Quyền con người dưới góc độ lịch sử xã hội

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 25)

5. Bố cục của đề tài

1.1.4.2Quyền con người dưới góc độ lịch sử xã hội

Nhìn từ góc độ lịch sử và xã hội, quyền con người bắt nguồn từ các quan hệ xã hội, là kết quả và phụ thuộc vào sự vận động của các quan hệ xã hội trong lịch sử. Thực tế cho thấy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, xã hội loài người tồn tại những quan điểm khác nhau về các quyền, tự do và nghĩa vụ, cũng như những quy phạm và cơ chế khác nhau để thực hiện, giám sát và bảo vệ các quyền, tự do và nghĩa vụ đó.

23 Vũ Công Giao, Bàn về một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của quyền con người, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 ,2009, tr. 66 -72, tr. 67 - 68.

24 Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 43.

19

Xét tổng thể, lịch sử loài người thực chất là một quá trình phấn đấu không ngừng để tồn tại và nâng cao các tiêu chuẩn sống, trong đó bao gồm việc phấn đấu để xác lập và bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng, công bằng và nhân phẩm cho tất cả các cá nhân thành viên của cộng đồng nhân loại. Theo dòng lịch sử, ảnh hưởng và tác động của quyền con người ngày càng mở rộng, từ ý niệm, tư tưởng đến các quy tắc, quy phạm và cơ chế; từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ quốc gia, khu vực quốc tế. Trong suốt quá trình phát triển này, quyền con người luôn mang những dấu ấn về chính trị, kinh tế, văn hóa của từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Quyền được chết trên cơ sở tiếp cận về quyền con người (Trang 25)