Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.Trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án

Việc trả lại tài sản kê biên cho người phải thi hành án khi tài sản đưa ra bán đấu giá nhưng không thể bán được được quy định tại Điều 104 Luật Thi hành án dân sự. Quy định về mức giảm mỗi lần không quá 10% giá đã định và giới hạn cho đến khi giá tài sản đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án là một quy định mang tính thực tế và linh hoạt.

Trong trường hợp người được thi hành án không nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên trả lại tài sản cho người phải thi hành án và áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp nếu có điều kiện. Tuy nhiên trường hợp nếu người phải thi hành án không chịu nhận tài sản vẫn chưa có quy định cụ thể để áp dụng thi hành mà trong thực tế đã khiến các Chấp hành viên phải lưu giữ tài sản này trong kho của cơ quan thi hành án mà không có phương án xử lý.

Ngoài ra người phải thi hành án còn phải thanh toán tiền tài sản kê biên. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án được quy định rõ ràng tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, số tiền thi hành án sẽ được thanh toán theo nguyên tắc, trước hết số tiền thu được phải thanh toán cho các chi phí về thi hành án. Sau đó trong thời hạn 10 ngày Chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án theo thứ tự như sau:

Thứ nhất: tiền cấp dưỡng tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc trợ cấp mất việc làm trợ cấp mất sức lao động. tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe tổn thất về tinh thần;

Thứ hai: án phí;

Thứ ba: các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

Ngoài ra khoản 3 điều 47 Luật Thi hành án dân sự quy định rõ thứ tự thanh toán đã được sắp xếp ở trên không được phép áp dụng cho những trường hợp ưu tiên thanh toán liên quan đến tài sản cầm cố, thế chấp hợp pháp hoặc tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành một nghĩa vụ cụ thể. Theo đó tiền thu được từ việc xử lý những tài sản trên được dùng để thanh toán cho khoản nợ đã dùng tài sản này để đảm bảo, sau khi trừ các chi phí về thi hành án. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên có thể thực hiện tốt công việc, buộc người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đảm bảo quyền lợi cho những người nhận cầm cố nhận thế chấp tài sản.

Ngoài ra, Chấp hành viên còn phải ra quyết định giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ giải toả kê biên tài sản. Việc giải tỏa kê biên tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Đương sự thỏa thuận về việc giải tỏa kê biên tài sản mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

b) Đương sự đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí thi hành án; c) Có quyết định của người có thẩm quyền hủy bỏ quyết định kê biên tài sản; d) Có quyết định đình chỉ thi hành án.

Việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với công tác Thi hành án dân sự hiện nay. Từ những phân tích trên có thể thấy được việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án không hề đơn giản, và khi áp dụng biện pháp này trên thực tế thì thường gặp phải những khó khăn nhất định. Vì vậy đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng đúng theo quy định pháp luật góp phần giải quyết nhanh chóng vụ việc thi hành án. Khi thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án một cách thuận lợi cũng có nghĩa là góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, bảo vệ nền pháp chế của nhà nước ta.

CHƯƠNG 3

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KÊ BIÊN, XỬ LÝ TÀI SẢN

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)