Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.3. Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án

Chấp hành viên chỉ có thể ra quyết định kê biên tài sản sau khi có kết quả xác minh về tài sản của người phải thi hành án. Chấp hành viên có nhiệm vụ thông báo cho những chủ thể liên quan biết về việc tổ chức kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là trong thời hạn 03 ngày làm việc trước khi kê biên trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 88 Luật Thi hành án dân sự. Đối tượng được nhận thông báo không chỉ là các bên đương sự để kịp thời giam gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn là các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng do Nhà nước quy định. Cụ thể Chấp hành viên phải thông báo trước và trực tiếp bằng văn bản cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Ủy ban cấp xã nơi có tài sản kê biên; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và tổ chức liên quan tới việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án. Ví dụ:

- Cục Hàng không Việt Nam trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;

- Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển.

Để việc kê biên được khách quan, khi kê biên tài sản phải có mặt của đương sự. Trường hợp đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được uỷ quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trường hợp không mời được người làm

chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khoá, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Việc trước tiên Chấp hành viên thực hiện khi thực hiện việc kê biên tài sản là công bố quyết định cưỡng chế thi hành án cho tất cả những người có mặt biết rồi giải thích cho người phải thi hành án quyền được đề nghị kê biên tài sản nào trước. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người ủy quyền, người làm chứng; đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản. Dưới đây là thủ tục kê biên tài sản trong một số trường hợp cụ thể bên cạnh việc tuân theo những quy định chung về thủ tục kê biên tài sản đã nêu trên:

 Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản đặc biệt bao gồm các quyền sau: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền liên quan đối với giống cây trồng8.

Thủ tục kê biên quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 84 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó những quyền sở hữu trí tuệ đã nêu trên vẫn bị liệt kê ngay cả khi người phải thi hành án là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác nhau mà Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khác nhau của người phải thi hành án.

 Thủ tục kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói

Trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004, tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Khi kê biên đồ vật đang bị khóa hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khóa, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa, mở gói. Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 luật

này. Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.” Trong trường hợp cần thiết sau khi mở khóa, mở gói Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản cho người phải thi hành án; người thân thích của người thi hành án; hoặc người đang sử dụng bảo quản; cá nhân tổ chức có điều kiện bảo quản; hoặc Kho bạc nhà nước; bảo quản tại kho của cơ quan Thi hành án dân sự tùy vào tình hình thực tế sự việc và tài sản đó là gì.

Trên thực tế, khi được lựa chọn các hình thức giao bảo quản tài sản kê biên, Chấp hành viên đã lựa chọn hình thức bảo quản (đối với tất cả các tài sản là động sản) tại kho của Cơ quan thi hành án. Việc bảo quản tài sản tại kho Cơ quan thi hành án có nhiều thuận lợi và thực sự đem lại hiệu quả trong công tác thi hành án dân sự, hạn chế được hiện tượng tẩu tán tài sản kê biên như trước đây. Đặc biệt đương sự đã thấy được sức mạnh, quyền lực của nhà nước của cơ quan thi hành án nói chung, của Chấp hành viên nói riêng và thấy được tài sản của họ thực sự bị “mất”, buộc họ phải lựa chọn biện pháp thi hành có lợi cho họ, đó là việc tự nguyện thi hành để họ sớm nhận lại tài sản đang do cơ quan thi hành án thu giữ.

 Thủ tục kê biên đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án ở các cơ quan Thi hành án dân sự thì đối với việc thi hành án về nghĩa vụ trả tiền, phần lớn người phải thi hành án cố tình kéo dài việc thi hành án và bản thân họ cũng không có thu nhập nào đáng kể để đảm bảo cho việc thi hành. Do đó trong trường hợp này, cơ quan Thi hành án phải xác minh tìm tài sản của người phải thi hành án để kê biên bán tài sản lấy tiền thi hành án.

Về cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung được Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 749.Như vậy có 2 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp thứ nhất: chưa xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung. Khi đó trước khi kê biên tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung.

Trường hợp thứ hai: tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ sở hữu chung. Nếu tài sản có thể chia được thì áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án. Nếu tài sản chung không chia được hoặc việc chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản thì có thể áp dụng biện 9 Xem thêm Điều 74 Luật Thi hành án dân sự 2008.

pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản khi bán tài sản chung.

Thực tế ở địa phương hiện nay có nhiều trường hợp Chấp hành viên áp dụng biện pháp kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung của hộ gia đình để đảm bảo thi hành án, vì trong xã hội hiện nay đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà thông thường Nhà nước hay cấp cho hộ gia đình, trong khi đó người phải thi hành án phần nhiều chỉ là chủ hộ hoặc thành viên trong hộ gia đình đó.

Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng được xác định phần sở hữu của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Đây là điểm tiến bộ của Luật Thi hành án dân sự so với pháp lệnh Thi hành án dân sự 2004. Trong pháp lệnh Thi hành án dân sự chỉ quy định “khi không có tài sản riêng thì Chấp hành viên mới được kê biên phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung với người khác”. Luật Thi hành án dân sự đã phân ra hai trường hợp kê biên tài sản đó là kê biên tài sản thuộc sở hữu chung với người khác và tài sản thuộc sở hữu chung với vợ chồng.

Một điều cần lưu ý là trước khi tiến hành cưỡng chế, Chấp hành viên cần phải tiến hành xác minh tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó như quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP10 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.

Mặt khác theo khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự về cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung quy định: “Khi bán tài sản chung, chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua tài sản”.

Như vậy, theo quy định này, thì khi Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế kê biên bán tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án, chủ sở hữu chung còn lại được quyền ưu tiên mua tài sản. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quyền ưu tiên mua 10 Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP có quy định

“…4. Khi xác minh trực tiếp, Chấp hành viên phải xác minh cụ thể điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản, căn cứ vào nội dung trình bày của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khác cung cấp. Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại các cơ quan có chức năng đăng ký tài sản đó.

Đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức, Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, kiểm tra hệ thống sổ sách quản lý vốn, tài sản, xác minh tại các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên và phải chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin đã cung cấp”.

tài sản chung được thực hiện như thế nào. Do đó, khi gặp trường hợp này các Chấp hành viên thường rất lúng túng vì không có căn cứ để xác định thời điểm ưu tiên, thời hạn ưu tiên. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan thì thấy vấn đề định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự và khoản 3 điều luật này quy định:

Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Thực tế, các Chấp hành viên đã áp dụng quy định này để xử lý quyền ưu tiên mua trong trường hợp cưỡng chế bán tài sản thuộc sở hữu chung theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự.

Xét về mặt ý nghĩa của quyền ưu tiên mua tài sản chung, thì việc Chấp hành viên áp dụng khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là hợp lý, vì quy định quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung khi một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình là nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu chung khác, bảo đảm tính ổn định của các mối quan hệ có liên quan đến tài sản chung như vốn góp. Tuy nhiên, xét về căn cứ pháp lý thì việc áp dụng như trên còn có những vấn đề cần phải bàn thêm.

Thứ nhất, việc Chấp hành viên bán tài sản chung theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự là trường hợp bán tài sản để thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án, chủ sở hữu chung có tài sản bán ở đây là người phải thi hành án. Còn trường hợp bán tài sản theo quy định tại Điều 223 Bộ luật Dân sự là một giao dịch thông thường không liên quan đến việc thi hành án, người có tài sản tự mình quyết định việc mua bán này.

Thứ hai, việc tổ chức Thi hành án dân sự cần đảm bảo đúng thủ tục, nhanh chóng, hiệu quả thì mới bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, áp dụng thời hạn ưu tiên mua tài sản ba tháng đối với bất động sản và một tháng đối với động sản như quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là quá dài, không đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án. Điều này rõ ràng không đảm bảo tính hiệu quả, trong khi ngành thi hành án đang ra sức rút ngắn thời gian thi hành án, giảm lượng án chuyển sang năm sau, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thì việc áp dụng thời hạn ưu tiên như trên là một trở ngại không thể tránh khỏi.

Thứ ba, việc áp dụng thời hạn ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự để giải quyết việc thi hành án, cưỡng chế bán tài sản là không đảm bảo tính pháp lý, vì như đã trình bày ở trên, tính chất của hai giao dịch này là khác nhau. Hơn nữa quy định tại khoản 3 Điều 223 Bộ luật Dân sự là quy định chung còn trường hợp cưỡng chế thi hành án là lĩnh vực chuyên ngành thuộc điều chỉnh của pháp luật về thi hành án dân sự.

Do đó, cần thiết phải có hướng dẫn việc thi hành khoản 3 Điều 74 Luật Thi hành án

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)