5. Bố cục của đề tài
2.4.3.6 Quy định khi bệnh nhân không có chúc thư y tế
Vấn đề này khá phức tạp và khó có thể quy định một cách chặt chẽ nên có thể chia ra làm hai trường hợp như sau:
- Đến giai đoạn cuối mới xin được chết
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối, chịu nhiều đau đớn, kéo dài, các biện pháp đều vô ích mới có ý định xin được chết (nghĩa là còn biểu hiện được ý chí). Trước đó họ không có chúc thư y tế, nghĩa là cũng không có người được ủy nhiệm. Trường hợp này họ có thể ký vào đơn yêu cầu theo mẫu của bệnh viện dưới sự giám sát của bác sỹ và người làm chứng để xin được chết. Bác sỹ phải đưa ra được bằng chứng bệnh nhân đã yêu cầu nhiều lần, được lặp đi lặp lại một cách tự nguyện, không bị sức ép nào từ bên ngoài. Cần thẩm định chữ ký đó là chữ ký thật của bệnh nhân. Tất cả các quy trình khác đối với trường hợp này cũng phải theo những quy định của người có chúc thư y tế như: việc lập hội đồng bác sỹ, quy trình thực hiện an tử…
- Bệnh nhân đang ở trong tình trạng mất ý thức kéo dài, bị chết não (sống thực vật), gia đình yêu cầu thực hiện an tử đối với bệnh nhân
Đây là an tử không tự nguyện và là một khía cạnh khó, thậm chí bị chống đối nhiều nhất vì dễ bị lạm dụng nhất. Có nên chấp nhận an tử không tự nguyện hay không cần phải cân nhắc kỹ. Cũng cần phân biệt nó với nhiều trường hợp hiện nay khi gia đình bệnh nhân không còn khả năng kinh tế và bệnh nhân vô phương cứu chữa (cũng có thể là vẫn còn cách chữa nhưng lại không có khả năng kinh tế) nên xin cho bệnh nhân về để chờ chết hay tìm cách an tử không tự nguyện (gồm các cách thức đưa bệnh nhân ra đi sớm hơn so với tự nhiên: rút ống dẫn dinh dưỡng, oxy hay tiêm thuốc...).
Theo quan điểm của chúng tôi, vẫn có thể quy định được vấn đề an tử không tự nguyện. Nếu gia đình bệnh nhân “xác nhận rõ ràng và có bằng chứng thuyết phục về mong muốn thực tế của người bệnh, hoặc đó là mong muốn rõ ràng của người bệnh xét trong mọi mố i quan hệ của người bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh và việc chẩn đoán, tiên lượng bệnh. Bằng chứng chuẩn, rõ ràng, thuyết phục là tất cả ranh giới giữa người bệnh và một cái chết sai lầm”8 và không còn khả năng kinh tế để tiếp tục việc điều trị cho bệnh nhân, thì có thể yêu cầu an tử đối với bệnh nhân hay làm như cách thức hiện nay nhẹ nhàng hơn là xin về nhà. Nếu sự chứng minh là không đủ, thì người bệnh có quyền tiếp tục được nhận thức ăn và nước uống.
52
Trong nhiều trường hợp, sẽ là hợp đạo lý và hợp pháp, về mặt lý thuyết, khi ngừng cung cấp dinh dưỡng nhân tạo và khí thở cho bệnh nhân đã sống ở trạng thái thực vật liên tục, thường xuyên, kéo dài. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự hợp lý, hợp pháp khi một hay những người được ủy quyền quyết định việc chữa trị cho người bệnh có bằng chứng hết sức rõ ràng, mạnh mẽ rằng họ đã bảo vệ cuộc sống của người bệnh, tôn trọng ý chí và quyền tự quyết của người bệnh.