5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản
ĐANG DO NGƯỜI THỨ BA GIỮ - BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ
Cùng với các Pháp lệnh về Thi hành án dân sự thì việc ban hành Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, đã góp phần hoàn thiện một bước thể chế trong công tác thi hành án dân sự, tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan Thi hành án dân sự và Chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Cùng với đó thì biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ cũng đã được sửa đổi và bổ sung nhằm phù hợp với tình hình mới cũng như góp phần giải quyết nhanh chóng lượng án cần phải thi hành còn tồn đọng khá lớn. Bên cạnh những kết quả mà cơ quan thi hành án đã đạt được, trong thực tiễn thi hành án dân sự còn nảy sinh nhiều vấn đề mà cho đến nay chưa giải quyết được, việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Sau đây người viết xin phân tích thực tiễn áp dụng cũng như những khó khăn và vướng mắc gặp phải khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo quy định của pháp luật hiện hành. Qua đó người viết cũng đề xuất một số biện pháp giải quyết những bất cập đã trình bày.
3.1. Bất cập trong áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ và những khó khăn của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ và những khó khăn gặp phải
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ
Để có cái nhìn rõ hơn về việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, người viết xin đưa ra những số liệu thi hành án dân sự trên phạm vi cả nước. Từ đó thấy được thực trạng của việc thi hành án nói chung và biện pháp kê biên, xử lý tài sản nói riêng của năm 2013.
Trong năm 2013 tổng số việc phải thi hành là 656.111 việc, tăng 76.193 việc so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả xác minh, phân loại có 520.674 việc có điều kiện thi hành (chiếm tỷ lệ 79,36% so với tổng số việc phải thi hành), tăng 123.258 việc so với cùng kỳ và 135.133 việc chưa có điều kiện thi hành. Đã thi hành xong 356.701 việc, đạt tỷ lệ 68,51%).
Về tiền, tổng số tiền phải thi hành là 64.266 tỷ 467 triệu 381 nghìn đồng, tăng 23.410 tỷ 310 triệu 25 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả xác minh, phân loại, có 41.986
tỷ 289 triệu 63 nghìn đồng có điều kiện thi hành (chiếm tỷ lệ 65,33% so với tổng số tiền phải thi hành), tăng 26.107 tỷ 213 triệu 333 nghìn đồng so với cùng kỳ và 22.279 tỷ 816 triệu 393 nghìn đồng chưa có điều kiện thi hành. Đã thi hành được trên 18.037 tỷ đồng14.
Qua các số liệu trên cho thấy số lượng việc phải thi hành án tăng lên một cách nhanh chóng kéo theo số việc có điều kiện thi hành cũng gia tăng. Thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
STT Năm Số việc có điều kiện thi hành
Số việc đã thi hành xong
Tỷ lệ % việc thi hành án đã xong so với việc có điều kiện thi hành
1 2011 431.979 379.990 88%
2 2012 Trên 446.000 395.374 Trên 88%
5 2013 520.674 356.701 68,51%
Bảng số liệu án đã thi hành xong so với án có điều kiện thi hành qua các năm
Từ bản số liệu trên dễ dàng nhận thấy số việc đã thi hành xong đạt tỷ lệ thấp hơn cùng kỳ năm 2012; số việc thi hành chuyển kỳ sau vẫn còn nhiều. Nguyên nhân là do số việc và tiền thụ lý mới tăng rất cao so với cùng kỳ; tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, nhiều vụ việc phải thi hành với giá trị lớn nhưng không có điều kiện thi hành. Tình hình kinh tế tiếp tục trầm lắng, dẫn đến còn nhiều tài sản kê biên, với giá trị lớn không bán được. Vẫn còn tình trạng bản án, quyết định tuyên không rõ, khó thi hành; một số vụ việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền nhưng chậm có kết quả, dẫn đến khó khăn cho việc tổ chức thi hành án.
Cũng trong năm 2013 các cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 8.275 trường hợp (giảm 530 trường hợp so với cùng kỳ), do có 889 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án nên số việc phải tổ chức cưỡng chế là 7.386 trường hợp (tăng 660 trường hợp so với cùng kỳ), trong đó có 5.121 cuộc cưỡng chế có huy động lực lượng liên ngành. Riêng kết quả xử lý tài sản đã kê biên để bảo đảm thi hành án, trong số vụ việc đang thi hành dở dang, số vụ việc đã kê biên tài sản, định giá lại và bán đấu giá nhiều lần nhưng vẫn chưa xử lý được là 11.795 việc (chiếm 8,2% số việc đang thi hành dở dang), tương ứng với số tiền là 8.260 tỷ 220 triệu 324 nghìn đồng (chiếm 41,9%). Tuy số việc kê biên, xử lý tài sản đang thi hành dang dở chiếm tỷ lệ thấp nhưng về số tiền thì lại chiếm gần một nửa. Điều này cho thấy việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án hiện nay tuy ít nhưng rất phức tạp kéo theo nhiều hệ lụy cho người liên quan và cả xã hội. Việc kê biên, xử lý tài sản thường là số tiền rất lớn và gồm nhiều giai đoạn. Vì vậy khi áp dụng biện pháp này Chấp hành viên thường gặp phải nhiều khó khăn cả 14 http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/ket-qua-thuc-hien-cong-tac-thi-hanh-an-dan-su-nam-2013-292379/
về mặt khách quan lẫn chủ quan, đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, tuân thủ đúng quy định pháp luật cũng như linh hoạt trong việc giải quyết từng vấn đề khi áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.