Quyền được chết mang tính nhân đạo sâu sắc

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 53)

5. Bố cục của đề tài

2.4.2.1 Quyền được chết mang tính nhân đạo sâu sắc

Vì sao một người muốn chết ? Đó là một câu hỏi thoạt nghe có vẻ ngớ ngẩn. Tuy nhiên, đối với những người đang mắc phải những bạo bệnh, đang bị hành hạ về thể xác từng ngày, từng giờ và y học chịu thua không thể chữa trị thì việc họ muốn chết không có gì là vô lý.

Vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong dư luận xã hội ở hầu hết các nước đã chính thức nêu lên vấn đề này là: việc cho phép an tử là nhân đạo hay bất nhân? Là giúp người hay giết người? Trong khi ai cũng hiểu rằng sự sống là điều quí giá và tuyệt vời nhất của một con người thì tại sao lại chúng ta lại nhẫn tâm cướp đi điều ấy của người bệnh.61

Quan niệm coi trọng sự sống của con người có những cơ sở hết sức tốt đẹp. Tuy nhiên, không vì thế mà không chấp nhận an tử bởi chấp nhận an tử không có nghĩa là không tôn trọng sự sống nữa. Khi thực hiện quyền được chết, người bệnh đã tôn trọng cuộc sống của những người khác. Sẽ khó khăn như thế nào cho gia đình, xã hội khi họ còn sống và bản thân sự sống của họ không được đảm bảo nữa. Và an tử được thực hiện theo những điều kiện nhất định và với những mục đích nhân đạo. Vì lẽ đó, ở một số quốc gia có Luật An tử. Luật này cho phép con người được chọn cái chết êm ái trong những

60 Trương Hồng Quang, Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật An tử tại Việt Nam, Báo điện tử Tuổi trẻ, 2012, http://www.phanblogs.info/2011/09/quyen-uoc-chet-right-to-die.html, [Truy cập ngày 29- 08-2014].

61 Hoàng Phúc, Quyền được chết – tại sao không?, Báo điện tử Pháp luật và cuộc sống,

47

trường hợp đặc biệt, mục đích của quyền được chết là giúp người bệnh được kết thúc cuộc sống một cách nhanh nhất và an toàn nhất theo mong muốn.62

Có nhiều người ngăn cản quyền được chết vì họ cho rằng: Lấy đi mạng sống của người khác là vô nhân tính. Nhưng họ không thể biết rằng nỗi khổ cực, đau đớn mà những người muốn chết phải chịu đựng còn tồi tệ hơn cái chết, chết ở đây chính là giải thoát. Không một ai có quyền ép buộc một người không muốn sống phải sống.

Đưa quyền được chết vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam là phương hướng đúng đắn trong tương lai. Chúng ta hãy chấp nhận quyền được chết như quyền được sống. Thành thử, theo nhóm ủng hộ quan điểm này, an tử là hành vi từ bi, nhân ái, đáp ứng được nguyện vọng trốn thoát đau khổ của nhiều người bệnh nặng vô phương cứu chữa.

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 53)