Quan điểm của cá nhân về quyền được chết

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 51)

5. Bố cục của đề tài

2.3.3 Quan điểm của cá nhân về quyền được chết

Chúng ta cũng biết rằng, sự sống và cái chết là một chuổi tuần hoàn, một quy luật của tạo hóa. Không có gì tồn tại vĩnh cửu và bất biến. Con người luôn mong mình được sống và nhà nước đã quy định cho họ rất nhiều quyền để bảo đảm cuộc sống. Nhưng khi điều kiện để đảm bảo cuộc sống không còn, thì sống không còn giá trị nữa, hằng ngày hằng giờ những người bệnh họ phải chống chọi với những căn bệnh quái ác, cùng những trang thiết bị hổ trợ quấn quanh người, sự tuyệt vọng nằm chờ một cái chết đang đến gần, lúc đó sống sẽ gây lại đau khổ cho những người bị bệnh vô phương cứu chữa. Và ý nghĩa tốt đẹp của sự sống không còn được mong chờ mà thay vào đó là ước nguyện nhỏ nhoi cho một cái chết bình thản, nhẹ nhàng bên người thân lần cuối.

Ở một góc nhìn là người bệnh, có lẽ rằng chúng ta luôn luôn có cái quyền được chết khi mà cuộc sống của chúng ta chẳng phải là một cuộc sống, trái lại là một gánh nặng của những người thân. Ai đó trong chúng ta muốn tiếp tục sống và là một gánh nặng của người thân của chúng ta? Nếu chúng ta không muốn sống bởi sống không phải là sống mà là tạo nhiều phiền phức cho người thân - thì cái quyền được chết có lẽ là điều cần phải có.

Ở một góc nhìn của người thân nhân. Dĩ nhiên, với truyền thống giáo dục của người Á Châu, chúng ta luôn luôn cố gắng chịu khó lo cho người thân của mình, không một lời than trách. Nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi, người thân của chúng ta vẫn tiếp tục muốn sự lo lắng đó hay người thân của chúng ta muốn chấm dứt sự lo lắng đó? Và nếu người thân muốn chấm dứt sự lo lắng đó và chúng ta ở một nơi cho phép quyền được chết, liệu chúng ta có thực hiện ước muốn của người thân hay không? Đây là câu hỏi mà mỗi người trong chúng ta tự tìm câu trả lời. Hành động đó đạo đức hay không đạo đức là góc nhìn của mỗi người. Ở khía cạnh này, chỉ những người trong cuộc mới có quyền phán đoán là đạo đức hay không đạo đức. Là người ngoài cuộc, sự phán đoán của chúng

59 Trương Hồng Quang, Bàn về Quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, số 6, 2009, tr. 56 – 66, tr. 64 -65.

45

ta sẽ không bao giờ chính xác bởi chúng ta chưa từng trãi qua những kinh nghiệm (đau đớn, cực khổ) của người bệnh cũng như của người nuôi bệnh.

Theo những phân tích trên về những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối ta thấy rằng cả 2 ý kiến đều đề cao giá trị thiêng liêng của sự sống. Chính vì do cuộc sống là quý giá nhất, nên hơn ai hết chính những người bị bệnh muốn chết hẳn hiểu rõ vì sao mình lại muốn chết. Suy cho cùng quyền được sống hay quyền được chết cũng đều muốn hướng đến mục đích tốt đẹp, nhân văn, nhân đạo. Việc chúng ta từ chối cái chết an tử chính là duy trì nỗi đau thể xác và có lẽ là cả tinh thần đối với người bệnh. Tại sao chúng ta đã biết chắc là người đó sắp chết, đang chịu đựng đau đớn và có nguyện vọng được chết một cách nhẹ nhàng trong sự tỉnh táo giữa những người thân yêu nhất, nhưng lại vẫn đang tâm đứng nhìn và chờ đợi các kết cục tất yếu và đau lòng ấy. Theo khảo sát trên mạng internet gần đây về câu hỏi bạn nghĩ gì về quyền được chết đã có 2917 lượt truy cập có 70% cho rằng quyền được chết là nhân đạo, 10% là phi nhân đạo và 20% là ý kiến khác. Mặc dù con số người tham gia là không nhiều, đa phần là người trẻ tuổi nhưng qua đó ta thấy được cách nhìn nhận của người trẻ về quyền được chết.

Bản thân em là một người trẻ và khi quyết định làm bài luận này em đã có cơ hội tiếp xúc với những bệnh nhân lắng nghe họ nói về tâm trạng, ý nguyện, sự mệt mỏi, đau đớn, tuyệt vọng…mà họ đã trải qua. Mang trong lòng một sự đồng cảm sâu sắc vì thế em rất ủng hộ quyền được an tử với một ý nghĩa nhân đạo cao cả và hy vọng một ngày không xa Việt Nam sẽ sớm hợp pháp hóa quyền được chết. Nhưng trong tình hình hiện nay với tư tưởng truyền thống và điều kiện thực tế tại Việt Nam, em thấy Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng để ban hành quyền được chết vì đây là một vấn đề nhạy cảm và rất cần thời gian để nghiên cứu sâu hơn. Qua tham khảo cũng như ý kiến của bản thân em xin được phép đưa ra quan điểm riêng như trên.

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 51)