Quyền con người từ góc độ chính trị

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 26)

5. Bố cục của đề tài

1.1.4.4Quyền con người từ góc độ chính trị

Ngay từ khi còn ở dưới dạng quan điểm, tư tưởng, quyền con người đã là một vấn đề ảnh hưởng, chi phối quan hệ chính trị, cả ở tầm quốc gia và quốc tế. Cuộc đấu tranh quyết liệt giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIIX đã chứng minh sự gắn bó chặt chẽ giữa quyền con người và chính trị. Mặc dù ở thời điểm bắt đầu của cuộc đấu tranh này, quyền con người chủ yếu mới thể hiện dưới dạng các đòi hỏi về quyền công dân; tuy nhiên, ngay từ thời điểm đó, quyền con người đã là một thứ vũ khí tư tưởng rất lợi hại, góp phần quyết định giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến.

Sau đó, quyền con người cũng trở thành một trong những vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Có thể nói rằng, ngay trong quá trình và sau khi quyền con người được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế (kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai), vấn đề quyền con người đã bị “chính trị hóa” một cách sâu sắc và có hệ thống. Từ khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù mức độ “chính trị hóa” quyền

20

con người đã ít nhiều giảm đi, tuy nhiên, đây vẫn là hiện thực không thể tránh khỏi và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong các hoạt động quốc tế và quyền con người.

Xét ở phạm vi quốc tế, quyền con người đã trở thành một trong những vấn đề chính chi phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) mạnh mẽ và toàn diện các quan hệ chính trị quốc tế ở mọi cấp độ, từ toàn cầu, khu vực cho đến song phương. Xét ở phạm vi quốc gia, từ lâu các đảng phái chính trị trên thế giới đã nhanh chóng nhận thấy và nắm lất quyền con người như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giành và giữ quyền lực nhà nước. Quyền con người trở thành các tiêu chí được dùng để đánh giá tính tiến bộ, phù hợp trong cương lĩnh tranh cử; trở thành cơ sở để các đảng phái phê phán, chỉ trích lẫn nhau; thậm chí trở thành một yếu tố quyết định sự tồn vong của một chính thể, một người đứng đầu nhà nước hoặc một chế độ xã hội. Tại nhiều nước trên thế giới hiện nay, quyền con người đã trở thành một trong các chủ đề trung tâm không chỉ trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa các chính đảng, mà còn trong các chính sách đối nội, đối ngoại của quốc gia.25

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 26)