Đánh giá tiền lương qua tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành (Trang 71 - 74)

4.2.3.1 Năng suất lao động

Bảng 4.9: Năng suất lao động theo doanh thu

Nguồn :Phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình năng suất lao động của công ty có nhiều biến động. Cụ thể là:

- Nhìn chung số lượng lao động của công ty tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2011 tăng 34,5% so với năm 2010; năm 2012 tăng 22,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nên số lượng lao động của công ty cũng tăng qua các năm.

Tỷ lệ tăng (giảm) %

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2011/2010 2012/2011 Doanh thu (1.000 đồng) 13.205.000 17.790.000 28.275.000 34,7 58,9 Số CNSX bình quân/năm (người) 55 74 96 34,5 29,7 Số ngày làm việc bình quân 1CN/năm (ngày)

255 260 264 1,9 1,5

Số giờ làm việc bình quân ngày/năm (giờ)

8 8 8 0 0

Nâng suất lao động năm

của 1 CNSX (1000

đồng)

240.090 240.405 294.531 0,13 22,5

Nâng suất lao động ngày

của 1 CNSX (1000

đồng)

941 924 1.116 -1,8 20,8

Nâng suất lao động giờ

của 1 CNSX/năm

(1000 đồng )

- Năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm: từ năm 2010 đến năm 2011 giảm 1,7%. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm này là do tỉ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỉ lệ tăng của số ngày làm việc bình quân 1CNSX/năm và số CNSX bình quân cộng lại từ đó dẫn đến năng suất lao động giờ của 1 CN/ năm giảm. Đến năm 2012 năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm công ty đã tăng lên, tăng 19,8% so với năm 2011.Việc tăng năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm là do công ty thực hiện các chính sách bán hàng hợp lí làm tăng số lượng sản phẩm bán ra dẫn đến doanh thu tăng, mà tỉ lệ tăng doanh thu lại cao hơn tỉ lệ tăng của số ngày làm việc bình quân 1CNSX/năm và số CNSX bình quân/năm cộng lại từ đó dẫn đến năng suất lao động giờ của 1 CN/ năm tăng. Đồng thời lượng nguyên vật liệu cũng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất về mặt chất lượng cũng như số lượng dẫn đến năng suất lao động tăng.

- Năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm: cũng biến động như năng suất lao động giờ. Năm 2011 giảm 1,8% so vói 2010, nguyên nhân là do năng suất lao động giờ của 1CNSX/năm giảm, số giờ làm việc bình quân ngày/năm

không đổi dẫn đến năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm giảm. Từ năm

2011 đến năm 2012, năng suất lao động ngày của 1CNSX/năm tăng lên 20,8% do năng suất lao động giờ 1CNSX/năm tăng.

- Năng suất lao động năm của 1 CNSX/năm: nhìn chung năng suất lao động năm của 1 CNSX tăng qua 3 năm. Năm 2011 tăng 0,13% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 22,5% so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến tình hình năng suất lao động năm tăng qua các năm là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng của số CNSX/năm. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tốt, công ty cần duy trì và phát huy.

4.2.3.2 So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân với tốc độ tăng năng suất bình quân

Tiền lương bình quân và năng suất lao động bình quân có mối quan hệ mật thiết với nhau, việc tăng tiền lương một cách khoa học hợp lý sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, ngược lại năng suất lao động sẽ làm tiền lương tăng theo.

Để thấy rõ mối quan hệ này ta xem xét số liệu thực tế qua 3 năm 2010, 2011 và 2012.

Bảng 4.10: So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất bình quân

Nguồn :Phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trí Thành

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân qua các năm điều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng năm 2011 là không cao so với năm 2010 chỉ tăng 0,13%. Điều này cho thấy doanh nghiệp cần xem xét việc tăng lực lượng lao động vì sự tăng lao động là hợp lý nhưng hiệu quả đem lại không cao mà lương chia trên sản phẩm tiêu thụ, doanh thu đạt được nên nếu chia cho nhiều người thì thu nhập sẽ giảm. Chính vì điều đó mà tuy hình thức lương có kích thích công nhân làm việc nhưng lương không đủ đáp ứng cho họ nên đã có một số trường hợp nghĩ làm tại công ty để đi tìm công việc khác.

Từ năm 2011 đến năm 2012, tiền lương bình quân người/năm tăng 22,5%; năng suất lao động năm cũng tăng 18,4%. Mức tăng này cho thấy công ty đã có những điều chỉnh về tình hình lao động, thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động để tăng tiền lương. Nhưng tốc độ tăng lương bình quân lại cao hơn năng suất bình quân điều này doanh nghiệp thực hiện chưa tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước là đảm bảo tốc độ tăng lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suât bình quân.

Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nâng suất lao động năm của 1 CNSX/năm (1000 đồng) 240.090 240.405 294.531 315 0,13 54..123 18,4 Tiền lương bình quân người/năm (1000 đồng) 48.018 48.081 58.906 63 0,13 10.825 22,5

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty sản xuất và thương mại trí thành (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)