Một số kiến nghị để hoàn thiện việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 71)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản

người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ

Gắn với những khó khăn đã nêu thì sau đây người viết xin đề xuất một số biện pháp để giải quyết về mặt khách quan và cả mặt chủ quan.

3.2.1. Về mặt khách quan

 Cần ban hành quy chế phối hợp giữa cơ quan Thi hành án dân sự với cơ quan công an và các cơ quan khác trong công tác phối hợp xác minh và bảo vệ xác minh điều kiện thi hành án nhằm tăng cường công tác phối hợp và đảm bảo về sức khỏe, tính mạng cho cán bộ, Chấp hành viên cơ quan thi hành án trong quá trình thực thi công vụ trong đó quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan hữu quan khi tổ chức thực hiện; đồng thời phải quy định chế tài hành chính và chế tài về hình sự đối với các cơ quan, ban ngành hữu quan và cá nhân có thẩm quyền khi không phối hợp, thực hiện những yêu cầu của cơ quan thi hành án, Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án như: xác minh điều kiện thi hành án, kê biên tài sản... Tránh tình trạng đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm trong việc phối hợp, nhằm giúp cho hoạt động thi hành án dân sự đạt được hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề này, trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã dành hẳn một điều luật để quy định rõ trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án của các cơ quan, tổ chức tại Điều 44 Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự19. Điều này góp phần giải quyết được những khó khăn trong việc xác minh tài sản của người phải thi hành án.

Đặc biệt trong Dự thảo Luật quy định một cách chặt chẽ sự phối hợp giữa Tòa án và cơ quan thi hành án. Điều này được quy định một cách chi tiết tại Điều 170a của dự thảo20. Qua đó trách nhiệm của Tòa án đối với bản án và quyết định đã tuyên gắn liền với quá trình 19 Xem thêm Điều 44 Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Thi hành án dân sự.

20

Điều 170a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực trong thi hành án dân sự

thi hành án, từ đó công tác phối hợp với cơ quan thi hành án đã được cụ thể hóa trong luật góp phần giải quyết nhanh chóng những điểm chưa rõ trong bản án để việc thi hành được chính xác.

 Cần sửa đổi, bổ sung Điều 59 Luật Thi hành án dân sự theo hướng: “Trường hợp theo bản án, quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi thì Chấp hành viên vẫn thi hành theo đúng nội dung bản án, quyết định. Đương sự có quyền khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác về việc yêu cầu thanh toán phần giá trị chênh lệch của tài sản tại thời điểm thi hành án”. Bên cạnh đó, cần hạn chế ở mức thấp nhất việc định giá theo quy định của Điều 59 Luật Thi hành án dân sự. Đặc biệt là đối với người nhận tài sản vì giá cả tài sản trên thị trường luôn biến động. Do vậy, người nhận tài sản phải chấp nhận điều này ngay từ khi thỏa thuận hoặc đã được Tòa án quyết định, việc bảo vệ quyền lợi của họ một cách tuyệt đối trong trường hợp này là không khả thi. Hơn nữa, họ được quyền sở hữu tài sản, nên dù giá cả có biến động tăng hay giảm, thì tài sản của họ vẫn có khả năng sinh lợi. Mặt khác cũng cần quy định rõ người phải chịu chi phí định giá nhằm hạn chế việc yêu cầu định giá lại. Có như vậy thì quy định về yêu cầu định giá khi có sự thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án mới có ý nghĩa thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Thêm vào đó, cần phải quy định cụ thể biên độ dao động giá của tài sản làm căn cứ để khi có sự thay đổi về giá nhưng mức thay đổi này phải đạt đến hoặc vượt mức dao động cho phép thì đương sự mới có quyền yêu cầu định giá. Biên độ dao động này tuy chỉ có tính định lượng tương đối. Nhưng nó sẽ hạn chế đáng kể việc đương sự lợi dụng quyền yêu cầu định giá để kéo dài thời gian, gây khó khăn cho việc tổ chức thi hành án. Về quy định biên độ dao động giá của tài sản, có thể tham khảo

2. Chuyển giao quyết định thi hành án và bản án, quyết định được thi hành và quy định tại khoản 1 Điều này và tài liệu có liên quan cho cơ quan Thi hành án dân sự và cơ quan tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.

3. Xem xét và quyết định về việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước. 4. Trả lời kiến nghị của cơ quan Thi hành án dân sựvề việc xem xét lại bản án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị.

5. Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án.

6. Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc thi hành án và chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án dân sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, theo đó thì tài sản được xem là có biến động về giá khi: “a) Giá tài sản biến động từ 20% trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng; b) Giá tài sản biến động từ 10% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng; c) Giá tài sản biến động từ 5% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên”. Mặc dù Nghị định đã hết hiệu lực, nhưng tinh thần của quy định này vẫn có thể vận dụng để sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 59 Luật Thi hành án dân sự một cách phù hợp hơn.

Có thể nói Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự đã quy định một cách khá chi tiết những bất cập, thiếu sót của Luật Thi hành án dân sự 2008. Trong vấn đề này tại Điều 59 của dự thảo đã quy định chi tiết trình tự, thủ tục yêu cầu định giá tài sản khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án. Qua đó, khi có căn cứ cho rằng giá tài sản thay đổi từ 20% trở lên và một trong các bên đương sự yêu cầu định giá tài sản thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 của Luật Thi hành án dân sự. Tài liệu chứng minh có thay đổi giá tài sản có thể là bảng giá tài sản do Ủy ban nhân dân, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ban hành hoặc giá chuyển nhượng thực tế ở địa phương của tài sản cùng loại. Tuy nhiên, cần phải ban hành văn bản hướng dẫn về căn cứ thay đổi về giá này. Bởi trong từng loại căn cứ định giá có những khó khăn và bất cập riêng của nó.

 Sửa đổi, bổ sung quy định về giảm giá tài sản khi bán đấu giá không có người mua theo hướng, sau 2 lần giảm giá, nếu vẫn không có người mua thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản đó.

Dự thảo cũng bổ sung quy định về việc xử lý đối với tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá và quy định cụ thể nếu sau 03 lần giảm giá mà không có người tham gia đấu giá, trả giá thì Chấp hành viên yêu cầu người được thi hành án nhận tài sản kê biên để trừ vào số tiền được thi hành án mà không cần có sự đồng ý của người phải thi hành án và những người có chung tài sản bị kê biên đó; nếu người được thi hành án không nhận tài sản để trừ vào số tiền thi hành án thì tài sản được trả lại cho người phải thi hành án và trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 21.

 Cần sửa đối, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng quy định quyền cho Chấp hành viên và đương sự được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác để đảm bảo thi hành án theo quy định tại khoản 1, Điều 74 Luật Thi hành án dân sự và 21 Xem thêm Điều 59 và Điều 104 Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo khoản 1, Điều 102 Luật Thi hành án dân sự; đồng thời quy định thẩm quyền cho Tòa án thụ lý giải quyết đối với những yêu cầu trên. Tại Điều 74a dự thảo quy định về việc phân chia, xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án và giải quyết tranh chấp tài sản đã kê biên

“1. Trường hợp cần xác định, phân chia, giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên, các đương sự đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

2. Trường hợp Chấp hành viên đề nghị Tòa án xác định, phân chia quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án thì không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án”.

Xét thấy quy định này cần sớm được thông qua nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Chấp hành viên cũng như đương sự có căn cứ để khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mọi người.

 Rà soát các quy định liên quan tới công tác thi hành án như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở... nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ tăng cường hiệu quả công tác thi hành án là mong muốn của nhiều người, trong đó có cả cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời, việc sửa đổi Luật Thi hành án dân sự liên quan đến những quy định về kê biên nhà ở cũng phải đảm bảo tính khả thi, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên trong thi hành án cũng như tránh lãng phí thời gian, công sức của Chấp hành viên.

 Bổ sung vào khoản 1, Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP- TANDTC-VKSNDTC của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong Thi hành án dân sự và bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng: cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có quyền hủy bỏ hoặc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản giữa người phải thi hành án với người khác khi đã có bản án sơ thẩm.

 Một số kiến nghị đối với trường hợp kê biên bán đấu giá là quyền sử dụng đất nông nghiệp bảo đảm thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án yêu cầu kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp của người phải thi hành án thì nếu qua 03 lần bán đấu giá nhưng không có người mua thì giao cho người được thi hành án nhận, trường hợp người được thi hành án không nhận thì cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định trả đơn yêu cầu thi hành án với lý do tại thời điểm trả đơn thì người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành. Trường hợp

có cơ sở cho rằng có người mua quyền sử dụng đất thì người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án trở lại.

Đối với theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết. Vì vậy, nên có quy định riêng đối với việc kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất nông nghiệp không nhất thiết phải kê biên diện tích đất có giá trị tương ứng với số tiền phải thi hành án do tính chất đặc thù của loại tài sản này. Cụ thể, trong trường hợp cần thiết Chấp hành viên có thể kê biên, bán đấu giá diện tích đất phù hợp với tập quán canh tác và các quy định khác của địa phương nhằm tạo thuận lợi cho người có nhu cầu mua hoặc tạo thuận lợi cho người được thi hành án nhận nếu qua 03 lần đầu bán đấu giá nhưng không có người mua mà không phải phụ thuộc vào số tiền của người phải thi hành án của người có quyền sử dụng đất.

3.2.2. Về mặt chủ quan

 Kiến nghị Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự tiếp tục quan tâm, tăng cường biên chế; tiếp tục cấp kinh phí và trang bị cơ sở vật chất cho các cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời, khuyến khích các địa phương mở trang thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện cho cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật về Thi hành án dân sự; công khai các quy định, biểu mẫu và các hoạt động chủ yếu, thường xuyên của Chấp hành viên, của cơ quan Thi hành án dân sự để các cơ quan, ban, ngành có liên quan và người dân biết phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thi hành án dân sự.

 Riêng đối với Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản cần phải quy kết trách nhiệm một cách rõ ràng nhất là trong việc xác minh, định giá và bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án. Thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ cơ quan thi hành án; xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án, đảm bảo các Chấp hành viên trước khi bổ nhiệm phải qua đào tạo nghề. Cần có chế độ chính sách đãi ngộ với Chấp hành viên và cán bộ thi hành án một cách hợp lý giúp họ có thể yên tâm về đời sống để dốc sức phục vụ cho công tác nhằm thu hút những người có trình độ và năng lực chuyên môn vào ngành và gắn bó lâu dài với ngành. Biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là biện pháp phức tạp, gồm nhiều giai đoạn. Sau khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009 đã giải quyết được những bất cập tồn tại trước đó, góp phần giải quyết một số lượng lớn lượng án tồn đọng trước đó. Tuy nhiên, xã hội ngày

càng biến đổi dẫn đến nhiều quy định của Luật Thi hành án dân sự đã gặp phải những khó

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)