... TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH 44 4.1 KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG 44 4.1.1 Chứng từ sổ sách tài khoản kế toán ... cho BHXH 2.1.4 Kế toán tiền lƣơng khoản trích lƣơng Kế toán tiền lƣơng khoản trích theo lƣơng khâu quan trọng doanh nghiệp, nhằm khoản ánh khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng khoản phải trả... Tài kế toán Xí nghiệp đường Vị Thanh Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp đường Vị Thanh 27 3.3.2 Chức nhiệm vụ a Giám đốc - Là ngƣời đứng đầu Xí Nghiệp chịu trách nhiệm toàn hoạt động Xí Nghiệp theo
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TRÖC NGUYÊN KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 - Năm 2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ TRÖC NGUYÊN MSSV: C1200310 KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN LÊ PHƢỚC HƢƠNG Tháng 12 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Đƣợc sự giới thiệu của Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh thuộc Trƣờng Đại học Cần Thơ, cùng sự chấp nhận của Giám đốc Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. Em có cơ hội vào thực tập tại đây để học hỏi những kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán. Qua thời gian thực tập 3 tháng tại Xí nghiệp với sự giúp đỡ nhiệt tình và hết lòng của các Cô chú, anh chị trong Xí nghiệp, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh” Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Quý thầy cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, cùng toàn thể quý thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình truyền tải kiến thức cho em trong suốt thời gian học tại trƣờng. Và em cũng xin chân thành cám ơn Cô Lê Phƣớc Hƣơng đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đã tạo điều kiện để em thực tập tại Xí nghiệp, đặc biệt là các Cô chú, anh chị trong Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chánh đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể học hỏi thực tế trong thời gian thực tập, giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Do thời gian và kiến thức chuyên môn có hạn, thiếu kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thực tập cũng nhƣ thực hiện đề tài luận văn không thể tránh khỏi sai xót. Em rất mong đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong Phòng Tài chính kế toán và Phòng Tổ chức hành chánh để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô cùng Ban lãnh đạo và các Cô Chú, Anh Chị trong Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. Kính chúc quý Thầy Cô sức khỏe dồi dào và thành công hơn nữa trên con đƣờng giảng dạy. Chúc Ban lãnh đạo cùng toàn thể các Cô Chú Anh Chị trong xí nghiệp nhiều sức khỏe, thành công và chúc cho Xí nghiệp ngày càng phát triển. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Trúc Nguyên i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Trúc Nguyên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Ngày ..... tháng ..... năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................... 1 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian .................................................................................... 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 3 2.1.1 Lao động ................................................................................................. 3 2.1.2 Tiền lƣơng ............................................................................................... 5 2.1.3 Qũy tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ....................................... 15 2.1.4 Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng .................................. 16 2.1.5 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ .......................................................... 22 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 24 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 24 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 24 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH .......................................................................................................................... 25 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH .......................................................................... 25 3.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Xí nghiệp .............................................................. 25 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 25 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH HOẶC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ .... 26 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 26 iv 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh ............................ 26 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 27 3.3.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 27 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................... 28 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN .............................................................. 29 3.4.1 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 29 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ ............................................................................... 29 3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán ....................................................... 32 3.4.4 Phƣơng pháp tính lƣơng ......................................................................... 33 3.4.5 Qũy tiền lƣơng ........................................................................................ 36 3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 06 NĂM 2014 ...................................................... 36 3.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2014 ..... 36 3.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 39 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ............. 42 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 42 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 42 3.6.3 Định hƣớng phát triển ............................................................................. 43 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH ........................................................................................................... 44 4.1 KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG ......................................................................... 44 4.1.1 Chứng từ sổ sách và tài khoản kế toán ................................................... 44 4.1.2 Trình tự hạch toán tiền lƣơng ................................................................. 49 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG ................................. 72 4.2.1 Chứng từ sổ sách và tài khoản kế toán ................................................... 72 4.2.2 Trình tự hạch toán tiền lƣơng ................................................................. 74 4.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LAO ĐỘNG ....................................................... 86 4.3.1 Tình hình nhân sự ................................................................................... 86 v 4.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LAO ĐỘNG ....................................................... 87 4.3.1 Tình hình nhân sự ................................................................................... 87 4.3.2 Chính sách nhân sự ................................................................................. 90 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG ............. 93 5.1 NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................ 93 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán .................................................................. 93 5.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng .......................................................................................................................... 94 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG .......................................................... 95 5.2.1 Chứng từ ................................................................................................. 95 5.2.2 Sổ sách .................................................................................................... 95 5.2.3 Báo cáo ................................................................................................... 95 5.2.4 Giải pháp khác ........................................................................................ 95 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ............. 96 5.3.1 Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng ............................................................ 96 5.3.2 Phân công và bố trí lao động hợp lý ....................................................... 96 5.3.3 Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo hợp lý .................................. 96 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 97 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 97 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 97 6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nƣớc .................................................................... 97 6.2.1 Kiến nghị đối với công ty ....................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 100 PHỤ LỤC .................................................................................................... 101 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 ............. 37 Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................................... 41 Bảng 4.1 Bảng chấm công tháng 06 năm 2014 ............................................... 55 Bảng 4.2 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 ..................................... 56 Bảng 4.3 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 ..................................... 57 Bảng 4.4 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 ..................................... 58 Bảng 4.5 Bảng thanh toán phụ cấp trình độ (Fa2) của phòng nông vụ ........... 59 Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tiền phụ cấp trình độ (Fa2) của Xí nghiệp ............... 60 Bảng 4.7 Bảng phụ cấp thâm niên (Fa1) của phòng nông vụ .......................... 61 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp tiền phụ cấp thâm niên (Fa1) của Xí nghiệp............ 62 .......................................................................................................................... Bảng 4.9 Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 trả bằng tiền mặt.................................................................................................................... 64 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 trả qua thẻ ATM................................................................................................................. 65 Bảng 4.11 Bảng tổng hợp lƣơng trả bằng tiền mặt .......................................... 66 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp lƣơng trả bằng thẻ ATM ........................................ 67 Bảng 4.13 Bảng phân bổ các khoản trích theo lƣơng ..................................... 76 Bảng 4.14 Trình độ nhân sự của Xí nghiệp tháng 06 năm 2014 ..................... 87 Bảng 4.15 Cơ cấu nhân sự Xí nghiệp tháng 06 năm 2014 .............................. 89 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 .........................................................19 Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản 338 .........................................................21 Hình 2.3 Hình thức chứng từ ghi sổ ...............................................................23 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh .....................................27 Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán .........................................................29 Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lƣơng ...........................................51 Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lƣơng ...........................................52 Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lƣơng ...........................................53 Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ các khoản trích theo lƣơng ................74 Hình 4.3 Trình độ nhân sự của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh ...........................88 Hình 4.4 Cơ cấu nhân sự của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh .............................89 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KPCĐ : Kinh phí công đoàn BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp QĐ – BTC : Quyết định – Bộ Tài chính QH13 : Quốc hội khóa 13 NĐ – CP : Nghị định – Chính phủ NLĐ : Ngƣời lao động CNV : Công nhân viên BGĐ : Ban giám đốc CNTTSX : Công nhân trực tiếp sản xuất NVQLPX : Nhân viên quản lý phân xƣởng TSCĐ : Tài sản cố định SXC : Sản xuất chung QLDN : Quản lý doanh nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân QĐ-CT-UB : Quyết định của Chủ tịch Ủy ban QĐ – TTg : Quyết định của Thủ tƣớng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam : KT&NCPT : Kỹ thuật và nghiên cứu phát triển BGĐ Ban Giám đốc : P.TC – HC : Phòng Tổ chức - Hành chánh TC – KT : Tài chính – Kế toán KH – VT : Kế hoạch – Vật tƣ SCCK : Sửa chữa cơ khí VP : Văn phòng TP : Thành phẩm SXNĐ : Sản xuất nƣớc đá ix PC : Phiếu chi PKT : Phiếu kế toán UNC : Ủy nhiệm chi x CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trƣớc vấn đề cạnh tranh gay gắt. Chính điều này đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì phải đầu tƣ đúng mục tiêu, đúng trọng điểm và quan trọng hơn là phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có tại công ty. Nguồn nhân lực luôn là yếu tố không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh. Để thu hút đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chính sách đãi ngộ tốt, tiền lƣơng phải thỏa đáng với công sức ngƣời lao động. Ở nƣớc ta, tiền lƣơng là thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động. Nó có tác động trực tiếp đến nhu cầu cuộc sống của ngƣời lao động. Nên tiền lƣơng tạo cơ sở đánh giá thu nhập bình quân đầu ngƣời của doanh nghiệp và của quốc gia. Việc trả lƣơng hợp lý sẽ kích thích việc tăng năng suất lao động góp phần phát triển chung cho doanh nghiệp và xã hội, là vấn đề có ý nghĩa kinh tế, chính trị vô cùng to lớn, đƣợc toàn xã hội quan tâm. Vì thế, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp bộ máy, cải cách tiền lƣơng phải không ngừng hoàn thiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân lực, góp phần đẩy mạnh năng suất lao động, tăng tích lũy cho doanh nghiệp và tạo niềm tin cho ngƣời lao động. Bên cạnh tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động thì doanh nghiệp còn trích nộp các khoản Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH), Kinh phí công đoàn (KPCĐ) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đây là các khoản trích theo lƣơng nhằm thể hiện sự quan tâm của xã hội và doanh nghiệp đối với ngƣời lao động. Vì vậy việc hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng đúng, đủ, kịp thời còn có ý nghĩa to lớn đối với ngƣời lao động. Tuy nhiên, để hạch toán lƣơng và các khoản trích theo lƣơng sao cho công bằng, hợp lý, đúng pháp luật, kích thích tinh thần hăng say làm việc và khả năng sáng tạo của ngƣời lao động, đồng thời phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi thì đây không phải là vấn đề đơn giản đối với các doanh nghiệp. Thấy đƣợc tầm quan trọng của vấn đề tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trong doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh” để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp. Từ đó đề ra một số giải pháp để giúp đơn vị nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, hoàn thiện hơn trong công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. - Phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm trong công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp. - Đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong đơn vị, hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu công tác kế toán tiền lƣơng và cách hạch toán các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đối với số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán tháng 06 năm 2014. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/08/1014 đến ngày 17/11/2014. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu chỉ trình bày về tình hình nhân sự, công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh thông qua các chứng từ nhƣ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lƣơng, Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng,… 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xí nghiệp áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Lao động 2.1.1.1 Khái niệm, vai trò a. Khái niệm Lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí lực của con ngƣời nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con ngƣời hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. b. Vai trò Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất và nó cũng là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất. Bởi vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con ngƣời tạo ra. Trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất và tạo ra của cải vật chất. Do vậy, việc tổ chức tốt công tác hạch toán lao động sẽ giúp cho việc quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp. 2.1.1.2 Phân loại lao động Số lƣợng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phƣơng pháp phân loại lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau: a. Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương chia ra 2 loại: - Lao động trong danh sách: Là lực lƣợng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm những ngƣời do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lƣơng. - Lao động ngoài danh sách: Là những ngƣời không thuộc quyền quản lý sử dụng và trả lƣơng của doanh nghiệp. Ví dụ: Nhân viên lao công, Bảo vệ,… b. Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng chia ra 2 loại - Lao động thƣờng xuyên: Là lực lƣợng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm những ngƣời đƣợc tuyển dụng chính thức và làm những công việc lâu dài thuộc chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. - Lao động tạm thời: Là những ngƣời làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ. 3 c. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chia ra 2 loại - Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lƣợng lao động tham gia vào các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ trong công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp. - Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những ngƣời làm việc trong các lĩnh vực sản xuất khác.Ví dụ nhƣ trong doanh nghiệp công nghiệp những ngƣời làm ở các bộ phận nhƣ sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ. . . d. Căn cứ vào chức năng của người lao động trong quá trình sản xuất Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đƣợc phân thành các loại sau: - Công nhân: Là ngƣời trực tiếp tác động vào đối tƣợng lao động để làm ra sản phẩm hay là những ngƣời phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất. - Thợ học nghề: Là những ngƣời học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dƣới sự hƣớng dẫn của công nhân lành nghề . - Nhân viên kỹ thuật: Là những ngƣời đã tốt nghiệp ở các trƣờng lớp kỹ thuật từ trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hƣởng theo thang lƣơng kỹ thuật. - Nhân viên quản lý kinh tế: Là những ngƣời đã tốt nghiệp ở các trƣờng lớp kinh tế, đang làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: Giám đốc, Phó Giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế. - Nhân viên quản lý hành chánh: Là những ngƣời đang làm công tác tổ chức quản lý hành chánh của doanh nghiệp nhƣ nhân viên tổ chức, văn thƣ, lái xe, bảo vệ. Ngoài ra, ngƣời ta còn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác nhƣ: nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . . 2.1.1.3 Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động - Đối với doanh nghiệp: Giúp sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính đúng và thanh toán kịp thời thù lao cho ngƣời lao động. 4 - Đối với ngƣời lao động: Quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lƣợng lao động, chấp hành kỷ luật, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động, hạ gía thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. 2.1.2 Tiền lƣơng 2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiền lƣơng a. Khái niệm Phan Đức Dũng (2006 – Trang 329) định nghĩa: “Tiền lƣơng là khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo điều kiện cho ngƣời lao động sinh sống, sinh hoạt tái sản xuất và phát triển mọi mặt về vật chất và tinh thần trong đời sống gia đình và xã hội. Nếu gọi sức lao động là hàng hóa thì tiền lƣơng chính là giá cả của hàng hóa sức lao động. Nói cách khác tiền lƣơng chính là sự thỏa thuận giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động về mức độ trả công đối với một công việc cụ thể đƣợc thực hiện trong những điều kiện làm việc nhất định”. Tiền lƣơng chia thành 2 loại - Tiền lƣơng chính là tiền lƣơng trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lƣơng trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. - Tiền lƣơng phụ là tiền lƣơng trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ phép theo chế độ đƣợc hƣởng lƣơng. b. Đặc điểm của tiền lương Phan Đức Dũng (2006 – Trang 336) nêu đặc điểm tiền lƣơng nhƣ sau: “Tiền lƣơng là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa hay nói rộng hơn là gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng tiền lƣơng là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Tiền lƣơng là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động có tác dụng động viên khuyến khích ngƣời lao động tích cực làm việc nâng cao hiệu quả công tác”. c. Ý nghĩa Việc tính đúng và tính đủ tiền lƣơng sẽ có ý nghĩa thiết thực không những cho ngƣời lao động mà còn cả với doanh nghiệp. 5 - Đối với ngƣời lao động tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu để họ có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. - Đối với doanh nghiệp tiền lƣơng là một yếu tố sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm, lao vụ và dịch vụ. Mặt khác tiền lƣơng là công cụ tác động đến công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời lao động. - Giúp các nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lƣơng có hiệu quả nhất tức là hợp lý hoá chi phí giúp doanh nghiệp làm ăn có lãi. - Cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về tiền lƣơng của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho những kì doanh thu tiếp theo. 2.1.2.2 Nguyên tắc tổ chức và phƣơng pháp tính lƣơng a. Nguyên tắc tổ chức tiền lương Tại điều 90, chƣơng VI tiền lƣơng Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội: Bộ lao động quy định nhƣ sau: Tiền lƣơng là khoản tiền mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lƣơng bao gồm mức lƣơng theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lƣơng và các khoản bổ sung khác. Mức lƣơng của ngƣời lao động không đƣợc thấp hơn mức lƣơng tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động căn cứ vào năng suất lao động, chất lƣợng công việc và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Trả lƣơng ngang nhau cho lao động cùng làm việc một việc, thời gian, tay nghề và năng suất nhƣ nhau thì tiền lƣơng hƣởng nhƣ nhau không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác, …. - Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng bình quân. - Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. b. Phương pháp tính lương Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 06 năm 2012 thì tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động tính theo cấp bậc. Tiền lƣơng cấp bậc là tiền lƣơng áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lƣợng và chất lƣợng lao động của họ. Theo 6 phƣơng pháp này doanh nghiệp phải xây dựng thang lƣơng và mức lƣơng theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. - Thang lƣơng: Là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lƣơng giữa công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau, theo trình độ lành nghề (xác định theo bậc) của họ. Những nghề khác nhau sẽ có thang lƣơng khác nhau. - Mức tiền lƣơng là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với bậc trong thang lƣơng. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm đƣợc những công việc nhất định trong thực hành. Ngoài chế độ tiền lƣơng cấp bậc thì còn chế độ tiền lƣơng chức vụ áp dụng để trả lƣơng cho lao động quản lý. Theo nghị định 66/2013/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 Mức lƣơng cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời hƣởng lƣơng, phụ cấp và ngƣời lao động (sau đây gọi chung là ngƣời hƣởng lƣơng, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ƣơng, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phƣờng, thị trấn (cấp xã) và lực lƣợng vũ trang. Tùy theo vùng, ngành mà mỗi doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lƣơng của mình sao cho phù hợp. nhà nƣớc cho phép hệ số có thể điều chỉnh tăng thêm không quá 1,5 lần mức lƣơng tối thiểu chung. Hệ số điều chỉnh đƣợc tính theo công thức: Kđc Trong đó: = K1 + K2 (2.1) Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng (có 3 mức 0,3; 0,2; 0,1) K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành (Có 3 nhóm 1,2; 1,0; 0,8) Sau khi có hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa Kđc = K1 + K2 , doanh nghiệp đƣợc phép lựa chọn các hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung của mình để tính đơn giá phù hợp với hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà giới hạn 7 mức lƣơng tối thiểu chung do chính phủ quy định và giới hạn trên đƣợc tính nhƣ sau: TLmimđc = TLmin * (1 + Kđc) (2.2) Trong đó: TLmimđc : Tiền lƣơng tối thiểu điều chỉnh doanh nghiệp đƣợc phép áp dụng TLmim : Là mức lƣơng tối thiểu chung do chính phủ quy định cũng là giới hạn dƣới của khung lƣơng tối thiểu Kđc : Là hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp Nhƣ vậy, khung lƣơng tối thiểu của doanh nghiệp là TLmin đến TLminđc doanh nghiệp có thể chọn bất cứ mức lƣơng tối thiểu nào nằm trong khung này, nếu đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định sau: - Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận. Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc mà không có lợi nhuận hoặc lỗ thì phải phấn đấu có lợi nhuận hoặc giảm lỗ; - Không làm giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc so với năm trƣớc liền kề trừ trƣờng hợp Nhà nƣớc có điều chỉnh giá ở đầu vào, giảm thuế hoặc giảm các khoản nộp ngân sách theo quy định; - Không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm trƣớc liền kề, trừ trƣờng hợp Nhà nƣớc có điều chỉnh tăng giá, tăng thuế, tăng các khoản nộp ngân sách ở đầu vào. Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện chính sách kinh tế xã hội thì phải giảm lỗ. 2.1.2.3 Các hình thức trả lƣơng trong doanh nghiệp Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động dựa trên nguyên tắc Phân phối theo lao động, trả lƣơng theo số lƣợng và chất lƣợng lao động. Tại khoản 1 điều 94 của Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “ Ngƣời sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lƣơng theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lƣơng đã chọn phải đƣợc duy trì trong một thời gian nhất định; trƣờng hợp thay đổi hình thức trả lƣơng, thì ngƣời sử dụng lao động phải thông báo cho ngƣời lao động biết trƣớc ít nhất 10 ngày.” 8 a. Hình thức trả lương theo thời gian Là tiền lƣơng tính trả cho ngƣời lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lƣơng của ngƣời lao động. Tiền lƣơng tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của ngƣời lao động Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp có thể tiến hành theo 2 cách - Trả lƣơng theo thời gian giản đơn: Căn cứ vào thời gian làm việc, mức lƣơng cơ bản, các khoản phụ cấp để tính lƣơng trả cho ngƣời lao động. Trả lƣơng theo thời Lƣơng = + gian giản đơn Căn bản Phụ cấp theo chế độ khi hoàn (2.3) thành công việc và đạt yêu cầu Tiền lƣơng giản đơn đƣợc chia thành + Tiền lƣơng tháng: Là tiền lƣơng đã đƣợc quy định sẵn đối với từng bật lƣơng trong các thang lƣơng, đƣợc tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Mức lƣơng Mức lƣơng = * tháng tối thiểu [Hệ số lƣơng + Hệ số phụ cấp] (2.4) Tiền lƣơng phải trả trong tháng Tiền lƣơng phải trả trong tháng Mức lƣơng tháng = Số ngày làm việc trong tháng theo quy định Số ngày làm * công thực tế của ngƣời lao động (2.5) + Tiền lƣơng tuần là tiền lƣơng đƣợc tính và trả cho một tuần làm việc: Tiền lƣơng phải trả trong tuần Mức lƣơng tháng = 52 tuần * 12 tháng (2.6) + Tiền lƣơng ngày là tiền lƣơng đƣợc tính và trả cho 1 ngƣời làm việc. áp dụng cho lao động trực tiếp hƣởng lƣơng theo thời gian hoặc trả lƣơng cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, đƣợc trả theo hợp đồng ngắn hạn. Tiền lƣơng phải trả trong ngày Mức lƣơng tháng = Số ngày làm việc trong tháng theo quy định (2.7) + Tiền lƣơng giờ là tiền lƣơng trả cho một giờ làm việc, áp dụng cho ngƣời lao động trực tiếp không hƣởng lƣơng theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính giá tiền lƣơng trả theo sản phẩm. 9 Mức = lƣơng giờ Mức lƣơng ngày Số giờ làm việc trong ngày theo quy định (2.8) - Trả lƣơng theo thời gian có thƣởng là hình thức trả lƣơng tho thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lƣơng trong sản xuất kinh doanh nhƣ: Thƣởng do nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thƣởng do tăng năng suất lao động,… Trả lƣơng theo thời Trả lƣơng theo Các khoản = + gian có thƣởng thời gian giản đơn tiền thƣởng (2.9) Hạn chế của trả lương theo thời gian có thưởng: - Tiền lƣơng tính trả cho ngƣời lao động chƣa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động. - Chƣa tính đến một cách đầy đủ chất lƣợng lao động do đó chƣa phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế của tiền lƣơng trong việc kích thích sự phát triển của sản xuất và khả năng sẵn có của ngƣời lao động. - Chỉ những trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện thực hiện trả lƣơng theo sản phẩm thì mới áp dụng trả lƣơng theo thời gian. Tóm lại: Tiền lƣơng trả theo thời gian là hình thức chi trả thù lao dựa vào thời gian lao động, trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ. - Ƣu điểm: Đơn giản, dễ tính toán - Nhƣợc điểm: Chƣa chú ý đến chất lƣợng lao động, chƣa gắn với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích ngƣời lao động tăng năng suất lao động. b. Hình thức trả lương theo sản phẩm Là tiền lƣơng tính trả cho ngƣời lao động theo kết quả lao động khối lƣợng sản phẩm, công việc và lao vụ hoàn thành, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lƣợng đã quy định và đơn giá tiền lƣơng tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó. * Tiền lƣơng tính theo sản phẩm trực tiếp Tiền lƣơng đƣợc Số lƣợng sản phẩm = lãnh trong tháng công việc hoàn thành + Đơn giá tiền lƣơng (2.10) Tiền lƣơng đƣợc tính cho từng ngƣời lao động hay một tập thể lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. 10 Theo cách tính này không hạn chế khối lƣợng sản phẩm, công việc là hụt hay vƣợt mức quy định. * Tiền lƣơng tính theo sản phẩm gián tiếp Tiền lƣơng đƣợc Tiền lƣơng đƣợc lãnh Tỷ lệ tiền lƣơng = + lãnh trong tháng của bộ phận gián tiếp gián tiếp (2.11) Theo cách này tiền lƣơng cũng đƣợc tính cho từng ngƣời lao động hay một tập thể lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất. Cách tính lƣơng này làm cho ngƣời phục vụ sản xuất quan tâm đến kết quả sản xuất vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ * Tiền lƣơng tính theo sản phẩm có thƣởng Là tiền lƣơng tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ khen thƣởng của doanh nghiệp quy định. Khoản thƣởng đƣợc trích từ lợi ích kinh tế do tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng tỷ lệ sản phẩm đạt chất lƣợng cao, tăng năng suất lao động,… Tiền lƣơng tính theo sản phẩm có thƣởng đƣợc tính cho từng ngƣời lao động hay một tập thể lao động. * Tiền lƣơng tính theo sản phẩm lũy tiến Là hình thức trả lƣơng mà ngoài hình thức trả lƣơng theo sàn phẩm trực tiếp ngƣời ta còn căn cứ vào mức độ vƣợt định mức quy định để tính thêm tiền lƣơng theo tỉ lệ lũy tiến. Để áp dụng hình thức này, doanh nghiệp cần tổ chức quản lý tốt định mức lao động, kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Hình thức này ít khi đƣợc áp dụng do sử dụng hình thức này sẽ làm tăng chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. Nhƣng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp phải thực hiện gấp một đơn đặt hàng. * Tiền lƣơng khoán theo khối lƣợng công việc Đƣợc áp dụng đối với những khối lƣợng công việc hoặc những công việc cần phải đƣợc hoàn thành trong một thời gian nhất định. Để thực hiện cách tính lƣơng này cần chú ý kiểm tra tiến độ thực hiện và chất lƣợng công việc khi hoàn thành. Thƣờng áp dụng cho các công trình xây dựng cơ bản. c. Hình thức trả lương khoán Là hình thức trả lƣơng khi ngƣời lao động hoàn thành một khối lƣợng công việc theo đúng chất lƣợng đƣợc giao. 11 Tiền lƣơng = Mức lƣơng khoán * Tỷ lệ hoàn thành công việc (2.12) 2.1.2.4 Các hình thức đãi ngộ khác ngoài lƣơng Ngoài tiền lƣơng chính mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động thì ngƣời lao động còn đƣợc hƣởng thêm các khoản nhƣ: a. Thưởng * Thƣởng cuối năm: Hàng năm nếu Công ty kinh doanh có lãi Công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thƣởng cho NLĐ mức thƣởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm. Mức thƣởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lƣợng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty. Thƣởng cuối năm = Tỷ lệ % * Tổng lƣơng thực tế trong năm (2.13) 12 tháng Phòng Tổ chức hành chánh có trách nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thƣởng tháng lƣơng 13 trƣớc 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết. * Thƣởng tuần: Hàng tuần dựa trên việc đánh giá thực hiện công việc của CNV Trƣởng bộ phận sản xuất lập bảng đánh giá thực hiện công việc. Bảng đánh giá chuyển về Phòng Tổ chức hành chánh xem xét, sau đó chuyển Giám đốc duyệt làm căn cứ thƣởng cho ngƣời lao động. * Thƣởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày quốc khách, Tết Dƣơng lịch: Phòng Tổ chức hành chánh có trách nhiệm lập tờ trình BGĐ về số tiền thƣởng, dự toán tiền thƣởng trình BGĐ trƣớc 15 ngày so với ngày lễ tƣơng ứng, lập danh sách cán bộ CNV đƣợc thƣởng trƣớc 3 ngày so với ngày lễ tƣơng ứng. * Thƣởng thâm niên: Thâm niên đƣợc tính chi tiết tới từng tháng (nếu từ 15 ngày trở lên thì tính đủ tháng, nếu dƣới 15 ngày thì không đƣợc tính đủ tháng). Tiền thƣởng = thâm niên Số tháng thâm niên * Số tiền thâm niên 1 tháng (2.14) Phòng Tổ chức hành chánh có trách nhiệm lập tờ trình về số tiền thâm niên của 1 tháng, dự toán tổng tiền thâm niên trƣớc 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết. Thƣởng thâm niên thƣờng đƣợc trả vào cuối năm (Âm lịch). 12 * Thƣởng đạt doanh thu: Phòng Kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao đƣợc thuởng phần trăm doanh thu hàng tháng, trƣờng hợp vƣợt doanh thu thì Phòng Kinh doanh làm tờ trình về việc đạt doanh thu, mức đƣợc hƣởng cho từng CNV trình BGĐ duyệt và chuyển cho Phòng Kế toán trả cùng với lƣơng tháng. b. Phụ cấp * Phụ cấp làm thêm Theo khoản 1 điều 97 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: “Ngƣời lao động làm thêm giờ đƣợc trả lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng theo công việc đang làm nhƣ sau: - Vào ngày thƣờng, ít nhất bằng 150%; - Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; - Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hƣởng lƣơng, ít nhất bằng 300% chƣa kể tiền lƣơng ngày lễ, ngày nghỉ có hƣởng lƣơng đối với ngƣời lao động hƣởng lƣơng ngày”. * Phụ cấp làm đêm Theo điều 105 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: “Giờ làm việc ban đêm đƣợc tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”. Và theo khoản điều 97 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: “Ngƣời lao động làm việc vào ban đêm, thì đƣợc trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng theo công việc của ngày bình thƣờng”. * Phụ cấp lao động làm thêm giờ vào ban đêm Theo khoản 3 điều 97 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: “Ngoài việc trả lƣơng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, ngƣời lao động còn đƣợc trả thêm 20% tiền lƣơng tính theo đơn giá tiền lƣơng hoặc tiền lƣơng theo công việc làm vào ban ngày”. * Phụ cấp độc hại Theo thông tƣ số 07/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc hƣớng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức nhƣ sau: “Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thƣờng chƣa đƣợc tính vào hệ số lƣơng. 13 Mức phụ cấp độc hại nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lƣơng tối thiểu chung”. c. Ngày nghỉ * Nghỉ lễ, tết Theo điều 115 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: - “Ngƣời lao động đƣợc nghỉ làm việc, hƣởng nguyên lƣơng trong những ngày lễ, tết sau đây: + Tết Dƣơng lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dƣơng lịch); + Tết Âm lịch 05 ngày; + Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dƣơng lịch); + Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dƣơng lịch); + Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dƣơng lịch); + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vƣơng 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Lao động là công dân nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn đƣợc nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nƣớc họ. - Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì ngƣời lao động đƣợc nghỉ bù vào ngày kế tiếp”. * Nghỉ việc riêng, nghỉ không hƣởng lƣơng Theo điều 116 của Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì: - “Ngƣời lao động đƣợc nghỉ việc riêng mà vẫn hƣởng nguyên lƣơng trong những trƣờng hợp sau đây: + Kết hôn: nghỉ 03 ngày; + Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; + Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày. - Ngƣời lao động đƣợc nghỉ không hƣởng lƣơng 01 ngày và phải thông báo với ngƣời sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. - Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này ngƣời lao động có thể thoả thuận với ngƣời sử dụng lao động để nghỉ không hƣởng lƣơng”. 14 2.1.3 Qũy tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 2.1.3.1 Qũy tiền lƣơng a. Định nghĩa Là toàn bộ số tiền lƣơng tính theo số công nhân viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả lƣơng. Thành phần quỹ tiền lƣơng của doanh nghiệp bao gồm: - Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian thực tế lao động làm việc; - Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian lao động ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi học; - Các loại tiền lƣơng trong sản xuất, các khoản phụ cấp thƣờng xuyên;…. b. Phân loại Qũy tiền lƣơng có 2 loại: - Qũy lƣơng chính: Tính theo khối lƣợng công việc hoàn thành hoặc thời gian làm việc thực tế của ngƣời lao động tại doanh nghiệp. - Qũy lƣơng phụ: Trả cho thời gian ngƣời lao động không làm việc tại doanh nghiệp nhƣng vẫn đƣợc hƣởng lƣơng theo chế độ quy định của luật lao động hiện hành. 2.1.3.2 Các khoản trích theo lƣơng a. Bảo hiểm xã hội Qũy BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho ngƣời lao động có tham gia đóng quỹ trong các trƣờng hợp bị mất khả năng lao động nhƣ: ốm đau, thai sản, mất sức, tai nạn,… Theo quy định hiện hành, quỹ đƣợc trích 26% trên tổng quỹ lƣơng. Trong đó 18% đƣợc tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ và 8% do ngƣời lao động đóng góp (trừ trực tiếp vào lƣơng của ngƣời lao động). Doanh nhiệp nộp hết 26% cho cơ quan BHXH. b. Bảo hiểm y tế Qũy BHYT là quỹ dùng để đài thọ ngƣời lao động tham gia đóng góp trong các hoạt động khám chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành, quỹ đƣợc trích 4,5 % trên tổng số tiền lƣơng cấp bậc. Trong đó 3% đƣợc tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp còn 1,5% do ngƣời lao động đóng góp (trừ trực tiếp vào lƣơng của ngƣời lao động). Khi 15 tính đƣợc mức trích BHYT thì doanh nghiệp sẽ nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. c. Bảo hiểm thất nghiệp Qũy BHTN là quỹ đƣợc hình thành một cách thƣờng xuyên, liên tục và qua đó sử dụng quỹ nhằm hỗ trợ tài chính cho một bộ phận không may ròi vào tình trạng thất nghiệp. Theo chế độ hiện hành, BHTN đƣợc trích 3% theo tiền lƣơng và phụ cấp; trong đó doanh nghiệp chi 1% (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), 1% do ngƣời lao động đóng góp (trừ vào tiền lƣơng hàng tháng của ngƣời lao động) và 1% còn lại đƣợc Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ. Khi nộp thì doanh nghiệp chỉ nộp 2%. d. Kinh phí công đoàn Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ cho công đoàn các cấp. Theo chế độ hiện hành, KPCĐ đƣợc trích theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lƣơng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tóm lại: Các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở về sau đƣợc trích theo tỷ lệ 35,5% tiền lƣơng và phụ cấp của ngƣời lao động: - Doanh nghiệp chi 24% đƣa vào chi phí của bộ phận sử dụng ngƣời lao động - Cá nhân đóng góp 10,5% trừ vào lƣơng hàng tháng của ngƣời lao động - Ngân sách nhà nƣớc hôc trợ 1% chuyển cho cơ quan BHXH Trong tỷ lệ trích nộp 34,5%, doanh nghiệp nộp 26% BHXH, 2% BHTN, 4,5% BHYT, 1% KPCĐ (do doanh nghiệp giữ lại 1% KPCĐ) và Ngân sách hỗ trợ 1% BHTN chuyển cho BHXH. 2.1.4 Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích lƣơng Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng là một khâu quan trọng của doanh nghiệp, nhằm khoản ánh các khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng cùng các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của ngƣời lao động và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp đối với ngƣời lao động trong kỳ kế toán. 16 2.1.4.1 Yêu vầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lƣơng a. Yêu cầu - Nắm vững các thông tin về lƣơng của nhân viên, các thông tin về phụ cấp, các nhân tố ảnh hƣởng đến phụ cấp - Biết cách tính và khai báo cáo các khoản phụ cấp, thu nhập và các khoản khấu trừ. - Hiểu biết các yếu tố có ảnh hƣởng đến nghiệp vụ nhân sự và tính lƣơng của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ: kì tính lƣơng, số ngày/giờ làm việc trong tháng, cách tính lƣơng có thay đổi trong kì, mức bảo hiểm phải đóng bắt buộc, các thông số thuế thu nhập cá nhân… b. Nhiệm vụ Để phục vụ cho việc điều hành, quản lý lao động và tiền lƣơng có hiệu quả thì kế toán tiền lƣơng trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ, số lƣợng, thời gian và kết quả lao động. Tính đúng, thanh toán kịp thời, đầy đủ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lƣơng và tình hình sử dụng quỹ tiền lƣơng. - Hƣớng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về ngƣời lao động và tiền lƣơng. Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lƣơng đúng chế độ, đúng phƣơng pháp. - Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tƣợng chi phí tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kê toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lƣơng, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiêp. 2.1.4.2 Hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng a. Kế toán tiền lương * Tài khoản sử dụng: “ Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho ngƣời lao động nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng ,… và các khoản thu nhập khác thuộc về ngƣời lao động. 17 Kết cấu tài khoản Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động Số còn phải trả ngƣời lao động kỳ trƣớc. - Lƣơng và các khoản phải trả ngƣời lao động - Lƣơng và các khoản đã trả cho ngƣời lao động. - Các khoản đã trừ vào lƣơng cho ngƣời lao động (bồi thƣờng, các khoản bảo hiểm doanh nghiệp nộp thay) . Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số còn lại phải trả ngƣời lao động Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên. - Tài khoản 3348 – Phải trả ngƣời lao động khác. * Chứng từ sử dụng: Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 20/03/2006 các chứng từ ban đầu dùng hạch toán tiền lƣơng thuộc chỉ tiêu lao động, tiền lƣơng gồm các mẫu sau: - Mẫu số 01a-LĐTL Bảng chấm công - Mẫu số 01b-LĐTL Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 02-LĐTL Bảng thanh toán tiền lƣơng - Mẫu số 03-LĐTL Bảng thanh toán tiền thƣởng - Mẫu số 04-LĐTL Giấy đi đƣờng - Mẫu số 06-LĐTL Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Mẫu số 07-LĐTL Bảng thanh toán tiền thuê ngoài - Mẫu số 08-LĐTL Hợp đồng giao khoán - Mẫu số 09-LĐTL Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán * Nguyên tắc hạch toán: - Toàn bộ các khoản thu nhập của ngƣời lao động trong doanh nghiệp phải đƣợc hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên. - Chi phí tiền lƣơng, tiền công cần đƣợc hạch toán chính xác cho từng đối tƣợng chịu chi phí trong kỳ. 18 - Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và các văn bản hƣớng dẫn về chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đối với ngƣời lao động. * Phƣơng pháp hạch toán tiền lƣơng Phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ chủ yếu TK 111,112 TK 334 Thanh toán lƣơng bằng tiền mặt và chuyển khoản TK 214 Tính lƣơng ở bộ phận sửa chữa lớn TSCĐ TK 138 TK 622,627 Trừ lƣơng bồi thƣờng của nhân viên Tính lƣơng CNTTSX và Phân xƣởng SXC TK 333 TK 641,642 Trừ lƣơng trả thay thuế thu nhập cá nhân Tính lƣơng bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp TK 338 Các khoản BHXH trả cho ngƣời lao động TK 431 Tiền thƣởng phải trả cho nhân viên TK 335 TK 622 Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép cho công nhân viên Nguồn Sách Kế toán tài chính – Phan Đức Dũng, 2006 (Trang 341) Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 19 b. Kế toán các khoản trích theo lương * Tài khoản sử dụng: “Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác - Số đã trích chƣa sử dụng hết - Các khoản đã nộp cho cơ quan - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, quản lý các quỹ. BHTN theo tỷ lệ với tiền lƣơng. - Các khoản đã chi về kinh phí công - Tổng doanh thu chƣa thực hiện thực đoàn tế phát sinh trong kỳ. - Xử lý giá trị tài sản thừa - Các khoản phải nộp phải trả hay thu - Kết chuển doanh thu chƣa thực hộ. hiện vào doanh thu bán hàng tƣơng - Gía trị tài sản thừa chờ xử lý. ứng kỳ kế toán. - Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải - Các khoản đã trả đã nộp khác nộp, phải trả đƣợc hoàn lại. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Số trả thừa, nộp thừa vƣợt chi Số tiền còn phải nộp phải trả và chƣa đƣợc thanh toán (Nếu có). giá trị tài sản thừa chƣa xử lý. Tài khoản này có 8 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết - Tài khoản 3381 – Kinh phí công đoàn - Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội - Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế - Tài khoản 3385 – Phải trả về cổ phần hóa - Tài khoản 3386 – Nhận ký quỹ ký cƣợc ngắn hạn - Tài khoản 3387 – Doanh thu chƣa thực hiện - Tài khoản 3388 – Phải trả, phải nộp khác - Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp * Chứng từ sử dụng: Theo quyết định 15/2006/BTC- Bộ Tài chính năm 2006 thì các khoản trích theo lƣơng sẽ đƣợc sử dụng các bảng sau: - Mẫu số 10-LĐTL Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng - Mẫu số 11-LĐTL Bảng phân bổ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội 20 * Nguyên tắc hạch toán các khoản trích theo lương - Phải đảm báo các thủ tục, chứng từ, hồ sơ, liên quan đến các khoản phải nộp, phải trả theo quy định hiện hành nhƣ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,c bảo hiểm thất nghiệp, phải theo dõi chi tiết từng nội dung, từng đối tƣợng. - Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và các văn bản hƣớng dẫn về chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đối với ngƣời lao động. * Phƣơng pháp hạch toán các khoản trích theo lƣơng TK 111 TK 338 Chi BHXH, BHYT, KPCĐ và bằng tiền mặt TK 622 Trích BHXH, KPCĐ, BHYT tính vào tiền lƣơng CNTTSX TK 112 TK 627 Chi BHXH, BHYT, KPCĐ và bằng tiền gửi ngân hàng Trích BHXH, KPCĐ, BHYT tính vào tiền lƣơng NVQLPX TK 138 TK 641,642 Trừ tiền BHXH cho ngƣời lao động Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào lƣơng ở bộ phận bán hàng và QLDN TK 241 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ Tính vào lƣơng ở bộ phận sữa chữa lớn TSCĐ và bộ phận xây dựng cơ bản TK 334 Trừ lƣơng của ngƣời lao động về khoản BHXH và BHYT phải nộp Nguồn Sách Kế toán tài chính – Phan Đức Dũng, 2006 (Trang 348, 349) Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản 338 21 2.1.5 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ thƣờng phù hợp với các chứng từ có quy mô lớn, sử dụng nhiều tài khoản kế toán (lƣợng nghiệp vụ phát sinh nhiều). 2.1.5.1 Đặc trƣng cơ bản - Tách rời việc ghi sổ theo trình tự thời gian với phân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt là Sổ Đăng Ký Chứng Từ Ghi Sổ và Sổ Cái. - Căn cứ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp là Chứng Từ Ghi Sổ, còn căn cứ để ghi vào các sổ chi tiết là chứng từ gốc kèm theo các Chứng từ Ghi Sổ đã lập; cho nên việc ghi chép kế toán tổng hợp và ghi chép kế toán chi tiết tách rời nhau. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập dựa trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ đƣợc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) - Mỗi tài khoản kế toán cấp 1 đƣợc ghi ở một tờ sổ riêng (Sổ Cái) nên cuối tháng phải lập bảng đối chiếu số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ cái. 2.1.5.2 Các loại sổ sử dụng chủ yếu Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ Cái - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 2.1.5.3 Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, thẻ kê toán chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số 22 phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dƣ của từng tài khoản trên sổ Ccái. Căn cứ vào sổ cái lập bản Cân đối Số phát sinh. - Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ bằng tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ; và số dƣ của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dƣ của từng tài khoản tƣơng ứng trên bảng Tổng hợp chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ „ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Nguồn Theo Quyết định 15/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính Hình 2.3 Hình thức chứng từ ghi sổ 23 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Trong bài viết sử dụng số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức Hành chánh của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. Còn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ tài liệu của cơ quan, sách, báo, và internet. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh gồm So sánh số tƣơng đối và so sánh số tuyết đối. - Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối: Sẽ giúp nắm đƣợc những biến động và xu hƣớng biến động về kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2011 đến tháng 06 năm 2014. Để so sánh ta áp dụng công thức sau: Chỉ tiêu kỳ phân tích – chỉ tiêu kỳ gốc Số tƣơng đối = x 100% (2.15) Chỉ tiêu kỳ gốc - Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu (chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc). Phản ánh đƣợc quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, qua phân tích chúng ta sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động của kết quả hoạt động qua các năm. Công thức đƣợc tính nhƣ sau: Số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ phân tích – Chỉ tiêu kỳ gốc (2.16) Phƣơng pháp kế toán: Dựa vào các chúng từ gốc liên quan để phản ánh và kiểm chứng các nghiệp vụ kinh tế Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để mô tả lại quy trình tính lƣơng và ghi chép sổ sách của kế toán, phƣơng pháp này để chỉ ra thực trạng thực hiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng biểu đồ để thể hiện đặc điểm của tình hình lao động tại đơn vị. 24 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Do Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần mía đƣờng Cần Thơ nên Lịch sử hình thanh đều lấy từ Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ. 3.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Xí nghiệp - Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ - Tên tiếng Anh: CANTHO SUGAR JOINT STOCK COMPANY - Tên tiếng Anh viết tắt: CASUCO - Loại hình công ty: Công ty Cổ phần - Trụ sở chính: Số 1284 Trần Hƣng Đạo, Khu Vực 1, Phƣờng 7, Thành Phố Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang. - Điện thoại: 0711. 3879. 351 – 0711. 3879. 140 - Fax: 0711. 3879. 351– 0711. 3879. 140 - Email: xndvithanh@casuco.com.vn - Website: www.casuco.com.vn - Tƣ cách pháp nhân: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản chuyên thu, chi tại ngân hàng và chịu sự quản lý của Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ. Giấy chứng nhận kinh doanh số 6403000018 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hậu Giang cấp lần đầu ngày 09/06/2005. Đăng ký thay đổi và cấp lại lần thứ 03 vào ngày 06/02/2014 với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 1800283278-001. 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.2.1 Quá trình hình thành Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ, đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 16/09/1995 và hoàn thành vào ngày 31/12/1998. Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ (CASUCO) tiền thân là Công ty Mía đƣờng Cần Thơ đƣợc thành lập theo Quyết định số 2232/QĐ.Ct.HC.95 ngày 15/11/1995 của UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) để thực hiện xây dựng 2 nhà 25 máy là: Nhà Máy đƣờng Vị Thanh (công suất thiết kế 1.000 tấn mía/ năm) và Nhà Máy đƣờng Phụng Hiệp (công suất thiết kế 1250 tấn mía/ năm). Năm 2004, thực hiện Quyết định số 28/2004/QĐ- TTg ngày 04/03/2004 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn đối với các nhà máy và công ty đƣờng. UBND tỉnh Hậu Giang đã có Quyết định số 1927/QĐ-CT-UB ngày 03/12/2004 về việc chuyển đổi Công ty Mía đƣờng Cần Thơ thành Công Ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ (CASUCO). 3.1.2.1 Quá trình phát triển Xí nghiệp luôn chú trọng vấn đề đặt chất lƣợng lên hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp sẵn sàng cung ứng cho khách hàng các sản phẩm đạt chất lƣợng tiêu chuẩn, giá cả phải chăng với phƣơng thức linh hoạt, phục vụ ân cần, giao hàng đúng hẹn và có chế độ khuyến mãi chu đáo. Sau gần 20 năm hoạt động Xí nghiệp đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vị thế của mình ở thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. Xí nghiệp đạt đƣợc chứng nhận: Hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; Hệ thống quản lý môi trƣờng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001:2006; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn ISO 22000:2005; Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 7968:2008; Sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn TCVN 6958:2001. 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH HOẶC CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh sản xuất đƣờng, các sản phẩm của ngành mía đƣờng, cung ứng mía giống, sản xuất nƣớc đá sạch cung cấp cho thị trƣờng Vị Thanh, Vị Thủy, Gò Quao,... Ngoài ra Xí nghiệp còn sản xuất điện để phục vụ cho Xí nghiệp và Công ty. 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Xí nghiệp Đƣờng Vị Thanh có chức năng đảm nhiệm thu mua, sản xuất, cung ứng cho thị trƣờng những sản phẩm làm ra từ mía. Xí nghiệp luôn đặt vấn đề chất lƣợng lên hàng đầu trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp sẵn sàng cung ứng cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lƣợng, giá cả phải chăng, với phƣơng thức linh hoạt, phục vụ ân cần, giao hàng đúng hẹn và chế độ khuyến mãi chu đáo. 26 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Cơ cấu tổ chức Mỗi cơ quan hay doanh nghiệp đều cần phải có một cơ cấu tổ chức cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Dƣới đây là cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh. Đội trƣởng đội bảo vệ PHÓ GIÁM ĐỐC NGUYÊN LIỆU Trƣởng phòng tổ chức hành chánh Trƣởng phòng tài chính kế toán Trƣởng phòng nông vụ Trƣởng phòng hóa nghiệm GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ - KẾ HOẠCH Trƣởng phòng kỹ thuật NC & PT Trƣởng phòng kế hoạch vật tƣ Đội trƣởng đội xử lý chất thải PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Quản đốc xƣởng cơ khí Quản Đốc Xƣởng đƣờng Tổ bán hàng Nguồn Phòng Tài chính kế toán Xí nghiệp đường Vị Thanh Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp đường Vị Thanh 27 3.3.2 Chức năng nhiệm vụ a. Giám đốc - Là ngƣời đứng đầu Xí Nghiệp và chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động của Xí Nghiệp theo pháp luật của nhà nƣớc qui định - Ký kết các hợp đồng kinh tế về việc mua - bán hàng hóa, sản phẩm. - Trực tiếp lãnh đạo các phòng, xƣởng, tổ,… thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ. b. Phó giám đốc sản xuất - Trực tiếp chỉ đạo xƣởng đƣờng (các tổ trực thƣợc xƣởng đƣờng), xƣởng cơ khí, đội xử lý chất thải. - Kiểm tra dây chuyền sản xuất và các thông số kỹ thuật - Chịu trách nhiệm trực tiếp về lĩnh vực sản xuất - Giúp cho giám đốc về các khâu trong dây chuyền sản xuất. c. Phó Giám đốc kinh tế kế hoạch - Trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính- kế toán, Phòng kế hoạch- vật tƣ, tổ bán hàng. - Tham mƣu xây dựng kế hoạch sản xuất, sửa chữa định kỳ trình Giám Đốc xem xét. - Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, bảo hiểm lao động, quản lý mua bán đƣờng, mật, nƣớc đá,… - Đề xuất hệ số lƣơng hiệu quả theo từng chức danh trong phạm vi lĩnh vực phụ trách. - Giúp cho giám đốc điều hành các công việc trong Xí nghiệp. d. Phó giám đốc nguyên liệu - Chỉ đạo điều hành và thực hiện các mặt công tác có liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ nguyên liệu, lãnh đạo trực tiếp phòng nông vụ. - Chịu trách nhiệm về thu mua mía nguyên liệu, đầu tƣ nguyên liệu. Đề xuất phƣơng án và chính sách xây dựng và phát triển vùng mía nguyên liệu. Ký kết hợp đồng tiêu thụ mía và thu mua mía theo chủ trƣơng chỉ đạo của Giám đốc. - Giúp Giám đốc điều hành các công việc trong Xí Nghiệp, đầu tƣ và thu mua mía nguyên liệu. 28 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Cơ cấu tổ chức Tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung, phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán, chịu trách nhiệm thu nhận xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của Xí nghiệp. Phòng kế toán lƣu trữ, bảo quản toàn bộ hồ sơ tài liệu kế toán của Xí nghiệp. Do đơn vị không có kế toán tiền lƣơng mà chỉ có nhân viên tính lƣơng cho toàn Xí nghiệp. Nhân viên tính lƣơng thuộc quản lý của Phòng Tổ chức hành chánh nên trong sơ đồ không có thể hiện vị trí kế toán tiền lƣơng. Dƣới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của phòng kế toán. TRƢỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN Nhân viên kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán thanh toán Nhân viên kế toán vật tƣ Thủ quỹ Nguồn: Phòng tài chính-kế toán Xí nghiệp đường Vị Thanh Hình 3.2 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 3.4.2 Chức năng nhiệm vụ 3.4.2.1 Trưởng phòng tài chính kế toán - Chấp hành và thực hiện đúng theo các quy định của Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành của Nhà nƣớc. - Chấp hành sự lãnh đạo của Giám đốc Xí nghiệp, đồng thời chấp hành theo kế hoạch nghiệp vụ của trƣởng phòng Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ. - Có ý kiến thỏa thuận trong việc tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng cấp bậc khen thƣởng, thi hành kỷ luật các nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong Xí nghiệp. - Ký tên có giá trị pháp lý trong các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng. 29 - Giúp Giám Đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thống kê thông tin kinh tế, kinh doanh ở Xí nghiệp. - Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ kết quả kiểm kê hàng tháng. 3.4.2.2 Nhân viên kế toán tổng hợp - Chấp hành và thực hiện đúng theo các qui định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành của nhà nƣớc. - Khi phát hiện những vấn đề sai phạm trong công tác quản lý kế toán của xí nghiệp phản ánh kịp thời cho trƣởng phòng để xử lý . - Thay mặt trƣởng phòng giải quyết các công viêc nội bộ khi trƣởng phòng vắng mặt . - Tham gia các cuộc họp giao ban cùng ban giám đốc của xí nghiệp. - Lập kế hoạch nhận vốn sản xuất từ Công ty theo định kỳ, trình Giám đốc Xí nghiệp ký gởi về Công ty phê duyệt. - Tổng hợp toàn bộ các chứng từ liên quan đến công tác quyết toán của Xí nghiệp, kiểm tra, đối chiếu toàn bộ chi tiết về việc ghi chép sổ sách, các báo cáo sổ kế toán chi tiết, đối chiếu số dƣ hàng tháng. - Kế toán tất cả các nghiệp vụ về tài sản cố định cũng nhƣ lập lý lịch, thẻ theo dõi và báo cáo về tình hình tăng giảm tài sản cố định. - Theo dõi tính toán chi tiết các khoản thanh toán với cán bộ công nhân viên về thu nhập và nghĩa vụ. - Kế toán chi tiết cá khoản trích trƣớc chi phí sửa chữa thƣờng xuyên và định kỳ, chi phí tiền lƣơng, chi phí nguyên vật liệu,... - Phân bổ khấu hao công cụ dụng cụ, tập hợp chi phí và tính giá thành theo phân cấp của Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ. - Lập báo cáo kế toán, thống kê theo quy định, giao dịch với ngân hàng về số dƣ, đối chiếu các nghiệp vụ liên quan, đối chiếu số liệu với các bộ phận trong Xí nghiệp. - Hàng tháng lập chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ trình Trƣởng phòng ký khóa sổ, trình Giám đốc ký duyệt. 30 3.4.2.3 Nhân viên kế toán thanh toán - Kế toán chi tiết toàn bộ vốn lƣu động. - Mở sổ sách chi tiết theo dõi về tiền mặt, tiền gửi, chi phí sản xuất chung và các chi phí khác có liên quan - Chấp hành và thực hiện đúng theo các qui định của luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành của nhà nƣớc. - Đƣợc giao dịch với ngân hàng theo sự phân công của phụ trách phòng kế toán. Đƣợc giao dịch với nhà cung cấp nguyên liệu (mía) cho xí nghiệp trong việc thu mua. - Có quyền từ chối thanh toán khi các chứng từ không đầy đủ, không hợp lý hoặc không chính xác. Báo cáo phụ trách phòng, các công việc cần giao dịch với nhiều ngƣời ngoài phòng tài chính – kế toán. - Đảm bảo công tác thu – chi tài chính, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ gốc của các bộ phận, đảm bảo kiểm soát sự chính xác, hợp lệ của chứng từ. - Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu của trƣởng phòng Tài chính - Kế toán hoặc Giám Đốc xí nghiệp. - Hàng tháng lập báo cáo chi tiết gửi về kế toán tổng hợp (kể cả việc ghi chứng từ ghi sổ). Chi tiết các khoản tính thuế đầu vào. Thực hiện các thủ tục liên quan đến nghiệp vụ theo quy định. 3.4.2.4 Nhân viên kế toán vật tư - Chấp hành và thực hiện đúng theo các quy định của Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, các văn bản pháp luật có liên quan hiện hành của Nhà nƣớc. - Thƣờng xuyên kiểm soát dữ liệu trên phần mềm kế toán thuộc lĩnh vực mình phụ trách phát hiện những sai sót để kịp thời báo Trƣởng phòng đề xuất hƣớng xử lý. - Kiểm tra, giám sát công việc giao nhận hàng hóa, vật tƣ nhập kho (ký biên bản nhập kho). - Kiểm tra hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng đầu vào để thực hiện lập phiếu nhập kho; kiểm tra các thủ tục đề nghị nhận vật tƣ sử dụng để lập phiếu xuất kho. - Mở sổ sách hạch toán và quản trị tất cả các tài khoản thuộc lĩnh vực kế toán đang phụ trách. - Lập báo cáo nhập, xuất, tồn kho vật tƣ theo định kỳ hay đột xuất theo yêu cầu của Trƣởng phòng tài chính-kế toán hoặc Giám đốc Xí nghiệp. 31 - Thƣờng xuyên đối chiếu số liệu đã thống kê đƣợc với các phần hành kế toán trong Phòng và các bộ phận có liên quan. 3.4.2.5 Thủ quỹ - Quản lý, bảo quản, giữ gìn kho quỹ của Xí nghiệp. - Ghi chép sổ quỹ để đối chiếu với kế toán vốn lƣu động hàng ngày. - Thực hiện nhiệm vụ thu chi theo lệnh. - Giao dịch với ngân hàng (rút, nộp tiền theo lệnh của phụ trách phòng). - Ngoài ra thủ quỹ còn kiêm thêm việc: + Quản lý công tác hành chánh, văn thƣ của phòng. + Chấm công theo dõi tình hình chấp hành nội quy của cán bộ công nhân viên trong phòng. + Theo dõi đối chiếu ngày phép của phòng. - Có quyền từ chối thanh toán nếu phát hiện các chứng từ thanh toán (hoặc lệnh thanh toán) không đầy đủ hợp lý. - Có quyền đề xuất với lãnh đạo phòng về công tác quản lý kho quỹ. - Tham gia các cuộc hội họp thi đua trong phòng. 3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 3.4.3.1 Chế độ kế toán Áp dụng hệ thống tài khoản theo QĐ 15/2006/QĐ – BTC. Kế toán hàng tồn kho theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Tính trị giá hàng xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền. Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01, kết thúc ngày 31/12 cùng năm. Đơn vị tiền tệ ghi sổ là Đồng Việt Nam. Tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế. Khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. 3.4.3.2 Hình thức kế toán Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ trên máy vi tính. (Xem trang 22) 32 3.4.4 Phƣơng pháp tính lƣơng Tiền lƣơng do phòng tổ chức hành chánh tính vào cuối mỗi tháng. Sau đó đƣợc trình cho Ban Giám đốc ký duyệt. Tiếp theo sẽ chuyển các bảng lƣơng sang cho phòng kế toán để thanh toán cho các bộ phận trong Xí nghiệp. Với mức lƣơng cơ sở là 1.150.000 đồng/ ngƣời/ tháng và số ngày làm việc trong tháng là 24 ngày. Tiền lƣơng trả theo quy chế, phù hợp với đơn giá thực tế tiền lƣơng, đƣợc tính căn cứ vào nội dung công việc, thời gian làm việc thực tế, trình độ, cấp bậc và thang lƣơng của ngƣời lao động. Hệ số lƣơng tăng theo thâm niên làm việc nhƣng chỉ tăng đến khi đạt tối đa đến mức giới hạn của thang lƣơng. 3.4..4.1 Hình thức tính lương tại đơn vị Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian (trả lƣơng một gói). Do vậy xí nghiệp đƣờng Vị Thanh cũng áp dụng hình thức trả lƣơng này tại đơn vị của mình. Theo quy định hiện hành thì hệ số lƣơng bậc đại học là 2,34; Hệ số lƣơng bậc cao đẳng là 1,80; Hệ số lƣơng bậc trung cấp là 1,50 và Hệ số lƣơng bậc dƣới trung cấp là 1,00. Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh sử dụng bảng chấm công, bảng lƣơng để làm căn cứ tính lƣơng cho công nhân viên. Công thức tính lƣơng thời gian tại xí nghiệp nhƣ sau: (HSL + Tổng HSPC)* MLCS (SNLTT+ Tiền lƣơng số = * (3.1) ngày làm việc SNBNCTC) Số ngày công tiêu chuẩn (24) Trong đó: HSL: Hệ số lƣơng HSPC: Hệ số phụ cấp MLCS: Mức lƣơng cơ sở SNLTT: Số ngày làm thực tế SNBNCTC: Số ngày bù ngày công tiêu chuẩn Tiền lƣơng số Số ngày (HSL + Tổng HSPC)* MLCS ngày nghỉ có = * nghỉ hƣởng hƣởng lƣơng lƣơng Số ngày công tiêu chuẩn (24) theo chế độ Trong đó: HSL: Hệ số lƣơng HSPC: Hệ số phụ cấp MLCS: Mức lƣơng cơ sở 33 (3.2) Lƣơng hiệu quả Tiền lƣơng = * làm thêm Ngày công tiêu chuẩn (24) Số ngày Tỷ lệ * làm thêm % (3.3) Tỷ lệ % đƣợc hƣởng theo quy định hiện hành là: - Vào ngày thƣờng ít nhất 150% - Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất 200%. - Vào ngày nghỉ có hƣởng lƣơng theo luật lao động ít nhất 300% Tiền lƣơng làm thêm sẽ có phụ cấp làm đêm nếu công nhân làm việc vào ban đêm, phụ cấp làm đêm đƣợc hƣởng tỷ lệ 30% ngày làm thêm bình thƣờng. Nếu thời gian làm thêm tính theo giờ thì tỷ lệ 100% đối với số giờ làm thêm bố trí nghỉ và tỷ lệ 150% đối với giờ làm vào ngày nghỉ. Tổng = lƣơng Tiền lƣơng cơ bản + Tiền lƣơng làm thêm và phụ cấp + Tiền lƣơng số * ngày nghỉ có hƣởng lƣơng theo chế độ Hệ số bình xét (3.4) Cuối tháng lƣơng của công nhân lãnh đƣợc là: Lƣơng thực lãnh = Tổng lƣơng – Tạm ứng – Các khoản trích (3.5) Trong các khoản trích theo lƣơng cho ngƣời lao động bao gồm Bảo hiểm thất nghiệp 1%, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội 9,5%. 3.4.4.2 Ngày công Thể hiện số ngày làm việc thực tế của ngƣời lao động. Xí nghiệp quy định ngày công chuẩn của một tháng là 24 ngày (Làm việc từ thứ 2 đến sáng thứ 7). Tùy vào số ngày làm việc của mỗi nhân viên mà xí nghiệp sẽ có mức điều chỉnh lƣơng cơ bản một cách hợp lý. Mỗi phòng sẽ có ngƣời chấm công riêng và hàng ngày khi nhân viên đi làm ngƣời chấm công sẽ có trách nhiệm lâp và ghi vào bảng chấm công theo ký hiệu đƣợc quy định. Ví dụ: - Ký hiệu X: Có mặt - Ký hiệu CT: Công tác - Ký hiệu P: Vắng có phép,...... Cuối tháng nhân viên chấm công sẽ tổng hợp số ngày công của từng nhân viên chia thành các loại nhƣ sau: 34 - Số ngày công làm việc thực tế: Là số ngày mà nhân viên làm việc theo đúng thời gian quy định - Số ngày nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng theo chế độ: Là số ngày nghỉ lễ, tết, phép theo quy định; Số ngày nghỉ ngừng việc, Số phút nghỉ phép trong thời gian làm việc (đối với nhân viên làm việc theo ca). - Số ngày công nghỉ không hƣởng lƣơng: Là số ngày mà nhân viên xin nghỉ có việc riêng và đã đƣợc chấp nhận. Những ngày nghỉ này sẽ không đƣợc nhận lƣơng. - Số ngày công đƣợc hƣởng Bảo hiểm xã hội: Là số ngày mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng do cơ quan Bảo hiểm xã hội trả thay trong các trƣờng hợp nhƣ: Tai nạn, bệnh, thai sản,.... có đầy đủ giấy tờ chứng minh hợp lệ. 3.4.4.3 Thưởng và phụ cấp Thƣởng lễ, Tết: Vào các dịp lễ lớn nhƣ 2/9, 30/04 nhân viên sẽ đƣợc thƣởng từ xí nghiệp và công ty; Để động viên tinh thần làm việc cho nhân viên Xí nghiệp còn thƣởng tháng 13 vào dịp Tết nguyên đán. Phụ cấp: Tùy theo chức vụ và trình độ của mỗi nhân viên sẽ có từng loại phụ cấp khác nhau nhƣ: . - Phụ cấp làm thêm: Là số tiền bồi dƣỡng, động viên nhân viên khi trực ca đêm tại xí nghiệp. - Phụ cấp tiền ăn: cho tất cả các nhân viên, khi nhân làm việc đủ 8 tiếng trong ngày sẽ đƣợc hỗ trợ một suất ăn trị giá 18.000đ/ngày - Phụ cấp xăng xe: đối với những nhân viên đi công tác xa nhằm làm giảm gánh nặng chi phí cho nhân viên khi đi công tác xa. 3.4.4.4 Phương pháp trả lương Xí nghiệp trả lƣơng cho nhân viên bằng tiền mặt và chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên việc trả lƣơng bằng tiền mặt vẫn phổ biến hơn. Do thời gian tính lƣơng của Xí nghiệp từ ngày 25 của tháng này đến 24 của tháng sau nên trả lƣơng theo tình tự sau: - Đầu tháng: Thanh toán tiền lƣơng tháng trƣớc sau khi đã trừ các khoản tạm ứng và các khoản trích vào lƣơng cho nhân viên có tham gia lao động trong Xí nghiệp. Thanh toán qua thẻ cho các nhân viên có đăng ký nhận tiền lƣơng qua tài khoản tại ngân hàng. Và những nhân viên còn lại sẽ thanh toán bằng tiền mặt. 35 - Giữa tháng: Chi tạm ứng (thanh toán lƣơng đợt 1) cho nhân viên trong tháng này bằng tiền mặt. Ví dụ: Tiền lƣơng tháng 05 năm 2014 của nhân viên đƣợc tính từ ngày 25 tháng 04 đến ngày 24 tháng 05 và tiền lƣơng sẽ đƣợc thanh toán vào ngày 05 tháng 06. Đến ngày 15 tháng 07 nhân viên sẽ đƣợc thanh toán lƣơng đợt 1 của tháng 06. 3.4.5 Qũy tiền lƣơng Căn cứ và kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh Xí nghiệp xác định quỹ tiền lƣơng tƣơng ứng để trả cho ngƣời lao động bao gồm: - Quỹ tiền lƣơng theo đơn giá (hoặc kế hoạch) tiền lƣơng đăng ký với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. - Quỹ tiền lƣơng chi gián tiếp cho ngƣời lao động (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ). Qũy tiền lƣơng này đƣợc giao cùng kỳ với quỹ lƣơng kế hoạch hoặc giao riêng do Giám đốc Xí nghiệp quyết định. - Quỹ tiền lƣơng giao khoán, giao theo định mức hoặc từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. - Quỹ tiền lƣơng đƣợc Xí nghiệp trích bổ sung, khen thƣởng từ các khoản tiết kiệm hàng năm (hoặc vụ), khen thƣởng đột xuất… - Quỹ tiền lƣơng dự phòng của năm trƣớc chuyển sang (nếu có). 3.5 SƠ LƢỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 06 NĂM 2014 3.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2014 Để có thể đƣa ra những nhận xét về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ ở hiện tại, ta cần đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong các năm vừa qua điều này là thực sự cần thiết. Từ đó, so sánh số liệu giữa các năm sẽ thấy đƣợc sự biến động về tình hình kinh doanh của công ty và giúp cho các nhà quản trị hoạch định chiến lƣợc phát triển, đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại trong tƣơng lai nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ có quy mô kinh doanh lớn, kết quả kinh doanh qua 3 năm 2011, năm 2012 và năm 2013 đều có lợi nhuận. Kết quả đƣợc thể hiện qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 36 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011 đến năm 2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trƣớc thuế 1.699.441.225 1.467.236.852 232.204.373 9.230.092 24.284.490 14.541.453 63.211.926 139.396.596 7.504.713 1.931.803 5.572.910 144.969.506 1.605.929.178 1.510.491.044 95.438.134 12.620.188 25.863.350 17.282.939 26.887.036 38.024.997 3.293.671 1.251.057 2.042.614 40.067.611 Năm 2013 1.477.204.344 1.357.869.330 119.335.014 10.212.953 24.667.572 13.159.201 51.562.209 40.158.985 14.174.396 908.723 13.265.673 53.424.658 CL 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền (93.512.047) (5,50) 43.254.192 2,95 (136.766.239) (58,90) 3.390.096 36,73 1.578.860 6,50 2.741.486 18,85 (36.324.890) (57,47) (101.371.599) (72,72) (4.211.042) (56,11) (680.746) (35,24) (3.530.296) (63,35) (104.901.895) (72,36) Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ, 2014 37 CL 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) (128.724.834) (8,02) (152.621.714) (10,10) 23.896.880 25,04 (2.407.235) (19,07) (1.195.778) (4,62) (4.123.738) (23,86) 24.675.173 91,77 2.133.988 5,61 10.880.725 330,35 (342.334) (27,36) 11.223.059 549,45 13.357.047 33,34 Năm 2012 so với năm 2011 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 1.699.441.225 ngàn đồng đến năm 2012 doanh thu đạt 1.605.929.178 ngàn đồng, giảm 93.512.047 ngàn đồng tức giảm 5,5%. Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhƣng giá vốn hàng bán lại tăng 43.254.192 ngàn đồng tƣơng ứng tăng 2,95%, cụ thể năm 2011 giá vốn hàng bán là 1.467.236.852 ngàn đồng còn năm 2012 giá vốn hàng bán là 1.510.491.044 ngàn đồng. Lợi nhuận gộp của công ty năm 2012 giảm rất mạnh so với năm 2011. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận gộp đạt 232.204.373 ngàn đồng còn năm 2012 lợi nhuận gộp chỉ còn 95.438.134 ngàn đồng đã giảm 136.766.239 ngàn đồng tức giảm 58,9% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 doanh thu giảm nhƣng giá vốn hàng bán lại tăng làm cho lợi nhuận gộp đã giảm mạnh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 cũng giảm mạnh so với năm 2011 từ 139.396.596 ngàn đồng giảm còn 38.024.997 ngàn đồng, đã giảm 101.371.599 ngàn đồng tƣơng ứng giảm 72,72% so với năm 2011. Nguyên nhân lợi nhuận gộp của năm 2012 giảm cũng đã ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Mặc dù năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 3.390.096 ngàn đồng tƣơng ứng đã tăng 36,73% so với năm 2011, bên cạnh doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thì các khoản chi phí nhƣ chi phí tài chính và chi phí bán hàng cũng tăng. Cụ thể năm 2012 chi phí tài chính tăng 1.578.860 ngàn đồng tƣơng đƣơng tăng 6,5% và chi phí bán hàng đã tăng 2.741.486 ngàn đồng tƣơng đƣơng 18,85% so với năm 2011. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh, năm 2011 là 63.211.926 ngàn đồng đến năm 2012 giảm còn 26.887.036 ngàn đồng tức đã giảm 36.324.890 ngàn đồng tƣơng ứng 57,47%. Lợi nhuận trƣớc thuế của công ty năm 2012 giảm 72,36% tƣơng đƣơng 104.901.895 ngàn đồng so với năm 2011. Cụ thể năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của công ty là 144.969.506 ngàn đồng, đến năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế chỉ còn 40.067.611 ngàn đồng. Nguyên nhân do ảnh hƣởng bởi sự biến động kinh tế nên lợi nhuận trƣớc thuế của công ty đã giảm mạnh. Năm 2013 so với năm 2012 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 là 1.605.929.178 ngàn đồng nhƣng đến năm 2013 chỉ còn 1.477.204.344 ngàn đồng tức giảm 128.724.834 ngàn đồng tƣơng ứng 8,02%. Gía vốn hàng bán năm 2013 giảm 152.621.714 ngàn đồng từ 1.510.491.044 ngàn đồng năm 2012 đến năm 2013 còn 1.357.869.330 ngàn đồng tƣơng ứng giảm 10,10%. Chính việc này đã làm cho lợi nhuận gộp năm 2013 tăng 23.896.880 ngàn đồng tƣơng ứng 25,04%. Cụ 38 thể năm 2013 lợi nhuận gộp đạt đƣợc 119.335.014 ngàn đồng còn năm 2012 chỉ đạt đƣợc 95.438.134 ngàn đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 cũng tăng so với năm 2012 từ 38.024.997 ngàn đồng tăng lên 40.158.985 ngàn đồng, đã tăng 2.133.988 ngàn đồng tƣơng ứng tăng 5,61% so với năm 2012. Nguyên nhân do lợi nhuận gộp tăng cũng ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2013 đã giảm 2.407.235 ngàn đồng tƣơng ứng 19,07% so với năm 2012. Cụ thể năm 2012 Doanh thu từ hoạt động tài chính là 12.620.188 ngàn đồng đến năm 2013 doanh thu này giảm còn 10.212.953 ngàn đồng. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng của năm 2013 cũng giảm so với năm 2012. Cụ thể là năm 2012 chi phí tài chính là 25.863.350 ngàn đồng, chi phí bán hàng là 17.282.939 ngàn đồng. Đến năm 2013 chi phí tài chính giảm xuống còn 24.667.572 ngàn đồng tƣơng ứng giảm 4,62% và chi phí bán hàng giảm 4.123.738 ngàn đồng xuống còn 13.159.201 ngàn đồng tƣơng ứng đã giảm 23,86%. Nhƣng chi phí doanh nghiệp lại tăng 24.675.173 ngàn đồng tƣơng ứng tăng 91,77% cụ thể năm 2012 là 26.887.036 ngàn đồng đến năm 2013 là 51.562.209 ngàn đồng. Năm 2013 tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tốt nên lợi nhuận trƣớc thuế của công ty cũng tăng 13.357.047 tƣơng ứng tăng 33,34% so với năm 2012. cụ thể là năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế chỉ có 40.067.611 ngàn đồng còn năm 2013 tăng lên 53.424.658 ngàn đồng. Nguyên nhân có nhiều khoản chi phí trong doanh nghiệp giảm nhƣ giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng nên làm cho lợi nhuận của công ty có phần khởi sắc so vơi năm 2012. 3.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đến 33,62% tức giảm 269.141.965 ngàn đồng. cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 800.593.929 ngàn đồng còn 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu từ hoạt động này chỉ còn 531.451.964 ngàn đồng. Do số lƣợng đƣờng bán ra giảm và giá giảm nên cũng ảnh hƣởng rất lớn đến doanh thu. Gía vốn hàng bán của 6 tháng đầu năm 2014 cũng đã giảm 261.667.038 ngàn đồng tức giảm 34,24% từ 764.113.020 ngàn đồng xuống còn 502.445.982 ngàn đồng. Chính vì doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nên làm cho lợi nhuận gộp cũng giảm so với thời gian cùng kì của năm trƣớc. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận gộp đạt 36.480.909 ngàn đồng, còn 6 tháng đầu năm 2014 lợi nhuận gộp chỉ còn 29.005.983 ngàn đồng. Tức đã gảm 7.474.927 tƣơng ứng tỷ lệ là 20,49% so với cũng kỳ năm trƣớc. 39 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm 2.064.030 ngàn đồng tƣơng ứng đã giảm 19,93%. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 88,16% tƣơng ứng giá trị là 10.325.637 ngàn đồng. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính là 14.692.000 ngàn đồng, chi phí bán hàng là 6.608.088 ngàn đồng còn 6 tháng đầu năm 2014 thì chi phí tài chính là 12.323.225 ngàn đồng đã giảm 2.368.775 ngàn đồng tƣơng ứng 16,12% và chi phí bán hàng là 6.503.961 ngàn đồng đã giảm 104.127 ngàn đồng tƣơng ứng tỷ lệ là 1,58%. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng, 6 tháng đầu năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp 12.211.373 ngàn đồng tăng 1.899.895 ngàn đồng so với thời gian cùng kỳ của năm trƣớc. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế cũng giảm 3.893.862 ngàn đồng tƣơng ứng 25,39% do ảnh hƣởng bởi lợi nhuận gộp thấp. Thực tế cho thấy, doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm không đƣợc tốt nhƣng chi phí lại tăng cao hơn so với thời gian cùng kỳ của năm 2013. Vì vậy công ty càn xem xét và kiểm soát chi phí chặt hơn đặt biệt là trong thời buổi cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Dƣới đây là Bảng báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 để có cái nhìn tổng quát hơn. 40 Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Ngàn đồng NĂM CHỈ TIÊU 6T 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuân khác Lợi nhuận 800.593.929 764.113.020 36.480.909 5.487.747 14.692.000 6.608.088 10.311.478 10.357.090 5.000.898 19.640 4.981.259 15.338.348 6T 2014 531.451.964 502.445.982 29.005.983 10.325.637 12.323.225 6.503.961 12.211.373 8.293.060 3.712.677 561.251 3.151.426 11.444.486 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ, 2014 41 6T 2014/ 6T 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) (269.141.965) (33,62) (261.667.038) (34,24) (7.474.927) (20,49) 4.837.890 88,16 (2.368.775) (16,12) (104.127) (1,58) 1.899.895 18,43 (2.064.030) (19,93) (1.288.221) (25.76) 541.611 2.757,69 (1.829.833) (36,73) (3.893.862) (25,39) 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi - Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phƣơng. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ về mặt tài chính của Ban giám đốc Công ty Cổ phần mía đƣờng Cần Thơ. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác tạo đƣợc niềm tin với khách hàng. - Xí nghiệp đã đƣợc thành lập gần 20 năm nên công tác kế toán đã từng bƣớc ổn định. - Hệ thống sổ sách kế toán của Xí nghiệp đƣợc mở rõ ràng, thực hiện đầy đủ nghiêm túc theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. - Xí nghiệp còn kết hợp hạch toán sổ tổng hợp với hạch toán sổ chi tiết, kết hợp ghi sổ hằng ngày với tập hợp dần các chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập biểu bảng. Ƣu diểm này giúp cho công ty phản ánh kịp thời, chính xác đầy đủ tình hình xuất nhập nguyên liệu vật liệu cũng nhƣ các chỉ tiêu khác. - Cơ cấu tổ chức đơn giản, chặt chẽ, có hệ thống nên dễ dàng thích nghi cho hoạt động của xí nghiệp. - Ngoài kinh doanh sản xuất đƣờng Xí nghiệp còn tận dụng đƣợc nguồn điện từ sản xuất, xây dựng xƣởng sản xuất nƣớc đá sạch cung cấp ra thị trƣờng Vị Thanh, Vị Thủy, Gò Quao,… - Vị trí: Xí nghiệp đƣợc đặt gần Kênh Xà No nên thuận lợi cho việc vận chuyển mía từ rẫy đến bến cảng bằng đƣờng thủy, còn đƣờng bộ thì xí nghiệp nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 61 thuận lợi cho việc vận chuyển đƣờng đến các cửa hàng trong khu vực. - Do nằm trong vùng nguyên liệu nên đã đảm bảo cho xí nghiệp có thể sản xuất 9 – 10 tháng trong vụ. - Để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên công ty thƣờng xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia những chuyến đi du lịch vào cuối vụ sản xuất. 3.6.2 Khó khăn - Khối lƣợng công việc ngày càng tăng cùng với sự lớn mạnh của Xí nghiệp nên với một cơ cấu tổ chức đơn giản nhƣ hiện nay thì mỗi nhân viên phải xử lý rất nhiều công việc do đó dễ ảnh hƣởng đến chất lƣợng công việc. 42 - Nguồn nguyên liệu mía chƣa thật sự ổn định vì sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các nhà máy cùng ngành trong khu vực. - Giá mía thƣờng xuyên biến động ảnh hƣởng đến việc thu mua mía nguyên liệu. Và do giá mía bấp bênh nên những nông dân trồng mía đã chuyển đổi sang giống cây trồng mới làm cho diện tích vùng nguyên liệu bị thu hẹp dần. - Xí nghiệp thƣờng thiếu nguồn nguyên liệu vào tháng 4, tháng 5 âm lịch do đa phần các hộ nông dân đều thu hoạch ở những tháng trƣớc tết âm lịch. 3.6.3 Định hƣớng phát triển - Nguyên tắc chung: Tập trung sản xuất kinh doanh ngành nghề chính là sản xuất đƣờng, đƣa sản xuất đƣờng đạt hiệu quả cao hơn. Gắn bó nhiều hơn với chính quyền địa phƣơng để phát triển nguyên liệu theo hƣớng chất lƣợng cao. - Chiến lƣợc phát triển: + Lập và thực hiện dự án đồng phát điện từ bã mía thừa bán vào lƣới điện quốc gia. + Tiếp tục đầu tƣ sâu vào Sản phẩm đƣờng Casuco, chú trọng việc hỗ trợ nông dân nâng cao chất lƣợng mía nguyên liệu theo hƣớng chất lƣợng cao. + Tiết kiệm giảm chi phí trong sản xuất, bán hàng và quản lý. + Kiểm soát và quản lý chặt chẽ các nguồn chất thải (rắn, lỏng, khí) và đặc biệt là mùi hôi từ bã bùn của các nhà máy. Xúc tiến đầu tƣ dự án thành lập doanh nghiệp chế biến phân hữu cơ vi sinh từ bùn để chủ động trong việc quản lý môi trƣờng và xử lý chất thải. Nguồn từ báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần mía đường Cần Thơ năm 2013 43 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH 4.1 CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG 4.1.1 Chứng từ sổ sách và tài khoản kế toán 4.1.1.1 Chứng từ sử dụng Chứng từ đƣợc sử dụng trong hạch toán tiền lƣơng gồm: - Bảng chấm công - Bảng chấm công tăng ca - Bảng thanh toán phụ cấp (Thâm niên, trình độ, kiêm nhiệm) - Bảng tổng hợp thanh toán tiền phụ cấp (Thâm niên, trình độ, kiêm nhiệm) - Bảng thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Phiếu chi, ủy nhiệm chi, Séc. a. Bảng chấm công Mục đích lập: Dùng để ghi nhận và theo dõi số ngày đi làm, số ngày nghỉ thực tế của nhân viên để làm căn cứ tính lƣơng và trả lƣơng cho nhân viên. Kết cấu của bảng chấm công gồm: - Cột 1, 2: Thể hiện số thứ tự và họ tên của nhân viên trong bộ phận. - Cột 3 đến cột 33 hoặc 34 (tùy vào số ngày trong tháng có thể ít hơn): Ghi ký hiệu chấm công các ngày trong tháng. - Cột tiếp theo là cột tổng số ngày làm việc trong đó gồm số ngày làm việc bình thƣờng và số ngày làm việc lễ + Chủ nhật. - Cột kế tiếp là số ngày làm việc ca đêm chia làm 3 cột nhỏ gồm Ca chiều, Ca đêm và Cột cộng. - Tiếp theo là cột số ngày nghỉ đƣợc chia thành 6 cột nhỏ bao gồm: Cột nghỉ ốm + con ốm, cột nghỉ phép, cột nghỉ ngừng việc, cột nghỉ bù, cột nghỉ phép không lƣơng và cột nghit lễ + tết. Và cuối cùng là cột ghi chú nghỉ dƣỡng sức. 44 b. Bảng chấm công tăng ca Mục đích lập: Theo dõi số ca đã tăng của nhân viên để làm căn cứ tính lƣơng tăng ca cho nhân viên. Kết cấu bảng chấm công tăng ca gần giống nhƣ bảng chấm công bình thƣờng, nhƣng chỉ đánh dấu khi có nhân viên tăng ca. c. Bảng thanh toán phụ cấp (Thâm niên, trình độ, kiêm nhiệm) Mục đích lập: Làm chứng từ căn cứ để thanh toán tiền phụ cấp cho ngƣời lao động, đồng thời làm căn cứ để lên bảng tổng hợp thanh toán phụ cấp. Kết cấu bảng thanh toán phụ cấp thâm niên gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Họ và tên - Cột 3: Chức vụ - Cột 4: Tiền lƣơng hiệu quả - Cột 5: Số tháng công tác tại Casuco - Cột 6: Số % phụ cấp - Cột 7: Thành tiền - Cột 8: Ký nhận - Cột 9: Ghi nhận Kết cấu bảng thanh toán phụ cấp trình độ gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Tên bộ phận - Cột 3: Trình độ - Cột 4: Số tiền phụ cấp - Cột 5: Thực lãnh - Cột 6: Ký nhận - Cột 7: Ghi chú Kết cấu bảng thanh toán phụ cấp kiêm nhiệm gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Họ và tên - Cột 3: Chức vụ 45 - Cột 4: Thang lƣơng chuẩn - Cột 5: Tỷ lệ phụ cấp tối đa - Cột 6: Tỷ lệ đề nghị của đơn vị - Cột 7: Mức phụ cấp đề nghị của đơn vị - Cột 8: Tổng tiền - Cột 9: Ký nhận - Cột 10: Ghi chú d. Bảng tổng hợp thanh toán phụ cấp (Thâm niên, trình độ, kiêm nhiệm) Mục đích lập: Tổng hợp số tiền phụ cấp cho ngƣời lao động của từng bộ phận trong đơn vị. Kết cấu của bảng gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Tên bộ phận - Cột 3: Số ngƣời - Cột 4: Tổng số tiền - Cột 5: Ký nhận - Cột 6: Ghi chú e. Bảng thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Mục đích lập: Làm chứng từ căn cứ để thanh toán lƣơng, phụ cấp cho ngƣời lao động, đồng thời làm căn cứ để lên bảng tổng hợp thanh toán lƣơng cho toàn Xí nghiệp. Kết cấu của bảng gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Họ và tên - Cột 3: Chức vụ - Cột 4: Lƣơng hiệu quả - Cột 5: Hệ số - Cột 6: Phụ cấp chức vụ - Cột 7: Tiền lƣơng cơ bản - Cột 8: Lƣơng cơ bản bình quân 46 - Cột 9: Lƣơng năng suất - Cột 10: Lƣơng năng suất bình quân 1 ngày - Cột 11: Số ngày làm thực tế - Cột 12: Số ngày bù ngày công tiêu chuẩn - Cột 13: Thành tiền - Cột 16: Số ngày nghỉ lế tết phép năm - Cột 17: Thành tiền - Cột 18: Số ngày nghỉ ngừng việc - Cột 19: Thành tiền - Cột 20: Số phút nghỉ phép - Cột 21: Thành tiền - Cột 22: Cộng = Cột 17 + Cột 20 - Cột 23: Thành tiền - Cột 24: Số giờ làm thêm - Cột 25: Thành tiền 150% = Số giờ*(Lƣơng cơ bản bình quân 1 ngày/8) - Cột 26: Số giờ khoán + Số giờ làm thêm bố trí nghỉ - Cột 27: Thành tiền 100% - Cột 28: Số ngày làm thêm - Cột 29: Thành tiền 200% - Cột 30: Số ngày phụ cấp làm đêm - Cột 31: Thành tiền 30% - Cột 32: Công làm thêm và phụ cấp - Cột 33: Hệ số điều chỉnh (h) (h1) = 1,0 - Cột 34: Hệ số bình xét (h3) - Cột 36: Tổng lƣơng - Cột 37: Tạm ứng - Cột 38: Bảo hiểm tự nguyện - Cột 39: Bảo hiểm thất nghiệp 1% - Cột 40: Bảo hiểm xã và bảo hiểm y tế 9,5% 47 - Cột 41: Thực lãnh = Tổng lƣơng – Cột 37 – Cột 39 – Cột 40 - Cột 42: Ký nhận - Cột 43: Ghi chú f. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Mục đích lập: Làm căn cứ để thanh toán lƣơng cho các bộ phận. Kết cấu của bảng gồm Kết cấu của bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng gồm 15 cột: - Cột 1: Ghi số thứ tự - Cột 2: Tên các bộ phận trong Xí nghiệp nhƣ: Ban giám đốc + phòng tổ chức hành chánh, Đội bảo vệ, Phòng tài chính kế toán, …. - Cột 3: Số lƣợng nhân viên của các bộ phận - Cột 4: Lƣơng theo ngày công tiêu chuẩn của Xí nghiệp - Cột 5: Hệ số điều chỉnh (h) h1=1,0 đây là hệ số bình xét hoàn thành công việc của nhân viên trong Xí nghiệp. - Cột 6: Lƣơng làm thêm giờ - Cột 7: Phụ cấp ca 3 đây là phụ cấp làm thêm cho nhân viên trực ca ban đêm tại Xí nghiệp. - Cột 8: Thu tiền bảo hiểm y tế 4,5% từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014. - Cột 9: Tổng lƣơng = (cột 1+…..+ cột 7) – cột 8. - Cột 10: Tạm ứng là khoản tiền nhân viên ứng lƣơng của Xí nghiệp - Cột 11: BHTN: Bảo hiểm tự nguyện - Cột 12: BHTN 1% là khoản Bảo hiểm thất nghiệp đƣợc trừ vào lƣơng của ngƣời lao động. - Cột 13: BHXH & BHYT 9,5% là khoản Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội đã trích từ lƣơng của ngời lao động. - Cột 14: Thực lãnh là số tiền lƣơng mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng sau khi trừ đi các khoản trích theo lƣơng của ngƣời lao động. - Cột 15: Ký nhận là xác nhận của đại diện phòng ban nhận tiền lƣơng. g. Phiếu chi, ủy nhiệm chi, Séc Mục đích lập: Làm căn cứ để thủ quỹ chi lƣơng. 48 Phiếu chi đƣợc lập thành 2 liên theo biểu mẫu của Bộ tài chính. Uỷ nhiệm chi cũng đƣợc lập thành 2 liên, Ngân hàng giao mẫu sổ cho đơn vị tự lập ủy nhiệm chi. Séc đƣợc lập để rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ để chi lƣơng. 4.1.1.2 Hệ thống tài khoản Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên. Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp Tài khoản 111 – Tiền mặt tại đơn vị Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.1.1.3 Hệ thống sổ sách Công ty sử dụng hệ thống sổ sách của hình thức chứng từ ghi sổ gồm: Sổ chứng từ ghi sổ, Sổ Cái và sổ chi tiết tài khoản 334 để hạch toán tiền lƣơng . 4.1.2 Trình tự hạch toán tiền lƣơng 4.1.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ a) Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ Hằng ngày khi nhân viên đi làm sẽ đƣợc nhân viên chấm công ghi nhận vào bảng chấm công. Đến ngày 25 hàng tháng bảng chấm công sẽ đƣợc trình cho trƣởng phòng ký xác nhận và chuyển cho nhân viên tính lƣơng ở phòng tổ chức hành chánh tính lƣơng. Sau khi tính lƣơng xong nhân viên tính lƣơng sẽ gửi các bảng chấm công, bảng thanh toán lƣơng cho Trƣởng pòng tổ chức hành chánh xem xét và ký nhận. Sau đó các bảng này sẽ đƣợc chuyển sang phòng Tài chính kế toán để trƣởng phòng ký xác nhận. Tiếp theo sẽ trình các bảng này cho Giám đốc ký duyệt chi lƣơng. Sau khi ký duyệt chi xong toàn bộ các bảng chấm công, bảng lƣơng, bảng thanh toán tiền phụ cấp sẽ đƣợc trả về cho kế toán tiền lƣơng photo và lƣu lại bảng photo còn bảng gốc chuyển cho kế toán thanh toán ở phòng tài chính kế toán chi lƣơng và lƣu. 49 Đối với thanh toán lƣơng bằng tiền mặt thì dựa vào bảng tổng hợp lƣơng, kế toán thanh toán xem tổng số tiền lƣơng cần thanh toán báo cho kế toán trƣởng biết để lập Séc rút tiền chi lƣơng. Sau khi lập Séc xong kế toán trƣởng trình cho Giám đốc ký duyệt chi, Séc ký duyệt chi xong đƣợc trả về phòng tài chính kế toán để thủ quỹ đến ngân hàng rút tiền về nhập quỹ tiền mặt. Khi rút tiền về nhập quỹ kế toán thanh toán tiến hành lập phiếu thu 2 liên cho thủ quỹ ký nhận, và chuyển cho kế toán trƣởng ký xác nhận. Kế toán thanh toán lập phiếu chi 2 liên chuyển cho thủ quỹ ký và chi tiền lƣơng, kế toán trƣởng ký xác nhận vào phiếu chi. Kế toán thanh toán lƣu 2 liên phiếu thu và phiếu chi. Đối với thanh toán lƣơng bằng chuyển khoản, căn cứ vào bảng tổng hợp lƣơng kế toán thanh toán tiến hành lập Ủy nhiệm chi 2 liên chuyển cho kế toán trƣởng ký xác nhận và trình cho Giám đốc ký duyệt chi. Sau khi Ủy nhiệm chi đƣợc ký xong chuyển về phòng tài chính kế toán, thủ quỹ nhận Uỷ nhiệm chi 2 liên và hồ sơ thanh toán tiền lƣơng qua thẻ ATM đến ngân hàng để yêu cầu chuyển tiền chi lƣơng. Còn Ủy nhiệm chi liên 2 lƣu tại Phòng tài chính kế toán của Xí nghiệp. b) Lưu đồ mô tả quy trình lưu chuyển chứng từ 50 Nhân viên Trƣởng phòng Nhân viên Trƣởng phòng Trƣởng phòng chấm công các bộ phận tính lƣơng Tổ chức hành chánh kế toán Bắt đầu Bảng chấm công Bảng chấm công đã ký A Giám đốc C B NV đi làm Bảng chấm công Ký xác nhận Bảng chấm công đã ký Hiển thị khi nhập Xem xét, ký nhận Tính lƣơng Tập tin tiền lƣơng Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng Bảng lƣơng Bảng chấm công đã ký Nhập vào phần mềm Bảng lƣơng đã ký Bảng chấm công đã ký B Bảng lƣơng đã ký Photo Bảng lƣơng đã ký photo Bảng lƣơng đã ký Kế toán thanh toán Bảng chấm công đã ký photo Bảng lƣơng đã ký Xem xét, ký nhận Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng đã ký Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng đã ký Xem xét, ký duyệt Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng đã ký A D Bảng chấm công đã ký Bảng chấm công đã ký Bảng chấm công đã ký Sang trang 51 C D Kế toán thanh toán Thủ quỹ Sang trang Kế toán tiền lƣơng Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng đã ký Kế toán trƣởng E B Séc đã ký duyệt Séc Lập Séc B Giấy rút tiền Séc đã ký Xem xét, ký duyệt Ngân hàng Xem xét, ký duyệt Đi rút tiền Giám đốc Séc đã ký duyệt Tiền Séc đã ký Bảng lƣơng đã ký Séc Giấy rút tiền Phiếu thu Phiếu thu 2 1 Lập phiếu thu, Phiếu chi E Tiền Nhân viên nhận lƣơng Phiếu thu Phiếu chi 2 1 Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Xem xét, ký duyệt Giấy rút tiền Phiếu thu Phiếu thu 2 1 1 Xem xét, ký duyệt 2 Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 F F Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Ký xác nhận Phiếu thu Phiếu chi Phiếu thu Phiếu thu 2 đã ký 1 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Kết thúc 52 Phiếu thu Phiếu chi 2 đã ký 1 Kế toán thanh toán Thủ quỹ Sang trang Kế toán tiền lƣơng Kế toán trƣởng E Giám đốc B UNC đã 2 ký 1 Bảng chấm công đã ký Bảng lƣơng đã ký Bảng lƣơng đã ký photo Lập UNC B Bảng lƣơng đã ký UNC 1 UNC UNC đã ký 1 2 Ngân hàng Yêu cầu chuyển tiền chi lƣơng Bảng lƣơng đã ký photo Xem xét, ký duyệt Xem xét, ký duyệt UNC đã ký 2 1 E UNC đã ký 1 2 Photo Bảng lƣơng đã ký 2 UNC đã ký 2 1 2 Bảng lƣơng đã ký photo 1 Ngân hàng lƣu E Kết thúc Hình 4.1 Sơ đồ luân chuyển chứng từ tiền lƣơng 53 4.2.2.2 Nghiệp vụ phát sinh trong tháng a. Chấm công - Hằng ngày, tại Phòng Tài chính – Kế toán Thủ quỹ căn cứ vào tình hình thực tế của Phòng Tài chính – Kế toán chấm công cho từng ngƣời trong ngày theo các ký hiệu quy định trong bảng chấm công. Cuối tháng thủ quỹ chuyển bảng chấm công cho trƣởng phòng ký xác nhận. Dƣới đây là bảng chấm công của Phòng tài chính – Kế toán làm việc giờ hành chính nên không có bảng chấm công tăng ca.(Xem bảng 4.1–Trang 55) b. Thanh toán lƣơng đợt 1 Do Xí nghiệp tính ngày công của nhân viên từ ngày 25 tháng 05 đến 24 tháng 06 năm 2014 nên đến đầu tháng 07 Nhân viên mới đƣợc nhận lƣơng của tháng 06 năm 2014. Khoảng ngày 15 hàng tháng, dựa vào nguyện vọng của ngƣời lao động các phòng ban lập danh sách tạm ứng cho nhân viên gửi về phòng Tổ chức hành chánh. Phòng Tổ chức hành chánh sẽ tập hợp, trình danh sách thanh toán lƣơng đợt 1 cho Giám đốc xem xét và phê duyệt chi. Danh sách thanh toán lƣơng đợt 1 đƣợc photo thêm 2 bản (1 bản chuyển về cho bộ phận và bản còn lại chuyển cho phòng tổ chức hành chính) bản gốc sẽ đƣợc lƣu tại Phòng tài chính - kế toán làm căn cứ phát lƣơng ứng cho nhân viên. c. Thanh toán lƣơng đợt 2 Gần cuối tháng, trƣởng phòng Tài chính – kế toán và các trƣởng phòng khác của Xí nghiệp ký xác nhận vào bảng chấm công mà bộ phận mình lập. Sau đó các chứng từ nhƣ bảng chấm công, bảng chấm công tăng ca, phiếu nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội, giấy đề nghị tạm ứng,… sẽ đƣợc tập hợp và gửi về Phòng Tổ chức hành chính. Tại đây kế toán phụ trách tiền lƣơng sẽ lập bảng thanh toán tiền lƣơng, bảng trích các khoản theo lƣơng,… và tính ra tiền lƣơng thực chi cho ngƣời lao động. Các bảng này sẽ đƣợc trƣởng phòng tổ chức hành chánh xem xét và ký xác nhận. Sau đó gửi các bảng này cho trƣởng phòng tài chính kế toán xem xét và ký xác nhận, sau cùng trình lên cho ban giám đốc phê duyệt. Sau khi phê duyệt xong các bảng này lại đƣợc chuyển cho phòng tài chính kế toán để làm thủ tục chi tiền cho công nhân. (Xem bảng 4.2 – Trang 56, 57, 58) 54 Bảng 4.1 Bảng chấm công tháng 06 năm 2014 XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 06 NĂM 2014 Bộ phận: Phòng Tài chính - Kế toán Số ngày công trong tháng STT HỌ VÀ TÊN 1 1 2 3 4 2 Lê Văn Öt Huỳnh Phƣớc Uẩn Phan Thúy Vân Cao Thị Minh Hậu 25 26 27 28 29 30 31 1 3 4 X X X X 5 X X X X 6 X X X X 7 -/P X X X 8 X X X X 9 P P P P 2 10 11 X X X X 3 4 5 6 7 8 9 12 X X X X 13 X X X X 14 X X X X 15 16 17 18 X P X X P X X P X X P X 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 19 X X X X 20 X X X X 21 X X P/X 22 23 24 25 X P X X P X X P X X P X 26 X X X X 27 X X X X 28 X X X X Tổng số ngày làm 20 21 22 23 24 việc 29 30 31 32 33 34 X P X X 21,5 X P X X 22 X P X X 21,5 X P X X 22 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ PHÒNG TC – KT NGƢỜI CHẤM CÔNG Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Phan Thúy Vân Ghi chú: - Số ngày làm việc thực tế: Ký hiệu: (Làm việc bình thƣởng + Lễ CN) - Nghỉ có phép : - Nghỉ không phép: - Nghỉ phép không lƣơng: Ký hiệu: Ký hiệu: Ký hiệu: X P K Po Đi ca: - Ca: - Ca: - Ca: 10h – 18h: 18h – 02h: 02h – 10h: - Nghỉ bù: - Con ốm mẹ nghỉ: 55 Ký hiệu: Ký hiệu: Ký hiệu: S C Đ Ký hiệu: Ký hiệu: B Bảng 4.2 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán “Từ ngày 25/05 đến ngày 24/06/2014” Đơn vị tính: Việt Nam đồng Tiền lƣơng cơ bản Lƣơng cơ bản S T T 1 1 2 3 4 Họ và tên Chức vụ 2 3 Lƣơng hiệu quả 4 Lê Văn Öt Q.TP 11.720.000 Huỳnh Phƣớc Uẩn NV 4.590.000 Phan Thúy Vân NV 3.990.000 Cao Thị Minh Hậu NV 4.210.000 24.510.000 Tổng Phụ Tiền Hệ cấp lƣơng số chức cơ bản vụ 5 6 7 Số ngày làm việc Lƣơng Lƣơng cơ năng bản bình suất v quân 1 ngày 8 9 Lƣơng Số năng Số ngày suất ngày bù Thành bình làm ngày tiền quân 1 thực công ngày tế tiêu chuẩn 10 11 12 13 3,13 0,3 3.944.500 164.354 7.775.500 323.979 2,65 0 3.047.500 126.979 1.542.500 64.271 2,79 0 3.208.500 133.688 781.500 32.563 2,18 0 2.507.000 104.458 1.703.000 70.958 0,3 12.707.500 529.479 11.802.50 491.771 0 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ 21,5 22 21,5 22 PHÒNG TC – KT 0 0 0 0 0 3.533.611 2.681.800 2.911.892 2.298.076 11.425.37 9 Số ngày nghỉ có hƣởng lƣơng theo chế độ Số ngày nghỉ lễ tết phép năm 16 17 18 19 20 21 2,5 2,0 2,0 2,0 410.885 253.958 267.375 208.917 1.141.135 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 PHÒNG TC – HC 56 Số Số Ngày Thành Thành Phút Thành nghỉ Cộng tiền tiền nghỉ tiền ngừng phép việc NGƢỜI LẬP BẢNG 22 Thành tiền 23 410.885 6.965.552 253.958 1.413.962 267.375 709.263 208.917 1.561.076 1.141.135 10.649.853 Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan Phan Thị Kiều Ngân Bảng 4.3 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán “Từ ngày 25/05 đến ngày 24/06/2014” Đơn vị tính: Việt Nam đồng STT 1 1 2 3 4 Họ và tên Tiền lƣơng làm thêm và phụ cấp Ngày làm Phụ cấp làm Giờ làm thêm thêm đêm Chức vụ Thành tiền 3 23 2 Lê Văn Öt Q.TP 6.965.552 Huỳnh Phƣớc Uẩn NV 1.413.962 Phan Thúy Vân NV 709.263 Cao Thị Minh Hậu NV 1.561.076 Tổng 10.649.853 THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Số giờ Số giờ khoán Thành + số giờ làm tiền thêm bố trí 150% nghỉ Thành tiền 100% Số ngày Thành tiền 200% Số ngày Cộng làm thêm Thành và tiền phụ 30% cấp Hệ số điều chỉnh (h) (h1)=1,0 Hệ số bình Tổng lƣơng xét (h3) 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 36 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1,0 1,0 1,0 1,0 10.910.048 4.349.720 3.888.530 4.068.069 23.216.367 PHÒNG TC – KT PHÒNG TC – HC 57 NGƢỜI LẬP BẢNG Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan Phan Thị Kiều Ngân Bảng 4.4 Bảng thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán “Từ ngày 25/05 đến ngày 24/06/2014” Đơn vị tính: Việt Nam đồng STT Họ và tên Chức vụ Hệ Số 1 2 3 5 1 2 3 4 Lê Văn Öt Huỳnh Phƣớc Uẩn Phan Thúy Vân Cao Thị Minh Hậu Tổng Q.TP NV NV NV 3,13 2,65 2,79 2,18 Mức lƣơng cơ sở Tổng lƣơng 36 1.150.000 1.150.000 1.150.000 1.150.000 10.910.048 4.349.720 3.888.530 4.068.069 23.216.367 Các khoản khấu trừ Bảo hiểm Bảo hiểm Bảo thất xã hội và Tạm ứng hiểm tự nghiệp bảo hiểm nguyện 1% y tế 9,5% 37 38 39 40 2.000.000 2.000.000 0 0 4.000.000 0 0 0 0 0 39.445 30.475 32.085 25.075 127.080 374.728 289.512 304.880 238.165 1.207.285 Thực lãnh Ký nhận 41 42 8.495.875 2.029.733 3.551.638 3.804.834 17.882.080 Ghi chú 43 Trả qua thẻ ATM Trả qua thẻ ATM THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ PHÒNG TC – KT PHÒNG TC – HC NGƢỜI LẬP BẢNG Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan Phan Thị Kiều Ngân 58 d. Bảng thanh toán phụ cấp Bảng 4.5 Bảng phụ cấp trình độ (Fa2) của phòng nông vụ CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----&&---- BẢNG THANH TOÁN TIỀN PHỤ CẤP TRÌNH ĐỘ (Fa2) THÁNG 06/2014 “Thực hiện theo quyết định của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ V/v ban hành bảng phụ cấp trình độ ngày 25/12/2009” Bộ phận: Phòng Nông vụ STT Họ và tên Trình độ Số tiền phụ cấp Thực lãnh Ký nhận Ghi chú 1 Lâm Thắng Lợi Đại học 200.000 200.000 2 Lƣơng Thị Hồng Chúc Đại học 200.000 200.000 3 Phạm Văn Tiền Đại học 200.000 200.000 4 Đặng Văn Hoàng Tùng Đại học 200.000 200.000 800.000 800.000 Tổng Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Tám trăm ngàn đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT P.TC – HC Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan 59 Lập bảng Phan Thị Kiều Ngân Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tiền phụ cấp trình độ (Fa2) của Xí nghiệp CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----&&---- BẢNG THANH TOÁN TIỀN PHỤ CẤP TRÌNH ĐỘ (Fa2) THÁNG 06/2014 “Thực hiện theo quyết định của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ V/v ban hành bảng phụ cấp trình độ ngày 25/12/2009” STT Tên bộ phận Số ngƣời Tổng số tiền Ký Ghi chú 1 Ban Giám đốc + Phòng Tổ chức Hành chánh 5 2.000.000 2 Đội bảo vệ 1 200.000 4 Tổ bán hàng 1 200.000 5 Phòng Kế hoạch – Vật tƣ 5 1.200.000 6 Phòng Nông vụ 2 800.000 7 Phòng hóa nghiệm 28 2.820.000 8 Xƣởng Sửa chữa cơ khí 18 2.220.000 9 Phòng Kỹ thuật nghiên cứu & phát triển 18 3.120.000 10 Văn phòng xƣởng đƣờng 4 800.000 11 Tổ sân mía 4 300.000 12 Tổ cán ép 18 1.660.000 13 Tổ hóa chế 17 1.460.000 14 Tổ nấu đƣờng 11 1.160.000 15 Tổ ly tâm – Thành phẩm 16 1.280.000 16 Tổ cấp nƣớc + Sản xuất nƣớc đá 3 240.000 17 Tổ bảo trì điện 4 480.000 18 Tổ turbine phát điện 7 820.000 19 Tổ lò hơi 13 1.360.000 20 Đội xử lý chất thải 2 400.000 Tổng cộng 22.520.000 Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Hai mƣơi hai triệu năm trăm hai mƣơi ngàn đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt P.TC – HC Huỳnh Thị Kim Loan 60 Lập bảng Phan Thị Kiều Ngân Bảng 4.7 Bảng phụ cấp thâm niên (Fa1) của phòng nông vụ CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH ----&&---- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG THANH TOÁN TIỀN PHỤ CẤP THÂM NIÊN (Fa1) THÁNG 06/2014 “Thực hiện theo tờ trình số 48/TT-PTH NGÀY 25/06/12 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ V/v thực hiện tiền lƣơng và các nội fung liên quan tiền lƣơng đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp” Bộ phận: Phòng Nông vụ Họ và tên Chức vụ Tiền lƣơng hiệu quả 1 Phan Thúy Vân Nhân viên 3.990.000 186 14 558.600 2 Cao Thị Minh Hậu Nhân viên 4.210.000 68 4 186.400 8.200.000 254 STT Tổng Số tháng công tác tại Casuco Số % phụ cấp Thành tiền Ký nhận Ghi chú 727.000 Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Bảy trăm hai mƣơi bảy ngàn đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT P.TC – HC Lập bảng Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan Phan Thị Kiều Ngân 61 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp tiền phụ cấp thâm niên (Fa1) của Xí nghiệp CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----&&---- BẢNG THANH TOÁN TIỀN PHỤ CẤP THÂM NIÊN (Fa1) THÁNG 06/2014 “Thực hiện theo tờ trình số 48/TT-PTH NGÀY 25/06/12 của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đƣờng Cần Thơ V/v thực hiện tiền lƣơng và các nội fung liên quan tiền lƣơng đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp” STT Tên bộ phận Số ngƣời Tổng số tiền Ký Ghi chú 1 Ban Giám đốc + Phòng Tổ chức Hành chánh 30 19.132.200 2 Đội bảo vệ 18 5.954.600 3 Phòng tài chính kế toán 2 727.000 4 Tổ bán hàng 2 778.400 5 Phòng Kế hoạch – Vật tƣ 11 6.277.100 6 Phòng Nông vụ 12 4.459.900 7 Phòng hóa nghiệm 30 13.319.400 8 Xƣởng Sửa chữa cơ khí 50 16.593.200 9 Phòng Kỹ thuật nghiên cứu & phát triển 21 18.151.500 10 Văn phòng xƣởng đƣờng 4 2.435.900 11 Tổ sân mía 10 2.173.600 12 Tổ cán ép 31 11.957.200 13 Tổ hóa chế 22 9.585.700 14 Tổ nấu đƣờng 13 5.710.600 15 Tổ ly tâm – Thành phẩm 24 9.196.500 16 Tổ cấp nƣớc + Sản xuất nƣớc đá 15 2.739.700 17 Tổ bảo trì điện 12 2.908.000 18 Tổ turbine phát điện 8 4.296.200 19 Tổ lò hơi 22 9.553.000 20 Đội xử lý chất thải 19 2.711.100 Tổng cộng 356 148.660.800 Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Một trăm bốn mƣơi tám triệu sáu trăm sáu mƣơi sáu ngàn tám trăm đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt P.TC – HC Huỳnh Thị Kim Loan 62 Lập bảng Phan Thị Kiều Ngân e. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng Dựa vào bảng thanh toán tiền lƣơng của các bộ phận, kế toán tiền lƣơng tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng cho toàn Xí nghiệp. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng có 2 loại: - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng qua thẻ ATM - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng bằng tiền mặt Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng bằng tiền mặt và thẻ ATM có kết cấu giống nhau. Dƣới đây trình bày bảng thanh toán lƣơng bằng tiền mặt và thanh toán qua thẻ ATM. (Xem trang 64,65). 63 Bảng 4.9 Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 trả bằng tiền mặt XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 “Từ ngày 25/05 đến ngày 24/06/2014” Đơn vị tính: Việt Nam đồng S T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tên bộ phận BGĐ + P.TC -HC Đội bảo vệ Phòng TC – KT Tổ bán hàng Phòng KH – VT Phòng Nông vụ Phòng hóa nghiệm Xƣởng SCCK Phòng KT&NCPT VP xƣởng đƣờng Tổ sân mía Tổ cán ép Tổ hóa chế Tổ nấu đƣờng Tổ ly tâm – TP Tổ cấp nƣớc+SXNĐ Tổ bảo trì điện Tổ turbine phát điện Tổ lò hơi Đội xử lý chất thải Tổng Số NV 34 17 2 2 11 15 30 51 4 21 10 31 22 13 24 15 12 8 22 7 Lƣơng theo ngày công tiêu chuẩn 148.108.149 55.871.684 7.956.599 7.247.799 48.324.273 57.607.677 86.793.183 201.503.229 21.545.335 126.531.831 32.492.731 113.575.294 83.533.446 50.372.046 82.023.131 50.822.857 47.539.103 33.668.605 87.858.587 27.312.175 1.370.672.734 Hệ số Các khoản khấu trừ điều Lƣơng Phụ cấp ca BHXH & chỉnh Tổng lƣơng thêm giờ 3 Tạm ứng BHTN BHTN 1% BHYT (h) h1 9,5% =1,0 0 503.333 580.047 149.191.889 44.000.000 0 1.005.790 9.754.505 0 5.572.917 4.503.126 65.947.727 19.000.000 0 698.425 6.549.538 0 0 0 7.956.599 0 0 57.155 542.973 0 0 0 7.247.799 0 0 70.035 665.333 0 383.333 0 48.707.606 13.000.000 0 444.820 4.225.790 0 1.366.667 1.127.500 60.101.844 12.000.000 0 413.750 3.930.628 0 0 22.688 86.815.871 31.000.000 0 907.925 8.625.288 0 358.333 0 201.861.562 98.000.000 0 1.628.745 15.872.078 0 0 0 21.545.335 4.000.000 0 150.305 1.427.898 0 0 0 126.531.831 19.000.000 0 823.515 7.823.393 0 0 0 32.492.731 9.000.000 0 235.750 2.239.625 0 0 0 113.575.294 30.000.000 0 913.790 8.681.005 0 0 0 83.533.446 22.000.000 0 663.550 6.303.725 0 0 0 50.372.046 13.000.000 0 452.295 4.296.803 0 0 0 82.023.131 22.000.000 0 654.350 6.216.325 0 6.727.501 4.148.066 61.698.424 15.000.000 0 339.595 3.266.153 0 0 0 47.539.103 24.000.000 0 362.595 3.444.653 0 0 0 33.668.605 16.000.000 0 331.085 3.145.308 0 0 0 87.858.587 44.000.000 0 763.370 7.252.015 0 0 0 27.312.175 8.000.000 0 183.885 1.746.908 0 14.912.084 10.381.787 1.395.981.605 443.000.000 0 11.091.730 105.969.938 Nguồn Phòng tài chính kế toán - Xí nghiệp đường Vị Thanh, 2014 64 Thực lãnh 94.431.594 39.708.770 7.356.472 6.512.432 31.036.998 43.757.466 46.282.662 86.360.747 15.967.133 98.884.927 21.017.359 73.980.508 54.566.175 32.622.951 53.152.461 43.132.681 19.731.857 14.192.215 35.843.208 17.381.383 835.919.937 Ký nhận Bảng 4.10 Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng tháng 06 năm 2014 trả qua thẻ ATM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Phòng: Tổ chức – Hành chánh -----&&&----- CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 “Từ ngày 25/05 đến ngày 24/06/2014” Trả qua thẻ ATM Đơn vị tính: Việt Nam đồng S T T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hệ số Các khoản khấu trừ Lƣơng theo điều Số Lƣơng Phụ cấp Tên bộ phận ngày công chỉnh Tổng lƣơng BHTN NV thêm giờ ca 3 Tạm ứng BHTN tiêu chuẩn (h) h1 1% =1,0 Đội bảo vệ 7 23.685.611 0 1.955.833 1.995.313 27.636.757 8.000.000 0 265.075 Phòng Tài chính – Kế toán 2 15.259.768 0 0 0 15.259.768 4.000.000 0 69.920 Tổ bán hàng 2 3.890.062 0 0 0 3.890.062 0 0 26.910 Phòng hóa nghiệm 3 12.588.468 0 0 156.375 12.744.843 6.000.000 0 125.925 Phòng KT&NCPT 1 3.917.788 0 0 0 3.917.788 4.000.000 0 26.910 Tổ cán ép 1 4.815.592 0 189.593 113.750 5.118.925 1.000.000 0 48.300 Tổ hóa chế 6 19.357.044 0 330.834 682.877 20.370.755 6.000.000 0 141.105 Tổ nấu đƣờng 1 2.880.469 0 157.500 94.500 3.132.469 1.000.000 0 23.115 Tổ ly tâm – Thành phẩm 7 27.721.970 0 867.499 548.751 29.138.220 14.000.000 0 253.575 Tổ bảo trì điện 1 4.718.834 0 189.853 113.750 5.022.167 2.000.000 0 43.010 Tổ turbine phát điện 5 22.038.552 0 1.466.667 768.750 24.273.969 10.000.000 0 179.515 Tổ lò hơi 5 21.102.785 0 2.910.000 1.694.563 25.707.348 10.000.000 0 181.240 Tổng 161.976.943 0 8.067.499 6.168.629 176.213.071 63.000.000 0 1.384.600 Nguồn Phòng tài chính kế toán - Xí nghiệp đường Vị Thanh, 2014. 65 BHXH & BHYT 9,5% Thực lãnh 2.518.213 664.240 255.645 1.196.288 255.645 458.850 1.340.498 219.593 2.408.963 408.595 705.393 1.721.780 13.153.700 16.853.472 10.525.608 3.607.507 5.422.631 2.636.233 3.611.775 12.889.155 1.889.762 12.475.683 2.570.562 12.389.063 13.804.329 98.675.780 Ký nhận Bảng 4.11 Bảng tổng hợp lƣơng trả bằng tiền mặt CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----&&---- BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 (Đợt 2) Lƣơng thực chi Nội dung STT 1 Tổng lƣơng 2 Phụ cấp trình độ (Fa2) 3 Trực phần mềm 4 Phụ cấp kiêm nhiệm 5 Lƣơng nghỉ bù 6 Phụ cấp thâm niên Thành tiền Ghi chú 835.919.937 22.520.000 500.000 50.603.250 148.660.800 Tổng cộng 1.058.203.987 Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Một tỷ không trăm năm mƣơi tám triệu hai trăm lẻ ba ngàn chín trăm tám mƣơi bảy đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT P.TC – HC Lập bảng Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt Huỳnh Thị Kim Loan Phan Thị Kiều Ngân 66 Bảng 4.12 Bảng tổng hợp lƣơng trả bằng thẻ ATM CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----&&---- BẢNG TỔNG HỢP LƢƠNG THÁNG 06 NĂM 2014 (Đợt 2) Lƣơng thực chi Nội dung STT Thành tiền Ghi chú 1 Tổng lƣơng 2 Phụ cấp trình độ (Fa2) 3 Trực phần mềm 4 Phụ cấp kiêm nhiệm 750.000 5 Lƣơng nghỉ bù 100.000 6 Phụ cấp thâm niên 98.675.780 3.060.000 - 17.729.200 Tổng cộng 120.314.980 Vị Thanh, ngày 03 tháng 07 năm 2014 Bằng chữ: Một trăm hai mƣơi triệu ba trăm mƣời bốn ngàn chín trăm tám mƣơi đồng. Thủ trƣởng đơn vị P. TC – KT Trần Vĩnh Chung Lê Văn Öt P.TC – HC Huỳnh Thị Kim Loan 67 Lập bảng Phan Thị Kiều Ngân 4.1.2.3 Kế toán chi tiết Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 334 Đối tƣợng: Phải trả ngƣời lao động Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 PC11 UNC10 PKT PKT PKT PKT 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 Tài khoản đối ứng E Diễn giải D Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06/2014 Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06/2014 qua thẻ ATM Tính lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất Tính lƣơng cho công nhân quản lý phân xƣởng Tính lƣơng cho nhân viên bán hàng Tính lƣơng cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Cộng số phát sinh Số dƣ cuối kỳ 111 112 622 627 641 642 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số phát sinh Số dƣ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 506.000.000 1.058.203.987 120.314.980 749.462.573 697.129.560 10.408.256 172.408.256 1.178.518.967 1.629.408.645 55.110.322 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 68 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.1.2.4 Kế toán tổng hợp Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/06/2014 đến ngày 30/06/2014 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Ngày lập Số phiếu …….. 25/06/2014 25/06/2014 … PC25 UNC13 …….. … Số hiệu tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có …………. Thanh toán lƣơng đợt 1 tháng 06/2014 Thanh toán lƣơng đợt 1 tháng 06/2014 trả qua thẻ ATM ……. 334 334 ……. 111 112 ….... 443.000.000 63.000.000 …………. ……. x ……. x ….... 506.000.000 Cộng Kèm theo 02 chứng từ gốc. Ngày 25 tháng 06 năm 2014 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Ngƣời lập (Ký, họ tên) 69 Ghi chú x Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Mẫu số: S02a-DN Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Ngày lập Số phiếu ……… …….. ………………….. 09/07/2014 PC11 09/07/2014 UNC10 09/07/2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu Số tiền Nợ Có ……. ……. ……………… Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06/2014 334 111 1.058.203.987 Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06/2014 qua thẻ ATM 334 112 120.314.980 PKT Tính lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất 622 334 749.462.573 09/07/2014 PKT Tính lƣơng cho công nhân quản lý phân xƣởng 627 334 697.129.560 09/07/2014 PKT Tính lƣơng cho nhân viên bán hàng 641 334 10.408.256 09/07/2014 PKT Tính lƣơng cho nhân viên quản lý doanh nghiệp 642 334 172.408.256 ……… …….. ……. ……. ……………… x x 2.807.927.612 ………………….. Cộng Kèm theo 06 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Ngƣời lập (Ký, họ tên) 70 Ghi chú x Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Mẫu số: S02c1 – DN Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Năm: Tháng 07/2014 Tên tài khoản: Phải trả ngƣời lao động Số hiệu: 334 Ngày tháng ghi sổ 09/07/2014 09/07/2014 Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Số hiệu tài khoản đối ứng Diễn giải Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong tháng PC11 09/07/2014 Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06 /2014 UNC10 09/07/2014 Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06/2014 qua thẻ ATM - Cộng số phát sinh trong tháng - Số dƣ cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý Nợ Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Có 1.178.518.967 111 112 1.058.203.987 120.314.980 1.178.518.967 1.178.518.967 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 71 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Nhận xét: - Về thực hiện chế độ kế toán: Xí nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán, chứng từ có đầy đủ thông tin và chữ ký, các thông tin trên chứng từ hợp lý, hợp lệ. Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 334 phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. - Về tổ chức thực hiện công tác kế toán: Việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng cập nhật thông tin một cách đầy đủ và kịp thời. 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG 4.2.1 Chứng từ sổ sách và tài khoản kế toán 4.2.1.1 Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng - Bảng trích các khoản theo lƣơng - Bảng kê trích nộp Đoàn phí và Kinh phí công đoàn - Phiếu nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội - Ủy nhiệm chi. a. Bảng thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng b. Bảng tổng hợp thanh toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng c. Bảng trích các khoản theo lƣơng Mục đích lập: Làm căn cứ để nộp BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lƣơng cho ngƣời lao động d. Bảng kê trích nộp Đoàn phí và Kinh phí công đoàn Mục đích lập: Làm căn cứ để trích nộp Kinh phí công đoàn. Kết cấu bảng kê trích nộp Đoàn phí công đoàn gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Tháng năm - Cột 3: Tiền lƣơng đóng Bảo hiểm xã hội - Cột 4: Trích nộp 1% - Cột 5: Nộp Công đoàn cấp trên 40% 72 - Cột 6: Công đoàn sơ sở Công ty (40%): Đây là số % trong số 60% đƣợc giữ lại. - Cột 7: Công đoàn thành viên (60%): Số % còn lại trong 60% giữ lại. - Cột 8: Ghi chú Kết cấu bảng kê trích nộp Kinh phí công đoàn gồm: - Cột 1: Số thứ tự - Cột 2: Tháng năm - Cột 3: Tiền lƣơng đóng Bảo hiểm xã hội - Cột 4: Trích nộp 2% - Cột 5: Nộp Công đoàn cấp trên 35% - Cột 6: Công đoàn sơ sở Công ty (40%): Đây là số % trong số 65% đƣợc giữ lại. - Cột 7: Công đoàn thành viên (60%): Số % còn lại trong 65% giữ lại. - Cột 8: Ghi chú e. Phiếu nghỉ hƣởng BHXH Mục đích lập: Xác định số ngày nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn,… của ngƣời lao động để làm căn cứ tính trợ cấp BHXH trả thay lƣơng. f. Ủy nhệm chi Mục đích lập: Làm căn cứ chi các khoản trích theo lƣơng. Uỷ nhiệm chi cũng đƣợc lập thành 2 liên, Ngân hàng giao mẫu sổ cho đơn vị tự lập ủy nhiệm chi. 4.2.1.2 Hệ thống tài khoản Tài khoản 111 – Tiền mặt tại đơn vị Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp 73 Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.2.1.3 Hệ thống sổ sách Công ty sử dụng hệ thống sổ sách của hình thức chứng từ ghi sổ gồm: Sổ chứng từ ghi sổ gồm Sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản 3382, 3383, 3384, 3389 để hạch toán các khoản trích theo lƣơng. Sổ chi tiết của các tài khoản có liên quan. 4.2.2 Trình tự hạch toán tiền lƣơng 4.2.2.1 Quy trình luân chuyển chứng từ a. Mô tả quy trình luân chuyển chứng từ Hàng tháng, Xí nghiệp thanh toán lƣơng cho ngƣời lao động sau khi trừ đi các khoản trích theo lƣơng mà ngƣời lao động chịu. Các khoản trích mà ngƣời lao động chịu sẽ đƣợc gộp chung với các khoản trích mà Xí nghiệp chịu cho ngƣời lao động để nộp cho Cơ quan bảo hiểm. b. Quy trình luân chuyển chứng từ Bảng lƣơng, bảng tổng hợp thanh toán lƣơng, ... Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại - Sổ cái TK 338 - Sổ chi tiết TK 3382,3383,3384, 3389 - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Hình 4.2 Sơ đồ luân chuyển chứng từ các khoản trích theo lương * Kinh phí công đoàn - Kinh phí công đoàn Hàng quí, Ban chấp hành công đoàn cơ sở thu trực tiếp 2% trên tổng quỹ tiền lƣơng làm cơ sở đóng BHXH của doanh nghiệp, chủ cơ sở. 74 Công đoàn cơ sở đƣợc giữ lại 65% trên tổng số tiền đã thu đƣợc để chi tiêu, nộp lên Liên đoàn Lao động cùng cấp 35%. Do Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh là công đoàn cơ sở thành viên nên trong 65% kinh phí công đoàn đƣợc giữ lại, thì Công đoàn cơ sở thành viên Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh đƣợc giữ lại 60% và 40% nộp về Công đoàn cơ sở Công ty. - Thu đoàn phí công đoàn Hàng tháng ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thu đoàn phí của đoàn viên công đoàn bằng 1% tiền lƣơng, tiền công mà công ty trả cho đoàn viên hàng tháng. Nhƣng mức đóng đoàn phí của đoàn viên tối đa không vƣợt quá 10% tiền lƣơng tối thiểu chung theo qui định của Nhà nƣớc hoặc có thể thu theo mức bình quân do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở qui định sau khi có ý kiến chấp thuận của Công đoàn cấp trên, mức đóng tối thiểu bằng 1% lƣơng tối thiểu chung theo qui định của Nhà nƣớc. Công đoàn cơ sở nộp về Liên đoàn lao động cùng cấp 40%, đƣợc giữ lại 60% trên tổng số tiền thu đƣợc để chi hoạt động. Trong số 60% giữ lại chia cho công đoàn thành viên 60% và 40% giữ lại tại công đoàn cơ sở công ty. Đối với đoàn viên bị ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đang trong thời gian nghỉ làm việc hƣởng trợ cấp BHXH thì không phải đóng đoàn phí. * Bảo hiểm xã hội Tổng cộng khoản trích BHXH là 26% trong đó Xí nghiệp trích 18% tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, và 8% trừ trực tiếp vào tiền lƣơng của ngƣời lao động. Hàng tháng, kế toán tiến hành nộp số tiền BHXH đã trích về cho Cơ quan BHXH Hậu Giang. * Bảo hiểm y tế Tổng khoản trích BHYT là 4,5% trong đó Xí nghiệp trích 3% đƣa vào chi phí của Xí nghiệp, 1,5 % trừ trực tiếp vào tiền lƣơng của ngƣời lao động. Và nộp lại cho Cơ quan bảo hiểm hàng tháng. * Bảo hiểm tự nguyện Cũng giồng nhƣ BHYT và BHXH thì BHTN tổng khoản trích là 3% nhƣng trong đó Xí nghiệp chịu 1% đƣa vào chi phí, 1% do ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ và 1% còn lại sẽ do ngƣời lao động chịu và Xí nghiệp trừ trực tiếp vào tiền lƣơng của ngƣời lao động. Cuối tháng Xí nghiệp nộp 1% cho ngân sách (do ngân sách hỗ trợ 1%) và 1% cho cơ quan bảo hiểm 75 4.2.2.2 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Sử dụng số liệu lấy từ bảng tổng hợp thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06 năm 2014 và bảng tổng hợp thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06 năm 2014 trả qua thẻ ATM (xem trang 55 và trang 56). * Nghỉ hƣởng BHXH Trong tháng 06 năm 2014 đơn vị không có chế độ nghỉ thai sản hay công nhân nghỉ việc vì bệnh. Trƣờng hợp nhân viên đƣợc nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội: Phòng tổ chức hành chính xem xét lập danh sách nhân viên đủ điều kiện nghỉ hƣởng bảo biểm xã hội theo quy định gửi về cho Ban giám đốc xem xét và ký duyệt. Sau đó nhân viên đƣợc nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội sẽ mang theo quyết định nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội đến cơ quan bảo hiểm thanh toán. Lƣu ý phải do chính ngƣời đƣợc nghỉ hƣởng bảo hiểm xã hội đến cơ quan bảo hiểm thanh toán, Trƣờng hợp ngƣời đƣợc hƣởng không đi thanh toán đƣợc thì phải có giấy ủy quyền cho ngƣời khác đi nhận thay. Bảng 4.13 Bảng phân bổ các khoản trích theo lƣơng BẢNG PHÂN BỔ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG Tháng 06 năm 2014 Đơn vị tính: Việt Nam đồng STT 1 2 3 4 5 Doanh nghiệp Tài khoản 622 Tài khoản 627 Tài khoản 641 Tài khoản 642 Cộng Ngƣời lao động Tài khoản 334 Cộng Tổng cộng Tài khoản Tài khoản 3382 (2%) 3383 (18%) 12.548.044 93.812.991 14.456.002 107.561.442 222.758 1.745.011 3.426.490 20.769.751 30.653.294 223.889.195 Tài khoản Tài khoản 3382 (1%) 3383 (8%) 12.578.720 99.506.229 12.578.720 99.506.229 43.232.014 323.395.424 76 Tài khoản 3384 (3%) 16.635.499 17.926.907 290.835 3.461.595 38.314.836 Tài khoản 3384 (1,5%) 18.657.418 18.657.418 56.972.254 Tài khoản 3389 (1%) 5.312.885 5.942.635 96.945 1.132.865 12.485.330 Tài khoản 3389 (1%) 12.485.330 12.485.330 24.970.660 Cộng 128.309.419 145.886.986 2.355.549 28.790.7011 305.342.655 Cộng 143.227.697 143.227.697 448.570.352 4.2.2.3 Kế toán chi tiết Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 3382 Đối tƣợng: Kinh phí công đoàn Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 20/07/2014 BK PKT PKT PKT PKT UNC20 PC15 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 20/07/2014 Tài khoản đối ứng E Diễn giải D Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ - Trích 1% Đoàn phí công đoàn trừ vào lƣơng - Trích 2% KPCĐ đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích 2% KPCĐ đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích 2% KPCĐ đƣa vào chi phí bán hàng - Trích 2% KPCĐ đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp KPCĐ cho liên đoàn lao động - Nộp KPCĐ cho Công đoàn cơ sở Công ty Cộng số phát sinh Số dƣ cuối kỳ 334 622 627 641 642 112 111 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số phát sinh Số dƣ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 12.578.720 12.548.044 14.456.002 222.758 3.426.490 15.760.141 10.988.749 26.748.890 16.483.124 43.232.014 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 77 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 3383 Đối tƣợng: Bảo hiểm xã hội Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Tài khoản đối ứng E Diễn giải D Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ - Trích BHXH trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHXH đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHXH đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHXH đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHXH đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm Cộng số phát sinh Số dƣ cuối kỳ 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số phát sinh Số dƣ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 99.506.299 93.812.991 107.561.442 1.745.011 20.769.751 323.395.424 323.395.424 323.395.424 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 78 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 3384 Đối tƣợng: Bảo hiểm y tế Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Tài khoản đối ứng E Diễn giải D Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ - Trích BHYT trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHYT đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHYT đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHYT đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHYT đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHYT cho cơ quan bảo hiểm - Cộng số phát sinh tháng - Số dƣ cuối tháng 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số phát sinh Số dƣ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 18.657.418 16.635.499 17.926.907 290.835 3.461.595 56.972.254 56.972.254 56.972.254 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 79 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S38 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 3389 Đối tƣợng: Bảo hiểm thất nghiệp Ngày tháng Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Tài khoản đối ứng E Diễn giải D Số dƣ đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ - Trích BHYT trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHYT đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHYT đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHYT đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHYT đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHYT cho cơ quan bảo hiểm - Cộng số phát sinh tháng - Số dƣ cuối tháng 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số phát sinh Số dƣ Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 12.485.330 5.312.885 5.942.635 96.945 1.132.865 24.970.660 24.970.660 24.970.660 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 80 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.2.2.4 Kế toán tổng hợp Mẫu số: S02a-DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang CHỨNG TỪ GHI SỔ Từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/07/2014 Ngày lập Số phiếu 09/07/2014 PKT 09/07/2014 Số hiệu tài khoản Trích yếu Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Nợ Có - Các khoản trích trừ vào lƣơng của ngƣời lao động 334 338 143.227.697 PKT - Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp 622 3382 12.548.044 09/07/2014 PKT - Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí sản xuất chung 627 3382 14.456.002 09/07/2014 PKT - Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí bán hàng 641 3382 222.758 09/07/2014 PKT - Trích 2% KPCĐ tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 642 3382 3.426.490 09/07/2014 PKT - Trích 18% BHXH tính vào chi phí nhân công trực tiếp 622 3383 93.812.991 09/07/2014 PKT - Trích 18% BHXH tính vào chi phí sản xuất chung 627 3383 107.561.442 09/07/2014 PKT - Trích 18% BHXH tính vào chi phí bán hàng 641 3383 1.745.011 09/07/2014 PKT - Trích 18% BHXH tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 642 3383 20.769.751 Cộng chuyển sang trang sau 397.770.186 81 Cộng trang trƣớc chuyển sang 397.770.186 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHYT tính vào chi phí nhân công trực tiếp 622 3384 16.635.499 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHYT tính vào chi phí sản xuất chung 627 3384 17.926.907 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHYT tính vào chi phí bán hàng 641 3384 290.835 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHYT tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 642 3384 3.461.595 09/07/2014 PKT - Trích 1% BHTN tính vào chi phí nhân công trực tiếp 622 3389 5.312.885 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHTN tính vào chi phí sản xuất chung 627 3389 5.942.635 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHTN tính vào chi phí bán hàng 641 3389 96.945 09/07/2014 PKT - Trích 3% BHTN tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp 642 3389 1.132.865 20/07/2014 UNC20 - Nộp các khoản trích cho cơ quan bảo hiểm 338 112 432.087.228 x x 880.657.580 Cộng Kèm theo 05 chứng từ gốc. Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Ngƣời lập (Ký, họ tên) 82 x Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S02c1 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Kinh phí công đoàn Số hiệu: 3382 Chứng từ ghi sổ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT UNC20 PC15 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 20/07/2014 Số hiệu tài khoản đối ứng Diễn giải Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong tháng - Trích KPCĐ đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích KPCĐ đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích KPCĐ đƣa vào chi phí bán hàng - Trích KPCĐ đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp KPCĐ cho liên đoàn lao động - Nộp KPCĐ cho Công đoàn cơ sở Công ty Cộng số phát sinh tháng Số dƣ cuối tháng Cộng lũy kế từ đầu quý 622 627 641 642 112 111 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Nợ Có 12.548.044 14.456.002 222.758 3.426.490 15.760.141 10.988.749 26.748.890 16.483.124 43.232.014 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 83 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Mẫu số: S02c1 – DN Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội Số hiệu: 3383 Ngày tháng ghi sổ 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Chứng từ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Số hiệu tài khoản đối ứng Diễn giải Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong tháng - Trích BHXH trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHXH đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHXH đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHXH đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHXH đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHXH cho cơ quan bảo hiểm Cộng số phát sinh tháng Số dƣ cuối tháng Cộng lũy kế từ đầu quý 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Nợ Có 99.506.299 93.812.991 107.561.442 1.745.011 20.769.751 323.395.424 323.395.424 323.395.424 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 84 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S02c1 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Bảo hiểm y tế Số hiệu: 3384 Ngày tháng Chứng từ ghi sổ ghi sổ Số hiệu Ngày tháng 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Số hiệu tài khoản đối ứng Diễn giải Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong tháng - Trích BHYT trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHYT đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHYT đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHYT đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHYT đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHYT cho cơ quan bảo hiểm Cộng số phát sinh tháng Số dƣ cuối tháng Cộng lũy kế từ đầu quý 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Nợ Có 18.657.418 16.635.499 17.926.907 290.835 3.461.595 56.972.254 56.972.254 56.972.254 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 85 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Đơn vị: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Địa chỉ: 1284 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Khu vực 2, Phƣờng 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang Mẫu số: S02c1 – DN (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ –BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trƣởng BTC) SỔ CÁI Tên tài khoản: Bảo hiểm thất nghiệp Số hiệu: 3389 Chứng từ ghi sổ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 PKT PKT PKT PKT PKT UNC20 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 09/07/2014 20/07/2014 Số hiệu tài khoản đối ứng Diễn giải Số dƣ đầu năm Số phát sinh trong tháng - Trích BHYT trừ lƣơng của ngƣời lao động - Trích BHYT đƣa vào chi phí nhân công trực tiếp - Trích BHYT đƣa vào chi phí sản xuất chung - Trích BHYT đƣa vào chi phí bán hàng - Trích BHYT đƣa vào chi phí quản lý doanh nghiệp - Nộp BHYT cho cơ quan bảo hiểm - Cộng số phát sinh tháng - Số dƣ cuối tháng - Cộng lũy kế từ đầu quý 334 622 627 641 642 112 Đơn vị tính: Việt Nam đồng Số tiền Ghi chú Nợ Có 12.485.330 5.312.885 5.942.635 96.945 1.132.865 24.970.660 24.970.660 24.970.660 0 - Sổ này có 01 trang, đánh số từ trang số 01 đến trang …. - Ngày mở sổ: 01/07/2014 Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 86 Ngày 31 tháng 07 năm 2014 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Nhận xét: - Về thực hiện chế độ kế toán: Xí nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán, chứng từ có đầy đủ thông tin và chữ ký, các thông tin trên chứng từ hợp lý, hợp lệ. Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 3382, tài khoản 3383, tài khoản 3384 và tài khoản 3389 phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ phát sinh. - Về tổ chức thực hiện công tác kế toán: Việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học và hợp lý giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng cập nhật thông tin một cách đầy đủ và kịp thời. 4.3 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC LAO ĐỘNG 4.3.1 Tình hình nhân sự 4.3.1.1 Trình độ lao động Đối với mỗi doanh nghiệp để đi vào hoạt động luôn cần có lực lƣợng lao động có chất lƣợng. Chất lƣợng của lực lƣợng lao động đƣợc thể hiện qua trình độ của nhân viên. Bảng 4.14 Trình độ lao động của Xí nghiệp tháng 06 năm 2014 Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đại học 45 11,19 Cao đẳng 15 3,73 Trung cấp 29 7,21 Công nhân kỹ thuật 243 60,45 Trình độ 12/12 45 11,19 Dƣới lớp 12 10 2,49 Lao động phổ thông 15 3,73 402 100,00 Tổng (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh của Xí Nghiệp đường Vị Thanh) 87 Biểu đồ thể hiện trình độ nhân sự tháng 06 năm 2014 60,45% Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Kỹ thuật Trình độ 12/12 11,19% 7,21% 3,73% Dƣới lớp 12 Lao động phổ thông 2,49% 11,19% 3,73% Hình 4.3 Trình độ nhân sự của Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh có lực lƣợng lao động đông đảo, trình độ từ lao động phổ thông đến bậc Đại học. Số lƣợng nhân viên của Xí nghiệp từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 khá ổn định sự thay đổi không đáng kể. Tính đến đầu tháng 07 năm 2014, Xí nghiệp có 402 nhân viên. Do Xí nghiệp là đơn vị sản xuất đƣờng với những dây chuyền sản xuất nên số lƣợng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ 60,45% tƣơng đƣơng 243 ngƣời. Lao động có trình độ dƣới lớp 12 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 2,49% tƣơng đƣơng 10 ngƣời, tiếp theo là lao động có trình độ cao đẳng và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ 3,73% tƣơng đƣơng 15 ngƣời, kế tiếp nữa là lao động có trình độ trung cấp 29 ngƣời chiếm tỷ lệ 7,21%. Cuối cùng là lao động có trình độ Đại học bằng với lao động trình độ lớp 12/12 là 45 ngƣời chiếm tỷ lệ 11,19%. Nhìn chung chất lƣợng và trình độ mà công ty tuyển dụng là phù hợp với vị trí công tác của từng bộ phận. Tuy nhiên đơn vị cũng cần phải đẩy mạnh công tác bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ ở các bộ phận để có mặt bằng trình độ cao hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân: do là đơn vị sản xuất với những dây chuyền máy móc nên có sự chênh lệch lớn giữa công nhân kỹ thuật so với các bậc trình độ khác nhiều nhƣ vậy. Tuy nhiên Xí nghiệp luôn chú trọng trình độ chuyên môn nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên, để họ có thể nâng cao tay nghề phục vụ tốt hơn cho công việc của họ trong đơn vị. 4.3.1.2 Cơ cấu lao động Theo Trần Hồi Sinh, 2006 “Cơ cấu” hay “Cấu trúc” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tƣơng đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tƣợng đó, trong một thời gian nhất định. (Trích trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng chuyển dịch cơ cấu 88 lao động tại Thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở Quận Ô Môn” của học viên Võ Thanh Dũng). Cơ cấu nhân sự theo giới tính cho biết đƣợc số lƣợng nhân viên nam và nữ trong xí nghiệp, còn thể hiện đƣợc ngành nghề đặc trƣng của đơn vị. Dƣới đây là Bảng cơ cấu nhân sự của Xí nghiệp trong tháng 06 năm 2014. Bảng 4.15 Cơ cấu nhân sự Xí nghiệp tháng 06 năm 2014 Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ Nam 341 84,82 Nữ 61 15,18 Tổng 402 100,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh của Xí Nghiệp đường Vị Thanh) Biểu đồ thể hiện cơ cấu nhân sự tháng 06 năm 2014 84,82% Nam Nữ 15,18% Hình 4.4 Cơ cấu nhân sự của Xí nghiệp đường Vị Thanh Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rằng cơ cấu lao động tại đơn vị là không đồng đều. Số lƣợng nam chiếm đa số với tỷ lệ 84,82% tập trung chủ yếu ở các phân xƣởng, vận tải, bảo vệ, bao tiêu sản phẩm, cơ khí và các hoạt động cần sự dẻo dai, linh hoạt và sức mạnh để vận hành các dây chuyền máy móc. Còn số lao động nữ tập trung nhiều ở bộ phận văn phòng vì công việc ở văn phòng sẽ nhẹ nhàng hơn. Tóm lại: Chất lƣợng lao động trong Xí Nghiệp đƣợc đánh giá tƣơng đối cao, phù hợp với tính chất công việc tại Xí Nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần nhiều công nhân để thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh và việc phân công công việc cũng hợp lý, phù hợp với năng lực của từng đối tƣợng lao động. Tuy nhiên, để có thể khai thác tốt năng lực của ngƣời 89 lao động hiện tại, giữ chân lao động giỏi và thu hút lao động có chất lƣợng thì Xí Nghiệp cần đƣa ra những chính sách lao động hợp lý và mức thù lao phù hợp. 4.3.2 Chính sách nhân sự 4.3.2.1 Công tác tuyển dụng Khi có nhân viên xin nghỉ hoặc các phòng ban trong Xí nghiệp thiếu nhân viên thì làm đơn để nghị tuyển nhân viên trình lên cho Ban Giám đốc. Sau đó Ban Giám đốc sẽ chỉ thị Phòng Tổ chức – Hành chánh thông báo tuyển dụng và thành lập hội đồng tuyển dụng. Xí nghiệp tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động đƣợc làm đúng nguyên tắc, thủ tục, trên cơ sở hội đồng tuyển dụng thực hiện tham mƣu giúp Ban Giám đốc trong việc tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động. Đối với lao động thời vụ, Xí nghiệp đều ký “Hợp đồng lao động ngắn hạn” với ngƣời lao động. 4.3.2.2 Công tác quản lý và đào tạo Công ty duy trì quản lý lao động bằng sổ: Có một sổ danh sách nhân viên toàn công ty và từng bộ phận. Ngoài ra, mỗi ngƣời lao động đƣợc theo dõi trên hồ sơ riêng để tiện cho việc theo dõi, xem xét mức độ tiến bộ, kiểm tra sức khỏe,…. Xí nghiệp còn áp dụng các chính sách đào tạo nhƣ: - Chính sách đào tạo nâng cao: Hàng năm, Xí nghiệp thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng về nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ để phục vụ tối cho Xí nghiệp. - Chính sách đào tạo cán bộ kế cận: Đối với nhân viên xuất sắc có tiềm năng phát triển và các cán bộ quản lý Xí nghiệp luôn quan tâm đào tạo bổ sung thƣờng xuyên các kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý,… 4.3.2.3 Chính sách đãi ngộ Bên cạnh việc tính lƣơng thƣởng hợp lý cho cán bộ nhân viên trong Xí nghiệp, thì hằng năm Xí nghiệp tổ chức các chuyến du lịch nghỉ mát cho công nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm. Nếu năm nay nhân viên không đi nghỉ mát đƣợc thì chi phí cho chuyến đi năm nay sẽ đƣợc chuyển sang cho năm sau. 90 a. Ngày nghỉ Nhân viên đƣợc nghỉ vào các ngày lễ lớn theo quy định của Nhà nƣớc. Trƣờng hợp nhân viên hết phép nhƣng con bệnh vẫn có thể xin nghỉ nhƣng phải thông báo cho lãnh đạo.Khi đi làm lại thì phải kèm giấy xuất viện của con, và số ngày nghỉ không vƣợt quá 5 ngày. b. Các hình thức thưởng và phạt Đối với công nhân viên có thành tích xuất sắc trong công việc Xí nghiệp sẽ lập danh sách đƣa về tổng công ty để đƣợc biểu dƣơng trong các cuộc họp, tặng giấy khen và thƣởng bằng hiện vật, hoặc tổ chức du lịch hàng năm cho nhân viên. Đối với nhân viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ, có hành vi gian dối không tuân thủ quy định của đơn vị hoặc nhà nƣớc thì tùy vào mức độ để xử lý nhƣ: Vi phạm ở mức độ nhẹ sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo, trừ lƣơng,… Còn vi phạm ở mức độ nặng gây thiệt hại lớn cho đơn vị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. c. Các chế độ khác * Trợ cấp thôi việc Từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 Xí nghiệp trợ cấp thôi việc cho ngƣời lao động có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên, với mức chi trả bằng ½ tháng lƣơng bình quân làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trƣớc thời điểm thôi việc cho một năm làm việc. Trợ cấp thôi việc đƣợc ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp khi chi trả cho ngƣời lao động. * Trợ cấp thai sản - Trong thời gian có thai đƣợc nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày. - Khi bị sẩy thai thì đƣợc nghỉ 20 ngày nếu thai dƣới 3 tháng và đƣợc nghỉ 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên. - Khi sinh con đƣợc nghỉ 6 tháng. * Trợ cấp tai nạn lao động Ngƣời lao động bị tai nạ trong các trƣờng hợp sau sẽ đƣợc hƣởng trợ cấp tai nạn lao động - Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động. 91 - Bị tai nạn trên đƣờng đi làm về và từ nơi ở đến nơi làm. - Bị tai nạn lao động ngoài nơi làm việc Ngoài ra xí nghiệp còn các chế độ trợ cấp khác nhƣ chế độ tử tuất, chế độ hƣu trí. 4.1.2.4 Bổ nhiệm cán bộ Xí nghiệp chú trọng việc bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nội bộ của Xí nghiệp hoặc Công ty điều chuyển xuống. Xí Nghiệp Đƣờng Vị Thanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của ngành mía đƣờng với một số lƣợng nhân viên tƣơng đối lớn. Vì vậy mà nhu cầu về đối tƣợng lao động của công ty rất đa dạng. Tuy nhiên hiện nay, công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Do vậy, nhu cầu về lao động có chất lƣợng, tay nghề cao tăng lên trong thời gian gần đây. Vì vậy nếu không có mức tiền lƣơng và chính sách đãi ngộ hợp lí, Xí Nghiệp sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc thu hút và giữ chân lao động, đặc biệt là lao động chất lƣợng. 92 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH 5.1 NHẬN XÉT CHUNG 5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán 5.1.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán a) Ưu điểm Trong công tác kế toán đơn vị luôn tuân thủ đúng, đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc và chế độ kế toán do Nhà nƣớc quy định. Xí nghiệp sử dụng các mẫu chứng từ, biểu mẫu báo cáo theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Hệ thống tài khoản sử dụng đúng theo quy định của Bộ Tài Chính, ngoài ra phòng kế toán cũng xây dựng hệ thống tài khoản theo đặc điểm riêng của Xí nghiệp một cách đầy đủ và chi tiết. Vừa đảm bảo đƣợc nguyên tắc thống nhất trong các nhiệm vụ kế toán do Bộ Tài Chính đề ra, vừa thích ứng với thực tiễn quản lý các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị. Chứng từ đƣợc bảo quản cẩn thận, lập đủ số liên cần thiết cho việc kiểm tra, đối chiếu. b) Nhược điểm Do Xí nghiệp chọn hình thức kế toán phân tán nên các nhân viên kế toán không tập trung ở phòng kế toán. Điều này làm cho việc luân chuyển chứng từ mất nhiều thời gian. 5.1.1.2 Về công tác kế toán a) Ưu điểm Công việc trong các nghiệp vụ kinh tế đƣợc phân công rõ ràng, có khoa học tạo điều kiện xử lý số liệu nhanh chóng, nhịp nhàng, trôi chảy. Tất cả các số liệu từ nhập số liệu, điều chỉnh, ghi sổ chi tiết, ghi sổ tổng hợp đến tổng hợp báo cáo số liệu điều đƣợc thực hiện trên máy vi tính. Do đó có thể đảm bảo tiết kiệm công sức cho nhân viên nhƣng mang lại hiệu quả cao, giúp cho nhân viên kế toán có thể cung cấp thông tin nhanh chóng chính xác, nâng cao chất lƣợng kế toán. 93 b) Nhược điểm Mỗi nhân viên đƣợc cấp mật khẩu riêng khi đăng nhập vào hệ thống máy tính nên khi nhân viên đó nghỉ thì công việc sẽ bị trì trệ. 5.1.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 5.1.2.1 Về việc thực hiện chế độ kế toán a) Ưu điểm Hạch toán tiền lƣơng theo quy định của Nhà nƣớc ban hành và những nguyên tắc hạch toán, kế toán tại đơn vị. Kế toán đã hạch toán đầy đủ, chính xác rõ ràng theo từng mục trên tài khoản 334, 338 (2, 3, 4, 9). Tất cả sổ sách đều đƣợc lƣu trữ có hệ thống, rõ ràng qua hệ thống máy vi tính, đảm bảo cho việc truy cập, đối chiếu số liệu một cách nhanh chóng và tiện lợi. b) Nhược điểm Quy trình hạch toán và thanh toán lƣơng còn rắc rối, thủ tục phức tạp. Do Xí nghiệp còn áp dụng hình thức trả lƣơng bằng tiền mặt nên có thể xảy ra thất thoát trong việc phát lƣơng. 5.1.1.2 Về công tác kế toán a) Ưu điểm Thực hiện trích BHXH, BHYT, BHTN cho toàn thể Xí nghiệp, trích trên tiền lƣơng thời gian trƣớc khi trừ đi các khoản tạm tính và bồi thƣờng. Việc hạch toán lƣơng đƣợc thực hiện một cách hợp lý và chính xác cho tập thể cán bộ công nhân viên tại Xí nghiệp. Xây dựng thang bình xét thi đua tháng theo A, B, C nhằm khích lệ tinh thần làm việc của công nhân viên. b) Nhược điểm Xí nghiệp chi lƣơng vào đầu tháng nên việc hạch toán của tháng này phải đƣa sang tháng sau. Nhân viên tính lƣơng chỉ có nhiệm vụ tổng hợp ngày công làm việc thực tế của Cán bộ Công nhân viên chức để tính lƣơng. Còn số liệu chấm công hàng ngày do những ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ chấm công ở các phòng ban trực tiếp chấm điều này dễ dẫn đến việc gian lận của nhân viên trong phòng. 94 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG 5.2.1 Chứng từ Kiểm soát, xét duyệt chứng từ cẩn thận trong việc tính lƣơng và chi lƣơng cho nhân viên. Cần rút ngắn thời gian luân chuyển của chứng từ, đồng thời hạn chế các thủ tục không cần thiết trong chi trả lƣơng. Cập nhật thƣờng xuyên các văn bản pháp lý liên quan đến tiền lƣơng, điều chỉnh các biểu mẫu của chứng từ theo quy định. 5.2.2 Sổ sách Đối chiếu sổ tổng hợp và sổ chi tiết đảm bảo luân chuyển chứng từ và hạch toán kịp thời tiền lƣơng cho ngƣời lao động. Hàng tháng in sổ sách liên quan đến tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng trình cho Ban Giám đốc ký duyệt. Cập nhật thƣờng xuyên các văn bản pháp lý liên quan đến tiền lƣơng, điều chỉnh các biểu mẫu sổ sách theo quy định. 5.2.3 Báo cáo Lập báo cáo theo quí, năm trình cho Ban Giám đốc xem xét và ký nhận. Báo cáo thƣờng xuyên, kịp thời cho ban lãnh đạo biết những khó khăn, thắt mắt của ngƣời lao động trong công tác trả lƣơng để có hƣớng giải quyết tốt nhất. 5.2.4 Giải pháp khác Có chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ lại những công nhân có trình độ và tay nghề cao. Có hình thức thƣởng phạt rõ ràng, công khai với tất cả nhân viên. Đào tạo chuyên môn, tập huấn cho ngƣời lao động đặc biệt là đội ngũ kế toán luôn phải cập nhật các thông tƣ, nghị định mới của Chính phủ. Đảm bảo công bằng trong công tác tính và trả lƣơng cho công nhân viên trong công ty. Hoàn thiện hình thức trả lƣơng, quan tâm đến đời sống công nhân viên trong đơn vị. 95 Luôn quan tâm, theo dõi để tìm ra nguyên nhân thiếu hụt hay dƣ thừa nhân sự để có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý, bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu của công việc. Việc trả lƣơng phải đƣợc đánh giá trên hiệu quả công việc hoặc theo kết quả kinh doanh, thƣởng phạt phải công khai. 5.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 5.3.1 Nâng cao chất lƣợng tuyển dụng Về chính sách tuyển dụng: Xí nghiệp cần chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt quá trình tuyển chọn các ứng cử viên đủ tiêu chuẩn phù hợp với vị trí và chức danh cần tuyển. Có thể tuyển từ các nguồn bên ngoài thông qua việc đăng tin tuyển dụng theo các hình thức nhƣ: Tờ rơi, internet, báo chí, trung tâm giới thiệu việc làm,… Hoặc có thể tuyển từ nguồn bên trong đơn vị nhƣ luân chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác. Về quá trình tuyển dụng: Sau khi nhận đƣợc hồ sơ của các ứng cử viên có thể tổ chức thi tuyển để kiểm tra trình độ chuyên môn và tay nghề đối với đối tƣợng dự tuyển. Có thể sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp và thi trắc nghiệm để thấy đƣợc khả năng giải quyết các tình huống của ứng cử viên nhƣ thế nào? Có đáp ứng đƣợc yêu cầu của công việc hay không?... 5.3.2 Phân công và bố trí lao động hợp lý Xem xét ở các bộ phận nếu còn thiếu nhân viên có thể tuyển thêm hoặc chuyển từ bộ phận khác sang, nhƣng phải đảm bảo nhân viên đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Thƣờng xuyên đánh giá yêu cầu của công việc, năng lực của nhân viên trong Xí nghiệp để bố trí điều chuyển hợp lý với năng lực của nhân viên. Từ đó sẽ giúp cho nhân viên phát huy hết năng lực của bản thân, phục vụ tốt cho công việc. 5.3.3 Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo hợp lý Dựa trên nhu cầu thực tế tại đơn vị, Ban lãnh đạo cần phân tích và xác định nhu cầu đào tạo hiện tại là gì? Có cần đào tạo hay không? Và đào tạo cho trình độ nào? Sau đó sẽ lựa chòn hình thức đào tạo tại đơn vị, ngoài đơn vị, tại các trƣờng lớp đào tạo hay tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên. 96 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Tiền lƣơng là một vấn đề liên quan không chỉ với ngƣời lao động mà còn liên quan đến tất cả mọi ngƣời dân và toàn xã hội. Một sự thay đổi nhỏ trong chính sách tiền lƣơng cũng kéo theo sự thay đổi về thu nhập của ngƣời lao động và ảnh hƣởng đến cuộc sống của họ. Tiền lƣơng và các nhân tố nhƣ chính trị, văn hóa, lịch sử, kinh tế và xã hội luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, các chính sách về tiền lƣơng luôn phải thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ của xã hội. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cũng phải tìm con đƣờng riêng để hoàn thiện công tác kế toán lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, một yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra một hƣớng đi đúng, một cách thức trả lƣơng hợp lý và phải biết thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động kết hợp hài hòa lợi ích Nhà nƣớc, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích ngƣời lao động để phát huy tính sáng tạo. Tiền lƣơng và công tác trả lƣơng là một trong những trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm thu hút lực lƣợng lao động có tay nghề, có trình độ cao, nhiệt tình với công việc. Trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp Đƣờng Vị Thanh em đã tìm hiểu xung quanh vấn đề kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng, để từ đó có thể đƣa ra một số giải pháp giúp cho đơn vị hoàn thiện hơn trong công tác tính lƣơng, trả lƣơng cho ngƣời lao động để phát huy hơn nữa tác dụng của các hình thức trả lƣơng trên cơ sở khoa học về các chế độ trả lƣơng. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, nhƣng do kiến thức và thời gian có hạn nên bài báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong Xí Nghiệp Đƣờng Vị Thanh góp ý kiến thêm để cho đề tài của em đƣợc tốt hơn và có giá trị trong thực tiễn. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nƣớc Muốn hàng hóa sản xuất ra đạt tiêu chuẩn để cạnh tranh với hàng ngoại nhập thì ngoài việc đòi hỏi ngƣời lao động không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, trình độ để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nhà nƣớc không những chú trọng đến công tác đào tạo nghề và trình độ cho ngƣời 97 lao động, mà cũng cần phải quan tâm đến việc bổ sung kiến thức cho ngƣời lao động để họ có thể thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trƣờng. Nhà nƣớc cũng cần quan tâm cải thiện hệ thống giáo dục, các cơ sở giáo dục cần đào tạo theo hƣớng học đi đôi với hành, đừng chỉ chú trọng lý thuyết mà không gắn liền với thực tế của các doanh nghiệp. Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và không phải trải qua quá trình đào tạo lại khi tuyển dụng, diều đó sẽ làm giảm bới chi phí đào tạo của doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên. Quan trọng là các cơ quan nhà nƣớc cần có biện pháp ngăn chặn các sản phẩm nhập lậu từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, bởi không thể cạnh tranh về giá với các sản phẩm nhập lậu. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, để doanh nghiệp thật sự yên tâm hoạt động sản xuất thì Nhà nƣớc cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhƣ: Luật lao động, Luật doanh nghiệp… tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động. 6.2.2 Kiến nghị đối với công ty Sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh tôi đã học hỏi đƣợc nhiều điều bổ ích. Xuất phát từ thực tế của Xí nghiệp tôi có vài kiến nghị sau: Kiến nghị đối với Xí nghiệp Xí nghiệp cần tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong những tháng sau tết nguyên đán. Ban lãnh đạo cần tìm kiếm thêm nhiều đối tác, khách hàng thông qua các cuộc triển lãm, hội chợ thƣơng mại, các chƣơng trình hàng Việt về nông thôn,… để dễ dàng đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Cần tổ chức cơ cấu nhân sự cho hợp lý, bố trí nhân sự hợp lý tránh tình hạng có bộ phận dƣ thừa và bộ phận thì tiếu nhân viên. Theo dõi, cập nhật và nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách trả lƣơng để vừa thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc, để có thể vừa thu hút thêm và duy trì số lƣợng nhân viên có tay nghề cao. Chăm lo đời sống nhân viên để họ an tâm sản xuất tốt hơn nhƣ: + Xây dựng quy chế lƣơng hợp lý + Tổ chức thăm, hỗ trợ các gia đình công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng chính sách khen thƣởng hợp lý đối với các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc. 98 + Tận dụng triệt để, tiết kiệm nguyên vật liệu và các khoản chi phí trong sản xuất nhằm làm tăng lợi nhuận cho công ty. + Có hình thức thƣởng và phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Kiến nghị đối với phòng kế toán Cần duy trì phƣơng pháp làm việc nhanh chóng, có sáng kiến nhƣ hiện nay. Tổ chức ứng dụng tin học trong công tác kế toán, nên phát huy và tận dụng hết khả năng máy vi tính mà công ty đã trang bị để tổng hợp báo cáo nhanh các số liệu khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo đơn vị. Tổ chức hội thảo, tập huấn các chế độ mới về công tác kế toán cho toàn thể cán bộ nhân viên kế toán trong Xí nghiệp. Thƣờng xuyên đối chiếu sổ sách của các bộ phận nhằm phát hiện sai sót để điều chỉnh kịp thời. Đồng thời bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ làm công tác tài chính – kế toán để có thể tiếp cận những thay đổi theo hƣớng hiện đại. Xây dựng hệ thống chứng từ đơn giản, rõ ràng phù hợp với quy định của chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng và yêu cầu quản lý nội bộ. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chao Thị Bấn, 2012. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cơ khí – Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Vĩnh kiến Thịnh. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 2. Lê Trần Phƣớc Huy, 2013. Bài giảng hệ thống thông tin 1. Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Trung Nguyên, 2008. Phân tích tình hình lao động và kế toán tiền lương tại Xí nghiệp cấp thoát nước – công trình đô thị số 4 Thị xã Ngã Bảy – Tỉnh Hậu Giang. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ. 4. Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 5. Phan Đức Dũng, 2010. Kế toán tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 6. Võ Thanh Dũng, 2007. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại Thành phố Cần Thơ, Trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn. Đề tài nghiên cứu. http://tailieu.vn/doc/de-tai-nghien-cuu-thuc-trang-chuyen-dich-co-cau-laodong-tai-thanh-pho-can-tho-truong-hop-nghien--6621.html 100 PHỤ LỤC 1 Bảng chấm công của phòng tổ chức hành chánh tháng 06 năm 2014 Nguồn Phòng tổ chức hành chánh – Xí nghiệp đường Vị Thanh 101 PHỤ LỤC 2 PHIẾU CHI PC11/09/07/2014 CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH PHIẾU CHI 1284 Trần Hƣng Đạo, KV1, P7, TP Vị Thanh, Hậu Giang Ngày 09 tháng 07 năm 2014 Điện thoại: (0711) 3561.277 Fax: (0711) 3879.140 Liên 2 Mẫu số: C21-H Quyển số: 07 Số: PC011 NỢ TK: 334 CÓ TK: 111 Họ và tên ngƣời nhận tiền: Phan Thúy Vân Địa chỉ: Phòng Tài chính kế toán Lý do chi: Thanh toán lƣơng đợt 2 tháng 06 năm 2014 Số tiền: 1.058.203.987 Bằng chữ: Một tỷ không trăm năm mƣơi tám triệu hai trăm lẻ ba ngàn chín trăm tám mƣơi bảy đồng. Kèm theo: …………………………………. Chứng từ gốc. Thủ trƣởng đơn vị Kế toán trƣởng Ngƣời lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): ………………………… Ngƣời nhận Thủ quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 102 PHỤ LỤC 3 LỆNH CHI SỐ 10/ ngày 09/07/2014 Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam LỆNH CHI Đơn vị trả tiền: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Số: Tài khoản nợ: 102010001240100 Tại ngân hàng: Ngân hàng thƣơng mại Công Thƣơng – Chi nhánh Hậu Giang Ngày: 09/07/2014 Số tiền bằng số 120.340.980 VNĐ Số tiền bằng chữ: Một trăm hai mƣơi triệu ba trăm mƣơi bốn ngàn chín trăm tám mƣơi đồng chẵn. Cá nhân đơn vị thụ hƣởng: Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh Tài khoản nợ: Tại ngân hàng: Nội dung: Thanh toán tiền lƣơng đợt 2 tháng 06 năm 2014 Đơn vị trả tiền Kế toán (Ký, họ tên) Ngày hạch toán 09/07/2014 Chủ tài khoản (Ký, họ tên) Giao dịch viên (Ký, họ tên) 103 Kiểm soát viên (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 4 BẢNG KÊ TRÍCH NỘP ĐOÀN PHÍ VÀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN CĐCS CTY CP MÍA ĐƢỜNG CẦN THƠ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CĐCSTV XÍ NGHIỆP ĐƢỜNG VỊ THANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢNG KÊ TRÍCH NỘP ĐOÀN PHÍ VÀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN NĂM 2014 Tháng 06 quí II năm 2014 I. Đoàn phí công đoàn STT 1 Tháng, năm Tháng 06/2014 Tiền lƣơng đóng BHXH 1.257.872.000 Cộng Trích nộp 1% Nộp Công Phần giữ lại (60%) đoàn cấp trên Ghi chú Công đoàn cơ sở công ty (40%) Công đoàn thành viên (60%) (40%) 12.578.720 5.031.488 3.018.893 4.528.339 12.578.720 5.031.488 3.018.893 4.528.339 II. Kinh phí công đoàn STT 1 Tháng, năm Tháng 06/2014 Tiền lƣơng đóng BHXH 1.532.664.677 Trích nộp 2% Phần giữ lại (65%) Nộp Công đoàn Ghi chú cấp trên (35%) Công đoàn cơ sở công ty (40%) Công đoàn thành viên (60%) 30.653.294 10.728.653 7.969.856 11.954.785 Cộng 30.653.294 10.728.653 7.969.856 11.954.785 Tổng cộng 43.232.014 15.760.141 10.988.749 16.483.124 Vị thanh, ngày 20 tháng 07 năm 2014 DUYỆT CỦA BCH CĐCSTV Lập bảng CHỦ TỊCH/P.CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Phƣợng 104 [...]... tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh - Phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm trong công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp - Đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong đơn vị, hoàn thiện hơn công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo. .. tài: Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh để làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng Phân tích đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp Từ đó đề ra một số giải pháp để giúp đơn vị. .. (do doanh nghiệp giữ lại 1% KPCĐ) và Ngân sách hỗ trợ 1% BHTN chuyển cho BHXH 2.1.4 Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích lƣơng Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng là một khâu quan trọng của doanh nghiệp, nhằm khoản ánh các khoản tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng cùng các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của ngƣời lao động và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp đối... toán phân bổ chính xác, đúng đối tƣợng chi phí tiền lƣơng, các khoản trích theo lƣơng và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao động - Lập báo cáo kê toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lƣơng, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiêp 2.1.4.2 Hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng a Kế toán tiền lương * Tài khoản. .. dụng: “ Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động” dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho ngƣời lao động nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng ,… và các khoản thu nhập khác thuộc về ngƣời lao động 17 Kết cấu tài khoản Tài khoản 334 – Phải trả ngƣời lao động Số còn phải trả ngƣời lao động kỳ trƣớc - Lƣơng và các khoản phải trả ngƣời lao động - Lƣơng và các khoản đã trả... Tài khoản 3388 – Phải trả, phải nộp khác - Tài khoản 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp * Chứng từ sử dụng: Theo quyết định 15/2006/BTC- Bộ Tài chính năm 2006 thì các khoản trích theo lƣơng sẽ đƣợc sử dụng các bảng sau: - Mẫu số 10-LĐTL Bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng - Mẫu số 11-LĐTL Bảng phân bổ tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội 20 * Nguyên tắc hạch toán các khoản trích theo lương - Phải đảm báo các. .. có hạn nên đề tài chỉ tập trung tìm hiểu công tác kế toán tiền lƣơng và cách hạch toán các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh 1.3.2 Phạm vi thời gian - Đối với số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, năm 2012, năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Đối với số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán tháng 06 năm 2014 - Thời gian thực hiện đề tài... phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu chỉ trình bày về tình hình nhân sự, công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại Xí nghiệp đƣờng Vị Thanh thông qua các chứng từ nhƣ: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lƣơng, Bảng tổng hợp thanh toán lƣơng,… 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xí nghiệp áp dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính 2.1... đầy đủ tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lƣơng và tình hình sử dụng quỹ tiền lƣơng - Hƣớng dẫn kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đúng chế độ ghi chép ban đầu về ngƣời lao động và tiền lƣơng Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền. .. động TK 431 Tiền thƣởng phải trả cho nhân viên TK 335 TK 622 Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép cho công nhân viên Nguồn Sách Kế toán tài chính – Phan Đức Dũng, 2006 (Trang 341) Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 334 19 b Kế toán các khoản trích theo lương * Tài khoản sử dụng: “Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác - Số đã trích chƣa sử dụng hết - Các khoản đã