Về mặt khách quan

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 55)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2.1. Về mặt khách quan

Đây là những khó khăn mà nguyên nhân xuất phát từ pháp luật về Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành; từ phía các cơ quan hữu quan.

Khó khăn, vướng mắc trong xác minh điều kiện thi hành án, trong thủ tục yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án.

• Trong việc thực hiện quy định người được thi hành án phải xác minh điều kiện thi hành án: theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP thì: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Tuy nhiên, trong thực tế, để người được thi hành án xác minh được điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP là việc làm không phải dễ, vì không ít người được thi hành án chủ yếu là những người nông dân, người già yếu, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người có trình độ văn hóa thấp... sự hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế, khả năng thực hiện nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án rất hạn chế. Trong khi đó, tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án là rất khó xác định. Hơn nữa, thực tế thi hành án cho thấy đa số người phải thi hành án họ thường có hành vi tẩu tán tài sản, che dấu nguồn thu nhập, thay đổi chổ ở, tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án... Đồng thời tài sản là bí mật

thông tin của cá nhân được pháp luật bảo vệ, không thể tùy tiện cung cấp, chỉ được phép cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án thường từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án, mà không có cơ sở để xử lý, nếu bị xử lý thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, chế tài xử lý ra sao. Chưa có văn bản nào qui định cụ thể.

Ngoài ra, pháp luật về Thi hành án dân sự cũng chưa quy định về trình tự, thủ tục; thành phần tham gia; nội dung, biểu mẫu… biên bản xác minh do người được thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

• Trong việc thực hiện quy định người được thi hành án yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án: Theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ- CP thì người được thi hành án có quyền yêu cầu Chấp hành viên cơ quan Thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người thi hành án trong trường hợp người được thi hành án chứng minh được đã áp dụng mọi biện pháp mà không thể xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tuy nhiên, do sự thiếu phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin như: không cung cấp kết quả xác minh mà không có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, không ký nhận văn bản yêu cầu cung cấp kết quả xác minh của người được thi hành án… Vì vậy, người được thi hành án không có cơ sở để yêu cầu Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Khó khăn, vướng mắc khi kê biên tài sản

• Tài sản kê biên là nhà ở để thi hành án trên đất của người khác. Hiện nay, do Luật Thi hành án dân sự chưa có những quy định cụ thể nên việc kê biên, xử lý tài sản thuộc trường hợp như trên quyền sử dụng đất có xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà của gia đình chính sách, mái ấm đồng đội, quyền sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số... rất khó khăn. Nhiều cơ quan Thi hành án dân sự không biết những trường hợp này có được kê biên hay không và kê biên thì trình tự, thủ tục xử lý tài sản sẽ như thế nào.

Ngoài ra theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án có tài sản là ngôi nhà xây trên đất của người khác thì vẫn được quyền kê biên, bán đấu giá để thu nợ. Quy định như vậy nhưng thực tế những vụ việc tương tự thường đi vào bế tắc. Nhiều trường hợp kê biên cũng “bán chẳng ai mua”.

Ví dụ như trường hợp của anh Nguyễn Xuân Nam là người phải thi hành án trong một bản án đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Theo đó anh Nam phải trả cho anh Lê Tiến Dũng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng. Quá trình xác minh thi hành án cho thấy, ngoài tài sản là ngôi nhà 3 tầng, anh Nam hầu như không có tài sản gì có giá trị khác. Do anh Nam không tự nguyện thi hành án nên cơ quan thi hành án buộc phải kê biên ngôi nhà nói trên. Tuy nhiên, ngôi nhà anh Nam đang ở lại xây dựng trên đất của cha anh là ông Nguyễn Xuân Phương. Trước đây, khi anh Nam lấy vợ, ông Phương đã cắt một phần đất hương hỏa để chia cho cậu con trai ra ở riêng. Tuy nhiên, việc cho là nói miệng, thực tế đến nay quyền sử dụng toàn bộ mảnh đất này vẫn mang tên ông Phương. Anh Nam không có bất cứ giấy tờ gì chứng minh ông Phương đã cho anh mảnh đất này. Vào thời điểm anh Nam bị thi hành án, ông Phương cũng chối phăng việc mình cho đất con trai mà chỉ nói là cho mượn. Ông cũng không đồng ý để cơ quan thi hành án kê biên cả quyền sử dụng đất của mình. Do đó, cơ quan thi hành án chỉ kê biên được ngôi nhà của anh Nam nằm trên phần đất của ông Phương.

Kê biên nhà nhưng có đến mấy lần mở phiên đấu giá rồi hạ giá, nhà vẫn không bán được vì không ai muốn mua ngôi nhà không gắn với đất. Đơn giản, mọi người đều lo ngại nếu “một ngày đẹp trời” ông Phương đòi đất thì ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vô giá trị. Vụ việc thi hành án dậm chân tại chỗ15.

Tương tự như vụ việc của anh Nam, nhiều vụ việc khác người phải thi hành án có tài sản là quyền sử dụng đất nhưng lại đem cho mượn làm nhà ở, công trình xây dựng, làm nơi sản xuất, kinh doanh... thì việc thi hành án cũng nan giải không kém.

Liên quan đến vấn đề này, nhiều cơ quan thi hành án cũng gặp rất nhiều khó khăn đối với các trường hợp chủ sở hữu nhà là người phải thi hành án đã tiến hành bán ngôi nhà đó (vì Luật Nhà ở không cấm), hợp đồng bán nhà đã được công chứng tại Phòng Công chứng nhưng người mua chưa làm thủ tục sang tên đối với ngôi nhà đó. Theo Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển giao cho người mua (vì chưa đăng ký), nhưng nếu theo khoản 5 Điều 93 Luật Nhà ở thì ngôi nhà đã được chuyển quyền sở hữu cho người mua. Trường hợp này, cơ quan Thi hành án dân sự xử lý ngôi nhà trên để thi hành án gặp phải sự phản ứng gay gắt của đương sự.

• Tài sản kê biên là quyền sử dụng đất nông nghiệp: trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án của các cơ quan Thi hành án dân sự các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khi cần thiết phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì phần lớn buộc phải kê biên tài sản là quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo thi hành án vì người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. 15 Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, Bế tắc khi kê biên nhà thi hành án dân sự trên đất của người khác,

Tuy nhiên, do đặc thù là đất nông nghiệp nên nhu cầu sản xuất của người dân hiện tại không cao, do chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan như nguồn lao động, giá cả thị trường cho các mặt hàng nông sản không ổn định, yếu tố thời tiết… Bên cạnh đó nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất kê biên nhỏ không thuận lợi cho việc sản xuất nên rất khó để bán mặc dù Chấp hành viên đã giảm giá rất nhiều lần được thể hiện qua một số vụ việc cụ thể sau:

Tại Bản án số 21/2011/HSST ngày 07/4/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên buộc bị cáo Mai Trần Quang ngụ tại phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp phải trả cho nhiều bị hại với số tiền trên 13 tỷ đồng. Đồng thời bản án còn tuyên tiếp tục quản lý các tài sản của bị cáo gồm 03 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các thửa số 2162, 2156, 7036 thuộc tờ bản đồ số 01 tọa lạc tại phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích trên 10.000m2 đất lúa và đất vườn. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật và có quyết định thi hành án, Chấp hành viên đã ký hợp đồng thẩm định giá với tổng giá trị là 1 tỷ đồng. Đến nay chỉ bán được 7.936m2 tương đương 475.000.000đ. Riêng phần diện tích còn lại là 2.167,5m2 đã giảm giá 4 lần tương đương 331.000.000đ nhưng hiện tại vẫn chưa có người đăng ký mua.

Bản án dân sự phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên buộc bà Trương Thị Ân ngụ tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp phải trả nợ là 60.000.000đ. Về tài sản để đảm bảo thi hành án là trên 3.000m2 đất vườn trồng quýt hồng tọa lạc tại xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, ước tính giá trị tài sản trên 400.000.000đ. Như vậy, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản tương ứng với số tiền phải thi hành án, tức là chỉ kê biên, phát mại diện tích khoảng 600m2. Tuy nhiên, theo quy định của tỉnh, đối với khu vực đất nông thôn thì diện tích tách thửa đối với đất nông nghiệp thì phải từ 1.000m2 trở lên. Do đó để kê biên quyền sử dụng đất trên thì phải buộc kê biên 1.000m2 và tổ chức thẩm định giá theo quy định với tổng số tiền là 120.000.000đ. Hiện nay đã qua 5 lần giảm giá và giá trị còn lại là 83.500.000đ nhưng vẫn chưa có người mua do diện tích đất nhỏ so với nhu cầu lập vườn của nông dân16.

Vướng mắc trong việc định giá và việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án:

16 Cục Thi hành án dân sự Đồng Tháp, Một số kiến nghị đối với trường hợp kê biên bán đấu giá là quyền sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo thi hành án,

http://cthads.dongthap.gov.vn/wps/portal/cthads/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMD S0tXA0-

PEENPMy8DYxM3M_2CbEdFAE1HI7I!/?PC_7_UTFFLUD40099E0IHT1I6J034V4_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/c onnect/CTHADS/sitcthads/sitachuyennganh/sitatraodoinghiepvu/1982013+kien+nghi+ve+ke+bien+ban+dau+gia+la+da t+nong+nghiep

• Chấp hành viên xác định giá trong trường hợp không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ. Việc xác định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau đó là Chấp hành viên bị một tổ chức thẩm định giá tài sản từ chối ký hợp đồng thì khi đó có quyền thẩm định giá tài sản luôn. Hay là khi bị từ chối như vậy Chấp hành viên phải kiếm một tổ chức thẩm định khác trên địa bàn mình có trụ sở để ký hợp đồng. Như vậy, để tạo điều kiện tốt cho Chấp hành viên xác định giá trị tài sản trong trường hợp này cần phải có quy định rõ ràng.

• Điều 59 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp theo Bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự”. Theo quy định trên, nếu Chấp hành viên tiến hành định giá lại tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá trị tài sản mới không đúng với nội dung Bản án, quyết định thi hành án (trừ trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được về giá tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá đã thỏa thuận) thì trái với quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án dân sự về bảo đảm hiệu lực của Bản án, quyết định và khoản 2, Điều 20 Luật Thi hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành đúng nội dung Bản án, quyết định. Như vậy các quy định của Luật có sự khác nhau, gây khó khăn cho Chấp hành viên hoạt động.

Thêm vào đó, thực tiễn công tác thi hành án dân sự cho thấy quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự có thể gây khó khăn cho công tác thi hành án và không đảm bảo hiệu lực thi hành bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế. Điều luật đã quy định một cách chung chung, không giới hạn đối tượng yêu cầu định giá, cũng như không quy định mức biên độ dao động giá của tài sản làm cơ sở cho yêu cầu định giá. Nên việc định giá tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình thi hành án, làm cho việc thi hành án kéo dài, giảm hiệu quả, vì:

Thứ nhất, giá tài sản thay đổi có thể do một hoặc các nguyên nhân sau kết hợp lại tạo nên.

- Giá cả thị trường luôn có sự biến động; - Quá trình tố tụng kéo dài;

- Người được thi hành án chậm làm đơn yêu cầu thi hành án; - Quá trình tổ chức thi hành án kéo dài.

Những nguyên nhân trên làm cho giá tài sản thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong quá trình tổ chức thi hành án. Do đó, bất cứ lúc nào đương sự cũng có thể yêu cầu định giá, vì quyền yêu cầu này không bị khống chế bởi một biên độ dao động giá tài sản.

Thứ hai, việc một trong các bên yêu cầu định giá tài sản có thể xảy ra khi họ cho rằng việc định giá lại sẽ có lợi cho mình. Thường sẽ có các trường hợp sau:

- Người được nhận tiền yêu cầu định giá lại khi giá tài sản trên thị trường có biến động tăng hơn giá đã định trong bản án;

- Người được nhận tài sản yêu cầu định giá khi giá có biến động giảm hoặc muốn kéo dài thời gian thi hành án, hoặc nhằm làm cản trở việc thi hành án;

- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu định giá khi giá tăng hoặc giảm mà có lợi cho họ.

Như vậy, có thể thấy việc không hạn chế người được yêu cầu định giá của pháp luật dẫn đến tình trạng là giá tài sản dù tăng hay giảm đều là nguyên nhân để đương sự yêu cầu định giá theo hướng có lợi cho mình.

Vướng mắc trong quy định giảm giá tài sản. Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định sau khi tài sản bán đấu giá không có người mua thì Chấp hành viên quyết định giảm tối đa 10% giá trị tài sản nếu tài sản vẫn không bán được Chấp hành viên vẫn có quyền giảm giá cho tới khi bán được tài

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)