Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành (Trang 31)

Công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành được thành lập vào tháng 10 năm 2007.

Tên công ty: Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Trí Thành. Tên tiếng Anh: TRI THANH TRADE AND PRODUCTION LIMITED COMPANY

Tên viết tắt: TRÍ THÀNH CP.,LTD MST: 1800670679

Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Quang Trí. Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 9, KV4, , P. An Bình, Q. Ninh Kiểu, TP. Cần Thơ. Điện Thoại: 07103.527 069

Fax: 07103.913 262

Thời gian đầu hoạt động với số vốn chủ sở hữu là 3 tỷ đồng và nguồn nhân lực còn rất hạn chế chỉ ở mức 30 nhân viên. Với các sản phẩm còn hạn chế, chủ yếu là các sản phẩm chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tương ớt,…

Trãi qua hơn 6 năm hoạt động công ty không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Đến nay nguồn vốn chủ sở hữu đã được tăng lên 15 tỷ và thu hút nhiều lao động, số nhân viên hiện nay đã lên đến 110 người. Công ty không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tao ra nhiều sản phẩn mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Sản phẩm của công ty được phân bố rộng khắp các tỉnh thành cả nước và đang mở rộng sang thị trường Campuchia.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ 3.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty sản xuất và thương mại Trí Thành

3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc trực tiếp quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý trực tiếp phòng kế toán - tài vụ, phòng kế hoạch kinh danh, phòng kỹ thuật tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu và hệ thống các cửa hàng, chi nhánh trực thuộc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước, trước nhân viên và người lao động trong công ty. Tuy nhiên, do công ty ngày càng phát triển và được mở rộng do đó Phó giám đốc là người giúp việc tích cực cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý.Vì đây là doanh nghiệp thương mại trung bình cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ được xắp xếp hợp lý giữa các phòng ban. Phòng kỷ thuật tổng hợp Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán Tài vụ GIÁM ĐỐC P.GIÁM ĐỐC Phòng xuất nhập khẩu Đội cá Đội bò Cơ khí Đội chả Đội công Đội vô hàng Đội xúc xích Bảo vệ Lược + tài xé

Phòng kế toán - tài vụ: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc với nhiệm vụ hạch toán hiệu quả kinh doanh trong kỳ, tổ chức thực hiện ghi chép xử lý các tài liệu về tình hình kinh tế tài chính. Phân phối và giám sát các nguồn vốn bằng tiền, bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thống kê lưu trữ, cung cấp số liệu thông tin chính xác kịp thời đầy đủ về tình hình tài chính của Công ty tại mọi thời điểm cho giám đốc và các đối tượng quan tâm khác.

Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho giám đốc trong quá trình tổ chức và quản lý công tác kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ tiếp cận thị trường tìm kiếm khách hàng để ký kết hợp đồng mua bán, thực hiện cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty. Ngoài ra phòng còn thực hiện công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ , giúp giám đốc hoạch định các chiến lược kinh doanh .

Phòng kỹ thuật tổng hợp: Có chức năng tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật, tiến hành thực hiện các công tác thiết kế sản phẩm mới, thiết kế dây truyền công nghệ sản xuất, thiết kế cải tiến thiết bị để nâng cao năng suất chất lượng, hoàn thiện sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn cho các sản phẩm: Tiêu chuẩn về năng suất chất lượng, hướng dẫn vận hành, sử dụng thiết bị.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VÀ QUYỀN HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

3.3.1 Ngành nghề kinh doanh

Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm như: chả lụa, chả giò rế, xúc xích, há cảo, bò vò viên, cá vò viên, tôm vò viên, tương ớt.

Với khẩu hiệu của công ty là “không hàn the và chất lượng” nên sản phẩm được sản xuất ra đều đặt chất lượng lên hàng đầu và phải đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

3.3.2 Chức năng

Công ty không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh nhằm quan hệ chặt chẽ, định hướng và xác định những yêu cầu của khách hàng để đảm bảo mọi sản phẩm dịch vụ của công ty kịp thời đáp ứng nhu cầu và nâng cao sự thỏa mãn “hơn mong đợi” cho khách hàng.

3.3.3 Nhiệm vụ

- Giải quyết tốt các mối quan hệ nội bộ và các mối quan hệ bên ngoài công ty nhằm tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng cho quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đầu tư xây dựng, mở rộng các đơn vị trong công ty nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Không ngừng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện tốt chính sách chế độ cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lương,… do công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Làm công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ an ninh.

- Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng thuế.

3.3.4 Quyền hạn

- Được quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hằng năm của công ty thông qua Hội đồng thành viên của công ty.

- Công ty được vay vốn đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng, được huy động vốn trong các thành phần kinh tế theo đúng thể lệ hiện hành, nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đảm bảo tự trang trải nợ vay và thực hiện đúng các quy định pháp luật.

- Được mở rộng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật và điều lệ của công ty.

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

- Sơ đồ bộ máy kế toán:

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Bộ phận kế toán kho Kế toán Trưởng Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận thủ quỷ Bộ phận kế toán ngân hàng

- Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:

+ Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Có trách nhiệm điều hành công việc chung của cả phòng, chỉ đạo tổ chức hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán. Giúp Giám đốc Công ty chấp hành các chính sách chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, việc sử dụng quỹ tiền lương và các quỹ khác của công ty cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính tín dụng và thanh toán. Trực tiếp thanh toán, quyết toán các khoản thu nộp với ngân sách nhà nước. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới thuộc quyền quản lý, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động tài chính kế toán của công ty theo luật định. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người lập các báo cáo kế toán.

+ Bộ phận kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm về mọi nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài Công ty.

+ Bộ phận kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến Ngân hàng.

+ Bộ phận kế toán kho: Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho của hàng hoá.

+ Bộ phận thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý số tiền hiện có của Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và kế toán trưởng về số tiền do mình quản lý và cất giữ.

 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Nhật ký chung:

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký chung

Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Đối chiếu, kiểm tra:

 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước khi ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10, … ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

3.5 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG

 Ước tính kế toán

Việc lập báo các tài chính tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam yêu cầu Ban Tổng Giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trinh bày các khoản công nợ và tài sản tiềm tàng tại ngày kết thúc niên độ kế toán cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và chi phí tron suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực có thể khác với ước tính, giả định đặt ra.

 Công cụ tài chính  Ghi nhận ban đầu

- Tài sản tài chính: tại ngày ghi nhận ban đầu, tài sản tài chính được ghi nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc

mua sắm tài sản tài chính đó. Tài sản tài chính bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản đầu tư và các tài sản tài chính khác.

- Công cụ tài chính: tại ngày ghi nhận ban đầu, công cụ tài chính được ghi nhận theo giá gốc trừ đi các chi phí giao dịch có liên quan trực tiếp đến việc phát hành công nợ tài chính đó. Công nợ tài chính bao gồm các khoản phải trả người bán, chi phí phải trả và công nợ tài chính khác.

 Đánh giá lại sau lần ghi nhận ban đầu

Hiện nay chưa có quy định về đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, các khoản tiền gửi không kỳ hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, có khả năng thanh toán cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị.

- Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho: hàng tồn kho ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ chi phí bán hàng ước tính và sau khi đã lập dự phòng cho hàng hư hỏng, lỗi thời và chậm luân chuyển.

Công cụ áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho với giá trị được xác định như sau:

Công cụ, dụng cụ và hang hóa: giá vốn thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền.

- Tài sản cố định hữu hình và khấu hao:

+ Tài sản cố định hữu hình được trinh bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

+ Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính, cụ thể như sau:

Số năm

Nhà xưởng, vật kiến trúc 05 – 25 Máy móc và thiết bị 05 – 08 Phương tiện vận tải truyền dẫn 08 – 10 Thiết bị dụng cụ quản lý 03 – 05 Tài sản cố định khác 5

- Tài sản cố định vô hình và khấu hao:

+ Quyền sử dụng đất: tài sản cố định vo hình thể hiện giá trị quyền sử dụng đất và được trinh bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mon lũy kế. Quyền sử dụng đất được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng lô đất ước tính là 50 năm.

+ Phần mềm vi tính: được ghi nhận ban đầu theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đương thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính là 3 năm.

+ Giấy phép nhượng quyền: được ghi nhận ban đầu theo giá mua và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dưa trên thời gian hữu dụng ước tính là 5 năm.

- Đầu tư vào công ty liên kết: Các khoản đầu tư vào các côn ty liên kết mà tron đó Công ty có ảnh hưởng đáng kể được trình bày theo phươn pháp giá gốc. Các khoản phân phối lợi nhuận từ số lợi nhuận thuần lũy kế các công ty liên kết sau ngày Công ty có ảnh hưởng đáng kể được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của Công ty. Các khoản phân phối được xem như phần thu hồi các khoản đầu tư và được trừ vào giá trị đầu tư.

- Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi kết thúc giao dịch được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty co khả năng thu hồi được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Các điều kiện ghi nhận cụ thể sau đây cũng phải được đáp ứng khi ghi nhận doanh thu.

+ Doanh thu bán hàng: được ghi nhận sau khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua.

+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thúc niên độ kế toán.

- Ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Số dư các tài khoản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này và được xử lý như sau:

+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các khoản tiền, phải thu và phải trả ngắn hạn có gốc ngoại tệ tại thời điểm ngày kết thúc niên độ được ghi nhận trên khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái thuộc mục vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.

+ Chênh lệch phát sinh từ các khoản phải thu và phải trả dài hạn được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh tron kỳ (hoặc được ghi nhận một

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành (Trang 31)