Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 39)

5. Bố cục của đề tài

2.1.1 Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết

Trợ tử (Euthanasia) còn là một vấn đề cấm kỵ và rất nhạy cảm ở phần lớn các quốc gia tiến bộ nhất là các quốc gia Âu Mỹ, nơi mà cuộc sống con người rất được quý trọng

Càng ngày, sự chết càng trở nên phức tạp và rắc rối hơn xưa rất nhiều. Một trăm năm về trước hầu như mọi người đều chọn giải pháp chết tại nhà. Nay thì hầu như mọi người đều chết trong bệnh viện hay trong các nhà săn sóc cuối đời (hospice).

Tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã giúp vào việc lựa chọn lúc chết và nơi chết của bệnh nhân…

Chết trong phẩm giá (death in dignity), chết “tốt” (good death) là những sáo ngữ mà chúng ta thường nghe nói đến hằng ngày.

Được biết giúp người khác tự vận hay trợ tử là một hành động không được pháp luật nhìn nhận, và cho phép tại hầu hết các quốc gia tiến bộ kể cả Việt Nam.42

Nhưng cũng có một số quốc gia thấy được tầm quan trọng của quyền được chết và đã hợp pháp hóa thành luật nhằm giúp đở cho những người không còn hy vọng cứu chữa được ra đi nhẹ nhàng, êm ái bên những người thân yêu thỏa ước nguyện được chết khi còn tỉnh táo. Tính tới năm 2013, có 4 nước trên thế giới chấp nhận việc trợ giúp tự tử là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Sĩ, cùng với bốn bang ở Mỹ (Oregon, Washington, Vormont, và Montana).43

- Hà Lan đã đi vào lịch sử là quốc gia đầu tiên áp dụng đạo Luật “cái chết êm ả”. Tháng 11 năm 2000, Hạ viện Hà Lan đã thông qua dự thảo Luật An tử. Đến ngày 10/04/2001, với tỷ lệ áp đảo 46/28, Thượng viện Hà Lan đã bỏ phiếu thông qua đạo luật.

42 Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,

http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập ngày 06-10-2014]. 43 Quyền được chết, http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c_ch%E1%BA%BFt, [Truy cập ngày 09-10-2014].

33

Trong khi đó, hơn mười nghìn người phản đối tụ tập cầu kinh và hát Thánh ca bên ngoài

toà nhà Thượng viện.44

Vào tháng 11/2000, Hạ viện đã thông qua bản dự thảo này. Ngay trước khi Thượng viện bỏ phiếu thông qua, Bộ trưởng Y tế Hà Lan, bà Els Borst, đã thuyết phục các nghị sĩ rằng luật sẽ không bị các bác sĩ lạm dụng vì đã có những quy định theo dõi rất sát sao. Chính phủ cũng thúc giục Quốc hội ủng hộ đạo luật này, với lý lẽ là nó sẽ không làm thay đổi thực tế đang diễn ra tại Hà Lan.

Từ hơn 2 thập kỷ nay, các bác sĩ Hà Lan đã áp dụng phương pháp "cái chết êm ả” để giúp những người bị bệnh nặng ra đi. Việc thông qua Đạo luật lần này chỉ nhằm hợp pháp hoá một thực tế đã được chấp nhận, nhất là từ khi có bản hướng dẫn "cái chết hỗ trợ" được phác thảo vào năm 1993.

Điều tra toàn quốc cho thấy, gần 90% người dân nước này ủng hộ luật này vì cho rằng nó đảm bảo quyền cá nhân. Theo bà Els Borst, Đạo luật sẽ tháo gỡ những băn khoăn của bệnh nhân và bác sĩ. Tuy nhiên, "cái chết êm ả" phải được coi là biện pháp cuối cùng và không được vịn vào đó để từ chối chăm sóc người bệnh. Theo bà, bác sĩ có quyền từ chối thực hiện và bệnh nhân có quyền lựa chọn "cái chết êm ả ".

Những bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi cũng có quyền được "chết êm ả" nếu có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với trẻ trên 16 tuổi, ý kiến của gia đình là không cần thiết.45

- Quốc gia thứ 2 hợp pháp hóa cái chết êm ả là Bỉ. Với 86 phiếu thuận, 51 phiếu chống và 10 phiếu trắng, tối 16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có QĐC dưới những điều kiện nhất định. Đây là chặng cuối của tranh cãi pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xướng vào năm 1999. Ở một quốc gia mà đạo Thiên chúa chiếm ưu thế, ý tưởng hợp pháp hóa cái chết êm ả không gặp nhiều khó khăn. Hạ viện Bỉ đã bật đèn xanh cho Dự luật này vào tháng 10/2001. Điều tra tiến hành năm 2001 có tới 72% người dân đồng tình với cái chết ê ả.46

Ngoài ra, Quốc hội Bỉ đã thông qua đạo luật cho phép thực hiện “cái chết nhân đạo” đối với các bệnh nhi mắc bệnh nan y giai đoạn cuối, không giới hạn lứa tuổi. Theo BBC dự luật đã được được thông qua với 86 phiếu thuận, 44 phiếu phản đối và 12 phiếu trắng và hiện chỉ còn chờ nhà Vua ký lệnh ban hành đạo luật. Nếu được chấp thuận, Bỉ sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới không giới hạn tuổi đối với “cái chết nhân đạo”.

44

Thu Thủy, Hà Lan: Luật “cái chết êm ả” bắt đầu có hiệu lực, Báo điện tử Vnexpress, 2002,

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ha-lan-luat-cai-chet-em-a-bat-dau-co-hieu-luc-2252078.html, [Truy cập ngày 02-10-2014].

45 Một số thông tin về cái chết nhân đạo (tư liệu tham khảo), http://tailieutonghop.com/free/mot-so-thong-tin-ve-cai-

chet-nhan-dao-tu-lieu-chi-tham-khao_f176-10854.html, [Truy cập ngày 02-10-2014].

46 Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 59.

34

Luật được áp dụng cho đối tượng là trẻ em bị các bệnh nan y giai đoạn cuối, những người đang phải chịu sự đau đớn của bệnh tật, nếu có sự đồng ý của cha mẹ.47

- Trở lại nước Mỹ một thực tế cho thấy rằng tại nơi này người già càng nhiều và số chết càng tăng.

Đây là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Tuổi già thì phải bệnh, phải chiụ đau đớn về tinh thần lẫn thể xác và sau một thời gian thì phải ra đi đúng theo quy luật của tạo hóa…Y phí trang trải để giúp các cụ kéo dài thêm cuộc sống tạm bợ không ngừng gia tăng thêm mãi. Săn sóc cuối đời (soins 9palliatifs), nhà già, viện dưỡng lão đã trở nên những nhu cầu cấp thiết trong xã hội. Đức tin vào tôn giáo và các giá trị triết lý nhân bản cũng có phần mai một trong đời sống ngày nay cho nên con người phải tự mình đối mặt với cái chết qua một chuỗi tâm trạng phức tạp bắt đầu bằng sự tức giận, bất mãn,

bị shock, kế đến là giai đoạn cam phận và cuối cùng là sự chấp nhận số mạng để ra đi

cho được thanh thản.

47

Thu Hường, Quốc hội Bỉ thông qua dự luật gây tranh cãi về “cái chết nhân đạo”, Báo điện tử An ninh thủ đô, 2014, http://www.anninhthudo.vn/su-kien/quoc-hoi-bi-thong-qua-du-luat-gay-tranh-cai-ve-cai-chet-nhan

35

Chắc chắn là đa số các cụ cao tuổi, sức khỏe sa sút, đều muốn ra đi trong phẩm giá minh mẫn, bên thân bằng quyến thuộc càng sớm càng tốt. Cụ không muốn phiền lụy đến gia đình và xã hội. Sống bấy nhiêu là cũng quá đủ rồi. Nhưng đâu phải muốn đi là được đâu…48

Vì thế, trong cuộc bầu phiếu phổ thông tháng 11 năm 1994, có 627,980 người dân Oregon (51.3%) đã bỏ phiếu công nhận Measure 16 ấn định luật cho phép y sĩ giúp những người bị bệnh sắp chết kết thúc đời mình sớm hơn, so với 596,018 phiếu chống (48.7%). Luật này vào năm 1997 mới thực sự được áp dụng sau khi 60% dân Oregon tái công nhận luật này khi họ bỏ phiếu chống Measure 51 đòi hủy bỏ luật này. Năm 2006, luật này bị chính quyền của Tổng thống George W. Bush (con) kiện lên đến Tối Cao Pháp Viện đòi treo bằng các y sĩ tham dự vào việc thi hành luật này, nhưng Tối Cao Pháp Viện phán đấy là quyền của tiểu bang, liên bang không được xía vào.

Sau khi có phán quyết này của Tối Cao Pháp Viện, Tiểu bang Washington cũng thừa thắng xông lên, với đề xướng luật Inititative 1000 công nhận quyền được phép xin y sĩ giúp cho toa thuốc để chết. Đề luật này được 57.82% phiếu thuận so với 42.18% phiếu chống trong cuộc đầu phiếu phổ thông cuối năm 2008.49

Và đến hết năm 2006, ở cả 50 bang của Mỹ đã có đạo luật cho phép bệnh nhân ở trong các điều kiện nhất định được xin chết.

Trước đó, Mỹ là nước tập trung nhiều vụ án liên quan đến an tử với nhiều ảnh hưởng lớn như: Quinlan, Curzan và Terri Schiavo (kéo dài 8 năm) nhưng khi nói tới quyền được chết không thể không nói tới Bác sĩ Jack Kivorkian, có hỗn danh là “Bác sĩ Tử thần” (Doctor Death), mặc dù ông không phải là người khai sinh ra phong trào đòi quyền chọn cái chết bằng độc dược khi bị đau đớn bởi chứng bệnh nan y hết thuốc chữa. Ngay từ năm 1906 Tiểu bang Ohio là tiểu bang đầu tiên soạn ra luật cho phép chọn cái chết bằng độc dược nếu bị bệnh nan y đau đớn không chịu nổi, nhưng luật đó không thành. Bác sĩ Jack Kivorkian là người đã công khai cổ vũ cho quyền được Chết với Nhân phẩm đã gây sôi nổi vào thập niên 1990.

Theo bác sĩ Kivorkian (1928-2011), “chết không phải là một cái tội”, và ông đã cổ vũ cho quyền được chết, và đã giúp cho trên 130 người đi tìm cái chết để chấm dứt những đau đớn của các cơn bệnh nan y. Bị Tiểu bang Michigan đưa ra tòa bốn lần, từ năm 1996 tới 1999, ba lần đầu ông cùng được xử trắng án, nhờ bồi thẩm đoàn đã không

48 Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,

http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập

ngày 09-10-2014]. 49

Trùng Dương, Về quyền được chết khi bị bệnh nan y, Báo điện tử Sức khỏe và đời sống,

http://www.haingoaiphiemdam.com/Trung-Duong-Ve-quyen-duoc-chet-khi-bi-benh-nan-y-7096, [Truy cập ngày

36

cầm lòng được trước những lời khai đẫm nước mắt của bệnh nhân (qua các băng thu hình họ trước khi chết) và nhân chứng là các thân nhân.

Trên bình diện châu Âu, Công ước nhân quyền châu Âu không yêu cầu các thành viên cấm tự tử hay chết êm ả, mặc dù nó đề cao quyền được sống của con người.50

The right to die (đa số người dân Mỹ phải chọn giải pháp trợ tử).51

Do you think a person has a moral right to end his or her own life under any of the following circumstances? when this person...?

53% 60% 29% 33% 39% 34% 62% 58% 8% 6% 9% 9% 0 10 20 30 40 50 60 70 Has a disease that is incurable Is suffering great ain and has no hope of

improvement

Is an extremely heavy burden on his or her family

Is ready to die because living has become a burden

Yes No Don't know

- Luxembourg: Thông qua luật "cái chết nhân đạo”. Hãng CNA sáng nay đưa tin, Quốc hội Luxembourg đã chính thức thông qua luật về "cái chết nhân đạo", trở thành nước thứ 3 (sau Hà Lan và Bỉ) trong Liên minh châu Âu (EU) cho phép áp dụng luật này. Việc áp dụng "cái chết nhân đạo" luôn bị người dân nước này phản đối mạnh mẽ bởi họ cho đây là hành động giết người.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp khẳng định, quyền sử dụng "cái chết nhân đạo" chỉ là của bệnh nhân chứ không phải của người nhà hay bác sĩ. Luật trên chỉ dùng cho các bệnh nhân bị các bệnh nan y và không chịu nổi sự đau đớn về thể xác do bệnh tật mang lại.52

50 Đề tài Một số vấn đề về Quyền được chết đối với quá trình xây dựng Luật an tử ở Việt Nam hiện nay, http://tai- lieu.com/tai-lieu/de-tai-mot-so-van-de-ve-quyen-duoc-chet-doi-voi-qua-trinh-xay-dung-luat-an-tu-o-viet-nam-hien- nay-9496/, [Truy cập ngày 02-10-2014].

51

Nguyễn Thượng Chánh, Quyền được chết theo ý nguyện, Báo điện tử Khoahocnet, 2013,

http://khoahocnet.com/2012/11/04/bac-si-thu-y-nguyen-thuong-chanh-quyen-duoc-chet-theo-y-nguyen/, [Truy cập

37

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 39)