kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành

79 561 1
kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ CÔNG LÝ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 Tháng 08 Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÕ CÔNG LÝ MSSV: 4104154 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG Tháng 08 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Được sự giới thiệu của Trường Đại học Cần Thơ cùng với sự chấp nhận của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành, sau hơn hai tháng thực tập tại công ty cùng với những kiến thức đã học, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành ”. Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực tập. Nhất là sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô Đặng Thị Ánh Dương trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm học vừa qua. Tôi chân thành cảm ơn các anh chị phòng kế toán của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành đã nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp số liệu cho tôi trong quá trình thực tập. Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe. Kính chúc Quý công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa trong tương lai. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày …… tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Võ Công Lý i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ..... tháng ..... năm 2013 Người thực hiện Võ Công Lý ii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP   Họ và tên người nhận xét: Đặng Thị Ánh Dương  Học vị: Đại học……………..………………………………………………  Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán………….……………………………  Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác: Bộ môn Kế toán – Kiểm toán, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.  Tên sinh viên: Võ Công Lý MSSV: 4104154  Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp 1 Khóa: 36  Tên đề tài: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành. iii NỘI DUNG NHẬN XÉT  1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 2. Hình thức trình bày: ………………………………………………………………………………… .……...………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………….................. .......... 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2013 Người nhận xét Đặng Thị Ánh Dương iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ................................................................................. Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013 Người nhận xét v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ...............................................................................i 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu...............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1 1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2 1.3.1 Phạm vi về không gian ...........................................................................2 1.3.2 Phạm vi về thời gian...............................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:............................................................................2 1.4 Lược khảo tài liệu......................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ...................................................................4 2.1 Khái quát về tiền lương và các khoản trích theo lương ..............................4 2.1.1 Khái niệm..............................................................................................4 2.1.2 Các hình thức trả lương .........................................................................5 2.1.3 Tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp ..............................................................9 2.1.4 Quỹ tiền lương.....................................................................................11 2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ....................................13 2.2.1 Khái niệm.............................................................................................13 2.2.2 Chứng từ kế toán ..................................................................................13 2.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng....................................................................13 2.2.4 Sơ đồ hạch toán ....................................................................................14 2.2.5 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất .........16 2.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................18 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH………………………………………………………20 3.1 Lịch sử hình thành ...................................................................................20 3.2 Cơ cấu tổ chức quản lí và nhân sự ..........................................................21 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................21 3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty........................................................21 3.3 Ngành nghề kinh doanh, các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn hoạt động kinh doanh của công ty..................................................................................22 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh .......................................................................22 3.3.2 Chức năng ............................................................................................22 vi 3.3.3 Nhiệm vụ.............................................................................................22 3.3.4 Quyền hạn ...........................................................................................23 3.4 Tổ chức công tác kế toán ........................................................................23 3.5 Chính sách kế toán áp dụng.....................................................................25 3.6 Tổng quan hoạt động kinh doanh ............................................................28 3.7 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển.........................................30 3.7.1 Thuận lợi..............................................................................................30 3.7.2 Khó khăn.............................................................................................31 3.7.3 Định hướng phát triển..........................................................................31 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH………………………………………….32 4.1 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .....32 4.1.1 Phân tích quy trình thanh toán lương ...................................................32 4.1.2 Ưu điểm ..............................................................................................32 4.1.3 Nhược điểm.........................................................................................32 4.1.4 Kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty...................................................................................................................34 4.2 Phân tích tình hình lao động tiền lương tại doanh nghiệp.........................47 4.2.1 Phân tích tình hình lao động tại công ty................................................47 4.2.2 Phân tích tiền lương theo lao động........................................................55 4.2.3 Đánh giá tiền lương qua tỷ số tài chính................................................60 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP ..................................................................63 5.1 Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty......................................63 5.2 Về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .................64 5.2.1 Ưu điểm ...............................................................................................64 5.2.2 Nhược điểm..........................................................................................64 5.2.3 Giải pháp..............................................................................................65 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………..........66 6.1 Kết luận...................................................................................................66 6.2 Kiến nghị.................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................68 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành giai đoạn 2010-2012 ........................................................................28 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thượng mại Trí Thành giai đoaạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................................................30 Bảng 4.1: Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013...................................... 48 Bảng 4.2: Số lượng lao động của công ty phân theo giới tính giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013...................................... 49 Bảng 4.3: Số lao động của công ty phân theo độ tuổi giai đoạn 2010 – 2012.....52 Bảng 4.4: Số lượng lao động của công ty phân theo quan hệ sản xuất giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..........................54 Bảng 4.5: Phân bố tiền lương theo trình độ........................................................56 Bảng 4.6: Phân bố tiền lương theo giới tính.......................................................57 Bảng 4.7: Phân bố tiền lương theo độ tuổi.........................................................58 Bảng 4.8: So sánh tình hình thực hiện quỷ lương với tốc độ tăng nâng suất lao động bình quân..................................................................................................59 Bảng 4.9: Năng suất lao động theo doanh thu....................................................60 Bảng 4.10: So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất bình quân ..........................................................................................................62 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán tính tiền lương và các khoản thu nhập phải trả cho người lao động ..................................................................................................15 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán trích BHXH, BHTN, BTYT và KPCĐ.....................15 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ....................................................................................................17 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sản xuất và thương mại Trí Thành .......21 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty....................................................23 Hình 3.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung............24 Hình 4.1: Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương ...............................33 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH BHXH BHTN BHYT KPCĐ CNSX ĐVT : : : : : : : Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn Công nhân sản xuất Đơn vị tính ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, chi phí lao động là một trong các yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, việc sử dụng lao động hợp lý góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một công tác quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán. Đây là một nhân tố gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghệp, nó phản ánh sự trực tiếp đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động. Đồng thời, đây cũng là một thước đo thành quả lao động của người lao động. Tiền lương là một điều kiện đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Từ đó người lao động sẽ toàn tâm toàn ý thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp xây dựng và phân phối quỹ lương và các khoản trích theo lương phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị sẽ là đòn bẩy kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “ Phân tích công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích về thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành. Đồng thời phân tích tình hình lao động tiền lương tại đơn vị. Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tai doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tổng quát về tình hình công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành; - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình lao động tiền lương tại doanh nghiệp; 1 - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại đơn vi. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Thu thập số liệu tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành. 1.3.2 Phạm vi về thời gian Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Thị Kiều Quyên (2011) nghiên cứu: “Phân tích tình hình lao động và tiền lượng tại công ty cổ phần lương thực – thực phẩm Vĩnh Long”, LVTN đại học, Đại học Cần thơ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp bán cấu trúc (không lập bảng câu hỏi chỉ liệt kê các vấn đề cần hỏi) đối với nhân viên kế toán; và quan sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty để đánh giá công tác tổ chức kế toán. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn, thống kê miêu tả để phân tích tình hình lao động và tiền lương của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010. Luận văn nhằm đánh giá công tác tiền lương trong việc hạch toán, thanh toán lương cho người lao động cũng như xem xét sự ảnh hưởng của tiền lương đối với người lao động. Từ đó đưa ra một một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty. Tuy nhiên, những giải pháp của tác giả đưa ra còn mang tính chất chung chung, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể gắn với từng tồn tại của hệ thống kế toán tiền lương tại đơn vị. Đó chính là điểm khác biệt trong đề tài mà tôi thực hiện. - Lê Thị Thúy (2011) “Phân tích tình hình lao động, tiền lương tại bệnh viện đa khoa Cái Bè, Tiền Giang”. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp bán cấu trúc (không lập bảng câu hỏi chỉ liệt kê các vấn đề cần hỏi) đối với nhân viên kế toán; và quan sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty để đánh giá công tác tổ chức kế toán. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành hạch toán 2 một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Tác giả dùng phương pháp so sánh, tổng hợp; lấy số liệu của công ty thực tập so sánh số thực tế với kế hoạch, so sánh với các doanh nghiệp khác để phân tích tình hình lao động tiền lương tại công ty Điện lực Cần Thơ. Từ đó rút ra hình thức trả lương và thưởng giúp kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, những giải pháp của tác giả đưa ra còn mang tính chất chung chung, chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể gắn với từng tồn tại của hệ thống kế toán tiền lương tại đơn vị. Đó chính là điểm khác biệt trong đề tài mà tôi thực hiện. - Lê Vũ Tường Vân (2008) nghiên cứu “Phân tích kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thương mại sản suất Khiêm Tín. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công ty; thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp bán cấu trúc (không lập bảng câu hỏi chỉ liệt kê các vấn đề cần hỏi) đối với nhân viên kế toán; và quan sát quy trình hạch toán, luân chuyển chứng từ của công ty để đánh giá công tác tổ chức kế toán. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Tác giả dựa trên phương pháp diễn dịch để phát thảo các số liệu thành các nhận định, đánh giá và phân tích tình hình kế toán tiền lương. Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích tình hình lao động tiền lương. Để từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của tiền lương đối với người lao động. Đó chính là điểm mới mà đề tài do tôi thực hiện. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Tiền lương “Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động và nó cũng là một khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm. Tiền lương cơ bản là tiền lương được chính thức ghi trong hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức, phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận. Tiền lương tối thiểu là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.” [4; tr 41] 2.1.1.2 Các khoản trích theo lương “Các khoản trích theo lương của người lao động áp dụng từ ngày 01/01/2010 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ). Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có tính ổn định như lương của người lao động. (1) BHXH: Tỷ lệ trích BHXH hàng tháng là 22% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 16% (tính theo chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 6% được trừ vào lương hàng tháng. Doanh nghiệp nộp hết 22% cho cơ quan BHXH. (BHXH giai đoạn 2012 – 2013 hàng tháng là 24% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 17% (tính theo chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 7% được trừ vào lương hàng tháng. BHXH giai đoạn 2014 trở đi hàng tháng là 26% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 18% (tính theo chi 4 phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 8% được trừ vào lương hàng tháng). (2) BHTN: Tỷ lệ trích BHTN hàng tháng là 3% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 1% (tính theo chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 1% được trừ vào lương hàng tháng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1%. Doanh nghiệp nộp 2% và ngân sách chuyển 1% cho cơ quan BHXH. (3) BHYT: Tỷ lệ trích BHYT hàng tháng là 4,5% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 3% (tính theo chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 1,5% được trừ vào lương hàng tháng. Doanh nghiệp nộp hết 4,5% cho cơ quan BHYT. (4) KPCĐ: : Tỷ lệ trích KPCĐ hàng tháng là 2% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi hết 2% (tính theo chi phí cho đối tượng sử dụng lao động). Doanh nghiệp nộp 1% cho Liên đoàn lao động địa phương, 1% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp.”[4; tr 43] Tóm lại:  Các khoản trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ thực hiện từ ngày 01/01/2012 đến năm 2013 được trích theo tỷ lệ tổng số 33,5% tiền lương và phụ cấp của người lao động, trong đó:  Doanh nghiệp chi 23% đưa vào chi phí của bộ phận sử dụng người lao động.  Cá nhân đóng góp 9,5% được trừ vào lương hàng tháng của người lao động.  Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1% chuyển cho cơ quan BHXH. Trong tổng tỷ lệ trích 33,5% doanh nghiệp nộp 24% BHXH, 2% BHTN, 4,5% BHYT, 1% KPCĐ; doanh nghiệp giữ lại 1% KPCĐ và ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1% BHTN chuyển cho BHXH. 2.1.2 Các hình thức trả lương 2.1.2.1 Trả lương theo thời gian a) Khái niệm “Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động 5 tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương tùy theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương có một mức tiền lương nhất định.” [4; tr 41]  Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán.  Nhược điểm: chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. b) Các loại tiền lương theo thời gian  Tiền lương theo thời gian giản đơn: tính theo thời gian làm việc và đánh giá lương thời gian. Tiền lương theo thời gian giản đơn = lương cơ bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu.  Lương tháng: là tiền lương đã được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức. Tiền lương phải trả đối với doanh nghiệp nhà nước: Mức lương tháng = Mức lương căn bản * (hệ số lương + tổng các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác: Số Mức lương căn bản * (hệ số lương + tổng hệ số phụ cấp) ngày Lương tháng = X làm việc 22 ngày (hoặc 26 ngày) thực tế  Lương tuần: là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc: Lương tuần = (mức lương tháng * 12) / 52  Lương ngày: là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc theo tháng theo quy định (22 hoặc 26 ngày).  Lương giờ: là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Lương giờ = Mức lương ngày / số giờ làm việc theo quy định (8 giờ). 6  Trả lương theo thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp tiền lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + Các khoản tiền lương. 2.1.2.2 Trả lương theo sản phẩm a) Khái niệm “Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Hình thức này thể hiện thù lao lao động được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt yêu cầu chất lượng đã quy định sẵn.” [4; tr 41] Công thức: L = Qi x Pi Trong đó: L: là tiền lương tháng được hưởng Qi: là số lượng sản phẩm i hoàn thành Pi: là đơn giá trả công / 1 đơn vị sản phẩm  Ưu điểm: chú ý đến chất lượng của người lao động, gắn người lao động với kết quả cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.  Nhược điểm: tính toán phức tạp. b) Các hình thức tiền lương theo sản phẩm  Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định. Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành * đơn giá tiền lương.  Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp Hình thức này thường áp dụng trả lương cho công nhân phụ, làm những việc phục vụ cho công nhân chính. Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của 7 bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do doanh nghiệp xác định. Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương của bộ phận trực tiếp sản xuất * tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp.  Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên liệu…  Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm số tiền lương theo tỷ lệ vượt lũy tiến. Số lượng hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm.  Ưu điểm: chú ý đến chất lượng của người lao động, gắn người lao động với kết quả cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.  Nhược điểm: tính toán phức tạp. 2.1.2.3 Trả lương khoán “Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần được hoàn thành trong một thời gian nhất định.”[4; tr 42] 2.1.2.4 Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm thêm vào ban đêm. a) Đối với doanh nghiệp trả lương theo thời gian “Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau: Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương thực trả * 150% hoặc 200% hoặc 300% * số giờ làm thêm. Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của bộ Luật Lao động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì 8 chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.  Nếu làm việc vào ban đêm: Tiền lương làm việc vào ban đêm = tiền lương thực trả * 130 % * số giờ làm việc vào ban đêm.  Nếu làm thêm giờ vào ban đêm: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = tiền lương làm việc vào ban đêm * 150% hoặc 200% hoặc 300%”[6; tr 28] b) Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm “Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau: Tiền lương làm thêm giờ = số lượng công việc làm thêm * (đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 150% hoặc 200% hoặc 300%). Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.” [6; tr 29]  Nếu làm việc vào ban đêm: “Tiền lương làm việc vào ban đêm = số lượng sản phẩm công việc làm thêm * (đơn giá làm thêm của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%).  Nếu làm thêm giờ vào ban đêm: Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = số lượng sản phẩm công việc làm thêm * (đơn giá làm thêm vào ban ngày * 130%) * (150% hoặc 200% hoặc 300%).”[6; tr 29] 2.1.3 Tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp 2.1.3.1 Tiền thưởng “Doanh nghiệp việc trích thưởng từ lợi nhuận còn lại (sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước) để thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp từ một năm trở lên. Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng ất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Có các hình thức thưởng: 9  Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng thực hiện khi người lao động thực hiện tốt hơn mức độ trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.  Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại vật tư, nguyên liệu, có tác dụng giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.  Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, tìm ra các phương pháp mới có tác dụng làm nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.  Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lời, người lao động trong doanh nghiệp sẽ được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng. Hình thức này được áp dụng trả cho nhân viên vào cuối quý, sau nữa năm hoặc cuối năm tùy theo cách thức tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồng mới: áp dụng cho các nhân viên tìm thêm được các địa chỉ tiêu thụ mới, giới thiệu khách hàng, ký kết thêm được hợp đồng cho doanh nghiệp hoặc có hoạt động khác có tác dụng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.  Thưởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức quy định của doanh nghiệp.  Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với doanh nghiệp: áp dụng khi người lao động có thời gian phục vụ trong doanh nghiệp vượt quá một thời gian nhất định, ví dụ 25 hoặc 30 năm; hoặc khi người lao động có những hoạt động rõ ràng đã làm tăng uy tín của doanh nghiệp.” [2] 2.1.3.2 Phúc lợi “Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp. Dù ở cương vị cao hay thấp, đã là nhân viên trong doanh nghiệp thì đều được hưởng phúc lợi. Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hưu trí, nghỉ phép, nghỉ lễ, ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ, trợ cấp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn, quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên.”[2] 10 2.1.3.3 Phụ cấp “Theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 thì chế độ phụ cấp lương gồm có:  Phụ cấp khu vực: áp dụng người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu xấu. Gồm có 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với lương căn bản.  Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với những thành viên chuyên trách trong hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công việc quản lý thuộc chức danh lãnh đạo. Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với lương căn bản.  Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với những người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại mà chưa được xác định trong mức lương. Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; và 0,4 so với lương căn bản.  Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với những người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Gồm 3 mức: 0,2; 04 và 0,6 so với lương căn bản.  Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với những người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, chích sách kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% lương cấp bậc thời gian hưởng từ 3 – 5 năm.” [3] 2.1.4 Quỹ tiền lương “Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp quản lý và sử dụng bao gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng ngắn hạn, lao động hợp đồng dài hạn và lao động thời vụ… Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản:  Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khóa, công nhật.  Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác, đi làm nghĩa vụ trong phạm vi chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.  Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm.  Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên. 11  Tiền ăn giữa ca của người lao động… Ngoài ra trong quỹ tiền lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động (bảo hiểm xã hội trả thay lương). Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp cần được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ tiền lương kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền không hợp lý, kịp thời đề ra các biện pháp nâng cao năng suất lao động, đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, thưc hiện mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy xã hội. Trong kế toán và phân tích kinh tế, tiền lương của công nhân viên trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương chính và tiền lương phụ: + Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm: tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo lương (như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp thâm niên). + Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian người lao động nghỉ theo chế độ được hưởng lương (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi học, nghỉ vì ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, đi họp). Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất nhưng không mang lại kết quả cũng được xếp vào lương phụ. Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm vì tiền lương chính của công nhân sản xuất có mối quan hệ trực tiếp với sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động. Trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép thì sẽ căn cứ vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để tính số trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí sản xuất kinh doanh. 12 Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp không gắn liền với việc chế tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương phụ thường được phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo tiền lương chính công nhân sản xuất từng loại. sản phẩm.”[1] 2.2 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.2.1 Khái niệm “Kế toán tiền lương là nhằm phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng cùng các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động (bao gồm người lao động thuộc biên chế của doanh nghiệp trả lương và lao động thuê ngoài) và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp đối với người lao động trong kỳ kế toán.” [4; tr 41] Kế toán các khoản trích theo lương là nhằm phản ánh tình hình trích, nộp, thanh toán các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trong kỳ kế toán. 2.2.2 Chứng từ kế toán “Bảng chấm công  Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành  Bảng thanh toán lương  Bảng phân bổ lương  Bảng thanh toán BHXH  Bảng chấm công làm thêm giờ  Bảng thanh toán tiền thưởng  Giấy đi đường  Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ  Bảng thanh toán tiền thuê ngoài  Hợp đồng giao khoán  Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán”[5; tr 42] 2.2.3 Tài khoản kế toán sử dụng  TK 334 – Phải trả công nhân viên: Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của doanh nghiệp. TK 334 có 2 tài khoản cấp 2: + TK 3341 – Phải trả công nhân viên + TK 3348 – Phải trả người lao động khác 13  Kết cấu: TK 334 SDĐK: Số tiền đã trả lớn hơn số SDĐK: Các khoản tiền lương, tiền phải trả về tiền lương, tiền tiền công, tiền thưởng, có tính công, tiền thưởng và các khoản chất lương và các khoản khác khác cho người lao động tồn đầu còn phải trả cho người lao động kỳ. tồn đầu kỳ. - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã ứng, đã trả cho công nhân viên. - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên. - Các khoản tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có SDCK: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. SDCK: Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.  TK 338 – Phải trả, phải nộp khác. Bao gồm các tài khoản cấp 2: + TK 3382 – Kinh phí công đoàn + TK 3383 – Bảo hiểm xã hội + TK 3384 – Bảo hiểm y tế + TK 3389 – Bảo hiểm thất nghiệp  Kết cấu: TK 338 SDĐK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ. - BHXH phải trả cho công nhân viên. - Trích BHXH, BHTN, BHYT và - Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh cho cơ quan cấp trên. doanh. - Trích BHXH, BHTN, BHYT trừ vào lương của côngsốnhân Tổng số phát sinh Nợ Tổng phátviên. sinh Có SDCK: BHXH, BHYT và KPCĐ nộp chưa đủ cho cơ quan cấp trên hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chi 14 2.2.4 Sơ đồ hạch toán TK 334 TK 111, 112 TK 353 (b) (a) TK 622, 623, 627, 641, 642, 241 TK 141, 1388 (d) (c) TK 333(5) (e) Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tính tiền lương và các khoản thu nhập phải trả cho người lao động Giải thích: (a) Khi ứng trước tiền lương, thanh toán lương còn lại cho người lao động. (b) Khi tính tiền lương, phúc lợi cho người lao động. (c) Khi tính tiền ăn ca phải chi cho người lao động. (d) Các khoản khấu trừ vào lương của người lao động (như tạm ứng còn thừa, tiền bồi thường, tiền phạt…). (e) Khi tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động phải nộp cho Nhà nước theo quy định. TK 622, 623, 627, 641, 241, 334 TK 338 TK 334 (b) (a) TK 111, 112 (c) Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán trích BHXH, BHTN, BTYT và KPCĐ 15 Giải thích: (a) Hàng tháng, trên cơ sở tiền lương, phụ cấp, trích BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ. (b) Số tiền BHXH phải trả cho người lao động. (c) Nộp số BHXH, BHTN, BHYT và KPCĐ lên cấp trên; chi KPCĐ phần doanh nghiệp giữ lại cho hoạt động công đoàn của doanh nghiệp. 2.2.5 Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Hằng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính), nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Tỷ lệ trích theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất = Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm / Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm. Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm = Số công nhân sản xuất trong doanh nghiệp * mức lương bình quân một công nhân sản xuất * Số ngày nghỉ phép thường niên một công nhân sản xuất. 2.2.5.1 Tài khoản sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ. Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí trực tiếp chưa phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi phí phát sinh 16 thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh. Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.  Kết cấu: TK 335 SDĐK: khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn đầu kỳ. - Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả. - Số chênh lệch về số chi phí phải trả > số chi phí thực tế được ghi giảm chi - Các khoản chi phí đã được trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK: Khoản đã trích trước chưa sử dụng hết còn tồn cuối kỳ. 2.5.2 Sơ đồ hạch toán TK 338 TK 334 TK 622 TK 335 (b) (a), (d) (c) TK 622 (e) Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Giải thích: (a) Hằng tháng, căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. (b) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất. 17 (c) Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương. (d) Nếu số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiến hành trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí. (e) Nếu số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu trong luận văn là số liệu thứ cấp được thu thập tại phòng kế toán Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành.Tại phòng kế toán thu thập các số liệu như: báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013; bảng thanh toán lương, bảng chấm công, bảng tạm ứng lương; phiếu thu, phiếu chi;... 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Dùng phương pháp ghi sổ kế toán, phương pháp thống kê miêu tả để phân tích; - Mục tiêu 2: Dùng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích; - Mục tiệu 3: Dùng phương pháp suy luận, phân tích và phương pháp tổng hợp để đề xuất các giải pháp. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của hiệu số giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. * Công thức tính như sau: ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 18 Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của thương số giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. * Công thức tính như sau : Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân. 19 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành được thành lập vào tháng 10 năm 2007. Tên công ty: Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Thành. Tên tiếng Anh: TRI THANH TRADE AND PRODUCTION LIMITED COMPANY Tên viết tắt: TRÍ THÀNH CP.,LTD MST: 1800670679 Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Quang Trí. Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 9, KV4, , P. An Bình, Q. Ninh Kiểu, TP. Cần Thơ. Điện Thoại: 07103.527 069 Fax: 07103.913 262 Thời gian đầu hoạt động với số vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng và nguồn nhân lực còn rất hạn chế chỉ ở mức 30 nhân viên. Với các sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu là các sản phẩm chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tương ớt,… Trãi qua hơn 6 năm hoạt động công ty không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Đến nay nguồn vốn chủ sở hữu đã được tăng lên 15 tỷ và thu hút nhiều lao động, số nhân viên hiện nay đã lên đến 110 người. Công ty không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tao ra nhiều sản phẩn mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty được phân bố rộng khắp các tỉnh thành cả nước và đang mở rộng sang thị trường Campuchia. 20 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Tài vụ Đội cá Đội bò Phòng xuất nhập khẩu Đội xúc xích Đội vô hàng Phòng Kế hoạch kinh doanh Đội công Đội chả Cơ khí Phòng kỷ thuật tổng hợp Lược + tài xé Bảo vệ Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sản xuất và thương mại Trí Thành 3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty Ban giám đốc: Gồm một giám đốc trực tiếp quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý trực tiếp phòng kế toán - tài vụ, phòng kế hoạch kinh danh, phòng kỹ thuật tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu và hệ thống các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước, trước nhân viên và người lao động trong công ty. Tuy nhiên, do công ty ngày càng phát triển và được mở rộng do đó Phó giám đốc là người giúp việc tích cực cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý.Vì đây là doanh nghiệp thương mại trung bình cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ được xắp xếp hợp lý giữa các phòng ban. 21 Phòng kế toán - tài vụ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ hạch toán hiệu quả kinh doanh trong kỳ, tổ chức thực hiện ghi chép xử lý các tài liệu về tình hình kinh tế tài chính. Phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thống kê lưu trữ, cung cấp số liệu thông tin chính xác kịp thời đầy đủ về tình hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm cho giám đốc và các đối tượng quan tâm khác. Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho giám đốc trong quá trình tổ chức và quản lý công tác kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng mua bán, thực hiện cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ , giúp giám đốc hoạch định các chiến lược kinh doanh . Phòng kỹ thuật tổng hợp: Có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, tiến hành thực hiện các công tác thiết kế sản phẩm mới, thiết kế dây truyền công nghệ sản xuất, thiết kế cải tiến thiết bị để nâng cao năng suất chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm: Tiêu chuẩn về năng suất chất lượng, hướng dẫn vận hành, sử dụng thiết bị. 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 3.3.1 Ngành nghề kinh doanh Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt. Với khẩu hiệu của công ty là “không hàn the và chất lượng” nên sản phẩm được sản xuất ra đều đặt chất lượng lên hàng đầu và phải đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. 3.3.2 Chức năng Công ty không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh nhằm quan hệ chặt chẽ, định hướng và xác định những yêu cầu của khách hàng để đảm bảo mọi sản phẩm dịch vụ của công ty kịp thời đáp ứng nhu cầu và nâng cao sự thỏa mãn “hơn mong đợi” cho khách hàng. 3.3.3 Nhiệm vụ - Giải quyết tốt các mối quan hệ nội bộ và các mối quan hệ bên ngoài công ty nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng cho quá trình sản xuất kinh doanh. 22 - Đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đầu tư xây dựng, mở rộng các đơn vị trong công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Không ngừng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh. - Thực hiện tốt chính sách chế độ cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương,… do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Làm công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ an ninh. - Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng thuế. 3.3.4 Quyền hạn - Được quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm của công ty thông qua Hội đồng thành viên của công ty. - Công ty được vay vốn đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng, được huy động vốn trong các thành phần kinh tế theo đúng thể lệ hiện hành, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đảm bảo tự trang trải nợ vay và thực hiện đúng các quy định pháp luật. - Được mở rộng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật và điều lệ của công ty. 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN - Sơ đồ bộ máy kế toán: Kế toán Trưởng Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán ngân hàng Bộ phận kế toán kho Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 23 Bộ phận thủ quỷ - Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán: + Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Có trách nhiệm điều hành công việc chung của cả phòng, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán. Giúp Giám đốc Công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, việc sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ khác của công ty cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán. Trực tiếp thanh toán, quyết toán các khoản thu nộp với ngân sách nhà nước. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới thuộc quyền quản lý, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tài chính kế toán của công ty theo luật định. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người lập các báo cáo kế toán. + Bộ phận kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm về mọi nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài Công ty. + Bộ phận kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến Ngân hàng. + Bộ phận kế toán kho: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho của hàng hoá. + Bộ phận thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý số tiền hiện có của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng về số tiền do mình quản lý và cất giữ.  Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký chung: Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 24 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Đối chiếu, kiểm tra:  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước khi ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10, … ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 3.5 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG  Ước tính kế toán Việc lập báo các tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Tổng Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trinh bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí tron suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực có thể khác với ước tính, giả định đặt ra.  Công cụ tài chính  Ghi nhận ban đầu - Tài sản tài chính: tại ngày ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được ghi nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc 25 mua sắm tài sản tài chính đó. Tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản đầu tư và các tài sản tài chính khác. - Công cụ tài chính: tại ngày ghi nhận ban đầu, công cụ tài chính được ghi nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc phát hành công nợ tài chính đó. Công nợ tài chính bao gồm các khoản phải trả người bán, chi phí phải trả và công nợ tài chính khác.  Đánh giá lại sau lần ghi nhận ban đầu Hiện nay chưa có quy định về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu. - Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị. - Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: hàng tồn kho ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng ước tính và sau khi đã lập dự phòng cho hàng hư hỏng, lỗi thời và chậm luân chuyển. Công cụ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho với giá trị được xác định như sau: Công cụ, dụng cụ và hang hóa: giá vốn thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền. - Tài sản cố định hữu hình và khấu hao: + Tài sản cố định hữu hình được trinh bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. + Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau: Số năm Nhà xưởng, vật kiến trúc 05 – 25 Máy móc và thiết bị 05 – 08 Phương tiện vận tải truyền dẫn 08 – 10 Thiết bị dụng cụ quản lý 03 – 05 Tài sản cố định khác 5 26 - Tài sản cố định vô hình và khấu hao: + Quyền sử dụng đất: tài sản cố định vo hình thể hiện giá trị quyền sử dụng đất và được trinh bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mon lũy kế. Quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng lô đất ước tính là 50 năm. + Phần mềm vi tính: được ghi nhận ban đầu theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đương thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính là 3 năm. + Giấy phép nhượng quyền: được ghi nhận ban đầu theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dưa trên thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm. - Đầu tư vào công ty liên kết: Các khoản đầu tư vào các côn ty liên kết mà tron đó Công ty có ảnh hưởng đáng kể được trình bày theo phươn pháp giá gốc. Các khoản phân phối lợi nhuận từ số lợi nhuận thuần lũy kế các công ty liên kết sau ngày Công ty có ảnh hưởng đáng kể được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty. Các khoản phân phối được xem như phần thu hồi các khoản đầu tư và được trừ vào giá trị đầu tư. - Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi kết thúc giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty co khả năng thu hồi được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Các điều kiện ghi nhận cụ thể sau đây cũng phải được đáp ứng khi ghi nhận doanh thu. + Doanh thu bán hàng: được ghi nhận sau khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. + Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán. - Ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài khoản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này và được xử lý như sau: + Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các khoản tiền, phải thu và phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm ngày kết thúc niên độ được ghi nhận trên khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái thuộc mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. 27 + Chênh lệch phát sinh từ các khoản phải thu và phải trả dài hạn được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh tron kỳ (hoặc được ghi nhận một phần vào kết quả trong kỳ). Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá còn lại (nếu có) chưa ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh được phân bổ vào chi phí trong vòng 5 năm tiếp theo. - Thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện tổng giá trị của số thuế phải trả của năm hiện hành. Số thuế phải trả hiện tại được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong năm. Thu nhập chịu thuế khác với lợi nhuận thuần được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản thu nhập hay chi phí tính thuế hoặc được khấu trừ trong các năm khác (bao gồm cả lỗ mang sang, nếu có) và ngoài ra không bao gồm các chi tiêu không chịu thuế hoặc không được khấu trừ. Việc xác định thuế thu nhập của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra quyết toán thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền. 3.6 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Để thấy rõ tình hình hoạt động của công ty qua các năm như thế nào, ta có bảng số liệu sau đây: Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Doanh thu 13.205 17.790 28.275 Số tương đối (%) 4.585 34,7 Chi phí 11.586 16.305 25.953 4.719 40,7 9.648 59,2 1.619 1.485 2.322 -134 -8,3 837 56,4 Chỉ tiêu Lợi nhuận Số tuyệt đối Số tuyệt đối Số tương đối (%) 10.485 58,9 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2010 – 2012 28 Nhận xét: - Doanh thu: từ năm 2010 đến năm 2012 doanh thu điều tăng. Năm 2011 tăng 34,7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 58,9% so với năm 2011. Doanh thu tăng như vậy là do: Doanh thu bán hàng: tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do công ty đã có những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ nên lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn làm cho doanh thu bán hàng tăng lên đáng kể. Ngoài ra, doanh thu tăng cũng do khoản thu nhập khác của công ty tăng qua 3 năm. Nguyên nhân là do công ty mỗi năm công ty điều mở rộng quy mô sản xuất nên đã thanh lý, nhượng bán các tài sản hết thời gian sử dụng hoặc bị lỗi để thay thế bằng các tài sản mới, hiện đại hơn. Do đó khoản thu nhập khác của công ty tăng. - Tình hình chi phí của công ty cũng có biến động tăng theo doanh thu Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 40,7%, năm 2012 tăng 59,2% so với năm 2011. Chi phí tăng là do: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty tăng qua các năm. Trong đó chi phí bán hàng có nhiều biến động. Nguyên nhân là do trong năm 2011 là năm gặp khó khăn không riêng của công ty mà là cả nước.Nên công ty phải giảm các khoản chi phí, trong đó có chi phí bán hàng. Sang năm 2012 công ty bỏ nhiều chi phí cho việc bán hàng, làm số lượng hàng bán ra tăng lên. Điều này cho thấy công ty đầu tư chi phí cho việc bán hàng là có hiệu quả . - Qua phân tích trên cho thấy tình hình doanh thu và chi phí của công ty tăng không đều qua 3 năm chinh vì thế lợi nhuân của công ty cũng thay đổi: + Năm 2011 giảm 8,3% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận giảm la do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2011, tình hình hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn như chi phí tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào không ổn định. + Đến năm 2012 lợi nhuận tăng 56,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình khinh tế năm 2012 đã ổn định và cũng do sự cố gắng của công ty trong suốt thời gian qua. Tất cả là nhờ sự quản lí năng nổ và sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong công ty, góp phần tìm ra giải pháp giúp công ty hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Tóm lại, qua phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận của công ty tăng không đều. Nhưng nhìn chung thời gian qua công ty hoạt động có hiệu quả. Do đó công ty cần phải duy trì và tiếp tục phát triển hơn nửa để tăng thêm lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. 29 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thượng mại Trí Thành giai đoaạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 6 tháng 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chỉ tiêu Số Số 2012 2013 tuyệt đối tương đối (%) Doanh thu 11.315 17.547 6.232 55,1 Chi phí Lợi nhuận 10.381 934 15.831 1.716 5.450 782 52,5 83,7 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy: doanh thu, chi phí và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể: doanh thu tăng 55,1%, chi phí tăng 52,5% và lợi nhuận thì tăng 83,7%. Doanh thu tăng là do doanh thu bán hàng tăng và thu nhập khác cũng tăng làm cho doanh thu tăng. Chi phí tăng là do ảnh hưởng của việc tăng chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và một phần cũng do chi phí giá vốn hàng bán tăng. Doanh thu tăng là do tình hình khinh tế năm 2013 đã ổn định và cũng do sự cố gắng của công ty trong suốt thời gian qua. Tất cả là nhờ sự quản lí năng nổ và sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của nhân viên trong công ty, góp phần tìm ra giải pháp giúp công ty hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Tóm lại, trong 6 tháng đầu năm 2013 công làm ăn có hiệu quả. Do đó công ty cần phải duy trì và tiếp tục phát triển hơn nửa để tăng thêm lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.7.1 Thuận lợi - Công ty luôn được các cấp, ngành ở địa phương và thành phố Cần Thơ quan tâm, hổ trợ và kịp thời giúp đỡ các hoạt động trong thời gian qua. - Công ty đặt tại trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi trong việc tuyển chọn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. 30 - Với lịch sử phát triển lâu dài, công ty đã tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng và ngày càng có nhiều khách hàng thân thiết. Đây là điều kiện tốt cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. - Cán bộ công nhân viên của công ty đoàn kết, cùng phấn đấu đạt mục tiêu chung do giám đốc đề ra. 3.7.2 Khó khăn - Sự biến động giá cả bất thường trong những năm qua dẫn đến sức mua của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty cũng bị ảnh hưởng theo. Khi thì khách hàng đặt hàng liên tục, khi thì khách hàng đặt hàng rất thưa thớt dẫn đến khó khăn trong công tác điều hành sản xuất. - Mặt bằng, nhà xưởng sản xuất và văn phòng làm việc đã chiếm hết mặt mặt bằng sản xuất. Công ty có kế hoạch mua đất mở rộng thêm nhà xưởng nhưng lại nhận được thông báo từ Sơ Công Thương về việc di dơi công ty. 3.7.3 Định hướng phát triển - Công tác tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là nhiệm vụ trung tâm của công ty. Vì vậy, công tác kinh doanh, tiếp thị, nổ lực quan hệ tìm các đơn đặt hàng, các hợp đồng là vấn đề sống còn và phát triển của đơn vị. - Tổ chức quản lý sản xuất theo phương châm an toàn, tiết kiệm, nâng cao năng suất và chất lượng. Thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng ở mức cao nhất. - Nâng cao bộ phận kỹ thuật đủ mạnh và phòng kỹ thuật nghiên cứu kết hợp tìm ra sản phẩm mới thay thế cho các sản phẩm kinh doanh không còn hiệu quả. 31 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LUƠNG VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TRÍ THÀNH 4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 4.1.1 Phân tích quy trình thanh toán lương Phòng Hành chính căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận công việc hoàn thành do Trưởng các bộ phận chuyển đến để kiểm tra, xác nhận và đối chiếu, sau đó chuyển cho bộ phận Kế toán tiền lương. Phòng hành chánh và kế toán tiền lương tách biệt nhau nhằm hạn chế gian lận trong quá trình kiểm tra và tính lương trả cho công nhân viên. Kế toán tiền lương căn cứ vào số công, số lượng sản phẩm hoàn thành, đơn giá khoán sản phẩm tính ra tổng tiền lương, tiền công chi tiết cho từng người lao động để lập hai bảng tính lương, sau đó chuyển hai bảng tính lương cho Kế toán trưởng để kiểm tra, ký duyệt.Kế toán tiền lương và kế toán trưởng tách biệt nhau nhưng : kế toán trưởng không nhận được bảng chấm công và phiếu xác nhận công việc hoàn thành từ kế toán tiền lương để kiểm tra đối chiếu từ đó có thể xảy ra sai xót, gian lận và biển thủ tiền lương của công ty. Sau khi nhận được hai bảng tính lương đã ký duyệt, Kế toán tiền lương lập hai phiếu chi lương, một bảng tính tiền lương và một phiếu chi lương chuyển cho Thủ quỹ, các chứng từ còn lại được lưu giữ tại bộ phận. Khi nhận được bảng tính tiền lương và phiếu chi, Thủ quỹ tiến hành thanh toán tiền lương cho người lao động. 4.1.2 Ưu điểm Ưu điểm của quy trình này là: có sự phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận. Ví dụ như thủ quỹ và kế toán tách biệt với nhau. Mục đích để cho các nhân viên kiểm soát lẫn nhau hạn chế sai xót, gian lận trong hệ thống. 4.1.3 Nhược điểm Nhược điểm của quy trình tính lương này là: kế toán trưởng không nhận được bảng chấm công và phiếu xác nhận công việc hoàn thành từ kế toán tiền lương để kiểm tra đối chiếu từ đố có thể xảy ra sai xót, gian lận và biển thủ tiền lương của công ty. 32 Trưởng các bộ phận P Hành chính Kế toán tiền lương Kế toán trưởng Tp.hành chính Bảng chấm công Bảng chấm công Bảngtính tính Bảng lương lương Phiếu xác nhận cv hoàn thành Phiếu xác nhận cv hoàn thành Bảng tính Bảng tính lương lương Kiểm tra, xác nhận Phiếu xác nhận cv hoàn thành Chú thích: P: Phòng cv: công việc Tp: Trưởng phòng Bảng tính lương Phiếu chi Kiểm tra, ký duyệt Lập bảng tính lương Bảng chấm công Thủ quỹ Bảng chấm công Phiếu xác nhận cv hoàn thành Bảng tính Phiếu chi Bảngtính tính Bảng lương lương Lập phiếu chi Phiếuchi chi Phiếu Bảng tính lương Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương 33 Thanh toán lương Tiền Người lao động 4.1.4 Kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương tai công ty Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty tháng 06 năm 2013. 4.1.4.1 Các chứng từ kế toán có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương BẢNG CHẤM CÔNG PHÒNG KẾ TOÁN THÁNG 06/2013 Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 STT A 1 2 3 4 5 6 HỌ VÀ TÊN B Trần Thanh Phương Trương Thị Hoa Võ Văn Hùng Lê Bích Hoa Trần Đăng Khoa Phan Ngọc Hạnh Người chấm công (Ký tên) NGÀY TRONG THÁNG SỐ SỐ SỐ CẤP BẬC SỐ CÔNG CÔNG CÔNG LƯƠNG HƯỞNG HƯỞNG NGHỈ CÔNG HOẶC 1 2 3 4 5 6 … 29 30 30 LƯƠNG LƯƠNG VIỆC HƯỞNG CẤP BẬC SẢN THỜI HƯỞNG BHXH CHỨC VỤ PHẨM GIAN 100% C 1 2 3 4 5 6 … 28 29 30 32 33 34 35 (2,34 + x 0 x x x x x x 0 26 0,30) 2,34 x 0 x x x x x x 0 26 2,34 0 0 x x x x 0 x 0 24 2,34 x 0 x x x x x x 0 26 2,06 x 0 x x x 0 x x 0 24 2,06 x 0 x x x x 0 x 0 25 Trưởng phòng Giám đốc (ký tên) (ký tên) 34 Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ THÁNG 06/2013 STT BỘ PHẬN 1 Bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp 2 Bộ phận sản xuất chung Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý doanh nghiệp Cộng 3 4 ĐVT: triệu đồng 23% TÍNH VÀO CHI PHÍ CHO ĐỐI 9,5% TRỪ VÀO LƯƠNG HÀNG TƯỢNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THÁNG TỔNG LƯƠNG CỘNG BHXH BHTN BHYT KPCĐ BHXH BHTN BHYT Cộng Cộng (17%) (1%) (3%) (2%) (7%) (1%) (1,5%) 132 22,44 1,32 3,96 2,64 30,36 9,24 1,32 1,98 12,54 42,9 75 12,75 0,75 2,25 1,5 17,25 4,25 0,75 1,125 6,125 23,375 33 5,61 0,33 0,99 0,66 7,59 2,31 0,33 0,495 3,135 10,725 34 5,78 0,34 1,02 0,68 7,82 2,38 0,34 0,51 3,23 11,05 274 46,58 2,74 8,22 5,48 63,02 19,18 2,74 4,11 26,03 89,05 Kế toán trưởng (ký tên) Người lập (ký tên) 35 Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH THEO LƯƠNG THÁNG 06/2013 ĐVT: triệu đồng TK 334 – PHẢI TRẢ CNV TK 338 – PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC GHI CÓ TK TK ĐỐI ỨNG Lương TK622 TK627 TK641 TK642 TK334 Cộng 122,58 69,4 26,4 30.3 221,68 Phụ cấp 9,42 5,6 6,6 3,7 25,32 Khác Cộng - BHXH 132 75 33 34 274 22,44 12,75 5,61 5,78 46,58 93,16 BHTN BHYT 1,32 0,75 0,33 0,34 2,74 5,48 3,96 2,25 0,99 1,02 8,22 16,44 KPCĐ 2,64 1,5 0,66 0,68 5,48 Cộng 30,36 17,25 7,59 7,82 57,54 121,56 Kế toán trưởng (ký tên) Người lập (ký tên) 36 Cộng 162,36 92,25 40,59 41,82 57,54 394,56 Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÒNG HÀNH CHÍNH THÁNG 06/2013 ĐVT: 1.000 đồng LƯƠNG CHÍNH CÁC PHỤ TẠM KHOẢN Số Hệ Lương TỔNG STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ THƯỞNG CẤP ỨNG KHẤU công số tối thiểu SỐ KHÁC LẦN 1 TRỪ 7% bậc BHXH 1 Bùi Văn Chung Trưởng phòng 31 2,34 1.050 0,30 2.772 1.000 0,194 0,673 2 Trần Hồng Đào Phó phòng 31 2,34 1.050 0,20 2.667 1.000 0,187 0,673 3 Võ Thanh Hoa Nhân viên 30 2,34 1.050 2.378 1.000 0,166 0,540 4 Trương Thị Lý Nhân viên 31 2,10 1.050 2.205 1.000 0,154 0,540 5 Phạm Thanh Mai Nhân viên 31 2,10 1.050 2.205 1.000 0,154 0,540 Tổng 5.250 12.227 5.000 855,89 2,966 Người lập bảng (ký tên) Kế toán trưởng (ký tên) 37 Giám đốc (ký tên) KỲ 2 THỰC LĨNH 2.251 2.153 1.751 1.591 1.591 9.337 PHIẾU NGHỈ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành Bộ phận: Phòng xuất, nhập khẩu Phiếu nghỉ hưởng BHXH Họ và tên: Trần Thanh Mai Tên cơ quan y tế Ngày tháng năm A Bệnh viện đa khoa (1) 07/6/2013 Phần thanh toán BHXH và trợ cấp Số ngày nghỉ được tính BHXH (1) 7 Lý do Số ngày cho nghỉ Tổng sô Từ ngày Đến ngày B Sốt xuất huyết (2) 7 (3) 07/6/2013 Lương bình quân 1 ngày (2) 100.000 Tổng (4) 14/6/2013 Y, bác sĩ ký tên, đóng dấu C % tính BHXH (3) 75 Tuổi: 26 Số ngày Xác nhận thực nghỉ của đơn vị phụ trách (5) D 7 Số tiền hưởng BHXH (4) 525.000 525.000 Ngày 16, tháng06, năm 2013 Giám đốc (ký tên, đóng dấu) 38 4.1.4.2. Sổ Nhật ký chung Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 NHẬT KÝ CHUNG ĐVT: đồng Trang số : 41 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng A 05/6/13 B BTL/13 05/6/13 06/6/13 07/6/13 CPL/13 PC/31 PC/32 C 05/6/13 05/6/13 06/6/13 07/6/13 Diễn giải D Căn cứ vào bảng tính lương, phân bổ tiền lương cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý DN Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất, bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp theo quy định Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định Thanh toán lương đợt 1 cho người lao động 39 Đã ghi Sổ Cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng E x x x x x x x x x x x x x x x G 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 H 622 627 641 642 334 622 627 641 642 334 338 338 111 334 111 Số phát sinh Nợ 1 132.000.000 75.000.000 33.000.000 34.000.000 Có 2 274.000.000 30.360.000 17.250.000 7.590.000 7.820.000 26.030.000 89.050.000 86.310.000 86.310.000 99.188.00 99.188.000 Cộng chuyển sang trang sau 561.700.000 561.700.000 NHẬT KÝ CHUNG (tiếp theo) Ngày, tháng ghi sổ A 15/6/13 25/6/13 Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng B PC/35 PC/40 Người lập bảng (ký tên) C 15/6/13 25/6/13 Diễn giải D Số tiền trang tước chuyển sang Chi KPCĐ cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp Thanh toán lương đợt 2 cho người lao động Cộng chuyển sang trang sau Đã ghi Sổ Cái STT dòng Số hiệu TK đối ứng E G H x x x x 01 02 03 04 3382 111 334 111 ĐVT: đồng Trang số: 42 Số phát sinh Nợ Có 1 561.700.000 2.740.000 2.740.000 148.782.000 728.840.000 Kế toán trưởng (ký tên) 40 2 561.700.000 Giám đốc (ký tên) 148.782.000 728.840.000 4.1.4.3 Sổ Cái Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CÁI TK 334 Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên……..…………………………………Số hiệu:…334… ĐVT: Đồng Ngày, tháng ghi sổ A Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng B C 05/6/13 BTL/13 05/6/13 05/6/13 CPL/13 05/6/13 07/6/13 25/6/13 PC/32 PC/40 07/6/13 25/6/13 Người lập bảng (ký tên) Diễn giải Nhật ký chung Trang STT số Dòng E G D Số dư đầu tháng Căn cứ vào bảng tính lương, phân bổ tiền lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp, bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp Căn cứ vào bảng tính lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, cho bộ phận sản xuất trực tiếp, bộ phận sản xuất chung, bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp theo quy định Thanh toán lương đợt 1 cho người lao động Thanh toán lương đợt 2 cho công nhân viên, người lao động Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng Kế toán trưởng (ký tên) 41 Số hiệu TK đối ứng H Số phát sinh Nợ Có 1 2 0 41 41 41 42 01 02 03 04 06 07 08 09 11 15 04 622 627 641 642 622 627 641 642 338 111 111 274.000.000 26.030.000 99.188.000 148.782.000 274.000.000 Giám đốc (ký tên) 274.000.000 0 Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CÁI TK 338 Tên tài khoản: Phải trả phải nộp khác……..………………………………………………….. Số hiệu:…338………….. ĐVT: đồng Ngày, tháng ghi sổ A Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng B C 05/12/12 CPL/12 05/12/12 06/12/12 PC/31 06/12/12 15/12/12 PC/35 15/12/12 Người lập bảng (ký tên) Diễn giải Nhật ký chung Trang STT số Dòng D Số dư đầu tháng Căn cứ vào bảng tính lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, cho các đối tượng theo quy định Nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định Chi KPCĐ cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng Kế toán trưởng (ký tên) 42 Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có E G H 1 41 41 06 07 08 09 10 13 622 627 641 642 334 111 86.310.000 42 02 111 2.740.000 89.050.000 Giám đốc (ký tên) 2 0 89.050.000 89.050.000 0 4.1.4.4 Sổ chi tiết các tài khoản Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CHI TIẾT TK 3382 Tên tài khoản: Kinh phí công đoàn NGÀY THÁNG GHI SỔ CHỨNG TỪ Số hiệu Số hiệu: TK 3382 DIỄN GIẢI SỐ PHÁT SINH Ngày tháng 05/12/12 06/12/12 CPL/12 PC/31 05/12/12 06/12/12 15/12/12 PC/35 15/12/12 Nợ Số dư đầu tháng Trích KPCĐ theo quy định Nộp KPCĐ cho cơ quan cấp trên Chi KPCĐ cho hoạt động công đoàn doanh nghiệp Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng Người ghi sổ (ký tên) SỐ DƯ Có Nợ Có 0 5.480.000 2.740.000 2.740.000 5.480.000 5.480.000 0 Kế toán trưởng (ký tên) 43 ĐVT: đồng GHI CHÚ Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CHI TIẾT TK 3383 Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội NGÀY THÁNG GHI SỔ 05/12/12 06/12/12 CHỨNG TỪ Số hiệu CPL/12 PC/31 Số hiệu: TK 3383 DIỄN GIẢI SỐ PHÁT SINH Ngày tháng 05/12/12 06/12/12 Nợ Số dư đầu tháng Trích BHXH theo quy định Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng SỐ DƯ Có Nợ 44 Có 0 93.160.000 93.160.000 93.160.000 93.160.000 0 Kế toán trưởng (ký tên) Người ghi sổ (ký tên) ĐVT: đồng GHI CHÚ Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CHI TIẾT TK 3384 Tên tài khoản: Bảo hiểm y tế NGÀY THÁNG GHI SỔ 05/12/12 06/12/12 CHỨNG TỪ Số hiệu CPL/12 PC/31 DIỄN GIẢI SỐ PHÁT SINH Ngày tháng 05/12/12 06/12/12 Nợ Số dư đầu tháng Trích BHYT theo quy định Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng Có Số hiệu: TK 3384 ĐVT: đồng SỐ DƯ GHI CHÚ Nợ Có 0 16.440.000 16.440.000 16.440.000 16.440.000 0 Kế toán trưởng (ký tên) Người ghi sổ (ký tên) 45 TIỀN Tên đơn vị: Cty TNHH SX Và Thương Mại Trí Thành Địa chỉ: Tổ 9, KV4, P.An Bình, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ MST: 1800670679 SỔ CHI TIẾT TK 3389 Tên tài khoản: Bảo hiểm thất nghiệp Ngày, tháng ghi sổ 05/12/12 06/12/12 CHỨNG TỪ Số hiệu CPL/12 PC/31 DIỄN GIẢI SỐ PHÁT SINH Ngày tháng 05/12/12 06/12/12 Số hiệu: TK 3389 ĐVT: đồng SỐ DƯ GHI CHÚ Nợ Có Nợ Số dư đầu tháng Trích BHTN theo quy định Nộp BHTN cho cơ quan cấp trên Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối tháng Người ghi sổ (ký tên) Có 0 5.480.000 5.480.000 5.480.000 5.480.000 0 Kế toán trưởng (ký tên) 46 Nhận xét: về hệ thống chứng từ và sổ chi tiết của đơn vị đã sử dụng đối với kế toán tiền lương: - Các chứng từ không bắt buộc, công ty thiết kế theo hướng dẫn của Bộ tài chính như: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu nghĩ hưởng bảo hiểm xã hội, phiếu thanh toán bảo hiểm xã hội và trợ cấp,… công ty thiết kế theo đúng hướng dẫn của Bộ tài chính. - Sổ kế toán tổng hợp gồm có: sổ nhật ký, sổ cái. Bộ tài chính.quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại sổ này. Công ty đã sử dụng theo đúng biểu mẫu quy định của Bộ tài chính. - Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ, thẻ kế toán chi tiết. Bộ tài chính quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết này. Doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Bộ tài chính về sổ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. Tóm lại: công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Bộ tài chính về việc sử dụng các chứng từ trong kế toán tiền lương và tất cả các chứng từ có liên quan đến kế toán của đơn vị. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 4.2.1 Phân tích tình hình lao động tại công ty Đặc điểm lao động tại công ty: do công ty là công ty sản xuất và thương mại nên cần nhiếu lao phổ thông để sản xuất và đồn thời cũng cần người lao động có trình độ để quản lý. Do công ty sản xuất nem, chả nên công ty chủ yếu tuyển công nhân để đóng gói, bao bì. Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất nhiều. Do công việc cần sự ổn định, nhanh nhẹn nên số công nhân tuổi đời bình quân từ 30 đến 40 tuổi chiếm số lượng khá nhiều. 4.2.1.1 Đánh giá tình hình lao động theo trình độ Giai cấp công nhân, người lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển về kinh tế, nhất là phát triển của công ty. Người lao động có trình độ là nền tảng giúp doanh nghiệp tao ra nhiều lợi nhuận và ngày càng mở rộng công ty ra nhiều thị trường hơn. Thấy được tầm quan trọng của lao động có trình độ như thế nên khi đánh giá tình hình lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành ta cần đánh giá xem lực lương lao động tại công ty có đủ trình độ chuyên môn kỷ năng đáp ứng mọi hoạt động sản xuất tại công ty hay không? Để đánh giá trình độ lao động tại công ty ta có bảng số liệu sau: 47 Bảng 4.1: Số lượng lao động của công ty phân theo trình độ giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: người Năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng Năm 2011 Tỷ Số trọng lượng (%) 27,3 20 Năm 2012 Tỷ Số trọng lượng (%) 27 24 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ Số trọng lượng (%) 25 22 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ Số trọng lượng (%) 25.3 28 Tỷ trọng (%) 25.5 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số Số tuyệt tương đối đối (%) 5 33.3 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 4 20.0 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 6 27.3 Đại học và trên đại học 15 Cao đẳng, trung cấp 10 18,2 14 18,9 16 16,7 14 16.1 18 16.4 4 40.0 2 14.3 4 28.6 Lao dộng phổ thông 30 54,5 40 54,1 56 58,3 51 58.6 64 58.2 10 33.3 16 40.0 13 25.5 55 100 74 100 96 100 87 100 110 100 19 Tổng cộng Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành 48 22 23 Nhận xét: - Qua bảng số liệu đã thể hiện rõ tình hình lao động theo trình độ của công ty. Lao động có trình độ chiếm số lượng không nhỏ trong công ty, nhất là lao động có trình độ đại học và trên đại học. Đặt biệt lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua 3 năm. Cụ thể: năm 2011 tăng 33,3% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 20% so với năm 2011. Đồng thời lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp cũng tăng qua các năm, năm 2011 tăng 40% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 14,3% so với năm 2011. Tuy số lượng lao động tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm. Điều này cho thấy công ty muốn tạo ra bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt năng động, luôn có những bước đi đúng đắn trong từng giai đoạn theo định hướng phát triển của công ty. Thu gọn bộ máy quản lí có thể rút ngắn về thời gian, đơn giản về sổ sách nhằm giải quyết nhanh chóng các nghiệp vụ phát sinh trong công ty, góp phần làm cho công việc quản lí hiệu quả hơn. - Ngoài ra, lao động phổ thông có số lượng cao nhất so với lao động ở trình độ khác. Cụ thể, năm 2011 tăng 33,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 40% so năm 2013. Tỷ lệ lao động có phổ thông cao là hợp lý vì chính sách tuyển dụng của công ty là tuyển lao động không cần có tay nghề, chỉ cần nhanh nhẹn, khéo tay phù hợp với công việc của công ty vì công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013, số lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng 27,3%; lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp tăng 28,6% và lao động phổ thông tăng 25,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung tỉ lệ tăng lao động 6 tháng đầu năm 2013 không chênh lệch nhau lắm, điều này cho thấy nhân lực lao động của công ty đã ổn định từ khâu quản lý đến khâu sản xuất cho nên công ty cần duy trì và phát huy nó. 4.2.1.2 Số lương lao động phân theo giới tính Để tìm hiểu sâu hơn tình hình lao động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành ta phân tích lao động theo chiều hướng khác là phân tích lao động theo giới tính để xem công ty đã phân bố lao động nam và nữ có hợp lý và phù hợp với ngành nghề sản xuất hay không? Để phân tích ta tìm hiểu bảng số liệu sau: 49 Bảng 4.2: Số lượng lao động của công ty phân theo giới tính giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: người Năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số trọng lượng trọng lượng trọng lượng (%) (%) (%) 47,3 34 45,9 40 41,7 37 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ Số trọng lượng (%) 42.5 45 Tỷ trọng (%) 40,9 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 8 30.8 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 6 17.6 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 8 21,6 Nam 26 Nữ 29 53,7 40 54,1 56 58,3 50 57.5 65 59 11 37.9 16 40.0 15 32 Tổng cộng 55 100 74 100 96 100 87 100.0 110 100.0 19 34.5 22 29.7 23 53,6 Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành 50 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy lao động nữ tăng qua các năm: năm 2011 tỉ lệ lao động nữ tăng 0,4% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 4,2% so với năm 2011. Đồng thời, tỉ lệ lao động nam ngược lại giảm dần qua các năm, tư năm 2010 đến năm 2011 giảm 1,4%, năm 2012 thì tăng 4,2% sao với năm 2011. Nhìn chung tỉ lệ tăng , giảm nam và nữ không đáng kể. Nhưng xét tổng thể tỉ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam qua các năm. Tóm lại, tỉ lệ số lương lao động nữ tăng và tỉ lệ lao động nam giảm dần qua các năm với tỉ lệ không đáng kể, nhưng xét về mặt số lượng lao động nữ và nam đều tăng dần qua các năm. Trong đó tỉ lệ lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam. Sở dỉ có sự trên lệch giữa tỉ lệ lao động nữ so với tỉ lệ lao động nam là do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt,….nên nữ được tuyển nhiều hơn vi nữ khéo tay hơn, tỉ mỉ hơn nam. Có thể nói công ty có sự phân bố lao động như trên là hợp lý và phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Qua đó ta thấy xu hướng tuyển dụng của công ty là ưu tiên tuyển lao động nữ. Qua bảng số liệu ta thấy số lao động nam và nữ 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể: lao động nam tăng 21,6%, lao động nữ tăng 32%. Lao động tăng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần thêm lao động. Qua đó cũng cho thấy xu hương tuyển dụng của công ty trong năm 2013 vẫn là ưu tiên tuyển lao động nữ. Tóm lại, số lương lao động nam và nữ đều tăng dần qua các năm. Trong đó tỉ lệ lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam. Sở dỉ có sự trên lệch giữa tỉ lệ lao động nữ so với tỉ lệ lao động nam là do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt.,… nên nữ được tuyển nhiều hơn vi nữ khéo tay hơn, tỉ mỉ hơn nam. Tỉ lệ lao động nam thấp hơn nữ là vào công ty ít công việc nặng, ít đi công tác nên tỷ công ty tuyển ít công nhân nam hơn. Có thể nói công ty có sự phân bố lao động như trên là hợp lý và phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh. 51 4.2.1.3 Số lượng lao động phân theo độ tuổi Bảng 4.3: Số lao động của công ty phân theo độ tuổi giai đoạn 2010 - 2012 Chỉ tiêu Dưới 30 Từ 30 đến 40 Trên 40 Tổng cộng Năm 2010 Số Tỷ trọng lượng (%) 18 32,8 Năm 2011 Số Tỷ trọng lượng (%) 23 31,1 Năm 2012 Số Tỷ trọng lượng (%) 29 30,2 ĐVT: người 2011/2010 2012/2011 Số tuyệt Số tương Số tuyệt Số tương đối đối(%) đối đối(%) 5 27,8 6 26,1 29 52,7 38 51,4 57 59,4 9 31 19 50 8 14,5 13 17,5 10 10,4 5 62,5 -3 -23,1 55 100 74 100 96 100 19 Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành 52 22 Nhận xét: - Đa số tuổi đời lao động của công ty là từ 30 đến 40 tuổi chiếm trên 50%, cụ thể : năm 2010 chiếm 52,7%, năm 2011 chiếm 51,4% và năm 2012 chiếm 59,4%. Tiếp theo là độ tuổi từ 30 trở xuống chiếm khoản 31%. Độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ ít khoản 12%. Như vậy công ty có đội ngũ lao động tương đối trẻ, phù hợp với công việc vì công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt. Mặc khác còn thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng lao động để nâng tay nghề, trình độ, đặc biệt là phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của công ty. - Để xem xét chung tình hình lao động theo độ tuổi có ảnh hưởng như thế nào đến tổng số lao động và việc sản xuất kinh doanh của công ty, sau đây ta phân tích tiếp sự biến động cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty qua số liệu thu thập được ở trên. - Xét trong 3 năm gần đây, số lao động dưới 30 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi tăng qua các năm. Cụ thể: + Lao động dưới 30 tuổi: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 27,8%. Năm 2012 tăng 26,1% so với năm 2011. Tỷ lệ chênh lệch giảm giữa các năm là do lao động ở độ tuổi này làm việc không ổn định, có xu hướng thay đổi nếu gặp công việc có lương cao hơn. + Lao động từ 30 đến 40 tuổi: năm 2011 tăng 31% so với năm 2010, năm 2012 tăng 50% so vói năm 2011. Đây là độ tuổi vừa ổn định, vừa có tay nghề. Qua đó, ta thấy xu hướng tuyển dụng của công ty ưu tiên tuyển công nhân có tuổi đời từ 30 đến 40 tuổi. Bên cạnh đó số lượng lao động trên 40 tuổi có nhiều biến động. Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 62,5%. Đến năm 2012 thì giảm 23,1% so với năm 2011.Ở độ tuổi này không còn nhanh nhẹn và sức khỏe cũng không còn đáp ứng nhu công việc nên công ty không tuyển công nhân ở độ tuổi này. Như vậy qua 3 năm gần đây tỉ lệ lao động trẻ của công ty tăng dần, tỉ lệ lao động lớn tuổi giảm . Cho thấy chinh sách của công ty là đang muốn trẻ hóa số lao động để tăng hiệu quả công việc và phù hợp với nghành nghề sản xuất của công ty. 53 4.2.1.3 Số lượng lao động phân theo quan hệ sản xuất Bảng 4.4: Số lượng lao động của công ty phân theo quan hệ sản xuất giai đoạn 2010 – 2011, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Số lượng Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Tổng cộng 26 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng (%) (%) (%) (%) (%) 47,3 34 45,9 40 41,7 36 41,4 46 41,8 2011/2010 Số Số tuyệt tương đối đối(%) 8 30,8 2012/2011 6 tháng 2013/6 tháng 2012 Số Số Số Số tuyệt tương tuyệt tương đối đối (%) đối đối (%) 6 17,6 10 27,8 29 53,7 40 54,1 56 58,3 51 58,6 64 58,2 11 37,9 16 40,0 13 25,5 55 100 74 100 96 100 87 100 110 100 19 68,7 22 57,6 23 53,3 Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành 54 Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy: số lượng lao động trục tiếp và gián tiếp đều tăng, nhưng tỉ lệ tăng lao động lại có biến động. Cụ thể: + Lao động gián tiếp: tỉ lệ lao động gián tiếp giảm qua các năm, năm 2011 giảm 1,4% so với năm 2010 và năm 2012 thì giảm 4,2% so với năm 2011.Điều này cho thấy công ty đang muốn thu gọn bộ máy quản lý vì số lao động gián tiếp này thường là nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý. + Lao động trực tiếp ngược lại với giao động gián tiếp, tăng qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 0,4%, đến năm 2012 thì tăng 4,2% so vơi năm 2011. Điều này phù hợp với chính sách của công ty là tăng số lao động trực tiếp sản xuất để tăng sản lượng của công ty. Do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt nên cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng. Tóm lại, mức tăng giảm tỉ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty là hợp lý, công ty cần duy trì và phát huy điều này nâng cao sản lượng cũng như chất lượng quản lí của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy số lao động trực tiếp và gián tiếp điều tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Lao động trực tiếp tăng 27,7%; lao động gián tiếp tiếp tăng 25.5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỉ lệ tăng giữa lao động trực tiếp và gián tiếp không cao lắm cho thấy công ty đã tình hình phân bổ lao động của công ty đã ổn định từ người quản lý đến công công nhân trực tiếp sản xuất. Công ty cần duy trì và phát huy để việc sản xuất và kinh doanh được ổn định hơn. Qua đó ta thấy xu hướng tuyển dụng của công ty năm 2013 vẫn là ưu tiên tăng lao động trực tiếp sản xuất. 4.2.2 Phân tích tiền lương theo lao động 4.2.2.1 Tiền lương phân theo trình độ Giai cấp công nhân, người lao động luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển về kinh tế, nhất là phát triển của công ty. Người lao động có trình độ là nền tảng giúp doanh nghiệp tao ra nhiều lợi nhuận và ngày càng mở rộng công ty ra nhiều thị trường hơn. Để người lao động làm việc thì công ty phải trả lương cho họ, để thấy được biết được công ty có trả lương hợp lý với sức lao động của công nhân bỏ ra hay không? Ta tiến hành phân tích bản số liệu sau: 55 Bảng 4.5: Phân bố tiền lương theo trình độ ĐVT: 1.000 đồng Chênh lệch 2011/2010 Năm Chỉ tiêu Số tuyệt đối Chênh lệch 2012/2011 Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) 2010 2011 2012 Đại học và trên đại học 307.476 466.128 707.616 158.652 51,6 241.488 51,8 Cao đẳng, 171.696 273.602 395.136 101.906 59,4 121.534 44,4 938.220 1.448.862 2.220.000 510.642 54,4 771.138 53,2 1.417.392 2.188.592 3.322.752 771.200 165,4 1.134.160 149,4 TIỀN Lao động phổ thông Tổng cộng Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy: tiền lương phải trả cho người lao động qua các năm đều tăng. Cụ thể: - Lao động có trình độ đại học và trên đại học: năm 2011 tăng 51,6% so với năm 2010. Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 51,8%. Tiền lương tăng lên là do số lượng lao động tăng qua các năm điều tăng, lượng cơ bản cũng tăng qua các năm. - Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 54,4%. Năm 2012 tăng 44,4% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cũng là do số lượng lao động và lương cơ bản tăng qua các năm. - Lao động phổ thông: từ năm 2010 đến 2011 tăng 54,4%, từ năm 2011 đến năm 2012 tăng 53,2%. Do số lượng công nhân tăng, lao động chủ yếu làm ăn lương theo sản phẩm nên công nhân tích cực làm việc để tao ra nhiều sản phẩm và tiền lương phải trả tăng lên qua các năm. Tóm lại, tiền lương phải trả cho người lao động tăng là do số lương lao động mỗi năm của công ty điều tăng, tiền lương trả cho người lao động cũng tăng. Lương cơ bản tăng cũng làm tiền lương phải trả cho người lao động tăng. 56 Do công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt nên số lượng lao động phổ thông nhiều và chủ yếu làm ăn lương theo sản phẩm. Từ đó đời sống người lao động được đảm bảo, họ sẽ chuyên tâm làm việc phục vụ cho công ty. 4.2.2.2. Tiền lương phân theo giới tính Bảng 4.6: Phân bố tiền lương theo giới tính ĐVT: 1.000 đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Nam 670.040 1.005.569 1.384480 335.529 50,1 378.911 37,7 Nữ 747.352 1.183.023 1.938.272 435.671 58,3 755.249 63,8 1.417.392 2.188.592 3.322.752 771.200 108,4 1.134.250 101,5 Tổng cộng Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Số lượng lao động nam, nữ mỗi năm mỗi tăng làm số tiền trả lương tăng theo. Cụ thể: Từ năm 2010 đến năm 2011 số tiền phải trả cho lao động nam tăng 50,1% còn lao động nữ thì tăng 58,3%; năm 2012 lương của lao động nam tăng 37,7%, lao động nữ tăng 63,8% so với năm 2011. Đồng thời tiền lương trả cho người lao động tăng là do tiền lương cơ bản tăng qua các năm. Ngoài ra tiền lương trả cho người lao động tăng cũng do năng suất lao động tăng qua các năm, vì công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt nên công ty đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm để thúc đẩy công nhân sản xuất. Nhìn chung, mức tăng lương của công ty là hợp lý để đảm bảo cuộc sống cho người lao động, từ đó người lao đông sẽ an tâm sản xuất để nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng sản phẩm của công ty. 57 4.2.2.3 Tiền lương phân theo độ tuổi Bảng 4.7: Phân bố tiền lương theo độ tuổi ĐVT: 1.000 đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 năm Chỉ tiêu 2012 Số tuyệt đối Số tương đối(%) Số tuyệt đối Số tương đối(%) 2010 2011 Dưới 30 tuổi 463.878 680.238 1.003.748 216.360 46,6 323.510 47,6 Từ 30 đến 40 tuổi Trên 40 tuổi 747.352 1.123.872 1.972.884 376.520 50,4 849.012 75,5 384.482 346.120 178.320 86,5 -38.363 -9,9 1.417.392 2.188.592 3.322.752 773.200 183,5 1.134.159 113 Tổng cộng 206.162 Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy,tiền lương trả cho người lao động ở độ tuổi dưới 30 và từ 30 đến 40 tuổi tăng qua các năm.Cụ thể: + Lao động dưới 30 tuổi: năm 2011 tăng 46,6% so vói năm 2010; năm 2012 tăng 47,6% so với năm 2011. Do số lượng lao động tăng, số lao động này nhanh nhẹn, hoạt bát làm được nhiều sản phẩm nên tiền lương tăng. Nhưng lao động ở độ tuổi này làm việc thường không ổn định nên tỷ lệ tăng tiền lương chênh lệch không đáng kể qua các năm. + Lao động từ 30 đến 40 tuổi: từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 50,4%, năm 2012 tăng 75,5% so với năm 2011. Số lao động ở độ tuổi này chiếm số đông trong công ty và mỗi năm điều tăng nên tiền lương phải trả cho họ cũng tăng. + Lao động ở độ tuổi trên 40 tuổi có nhiều biến động, năm 2011 tăng 86,5% so với năm 2010. Năm 2012 ngược lại giảm 9,9% so với năm 2011. Số lượng lao động ở độ tuổi này giảm qua các năm và ở độ tuổi này không còn nhanh nhẹn nữa, năng s uất lao động cũng giảm nên tiền lương cũng giảm. Nhìn chung, mức lương trả cho người lao động ở độ tuổi dươi 30 và từ 30 đến 40 tăng là do số lương lao động ở độ tuổi này tăng qua các năm, tiền lương cơ bản cũng tăng qua các năm. Mức lương trả cho người lao đông trên 40 tuổi biến động là do số lượng lao động qua các năm có nhiều biến động, tuy lương cơ bản tăng nhưng số lượng biến động lại lớn hơn. 58 4.2.2.4 So sánh việc thực hiện quỷ lương Bảng 4.8: So sánh tình hình thực hiện quỷ lương với tốc độ tăng nâng suất lao động bình quân Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Quỷ lương 2.641.000 3.558.000 5.655.000 917.000 34,7 2.097.000 58,9 (1000 đồng) Lao động 55 74 96 19 34,5 22 22,9 bình quân (người) Tiền lương 48.018.182 48.081.081 58.906.250 82.899 0,13 10.825.169 22,5 bình quân (đồng/người) Nguồn :Phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tăng 34,5% so với năm 2010; năm 2012 tăng 22,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nên số lượng lao động của công ty cũng tăng qua các năm. Tiền lương bình quân một người trên năm cũng tăng qua 3 năm.Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 0,13%. Năm 2012 tăng 22,55 so vói năm 2011, tỷ lệ tăng này là rất nhanh. Tiền lương bình quân một người trên năm tăng là do công ty đưa ra những chính sách tăng lương, thưởng để tăng thu nhập bình quân cho người lao động. Quỷ lương của công ty cũng tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 34,7% so với năm 2010; năm 2013 tăng 58,9% so vói năm 2011. Qua bảng phân tích ta thấy tổng quỷ lương năm 2011 tăng 34,7% so với năm 2010. Trong khi đó lao động bình quân tăng 34,5% so với năm 2010. Điều này cho thấy tiền lương của lao động trong doanh nghiệp được nâng lên nhưng không đáng kể, cụ thể tăng 0,13%. Mức tăng này là chưa hợp lý vì chỉ sô giá cả ngày một tăng mà thu nhập bình quân của người lao động lại tăng không cao làm một số công nhân trong doanh nghiệp đã đi tìm công việc khác vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp để giữ người lao động làm việc cho công ty. Trước tình hình đó, đội ngũ quản lý của công ty đưa ra chính sách như tăng tiền lương, thưởng, trợ cấp 59 cho người lao động. Với những chính sách trên tổng quỷ tiền lương, lao động bình quân, tiền lương bình quân năm 2012 đã tăng lên rõ rệt so với năm 2011. Cụ thể: quỷ lương tăng 58,9%, lao động bình quân tăng 22,9% và tiền lương bình quân tăng 22,5%. Với mức tăng như vậy làm cho đời sông công nhân được ổn định hơn, từ đó người lao động yên tâm làm việc cho công ty. 4.2.3 Đánh giá tiền lương qua tỷ số tài chính 4.2.3.1 Năng suất lao động Bảng 4.9: Năng suất lao động theo doanh thu Chỉ tiêu Năm 2010 Doanh thu (1.000 đồng) 13.205.000 Số CNSX bình 55 quân/năm (người) Số ngày làm việc bình 255 quân 1CN/năm (ngày) Số giờ làm việc bình 8 quân ngày/năm (giờ) Nâng suất lao động năm 240.090 của 1 CNSX (1000 đồng) Nâng suất lao động ngày 941 của 1 CNSX (1000 đồng) Nâng suất lao động giờ 118 của 1 CNSX/năm (1000 đồng ) Năm 2011 Năm 2012 17.790.000 28.275.000 74 96 Tỷ lệ tăng (giảm) % 2011/2010 34,7 34,5 2012/2011 58,9 29,7 260 264 1,9 1,5 8 8 0 0 240.405 294.531 0,13 22,5 924 1.116 -1,8 20,8 116 139 -1,7 19,8 Nguồn :Phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy tình hình năng suất lao động của công ty có nhiều biến động. Cụ thể là: - Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tăng 34,5% so với năm 2010; năm 2012 tăng 22,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nên số lượng lao động của công ty cũng tăng qua các năm. 60 - Năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm: từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 1,7%. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm này là do tỉ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỉ lệ tăng của số ngày làm việc bình quân 1CNSX/năm và số CNSX bình quân cộng lại từ đó dẫn đến năng suất lao động giờ của 1 CN/ năm giảm. Đến năm 2012 năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm công ty đã tăng lên, tăng 19,8% so với năm 2011.Việc tăng năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm là do công ty thực hiện các chính sách bán hàng hợp lí làm tăng số lượng sản phẩm bán ra dẫn đến doanh thu tăng, mà tỉ lệ tăng doanh thu lại cao hơn tỉ lệ tăng của số ngày làm việc bình quân 1CNSX/năm và số CNSX bình quân/năm cộng lại từ đó dẫn đến năng suất lao động giờ của 1 CN/ năm tăng. Đồng thời lượng nguyên vật liệu cũng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất về mặt chất lượng cũng như số lượng dẫn đến năng suất lao động tăng. - Năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm: cũng biến động như năng suất lao động giờ. Năm 2011 giảm 1,8% so vói 2010, nguyên nhân là do năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm giảm, số giờ làm việc bình quân ngày/năm không đổi dẫn đến năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm giảm. Từ năm 2011 đến năm 2012, năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm tăng lên 20,8% do năng suất lao động giờ 1CNSX/năm tăng. - Năng suất lao động năm của 1 CNSX/năm: nhìn chung năng suất lao động năm của 1 CNSX tăng qua 3 năm. Năm 2011 tăng 0,13% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 22,5% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tình hình năng suất lao động năm tăng qua các năm là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của số CNSX/năm. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tốt, công ty cần duy trì và phát huy. 4.2.3.2 So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất bình quân Tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc tăng tiền lương một cách khoa học hợp lý sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, ngược lại năng suất lao động sẽ làm tiền lương tăng theo. Để thấy rõ mối quan hệ này ta xem xét số liệu thực tế qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. 61 Bảng 4.10: So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất bình quân Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nâng suất lao 240.090 240.405 294.531 động năm của 1 CNSX/năm (1000 đồng) Tiền lương 48.018 48.081 58.906 bình quân người/năm (1000 đồng) Chênh lệch Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) 315 0,13 54..123 18,4 63 0,13 10.825 22,5 Tuyệt đối Tương đối (%) Nguồn :Phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân qua các năm điều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng năm 2011 là không cao so với năm 2010 chỉ tăng 0,13%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần xem xét việc tăng lực lượng lao động vì sự tăng lao động là hợp lý nhưng hiệu quả đem lại không cao mà lương chia trên sản phẩm tiêu thụ, doanh thu đạt được nên nếu chia cho nhiều người thì thu nhập sẽ giảm. Chính vì điều đó mà tuy hình thức lương có kích thích công nhân làm việc nhưng lương không đủ đáp ứng cho họ nên đã có một số trường hợp nghĩ làm tại công ty để đi tìm công việc khác. Từ năm 2011 đến năm 2012, tiền lương bình quân người/năm tăng 22,5%; năng suất lao động năm cũng tăng 18,4%. Mức tăng này cho thấy công ty đã có những điều chỉnh về tình hình lao động, thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động để tăng tiền lương. Nhưng tốc độ tăng lương bình quân lại cao hơn năng suất bình quân điều này doanh nghiệp thực hiện chưa tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước là đảm bảo tốc độ tăng lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suât bình quân. 62 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP 5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY - Là một doanh nghiệp tư nhân, quy mô tổ chức sản xuất rộng nhưng mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty luôn đồng đều về trình độ chuyên môn, tiếp cận và triển khai thực hiện tốt chế độ kế toán mới, làm việc có khoa học, nhiệt tình, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Hình thức kế toán Công ty áp dụng theo hình thức “Nhật ký chung” hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động hiện nay của Công ty. Hệ thống chứng từ sổ sách báo cáo kế toán mà Công ty sử dụng rõ ràng, đúng chế độ kế toán. - Công tác kế toán đã sử dụng kế toán máy, trang thiết bị hệ thống máy tính hiện đại, sử dụng chương trình kế toán hợp lý đúng yêu cầu, đúng chuẩn mực kế toán, đúng chế độ kế toán. Vì vậy công tác kế toán nói chung và công tác tiền lương nói riêng đảm bảo là công cụ quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Bộ máy kế toán được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất của Công ty, phù hợp với yêu cầu tổ chức hạch toán kế toán giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin cho lãnh đạo. - Bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với khối lượng công tác kế toán mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ đầy đủ, ghi chép kịp thời, phản ánh đúng tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Công ty nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán, chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán. - Công ty đã xây dựng được quy chế tiền lương cụ thể, dân chủ, đảm bảo khuyến khích người lao động quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh …. - Các chế độ tiền lương luôn được Công ty chú trọng và thực hiện đầy đủ, việc thanh toán lương đã đảm bảo kịp thời, luôn hướng tới lợi ích của người lao động. 63 5.2 VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 5.2.1 Ưu điểm Cùng với sự phát triển của công ty, tổ chức bộ máy kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện, đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về tài chính, giúp cho Ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn về quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc tổ chức công tác kế toán của công ty được áp dụng theo hình thức Nhật ký chung là phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ của công nhân viên trong quá trình hạch toán, tổ chức công tác kế toán được áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành và hợp lý. Các tài khoản mà công ty áp dụng cũng như việc ghi chép đúng với trình tự công tác kế toán. Tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, đồng thời là yếu tố chi phí sản xuất quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì vậy cùng với sự phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiền lương của người lao động cũng không ngừng được nâng lên, tuy nhiên mức tăng tiền lương cũng không quá mức tăng năng suất lao động. Đây là mục tiêu của công ty nhằm tăng thu nhập của người lao động và tăng lợi nhuận của công ty. 5.2.2 Nhược điểm - Về việc quản lý lao động: Công ty chưa kịp thời theo dõi được sự biến động của lực lượng lao động. - Về việc thanh toán lương cho người lao động: Công ty thanh toán lương bằng tiền mặt với số lượng công nhân rất lớn trong doanh nghiệp hiện nay rất mất thời gian, dễ nhầm lẫn. -Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Với số lượng công nhân trực tiếp lớn chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép đã khiến cho chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm có những biến động không hợp lý. - Về công tác luân chuyển chứng từ: việc luân chuyển chứng từ tiền lương từ các xưởng, đội lên Công ty còn chưa có quy chế, quy định cụ thể. - Về phần mềm kế toán: Công ty còn chưa có chương trình quản lý, hạch toán tiền lương, tính theo lương một cách chi tiết buộc phải thực hiện trên bảng tính EXCEL. 64 5.2.3 Giải pháp Những hạn chế được nêu ra ở trên, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Nhưng nếu những hạn chế này được khắc phục, việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sẽ được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Sau thời gian thực tập tại Công ty em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp để khắc phục những hạn chế trên, cụ thể như sau: Về việc thanh toán lương cho người lao động: Cán bộ quản lý Công ty nên xem xét trả lương cho công nhân qua hệ thống thẻ ATM tiện lợi, tránh nhầm lẫn như khi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho cán bộ công nhân viên. Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép: Hoàn thiện việc trích trước. Thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp. Công ty cho cán bộ công nhân viên nghỉ phép theo đúng chế độ, tiền nghỉ phép sẽ được tính theo chế độ điều này sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người lao động. Về công tác luân chuyển chứng từ: Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ. Công ty sản xuất và thương mại Trí Thành là một Công ty có nhiều phòng quản lý và nhiều đội sản xuất. Do đó việc luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán thường không kịp thời. Để đảm bảo cho việc nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, phòng kế toán cần quy định thời gian cụ thể về thời gian nộp chứng từ để có thể hạch toán kịp thời. 65 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trí Thành là một đơn vị kinh tế quan trọng của Thành phố Cần Thơ trong việc đóng góp ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân. Hiện nay, công ty có đội ngũ cán bộ quản lý dày dạn kinh nghiệm, lực lượng công nhân trẻ có nhiệt tình, có tay nghề cao. Công ty không ngừng tăng cường công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là việc làm không thể thiếu trong công tác kế toán của doanh nghiệp, giúp cho công tác quản lý lao động của đơn vị đi vào nề nếp, thúc đẩy công nhân viên chấp hành kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động, tạo cơ sở cho việc trả lương và trợ cấp BHXH đúng theo chế độ chính sách. Công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương được tổ chức tốt sẽ góp phần quản lí chặt chẽ, thúc đẩy việc chấp hành tốt các chủ trương chính sách của nhà nước về chế độ lao động, đảm bảo tính toán phân bổ đúng đắn, chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng thu nhập cho người lao động và lợi nhuận công ty. Để góp phần giúp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương thực hiện tốt chức năng quản lí lao động tiền lương thì kế toán phải biết kết hợp mô hình hạch toán dựa trên cơ sơ kết hợp với thực trạng của công ty để đề đưa ra phương thức quản lí tốt nhất. Mục đích của việc phân tích công tác hạch toán kế toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty là để thấy được tình hình thực tế của công ty về công tác quản lý lao động, việc phân bổ và sử dụng lao động đã đạt hiệu quả chưa, các chế độ tiền lương, chế độ sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ có phù hợp với chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ mà Nhà nước đã ban hành. Đồng thời đánh giá công tác quản lý tiền lương của công ty, từ đó có phương pháp tính toán phù hợp đảm bảo nâng cao năng suất lao động hoàn thành mục tiêu mà công ty đã đề ra. 66 6.2 KIẾN NGHỊ Bộ nông nghiệp – phát triển nông thôn và các cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực cung cấp thông tin, dự báo quản lý nguồn cung cấp thông tin và giá bán các loại thực phẩm, kiểm tra chặt chẽ nhằm tránh các loại hàng hoá kém chất lượng không rỏ xuất xứ. Đề nghị sự phối hợp hợp tác giữa các Bộ Ngành và các cơ quan có liên quan, hổ trợ thúc đẩy xuất cung cấp thông tin và dự báo thị trường, giá cả các quy định về xuất khẩu của các nước, các rào cản thương mại và kỹ thuật, phối hợp chuyển khai xúc tiến thương mại, xử lý các tranh chấp thương mại và kỹ thuật xảy ra. Chính sách vĩ mô thể hiện sự tác động của nhà nước tới hoạt động xuất khẩu. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam mới tham gia thị trường xuất khẩu rất cần tới sự quan tâm hướng dẫn của nhà nước. Đặc biệt hiện nay khả năng marketing tiếp cận thị trường, sự am hiểu luật kinh doanh, khả năng quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, vì thế việc đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác tiêu thụ là rất quan trọng. Trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trường thì vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi công ty là vốn. Do đó, Chính phủ nên có những chính sách phù hợp về vốn nhằm giúp Công ty có điều kiện tốt hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời Nhà nước cần có những chính sách điều tiết, bình ổn giá cả nguyên vật liệu góp phần làm ổn định chi phí. Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triễn lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp đến người tiêu dùng trong nước và thế giới. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.itsolution.com.vn/kien-thuc-doanh-nghiep/256-noi-dungquy-tien-luong.html. [ Ngày đăng: 14 tháng 5 năm 2013], [ Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013] 2. Nghị định của chính phủ số 56/1998/NĐ-CP quy định các hình thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013] 3. Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương [Ngày truy cập: 20 tháng 8 năm 2013] 4. Th.s Trần Quốc Dũng (2010?). Kế toán tài chính, NXB Đại Học Cần Thơ. 5 . Qu yết đ ịnh của Bộ Tài chính số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp 6 . Bộ Luật Lao Động (2012). Số 10/2012/QH13, chương VI, điều 97 7. Thông tư số 01/2012/TTLT – BNV – BTC Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 01-5-2012. 8. Trang web http:// www.google.com.vn 9. Trang web http://tailieu.vn 10. Trang web http://www.Irc.ctu.edu.vn 68 [...]... doanh nghiệp Qua đó, xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “ Phân tích công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích về thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành Đồng thời... SDĐK: Các khoản tiền lương, tiền phải trả về tiền lương, tiền tiền công, tiền thưởng, có tính công, tiền thưởng và các khoản chất lương và các khoản khác khác cho người lao động tồn đầu còn phải trả cho người lao động kỳ tồn đầu kỳ - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác đã ứng, đã trả cho công nhân viên - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công. .. Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất nhưng không mang lại kết quả cũng được xếp vào lương phụ Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường được hạch toán vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm... sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh Tiền lương phụ thường được phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theo tiền lương chính công nhân sản xuất từng loại sản phẩm.”[1] 2.2 KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.2.1 Khái niệm Kế toán tiền lương là nhằm phản ánh các khoản tiền lương, tiền. .. lao động tiền lương tại đơn vị Để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tai doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tổng quát về tình hình công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành; - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình lao động tiền lương tại doanh nghiệp; 1 - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải... 2.1: Sơ đồ hạch toán tính tiền lương và các khoản thu nhập phải trả cho người lao động 15 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán trích BHXH, BHTN, BTYT và KPCĐ 15 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 17 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sản xuất và thương mại Trí Thành .21 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 23 Hình... lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất Tỷ lệ trích theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất = Tổng tiền lương nghỉ... lương, tiền công của công nhân viên - Các khoản tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có SDCK: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người lao động SDCK: Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số tiền về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người... 2.1.1.2 Các khoản trích theo lương Các khoản trích theo lương của người lao động áp dụng từ ngày 01/01/2010 theo quy định bao gồm 4 khoản trích: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Căn cứ để trích các khoản này là dựa vào tiền lương cơ bản và một số khoản phụ cấp có tính ổn định như lương của người lao động (1) BHXH: Tỷ lệ trích BHXH... nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm / Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm = Số công nhân sản xuất trong doanh nghiệp * mức lương bình quân một công nhân sản xuất * Số ngày nghỉ phép thường niên một công nhân sản xuất 2.2.5.1 Tài khoản sử dụng TK 335

Ngày đăng: 09/10/2015, 22:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan