Về mặt chủ quan

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 61)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.2.2. Về mặt chủ quan

Về trình độ nghiệp vụ của Chấp hành viên: vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, dẫn đến việc vận dụng không đúng những quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho các đương sự. Chẳng hạn như tình huống dưới đây.

Ví dụ: Nội dung vụ việc bán tài sản sở hữu chung để thi hành án17.

Ông P và bà N lấy nhau năm 1987, đến nay không đăng ký kết hôn. Bà N phải thi hành 05 quyết định thi hành án, với tổng số tiền phải trả công dân là 493.000.000 đồng. Chấp hành viên xác định nhà và quyền sử dụng đất (nhà gắn liền với đất ở) là tài sản chung giữa ông P với bà N, đã ra thông báo số 352 ngày 30/11/2011, thông báo cho vợ chồng ông P, bà N trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tiến hành phân chia tất cả tài sản chung vợ chồng hoặc khởi kiện ra Tòa án để chia tài sản. Ngày 15/3/2012 ra quyết định cưỡng chế kê biên nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung giữa bà N với ông P.

Ông P khiếu nại yêu cầu trả nhà và quyền sử dụng đất cho ông. Hai cấp Thi hành án dân sự ở tỉnh giải quyết khiếu nại, đều không chấp nhận toàn bộ đơn khiếu nại của ông P. Khiếu nại không thành, ông P khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chia tài sản chung. Tòa án đã thụ lý vụ án số 122/2012/TLST-HNGĐ ngày 13/6/2012.

Ngày 09/7/2012 Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ. Tại quyết định này, ông P được quyền sở hữu, sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, ông P có quyền đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Ông P có nghĩa vụ trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung và ngân hàng 150 triệu đồng. Bà N và ông P mỗi người phải nộp 11 triệu đồng án phí,

17 Trang thông tin Thi hành án dân sự, Bán tài sản sở hữu chung để thi hành án,

ông P được trừ vào 05 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, còn phải nộp 06 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Trước khi có kết quả giải quyết của Tòa án, ngày 12/4/2012 Chấp hành viên tiến hành tổ chức cưỡng chế nhà và quyền sử dụng đất là tài sản chung của bà N với ông P. Sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án, ngày 01/10/2012 Chấp hành viên ra thông báo số 01, thông báo cho ông P chậm nhất đến ngày 05/10/2012 phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 06 triệu đồng tiền án phí, nếu không nộp sẽ ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá. Ngày 19/10/2012 ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá.

Ngày 03/12/2013 bán đấu giá thành, với giá 959.000.000 đồng. Sau đó, ngày 13/01/2014 thông báo cho bà N giao nhà, nếu không bị cưỡng chế, ông P biết đến nhận một nửa tài sản sau khi trừ hết các nghĩa vụ theo quy định. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa giao được tài sản cho người mua trúng đấu giá.

Nhà và quyền sử dụng đất đã được Tòa án chia cho ông P, nhưng trước sự kiên quyết cưỡng chế kê biên, bán nhà và quyền sử dụng đất để thi hành án của Chấp hành viên. Ông P tiếp tục khiếu nại, tố cáo không thành. Một lần nữa ông P phải khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy kết quả bán đấu giá tài sản thành. Ngày 03/4/2014 Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự số 91/TLST-DS về việc "Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản" theo đơn khởi kiện của ông P.

Xung quanh vụ việc này có nhiều ý kiến khác nhau:

Ý kiến thứ nhất cho rằng nhà và quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng bà N với ông P, việc Chấp hành viên cưỡng chế, kê biên để đảm bảo thi hành án là đúng pháp luật. Ông P khiếu nại cho rằng nhà và quyền sử dụng đất của ông là không đúng nên không chấp nhận.

Ý kiến thứ hai khẳng định, tuy Tòa án đã chia nhà, đất cho ông P, nhưng ông P phải trả bà N 375.000.000 đồng. Nên Chấp hành viên căn cứ vào quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012 của Tòa án, thông báo cho ông P phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 6.000.000 đồng tiền án phí là đúng, không cần phải ra quyết định thi hành án. Chấp hành viên tổ chức thi hành án đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Ý kiến khác không đồng thuận với các ý kiến trên, cho rằng chưa xác định được phần của người phải thi hành án trong tài sản sở hữu chung, Chấp hành viên cưỡng chế kê biên tài sản sở hữu chung là nhà và quyền sử dụng đất là nóng vội, chưa có căn cứ. Sau khi có kết quả giải quyết của Tòa án phân chia tài sản chung, không giải quyết trả lại tài sản cho ông P, mà tiếp tục xử lý tài sản để thi hành án là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

Để xem xét ý kiến nào là đúng thì cần phải có căn cứ, đúng pháp luật quy định, mới có cơ sở chấp nhận. Pháp luật quy định chỉ được cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án, nghiêm cấm việc lấy tài sản của người khác không liên quan đến việc thi hành án để thi hành án thay cho người phải thi hành án. Đối với vụ việc này, Chấp hành viên xác định nhà và quyền sử dụng đất là tài sản sở hữu chung của bà N với ông P. Chấp hành viên đã thông báo cho vợ chồng bà N và ông P chia tài sản sở hữu chung hoặc khởi kiện ra Tòa án để chia nhưng vẫn bị cưỡng chế, bán tài sản để thi hành án.

Việc cưỡng chế nhà và quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung giữa bà N và ông P, đang có tranh chấp khiếu kiện. Để xử lý tài sản trên, trước hết cần xác định được phần tài sản của người phải thi hành án trong tài sản sở hữu chung với người khác. Ở đây, cần xác định tài sản sở hữu chung vợ chồng hay tài sản sở hữu chung giữa bà N với ông P, để áp dụng pháp luật cho chính xác trong việc xử lý tài sản để thi hành án.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ chồng ông P và bà N lấy nhau từ năm 1987 đến nay không đăng ký kết hôn, họ chung sống với nhau như vợ chồng. "Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng"18. Vì vậy mà tài sản sở hữu chung của bà N và ông P có trong thời kỳ chung sống với nhau do hai bên cùng tạo lập không phải tài sản sở hữu chung vợ chồng. Đây là tài sản thuộc sở hữu chung của bà N là người phải thi hành án với với ông P. Khi có tranh chấp, áp dụng khoản 3 Điều 17 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Khoản 3 Điều 17 điều luật này quy định: "…Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".

Trong thi hành án dân sự thì áp dụng khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự để giải quyết, điều luật quy định: "Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án".

18 Xem thêm Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành nghị quyết của Quốc hội số 35/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

Trở lại vụ việc trên, trước khi cưỡng chế Chấp hành viên đã ra thông báo số 352 ngày 30/11/2011, thông báo cho các đương sự biết việc cưỡng chế là đúng giai đoạn đầu, khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự quy định: "Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế".

Như vậy, chưa xác định phần tài sản của bà N, người phải thi hành án trong khối tài sản chung là nhà và quyền sử dụng đất với ông P. Đã quá thời hạn 30 ngày, các đương sự chưa khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Người được thi hành án, Chấp hành viên không yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án theo qui định khoản 1 Điều 74 Luật Thi hành án dân sự. Ngày 15/3/2012 ra quyết định cưỡng chế kê biên nhà, quyền sử dụng đất là tài sản chung giữa bà N với ông P là chưa đúng. Ông P khiếu nại, trong khi chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Ngày 12/4/2012 Chấp hành viên tiến hành tổ chức cưỡng chế nhà, quyền sử dụng đất là tài sản sở hữu chung của bà N với ông P. Sau đó, hai cấp Thi hành án dân sựgiải quyết khiếu nại không chấp nhận toàn bộ đơn khiếu nại của ông P. Chưa xác định được phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác, mà tổ chức cưỡng chế là chưa đúng các quy định của pháp luật như viện dẫn ở trên.

Khiếu nại không thành, ông P tiếp tục khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản sở hữu chung. Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự số 122/TLST-HNGĐ ngày 13/6/2012. Như vậy, tài sản bị cưỡng chế kê biên đang bị tranh chấp, đã được Tòa án thụ lý và đang tiến hành giải quyết. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự , cơ quan Thi hành án dân sự phải ra quyết định hoãn thi hành án để chờ kết quả giải quyết của Tòa án. Nhưng việc thi hành án vẫn tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo, là không đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự.

Kết quả giải quyết của Tòa án tại Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012. Theo quyết định này, ông P được quyền sở hữu, sử dụng nhà và quyền sử dụng đất, ông P có quyền đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Ông P có nghĩa vụ trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung và ngân hàng 150 triệu đồng. Bà N và ông P mỗi người phải nộp 11 triệu đồng án phí, ông P được trừ vào 05 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, còn phải nộp 06 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.

Như vậy, kết quả giải quyết của Tòa án đã có, tài sản bị cưỡng chế kê biên đã được Tòa án chia cho ông P. Ông P có toàn quyền sở hữu, sử dụng tài sản này theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án và căn cứ quy định của pháp luật cơ

quan Thi hành án dân sự giải quyết trả lại tài sản cho ông P và tiếp tục tổ chức thi hành án đối với bà N theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên tiến hành xác minh, làm rõ ông P đã trả cho bà N 375 triệu đồng tiền giá trị tài sản chung hay chưa. Nếu chưa trả, thì căn cứ vào Điều 81 Luật Thi hành án dân sự Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Nếu hai bên đã trả cho nhau, yêu cầu bà N phải nộp số tiền đó để thi hành án. Nếu số tiền đó không còn, căn cứ vào Điều 44 Luật Thi hành án dân sự Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án biết, tài sản (nhà và quyền sử dụng đất) họ cung cấp đã được Tòa án chia cho ông P, không còn để thi hành án đối với bà N. Yêu cầu người được thi hành án tiếp tục xác minh điều kiện thi hành án của bà N, nếu phát hiện bà N có tài sản khác cung cấp cho cơ quan thi hành án biết để tiếp tục thi hành án đối với bà N hoặc có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh. Hết thời hạn quy định mà người được thi hành án không thực hiện hoặc xác minh cho thấy bà N không có điều kiện thi hành án thì cơ quan Thi hành án dân sự trả đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 51 Luật Thi hành án dân sự.

Ngược lại, ngày 01/10/2012 Chấp hành viên ra Thông báo số 01, thông báo cho ông P chậm nhất đến ngày 05/10/2012 phải nộp 375 triệu đồng trả bà N để thi hành án và 6 triệu đồng án phí, nếu không nộp sẽ ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá. Ngày 19/10/2012 ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 84/2012/QĐST-HNGĐ ngày 09/7/2012 của Tòa án là căn cứ để thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án chủ động, phần án phí. Còn phần thi hành án cho công dân, khi nào có đơn yêu cầu thi hành án theo qui định tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự thì mới ra quyết định thi hành án theo đơn. Bà N chưa có đơn yêu cầu thi hành án, đương nhiên chưa có quyết định thi hành án. Chấp hành viên không ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Thông báo cho ông P nộp số tiền 375 triệu đồng trả bà N là không có căn cứ, trái quy định pháp luật.

Ngày 03/12/2013 bán đấu giá thành, với giá 959 triệu đồng. Ngày 13/01/2014 thông báo cho bà N giao nhà, nếu không bị cưỡng chế, ông P biết đến nhận giá trị một nửa tài sản sau khi trừ hết các nghĩa vụ theo quy định.

Kể từ ngày có quyết định của Tòa án, nhà và quyền sử dụng đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông P. Ông P có toàn quyền đối với tài sản của mình và được pháp luật bảo vệ. Ông P đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bà N không còn quyền sở hữu chung tài sản này nữa, theo quy định của pháp luật, bà N không còn bất cứ quyền gì đối với tài sản là nhà và quyền sử dụng đất đã chia cho ông P.

Chấp hành viên thông báo cho bà N giao nhà, đất làm cho bà N không biết lấy đâu ra để giao. Tài sản là của ông P, ông P không liên quan đến việc thi hành án của bà N. Thông báo như vậy là không có căn cứ, không đúng pháp luật. Vì vậy việc Chấp hành viên cưỡng

Một phần của tài liệu biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ theo pháp luật việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)