cụ thể hóa trong một luật chuyên ngành
(như Luật An tử). Đạo luật gốc, chỉ quy định về QĐC mang tính khái quát. Với một vấn
đề khó, dễ bị lạm dụng như QĐC thì việc cụ thể hóa thành một luật riêng là rất cần thiết.
Từ những nhận định trên và qua nghiên cứu, xem xét tình hình thực tiễn ở Việt
Nam cho thấy, hiện nay, nước ta vẫn chưa hội đủ các điều kiện để xây dựng Luật An tử.
65
Đỗ Thơm – Hoàng Anh, Khắc khoải sống và lối thoát Quyền được chết, Báo điện tử Người đưa tin,
http://www.nguoiduatin.vn/khac-khoai-song-va-loi-thoat-quyen-duoc-chet-a70396.html, [Truy cập ngày 14-102014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
54
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
Do vậy, việc chấp nhận QĐC và xây dựng Luật An tử ở Việt Nam chắc chắn là vấn đề
của thì tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã có những yếu tố và điều kiện ban đầu cho
việc xây dựng Luật An tử, khi Việt Nam đã từng đưa QĐC và Dự thảo Bộ luật Dân sự
2005. Mặc dù QĐC chưa được pháp luật ghi nhận, nhưng sự kiện này đã ghi dấu mốc đầu
tiên cho quá trình tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật An tử ở nước ta.
2.4.3.2 Một số kiến nghị về việc tiếp cận quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật
An tử ở Việt Nam
QĐC còn là một vấn đề rất mới, để có thể tiến hành xây dựng Luật An tử ở Việt
Nam, trước tiên chúng ta phải có những biện pháp làm cho người tiếp cận, hiểu rõ về bản
chất của QĐC và dần dần sẽ chấp nhận nó; đồng thời chuẩn bị kỹ những điều kiện cần
thiết để có thể xây dựng Luật An tử. Cụ thể:
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền kiến thức về QĐC thông qua sách, báo chí,
truyền thông. Nên đi sâu vào việc phản ánh thực trạng của QĐC hiện nay trên thế giới và
Việt Nam; phân tích những mục đích tốt đẹp, bản chất của quyền được chết. Bên cạnh
đó, cần làm rõ những điều kiện để có thể ban hành Luật An tử.
- Thống kê tình hình số lượng bệnh nhân đang mắc bệnh giai đoạn cuối, xin được
chết. Bộ Y tế nên quy định các bệnh viện phải thực hiện quyền thống kê này. Những số
liệu có được sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng khi dựng Luật An tử.
- Tổ chức các cuộc thăm dò lấy ý kiến nhân dân. Các cuộc thăm dò sẽ có mục
đích:
+ Làm cho mọi người biết đến an tử, tiếp cận với nó;
+ Biết được nhu cầu cũng như quan điểm của người dân về vấn đề này.
Các kết quả thăm dò cũng là cơ sở có giá trị thực tiễn cao trong quá trình xây dựng
Luật An tử. Như thế, nếu Luật này được ban hành, nó sẽ phù hợp với thực tế, với nguyện
vọng của nhân dân, từ đó sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến
vấn đề phản biện xã hội, đặc biệt là những phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài
nước. Nếu người dân được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến cho dự thảo khi xây dựng
Luật An tử thì chính bản thân học đang góp phần làm cho Luật An tử sau khi được ban
hành ít bị lạm dụng.
- Nâng cao Kỹ thuật và năng lực lập pháp, mời các chuyên gia nước ngoài về lĩnh
vực an tử giúp đở.
- Học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đã hợp pháp hóa An tử
để xây dựng Luật An tử phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Có thể ban đầu chỉ chấp nhận hành vi tự tử dưới sự hổ trợ của bác sĩ để người
dân có thời gian tiếp cận, quen dần. Sau đó mới đặc vấn đề xây dựng Luật An tử (Hà Lan
là một ví dụ).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
55
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
- An tử chỉ nên được cho phép thực hiện ở bệnh viện do các bác sĩ có chứng chỉ
hành nghề đảm nhận.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành
cho phù hợp với quy định của Luật An tử khi được ban hành, đặc biệt là Bộ luật Hình sự
cần quy định thêm các tội danh về vấn đề này.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An tử (nếu có) nên ban hành song song với
thời điểm Luật An tử có hiệu lực để tránh những hiểu lầm, áp dụng sai không đáng có.66
66
Trương Hồng Quang, Bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 6, 2009, tr. 56 - 66. tr.66.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
56
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
KẾT LUẬN
Thứ nhất, qua nghiên cứu cho thấy, quyền được chết là một vấn đề rất nhạy cảm,
nhất là về mặt chính trị. Vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá quyền này cần được xem xét thận
trọng từ nhiều khía cạnh khác nhau. Đời sống xã hội luôn có những biến động mà các nhà
nghiên cứu cần thường xuyên quan sát để thu thập những dữ liệu phục vụ cho hoạt động
nghiên cứu, đánh giá. An tử, quyền được chết không phải là vấn đề thời đại hiện nay
nhưng bản thân chúng là vấn đề khó: khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận.
Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu về quyền được chết cần được nhân rộng hơn nữa ở các
quốc gia đang phát triển, các quốc gia Châu Á như Việt Nam bởi thực sự việc bảo vệ,
nâng cao nhân quyền luôn là vấn đề đang ngày càng được quan tâm.
Thứ hai, qua quá trình nghiên cứu đã xây dựng được khái niệm quyền được chết
và thu được những kết quả nhất định cho mục đích tìm hiểu về quyền được chết. Kết quả
nghiên cứu cũng khẳng định việc xây dựng Luật An tử ở Việt Nam là vấn đề tương lai và
thực sự cần rất nhiều điều kiện đảm bảo. Quyền được chết, dù có triển vọng được nhiều
quốc gia công nhận là quyền nhân thân, vẫn là một chặng đường còn khá dài ở phía trước.
Tuy nhiên, thực tế cũng đã chứng minh rằng số lượng các nước chấp thuận quyền được
chết và xây dựng Luật An tử đang có xu hướng tăng dần trong các năm qua. Dĩ nhiên,
ngay tại các quốc gia này, cuộc đấu tranh lập pháp cũng như chính trị đã diễn ra rất mạnh.
Điều đó cũng chứng minh cho chúng ta thấy rằng, chấp nhận quyền được chết như một
quyền nhân thân không phải là vấn đề đơn giản song không phải là không có triển vọng
thực tế.
Thứ ba, những vấn đề đặt ra dưới góc độ lý luận khi tiếp tục nghiên cứu vấn đề
quyền được chết. Đây là những vấn đề có tính chất gợi mở cho những hướng nghiên cứu
trong thời gian tới về vấn đề khá phức tạp này.
- Nghiên cứu phát triển nền văn hoá về sinh tử: an tử và trợ tử. Có thể nhận thấy,
nếu như sự sống của con người cần có văn hóa thì sự chết cũng cần có văn hóa. Văn hóa
được thể hiện trong việc tuân thủ pháp luật liên quan đến an tử, xem xét đầy đủ dưới mọi
khía cạnh, góc độ gia đình, xã hội để đi đến quyết định kết thúc cuộc sống của bản thân
mình. Một nền văn hóa toàn diện nên có sự thống nhất từ sự sống đến sự chết.
- Chuẩn bị những khía cạnh tâm lý cho các nhà lập pháp, cho các bác sỹ trong việc
thực hiện quyền được chết. Đây là một quá trình phức tạp cho đến nay chưa được nghiên
cứu toàn diện được trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Yếu tố tâm lý của các đối tượng
ở đây bị tác động bởi rất nhiều vấn đề: chính trị, đảng cầm quyền, sức ép dư luận, điều
kiện kinh tế, xã hội,… Mỗi xã hội với mỗi chế độ chính trị và đặc thù xã hội khác nhau sẽ
dẫn đến những tâm lý khác nhau của các chủ thể khác nhau. Nếu như phân định được
những dạng tâm lý này sẽ góp phần rất lớn vào việc xây dựng các quy định về an tử.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
57
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
Luận văn tốt nghiệp
Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người
- Nâng cao vấn đề nhân quyền, hoàn thiện chế định quyền nhân thân. Nghiên cứu
quyền được chết cũng chính là nghiên cứu hoàn thiện chế định quyền nhân thân trong hệ
thống pháp luật dân sự của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu phải luôn đặt trong mối
quan hệ với quyền nhân thân, hướng theo những đặc điểm của quyền nhân thân.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
58
SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ
sung năm 2001), Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2006
2. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị
Quốc gia – sự thật, Cần thơ, 2014
3. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia
– sự thật, Cần thơ, 2011
4. Bộ luật Dân sự năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia – sự thật, Cần thơ, 2011
Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Bộ tư pháp – Viện khoa học pháp lý, Quyền con người trong Hiến pháp năm
2013 quan điểm đổi mới các tiếp cận mới và các quy định mới, Nxb Chính trị
Quốc gia – sự thật, Cần thơ, 2014
2. Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb
Chính trị quốc gia –sự thật, Cần thơ, 2010
3. Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng, Giáo
trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009
5. Trần Ngọc Đường, Bàn về quyền con người quyền công dân, Nxb Chính trị
Quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2004
6. Vũ Công Giao, Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con
người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 ,2009
7. Viện ngôn ngữ học: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa, Thông tin, 1999
8. Nguyễn Đức Minh, Mối quan hệ giữa quyền con người và nhà nước pháp
quyền trong một số học thuyết về nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6,
2014
9. Lê Mai Thanh, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong
hiến pháp một số quốc gia, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5, 2013
10. Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 7, 2009
11. Nguyễn Sào Trung, Từ điển y học chăm sóc sức khỏe gia đình, Nxb Y học, Hà
Nội, 2008
12. Đặng Nhật Trường, Luận văn Quyền của người khuyết tật trong hệ thống pháp
luật quốc tế và Việt Nam, Đại học Cần thơ
13. Trương Hồng Quang, Bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt
Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2009
14. Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
15. Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2005
Danh mục trang thông tin điện tử
1. Anthony Lợi, Nên chăng cho phép an tử, http://gpphanthiet.com/news/Chuyende/Nen-chang-cho-phep-an-tu-1069/, [Truy cập ngày 13-10-2014]
2. Bộ Tư pháp - Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Một số kiến thức pháp luật về quyền
con người- tập1 Quyền dân sự và chính trị,
http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:Gvr33QmEwXEJ:moj.gov.v
n/pbgdpl/tusach/Lists/Sach/Attachments/8/Mot%2520so%2520kien%2520thuc%2520
PL%2520ve%2520quyen%2520con%2520nguoi%2520%2520danh%2520cho%2520Giao%2520vien.doc+&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn ,
[truy cập ngày 12-09-2014]
3. Chết,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BFt#C.C3.A1i_ch.E1.BA.BFt_.C3.AAm_
d.E1.BB.8Bu_.28an_t.E1.BB.AD.29, [Truy cập ngày 14-06-2014]
4. Đề tài Luật Dân sự Việt Nam - Vấn đề quyền được chết (an tử),
http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-luat-dan-su-viet-nam-van-de-quyen-duoc-chetan-tu-30386/, [Truy cập ngày 29-08-2014]
5. Đề tài Một số vấn đề về Quyền được chết đối với quá trình xây dựng Luật an tử ở
Việt Nam hiện nay, http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-mot-so-van-de-ve-quyen-duocchet-doi-voi-qua-trinh-xay-dung-luat-an-tu-o-viet-nam-hien-nay-9496/, [Truy cập
ngày 02-10-2014]
6. Đỗ Thơm – Hoàng Anh, Khắc khoải sống và lối thoát Quyền được chết, Báo điện
tử Người đưa tin, http://www.nguoiduatin.vn/khac-khoai-song-va-loi-thoat-quyenduoc-chet-a70396.html, [Truy cập ngày 14-10-2014]
7. DV, Đề xuất cho hổ trợ bệnh nhân “cái chết êm ả”, Báo điện tử Đất Việt,
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/binh-luan/de-xuat-cho-ho-tro-benh-nhan-quotcaichet-em-aiquot-2357561/, [Truy cập ngày 25-10-2014]
8. Hoàng Phúc, Quyền được chết – tại sao không?, Báo điện tử Pháp luật và cuộc
sống, http://dandensg.blogspot.com/2014/02/quyen-uoc-chet-tai-sao-khong.html,
[Truy cập ngày 25-10-2014].
9. Jacob "Jack" Kevorkian, thường được gọi là "Bác sĩ tử thần", là một nhà nghiên
cứu bệnh học, nhà hoạt động cho cái chết êm dịu, họa sĩ, tác giả, nhà soạn nhạc người
Mỹ, http://vi.wikipedia.org/wiki/Jack_Kevorkian, [Truy cập ngày 02/10/2014]
10. Một số thông tin về cái chết nhân đạo (tư liệu tham khảo),
http://tailieutonghop.com/free/mot-so-thong-tin-ve-cai-chet-nhan-dao-tu-lieu-chitham-khao_f176-10854.html, [Truy cập ngày 10-10-2014]
11. Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet,
2013, http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyenduoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập ngày 09-10-2014]
12. Quyền được chết – Right to die, http://vietnamchange.com/quyen-duoc-chet-rightdie-810/ ,[ Truy cập ngày 25-7-2014]
13.Quyền được chết,
http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
_ch%E1%BA%BFt, [Truy cập ngày 09-10-2014]
14.Thu Hường, Quốc hội Bỉ thông qua dự luật gây tranh cãi về “cái chết nhân đạo”,
Báo điện tử An ninh thủ đô, 2014, http://www.anninhthudo.vn/su-kien/quoc-hoi-bithong-qua-du-luat-gay-tranh-cai-ve-cai-chet-nhan dao/536527.antd, [Truy cập ngày
02-10-2014]
15. Thu Thủy, Hà Lan: Luật “cái chết êm ả” bắt đầu có hiệu lực, Báo điện tử
Vnexpress, 2002, http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ha-lan-luat-cai-chetem-a-bat-dau-co-hieu-luc-2252078.html, [Truy cập ngày 02-10-2014]
16. Tiền phong, Chưa quy định Quyền được chết vào Hiến pháp,
http://news.zing.vn/Chua-quy-dinh-quyen-duoc-chet-vao-Hien-phap-post362349.html,
[Truy cập ngày 06-10-2014]
17. Tiểu luận Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết trong giai đoạn
hiện nay, http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tinh-hinh-quy-dinh-cua-phap-luat-vequyen-duoc-chet-trong-giai-doan-hien-nay-37378/, [Truy cập ngày 28-08-2014]
18. Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử tình hình tranh luận hiện nay, Báo điện tử Chúa
dân,
http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews%5Btt_news%5D=724&cHash=9952
8c64ad, [Truy cập ngày 16-10-2014]
19. Trần Ngọc Đường, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, Báo
điện tử Viện Nghiên cứu lập pháp, 2014, http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-
ke/Quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-trong-Hien-phap-2013/191865.vgp, [truy cập
ngày 26-09-2014]
20. Trùng Dương, Về quyền được chết khi bị bệnh nan y, Báo điện tử Sức khỏe và đời
sống, http://www.haingoaiphiemdam.com/Trung-Duong-Ve-quyen-duoc-chet-khi-bibenh-nan-y-7096, [Truy cập ngày 09-10-2014]
21. Trương Hồng Quang, Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây
dựng Luật An tử tại Việt Nam, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2012,
http://www.phanblogs.info/2011/09/quyen-uoc-chet-right-to-die.html, [Truy cập ngày
28-08-2014]
22. Trương Hồng Quang, Nghiên cứu xây dựng một số nội dung cơ bản của Luật An
tử, Tạp chí điện tử Nghiên cứu lập pháp,
http://www.nclp.org.vn/kinh_nghiem_quoc_te/nghien-cuu-xay-dung-mot-so-noidung-co-ban-cua-luat-an-tu, [Truy cập ngày 10-11-2014]
23. Vũ Chương, Nên có quy định về quyền được chọn cái chết nhẹ nhàng?, Báo điện
tử Kiến thức,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?I
temID=941, [Truy cập ngày 25 -10-2014]
24. Vũ Hoàng Nguyên, Quyền được chết, Báo điện tử Ngàn lau,
http://nganlau.com/2013/04/15/quyen-duoc-chet/, [Truy cập ngày 25-10-2014]
[...]...Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT 1.1 Quyền con người 1.1.1 Khái niệm quyền con người Quyền con người (hamam rights) là một vấn đề khá phức tạp cho đến nay chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học “kinh điển” nào về quyền con người Do vậy, trên thế giới mỗi quốc gia... ngữ "quyền con người" , không đồng nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp Khắc phục thiếu sót đó Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân” Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền. .. nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người tuyên bố chết bởi các tòa án: sau khi một người bị mất tích một thời gian nhất định, tòa án có thể tuyên bố rằng người đó đã chết và tài sản của người chết sẽ được phân chia theo luật định Giấy chứng tử là một văn bản nêu ra thời điểm, tính chất của cái chết cũng như tên và chức năng người chứng nhận cái chết đó.27 1.2.1.2 Quyền được chết. .. pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 45 GVHD: TS Phạm Văn Beo 20 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người mặc định được áp dụng trực tiếp trong xã hội Về nguyên tắc, các nhà nước trên thế giới chỉ bảo đảm thực hiện những quyền pháp lý – tức những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người đã được pháp... đều có quyền con người – những quyền mà mỗi người và mọi người có “đơn giản là với tư cách là một con người Ngoài ra quyền con người còn thể hiện ở chổ mọi người đều bình đẳng về mọi quyền con người được pháp luật quy định trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, mọi người đều bình đẳng trong cơ hội thực hiện các quyền con người và đòi hỏi thực hiện các quyền con người, mọi người đều bình... ước quốc tế về quyền con người làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay Hơn 50 năm qua kể từ năm 1948 đến nay, có rất nhiều công ước và các văn kiện khác về quyền con người cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn Đây cũng là văn kiện quốc tế được trích dẫn nhiều nhất về vấn đề quyền con người và hiện đã được dịch ra hơn 250 ngôn ngữ trên thế giới... Thị Tuyết Kha Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người tộc năm 1981 (the African Charter on Human and People’s Rights), Hiến chương Ả Rập về quyền con người năm 1994 (the Arab Charter of Human Rights)…13 1.1.2.2 Khái lược lịch sử tư tưởng quyền con người trong văn hóa, lịch sử ở Việt Nam Đối với chúng ta, nội dung quyền con người được đặt ra xuất phát từ điều kiện,... giữa quyền con người và nhà nước pháp quyền trong một số học thuyết về nhà nước, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2014, tr 43-52, tr 44 8 Nguyễn Văn Vĩnh, Triết học chính trị về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 38 GVHD: TS Phạm Văn Beo 7 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. .. các quyền con người 20 Võ Khánh Vinh, Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, 2009, tr 60-65, tr 62 21 Nguyễn Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr 12 – 17, tr.12 GVHD: TS Phạm Văn Beo 16 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người. .. Trung Tín, Về các đặc điểm của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2009, tr 12 – 17, tr.12 - 13 GVHD: TS Phạm Văn Beo 17 SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Kha Luận văn tốt nghiệp Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người quyền con người (duty – bearer) là các Nhà nước và trong một số trường hợp khác là các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.23 1.1.4 Đặc điểm quyền con người Nhận thức