5. Bố cục của đề tài
1.2.3 Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền được chết
Cuộc sống đối với mỗi con người có lẽ là tài sản quý giá nhất mà không ai muốn rời bỏ. Tuyên ngôn nhân quyền của nước Mỹ viết: “Người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc”. Tuy nhiên, đối diện với sự sống là cái chết. Sống là quyền, vậy đối với con người chết có phải là quyền hay không?
Ra đi trong cô đơn chỉ vài ngày sau khi Tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện xin được “ra đi xứng đáng” bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta vẫn hay
37 Trương Hồng Quang, Bàn về quyền được chết và vấn đề Luật an tử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, 2009, tr. 58.
38 Xem điểm đ, khoản 1, Điều 4 Luật Phòng, chống HIV/AIDS 2006 của Việt Nam. 39
Trích bài trả lời phỏng vấn “Mang thai hộ và quyền được chết ý kiến của giới y khoa” báo Tuổi trẻ online ngày 13/01/2011 của PGS.TS Trương Văn Việt (Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, Tp. Hồ Chí Minh).
30
gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử”), hôm 20/03/2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà Chanal Sebire bị một chứng bệnh có tên esthesioneuroblastoma – một khối u ác tính tấn công cơ thể từ khoang mũi gây đau đớn, biến dạng hoàn toàn khuôn mặt tại một căn hộ ở miền Đông nước Pháp. Cái chết của bà Sebire đã gây chấn động toàn thế giới bởi sau nhiều tháng đấu tranh để “được chết” nhưng không thành công. Giữa tháng 3, bà Sebire làm đơn gửi Tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu tổng thống Sarkozy can thiệp để bác sĩ điều trị có thể kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo và trong vòng tay thân quyến, bạn bè. Sau khi Tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire với lý do luật hiện hành không cho phép, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều chỉnh luật hay không. Thẩm phán Tòa án nói: “không”. Còn bà bộ trưởng tư pháp – Rachida Deti thì phát biểu trên truyền hình rằng: “Chúng ta đã xây dựng luật pháp dựa trên những thỏa thuận chung của cả Châu Âu về quyền sống và quyền được sống của con người. Y tế là cứu lấy sự sống chứ không phải để tiêu diệt nó”. Tuy nhiên, cả nước Pháp còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire đã ra đi trong sự cô đơn. Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ - một nước không xa pháp là bao, người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và được chết ở bệnh viện Middleheim bên cạnh người thân, hoàn toàn thoát khỏi đau đớn của bệnh tật.
Như vậy, cùng là bệnh nan y như nhau, cùng là chết – nhưng một người thì bị từ chối và đã phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi trong êm ái giữa những người thân. Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề: Quyền được chết.40
Tôi nghĩ rằng con người có quyền được chết. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của những bệnh nhân và suy nghĩ. Khi họ cảm thấy rằng sự sống không bằng cái chết, và ra đi sẽ là cách giúp họ giải thoát được cho chính mình. Con người sống ở đời sinh, lão, bệnh, tử là điều tất nhiên. Bất cứ ai cũng vậy, ít nhất một lần cũng đã bị cảm, sốt... Những lúc đó có những cơn sốt, những cơn đau đầu đã khiến bản thân mình khó chịu lắm rồi thì huống chi một người đang bị bệnh ung thư bị cơn đau hành hạ. Họ sẽ phải chịu đau đớn đến cỡ nào - nhất là khi phải chịu cho đến cuối đời. Giải pháp ra đi lúc đó là biện pháp nhân đạo nhất mà tôi nghĩ rằng pháp luật nên cho phép.
Mặc dù ai cũng có quyền với cái chết của mình, tuy nhiên cách nhìn nhận cái chết theo hướng tích cực hay tiêu cực đó lại là một vấn đề khác. Nếu dùng quyền được chết để chốn tránh trách nhiệm trả nợ, bế tắc trong tình cảm, suy nghĩ quẩn,…dẫn đến tự tử và chết thì cái chết đó mang tính chất tiêu cực không phải là những gì mà quyền được chết muốn hướng đến, ở đây quyền được chết hướng đến mục đích nhân đạo và chỉ được áp
40 Hoàng phúc, Quyền được chết – tại sao không?, Báo điện tử Pháp luật và cuộc sống,
31
dụng cho những người không còn hy vọng cứu chữa, và có yêu cầu với một cái chết nhẹ nhàng để họ được ra đi trong êm ái theo nhưng quy định chặt chẽ.
Theo những người chủ trương và bảo vệ “quyền được chết” hay mệnh danh là “quyền được người khác giết”. Họ biện luận rằng: vì mọi người đều có quyền ấy nên pháp luật không thể cấm chế để ngăn cản an tử. Theo họ, những cấm chế này xâm phạm trực tiếp đến quyền được chết của mỗi người. Vì thế, cái biện minh cho việc hợp pháp hóa hành vi an tử chính là một nhân quyền căn bản mà mỗi con người đều có và quả là đang bị pháp luật hiện hành xâm phạm.41
Từ những nhận định trên một lần nữa người viết muốn khẳng định: Quyền được
chết là một quyền con người và việc pháp luật không quy định đã ảnh hưởng sâu sắc đến
quyền và lợi ích hợp pháp của con người đáng ra phải có quyền được chết.
41 Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử tình hình tranh luận hiện nay, Báo điện tử Chúa dân,
http://www.danchua.eu/373.0.html?&tx_ttnews%5Btt_news%5D=724&cHash=99528c64ad, [Truy cập ngày 16-10-
32
CHƯƠNG II
VẦN ĐỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM
Với vấn đề được trình bày ở chương I, chúng ta chỉ mới biết được các khái niệm ban đầu về quyền được chết và các vấn đề liên quan. Trên thực tế, có nhiều quan điểm trái ngược nhau trong giới khoa học, đa phần chống lại an tử. Tại sao nước này quy định mà nước khác lại không quy định? Quan điểm của họ như thế nào?