1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN

30 977 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 56,74 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN   MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN 6 1.1. Khái quát chung về các biện pháp cưỡng chế thi hành án 6 1.2. Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án 9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN 23 2.1. Thực trạng 23 2.2. Kiến nghị, giải pháp 26 2.2.1. Về cơ chế quản lý công tác thi hành án 26 2.3. Một số đề xuất khác 28 DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 30

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA LUẬT

THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, KÊ BIÊN, XỬ

LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN 6

1.1 Khái quát chung về các biện pháp cưỡng chế thi hành án 6

1.2 Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN 23

2.1 Thực trạng 23

2.2 Kiến nghị, giải pháp 26

2.2.1 Về cơ chế quản lý công tác thi hành án 26

2.3 Một số đề xuất khác 28

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 30

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự củacác bên đã được bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận Vì vậy, các bên đương

sự có quyền tự định đoạt, thỏa thuận với nhau nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụdân sự theo bản án, quyết định của Tòa án Tuy nhiên, khi người phải thi hành ánmặc dù có điều kiện thi hành án nhưng tìm mọi cách trì hoãn, trốn tránh để không

tự nguyện thi hành án, thì buộc cơ quan cơ quan thi hành án phải tổ chức cưỡngchế thi hành án, thể hiện quyền năng của cơ quan thi hành án, bảo đảm tínhnghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo bản án được thi hành nghiêm chỉnh,đúng pháp luật Và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thihành án là một trong những hoạt động quan trọng, nhằm khôi phục và bảo vệ cácquan hệ xã hội bị xâm hại Hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản là

cơ sở, tiền đề cho sự thành công và hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khiđương sự không tự nguyện thi hành

Trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành ánnói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành

án có không ít những trở ngại cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn Có nhiềunguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kêbiên, xử lý tài sản của người phải thi hành án như: cơ chế quản lý, hoạt động thihành án còn chồng chéo; sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong việc cưỡngchế còn chưa tốt; hay các nguyên nhân xuất phát trực tiếp từ các quy định củapháp luật về kê biên, xử lý tài sản còn chưa chặt chẽ, rõ ràng, hay chưa được quyđịnh cho phù hợp với thực tế

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp cưỡng chế kêbiên, xử lý tài sản của người phải thi hành án và quá trình áp dụng trong thực tế là

cơ sở quan trọng trong việc hoàn thiện về mặt pháp luật đồng thời tìm ra nhữngthiếu sót, vướng mắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn của biện pháp cưỡng chế

kê biên, xử lý tài sản nói riêng và từ đó nâng cao hiệu quả khhi áp dụng các biệnpháp cưỡng chế góp phần vào việc đẩy mạnh công tác thi hành án dân sự nóichung

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 4

Hiện nay có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về Thi hành án dân sự,trong đó biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành áncũng là một phần được quan tâm Chúng ta có thể tìm hiểu trong các tài liệu như:

“Giáo trình Luật Thi hành án dân sự” của Trường Đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2009; “Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự”, NXB Tư pháp năm 2012 do Lê Thu Hà chủ biên, hay “Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng

chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị” phát hành trên

Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật số 24, 2008 của TrầnCông Thịnh, Tuy nhiên nhóm chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu cụ thểbiện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là rất cầnthiết, nhất là trong hoàn cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các văn bản pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung, biệnpháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án nói riêng; những

số liệu, văn bản thống kê về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thihành án dân sự

3.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Trong phạm vi của bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi sẽ tìm hiểu nhữngvấn đề lý luận chung về biện pháp cưỡng chế thi hành án và tập trung phân tích

khía cạnh pháp lý và thực tiễn của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của

người phải thi hành án kể từ khi Pháp lệnh Thi hành án dân sự 1993 đến Luật Thihành án dân sự năm 2008, Luật sửa dổi bổ sung năm 2014 có hiệu lực Bài nghiên

Trang 5

kê biên, xử lý tài sản và những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó Từ đó đónêu những biện pháp khắc phục và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc ápdụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trên thực tế.

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương pháp nghiên cứukhoa học cụ thể khác nhau, như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, khảo cứu thực tiễnnhằm minh chứng cho những lập luận, những nhận xét đánh giá, kết luận củanghiên cứu Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đối chiếu những quyđịnh pháp luật về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong các giai đoạnthay đổi Luật thi hành án dân sự

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Về phương diện lý luận, bài nghiên cứu mang một số ý nghĩa sau: Nêu ranhững quy định pháp luật hiện hành và đánh giá toàn bộ thực trạng của việc ápdụng những quy định đó trong việc thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lýtài sản của người phải thi hành án Đồng thời nêu ra những mặt tồn tại, đề xuất các

ý kiến để hoàn thiện pháp luật về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Bàinghiên cứu còn là tài liệu học tập trong môn học Thi hành án dân sự

6 Kết cấu bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì bài nghiêncứu gồm có 2 chương:

Chương I: Lý luận chung về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản củangười phải thi hành án

Chương II: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện biện pháp cưỡngchế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ, XỬ LÝ

TÀI SẢN CỦA NGƯỜI THI HÀNH ÁN 1.1 Khái quát chung về các biện pháp cưỡng chế thi hành án

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sựdùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ thihành án dân sự của họ, do Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phảithi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án1

Như vậy, biện pháp kê biên và đảm bảo thi hành án có những đặc điểm nhưsau:

Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc

biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước Cụ thể,biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được Chấp hành viên áp

dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằmbuộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản

hoặc hành vi của người phải thi hành án mà cụ thể đối tượng của biện pháp kêbiên là tài sản của người phải thi hành án

Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp

dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ của bản án, quyết định của Tòa án họcòn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự

Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp dụng

không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dân sự mà còn có hiệu lựcđối với các nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan

Trang 7

Việc thi hành dứt điểm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặcchưa có hiệu lực pháp luật mà được thi hành ngay có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giúp cũng cố niềm tin của nhân dân đốivới pháp luật và chủ trương, chính sách của Nhà nước Bên cạnh đó, việc áp dụngcác biện pháp cưỡng chế thi hành án còn mang tính chất phòng ngừa các trườnghợp người phải thi hành án tẩu tán tài sản, hủy hoại tài sản gây khó khăn cho côngtác thi hành án của cơ quan chức năng.

1.1.2 Các nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án

Xuất phát từ đặc trưng của thi hành án dân sự là việc tổ chức thi hành bản

án, phần quyết định của Tòa án về tài sản hoặc một công việc nhất định, quyếtđịnh của trọng tài, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việccạnh tranh hoặc phải nộp phí thi hành án nên đối tượng của cưỡng chế thi hành ándân sự là tài sản hoặc một công việc nhất định Điều này hoàn toàn khác biệt sovới đặc trưng của thi hành án hình sự là nhằm hạn chế hoặc tước đoạt quyền và lợiích của người bị kết án Chính vì vậy cưỡng chế thi hành án hình sự mang tínhcứng rắn và tuyệt đối còn thi hành án dân sự mang tính mềm dẻo hơn Điều nàythể hiện ở các nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì cần phải đảm bảo cácnguyên tắc sau:

Thứ nhất, chỉ người có thẩm quyền thi hành án mới có quyền áp dụng biện

pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chếthi hành án được quy định trong Luật Thi hành án dân sự 2008 Theo pháp luậthiện hành thì chỉ có cơ quan thi hành án mới được Nhà nước trao cho quyền tổchức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩmquyền và chỉ Chấp hành viên mới có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thihành án (Khoản 1 Điều 17 Luật Thi hành án dân sự 2008) Ngoài ra các chủ thểkhác, bằng sức mạnh của mình, bắt buộc người khác phải thi hành án đều tráipháp luật Để tránh sự lạm quyền của các chủ thể trong việc cưỡng chế thi hành ándân sự, pháp luật đã quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế mà người có thẩmquyền thi hành án có quyền áp dụng, trình tự, thủ tục áp dụng

Tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định những biện pháp cưỡngchến thi hành án:

Trang 8

“1 Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2 Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

3 Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4 Khai thác tài sản của người phải thi hành án

5 Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ

6 Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”.

Như vậy, người có thẩm quyền thi hành án chỉ có thể áp dụng 6 biện phápcưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008

Thứ hai, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự khi hết

thời gian tự nguyện thi hành trừ trường hợp áp dụng cưỡng chế ngay Hết thời hạn

quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008, người phải thi hành

án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế thihành án Tuy nhiên để đảm bảo công tác thi hành án thật sự hiệu quả, với mụcđích ngăn chặn những hành vi tẩu tán tàn sản, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránhnghĩa vụ thi hành án của đương sự trong thời gian tự nguyện thi hành án thì chủthể có thẩm quyền vẫn được áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thihành án được quy định tại chương IV Luật Thi hành án dân sự 2008

Thứ ba, không được cưỡng chế thi hành án trong thời gian mà pháp luật

quy định không được cưỡng chế thi hành án Pháp luật quy định không tổ chứccưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau,các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt như

15 ngày trước và sau tết nguyên đán, các ngày truyền thống của các đối tượngchính sách (Điều 46 Luật Thi hành án 2008 và Khoản 2 Điều 13 Nghị định số62/2015/NĐ-CP) Quy định này xuất phát từ mục đích nhân đạo đối với ngườiphải thi hành án

Trang 9

Thứ tư, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp

cưỡng chế thi hành án dân sự Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứngvới nghĩa vụ của người phải thi hành án và chi phí hợp lý về thi hành án Việc ápdụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải tương ứng với nghĩa vụ củangười phải thi hành án và các chi phí cần thiết Trường hợp người phải thi hành ánchỉ có một tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án màtài sản đó không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trịcủa tài sản thì người có thẩm quyền thi hành án vẫn có quyền áp dụng biện phápbảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án (Khoản 1 Điều 13 Nghị định62/2015/NĐ-CP)

1.1.3 Các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Như đã đề cập ở trên, người có thẩm quyền thi hành án có thể lựa chọn mộthoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhưng chỉ được phép áp dụngmột trong các biện pháp mà luật quy định Hiện nay, pháp luật quy định có sáubiện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:

● Khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của ngườiphải thi hành án;

● Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

● Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang dongười thứ ba giữ;

● Khai thác tài sản của người phải thi hành án;

● Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;

● Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện côngviệc nhất định

1.2 Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

1.2.1 Khái niệm về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong cácbiên pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, được áp dụng trong trường hợp người

Trang 10

phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định Ngườithi hành án chỉ có tài sản và không tự nguyện thi hành án Biện pháp kê biên, xử

lý tài sản của người thi hành án được quy định tại các Điều 74, Điều 75, Điều 84,

từ Điều 89 đến Điều 98 và Điều 111 Luật Thi hành án dân sự 2008 Theo đó, đốitượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là vật, vốn góp, nhà ở, tài sảngắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sửdụng đất

1.2.2 Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Đối với biện pháp này, Chấp hành viên ra quyết định áp dụng khi có các điều kiện sau đây:

● Người có nghĩa vụ thi hành án phải có nghĩa vụ trả tiền cho người được thi hành án;

● Người phải thi hành án có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền;

● Đã hết thời hạn tự nguyện do Chấp hành viên ấn định nhưng không tự nguyện thi hành; hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện nhưng cần ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản

1.2.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thihành án, Chấp hành viên ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của việc ápdụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, thì còn phải áp dụng các nguyên tắcsau:

- Mọi tài sản của người phải được thi hành án để có thể bị kê biên để thihành án, trừ những tài sản không được kê biên theo quy định Điều 87 Luật Thihành án 2008 quy định tài sản không được kê biên bao gồm:

• Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụquốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách Nhà nước cấp cho cơquan, tổ chức

Trang 11

• Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân: lương thực, thuốc chữabệnh, đồ dùng sinh hoạt cần thiết đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thihành án và gia đình; vật dụng cần thiết của người tàn tật; công cụ lao động cầnthiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duynhất của người phải thi hành án và gia đình; đồ thờ cúng thông thường theo tậpquán địa phương

• Trường hợp người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sởkinh doanh và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế: thuốc chữa bệnh; lương thực,thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ,trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc cơ sở này, nếukhông phải tài sản dể kinh doanh; trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động; phòng,chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường

- Người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án vềtài sản được kê biên; tự nguyện đề nghị Chấp hành viên kê biên tài sản cụ thểtrong số nhiều tài sản cụ thể mà không cản trở việc thi hành án và tài sản đó đủ đểthi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho

họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lí tài sản đó và tiến hành kêbiên tài sản để thi hành án Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiệngiao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án(Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP)

- Kê biên tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án trước; nếungười phải thi hành án không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thihành án thì mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khốitài sản thuộc sở hữu chung với người khác Khi kê biên, xử lí tài sản chung củangười phải thi hành án với người khác thì chỉ kê biên, xử lí tài sản chung là quyền

xử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản khác không đủ

dẻ hi hành án hoặc khi có đề nghị của đương sự Trong trường hợp kê biên phầntài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với ngườikhác, theo quy định tại Điều 74 Luật sửa đổi, bổ sung luật thi hành án dân sự cầnlưu ý các trường hợp sau:

• Chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đấtcủa người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án: Chấp hành

Trang 12

viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữuchung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sảnchung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, trừ trường hợptài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung của vợ chồng; và tài sản thuộc quyền

sở hữu, quyền sử dụng chung của hộ gia đình Nếu các bên không thỏa thuận viphạm điểu cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; hoặc không thỏa thuận được vàkhông yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thihành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền

sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tốtụng dân sự Nếu người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thìChấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền

sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tốtụng dân sự Đây là quy định mới được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật Thi hành án dân sự Quy định này đã làm rõ hơn việc xác địnhphần tài sản chung của người phải thi hành án để xử lý thi hành án

• Đã xác định được phần sở hữu: tùy thuộc tài sản thuộc loại có thể phânchia được hay không để phân chia được mà Chấp hành viên tiến hành kê biênphần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án hay với toàn

bộ tài sản Trong trường hợp kê biên, xử lý đối với toàn bộ tài sản chung thì chủ

sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành ántrong khối tài sản thuộc sở hữu chung Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tàisản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên thông báo và định thời hạn cho chủ sởhữu chung mua phần tài sản của người phải thi hành án theo giá đã định trong thờihạn 3 tháng đối với bất động sản, một tháng đối với động sản; đối với những lầnbán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ.Trước đây, Nghị định số 125/2013/NĐ-CP quy định chỉ ưu tiên cho chủ sở hữuchung trong lần đầu bán tài sản Nếu người này không mua thì được thanh toánphần giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của họ

- Việc kê biên nhà ở là nơi duy nhất của người phải thi hành án và gia đìnhchỉ đực thực hiện nếu người phải thi hành án không có tài sản khác hoặc có nhưngkhông đủ để thi hành án (Điều 95 Luật Thi hành án dân sự 2008; Khoản 6 Điều 24Nghị định 62/2015/NĐ-CP)

Trang 13

- Đối với tài sản đang được thế chấp, cầm cố hợp pháp: Điều 90 Luật Thihành án dân sự 2008 và Khoản 3 Điều 24 Nghị định 62/2015/NND-CP quy địnhnếu người phải thi hành án không còn tài sản khác mà tài sản thế chấp, cầm cố cógiá trị lớn hơn nghĩa vụ đã được bảo đảm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố và cácchi phí liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố cộng với chi phí cho việc kê biên,bán đấu giá tài sản thi Chấp hành viên vẫn kê biên tài sản đó để thi hanh án mặc

dù hợp đồng thế chấp, cầm cố chưa đến hạn Chấp hành viến phải thông báo bằngvăn bản cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người phải thi hành án

và yêu cầu khi thanh toán hết nghĩa vụ theo hợp đồng hoặ khi xử lí tài sản cầm cố,thế chấp phải thông báo cho cơ quan thi hành án đan sự biết Cơ quan thi hành ándân sự kê biên tài sản sau khi đã được giải chấp hoặc thu phần tiền còn lại sau khi

xử lí tài sản để thanh toán hợp đồng đã kí, nếu có Nếu người nhận cầm cố, thếchấp không thông báo hoặc chậm thông báo mà gây thiệt hại cho ngừơi được thihành khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

- Trường hợp có tranh chấp về tài sản kê biên: theo quy định tại Khoản 1Điều 75 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Chấphành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ đượckhởi kiện ra Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trong thờihạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấpkhông khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyếtthì Chấp hành viên xử lý tài sản để thi hành án theo quy định

- Trường hợp tài sản thi hành án được giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụthi hành án: kể từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu ngườiphải thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tàisản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án vàkhông còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi hành

án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầuTòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủygiấy tờ liên quan đến giao dịch đó trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thôngbáo Hết thời hạn này mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hànhviên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩmquyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó (Khoản 2 Điều 75 Luật sửa đổi, bổ

Trang 14

sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Khoản 1 Điều 24 Nghị định số62/2015/NĐ-CP).

- Kê biên tài sản của doanh nghiệp: chỉ kê biên tài sản khác của doanhnghiệp phải thi hành án, nếu sau khi đã khấu từ tài khoản, xử lý vàng, bạc, đá quý,kim khí quý khác, giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp đang do doanh nghiệp quản

lý hoặc đang do người thứ ba giữ mà vẫn không đủ để thi hành án, trừ trường hợpbản án, quyết định có quyết định khác hoặc đương sự có thỏa thuận khác (Khoản

5 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP)

1.2.4 Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án

Chấp hành viên ra quyết định kê biên sau khi có kết quả xác minh về tài sảncủa người phải thi hành án Trước khi kê biên tài sản, chấp hành viên có thể tiếnhành xác minh nếu cần thiết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kê biên, Chấphành viên phải thông báo cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vềviệc kê biên Theo Điều 88 Luật Thi hành án dân sự 2008 nếu kê biên tài sản làbất động sản chấp hành viên phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặcđại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụliên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên ít nhất là 03 ngày làm việc trướckhi kê biên

Việc kê biên phải được tiến hành với sự có mặt của đương sự hoặc người

ủy quyền; nếu đương sự cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên nhưng phảimời người làm chứng; nếu không mời được người làm chứng thì vẫn tiến hành kêbiên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên

Biên bản kê biên có chữ kí của đương sự hoặc người ủy quyền, người làmchứng, đại diện chính quyền cấp xã hặc đại diện tổ dân phố nơi tổ cức cưỡng chế,chấp hành viên và người lập biên bản Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại tàisản cụ thể hay trong những tình huống đặc biệt mà pháp Luật thi hành án dân sựquy định trình tụ, thủ tục kê biên khác nhau

1.2.4.1 Kê biên tài sản thuộc sở hữu chung

Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử

Trang 15

Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người cóquyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuậnphân chia tài sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dânsự.

Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không cóthỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏathuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thôngbáo cho người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sởhữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sảnchung theo thủ tục tố tụng dân sự Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đượcthông báo mà người được thi hành án không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấphành viên yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sửdụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung theo thủ tục tố tụngdân sự Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án

Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của cácchủ sở hữu chung Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên ápdụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phảithi hành án; đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chialàm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện phápcưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giátrị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ2

1.2.4.2 Kê biên với quyền sở hữu trí tuệ

Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sởhữu của người phải thi hành án Trường hợp người phải thi hành án là chủ sở hữuquyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổchức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên Khi kê biên quyền sởhữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trítuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ củangười phải thi hành án Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh,dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu trí tuệ mà Nhànước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan,

tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành viên không

Ngày đăng: 06/06/2016, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w