... trò, hiệu lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thấy xuyên thấm phong cách, độc đáo phong cách thơ Ngô Văn Phú nên lựa chọn đề tài: Hiệu sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thơ Ngô Văn. .. loại lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thơ Ngô Văn Phú Chương 3: Giá trị nghệ thuật việc sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thơ Ngô Văn Phú NỘI DUNG CHƯƠNG Cơ SỞ LÝ LUẬN 1.1 .Phong cách. .. LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGỒ VĂN PHỦ 2.1 Bảng thống kê Các lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngừ hội thoại Sử dụng từ khâu ngữ Tổng Sử dụng lối nói dẫn thành ngữ, tục ngữ,
NGUYẺ NT HỊ NHÀ N TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỪ, NGỮ THUỘC KHOALỚP NGỮ VĂN PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • ••• Chuyên ngành: Ngôn ngữ học NGUYÊN THỊ NHÀN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • ••• Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Ngưòi hưóng dẫn khoa học: ThS. GVC. Lê Kim Nhung LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đõ’ tận tình của cô giáo hướng dẫn Lê Kim Nhung - Tố Ngôn ngữ; sự quan tâm, động viên khích lệ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2. Khóa luận được hoàn thành vào ngày 28 tháng 4 năm 2015. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thế các thầy cô giáo trong Khoa đã tạo điều kiện giúp đờ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong khuôn khố thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các Thầy Cô cùng bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Nhàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không trùng lặp với bất kỳ khóa luận hay đề tài nghiên cứu khác. Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 28 thảng 4 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Nhàn MỤC LỤC TÀI LỆƯ THAM KHẢO MỎ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Văn chương lấy ngôn từ làm chất liệu đế phản ánh hiện thực, phản ánh đời sống thông qua hình tượng nghệ thuật. Cũng như vậy, nhà văn, nhà thơ dùng ngôn ngữ đế thế hiện tình cảm, cảm xúc, đưa người đọc đến với cuộc sống muôn màu. Ngôn ngừ là một trong những yếu tố góp phần thế hiện tư tưởng và làm nên giá trị của tác phẩm, khẳng định tài năng của người nghệ sĩ. Có những tác phấm ấn tượng bởi ngôn từ trang nhã, mĩ lệ, bóng bấy. Nhưng cũng có những câu thơ, trang văn với ngôn từ mộc mạc, giản dị đã đế lại trong lòng người đọc bao rung cảm thẩm mĩ. Có thể nói rằng sự kết hợp đan xen, hòa quyện của ngôn ngữ vừa trau chuốt, bóng bấy, vừa gần gũi, đời thường trong một tác phẩm là một hiện tượng đặc biệt. Nó làm cho tác phấm dễ hiếu, dễ đi vào lòng người, nhiều khi diễn tả được cái khoảnh khắc của tạo vật, cái xúc cảm của lòng người mà vẫn mang màu sắc thấm mĩ. Trong sáng tác, nhiều nghệ sĩ đã rất khéo léo, tài tình khi đưa lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vào tác phấm làm cho ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng vẫn mang đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Việc sử dụng yếu tố mang màu sắc khấu ngữ giúp tác giả thế hiện tình cảm, tâm trạng một cách chân thực, tự nhiên và góp phần khắng định phong cách của nhà thơ. Chính vì vậy việc tìm hiểu hiệu quả sử dụng của lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại giúp chúng ta tìm hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm cũng như tài năng của người nghệ sĩ dưới cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật. Đặc biệt, đây là việc làm cần thiết đế thấy được sự xuyên thấm phong cách trong ngôn ngữ học. 1.2 Ngô Văn Phú là nhà thơ đương đại có phong cách độc đáo, riêng biệt. Tuy tác phẩm của ông chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhưng ông đã đánh dấu được vị trí của mình trên văn đàn. Ngô Văn Phú viết nhiều và viết khỏe. Ông thành công ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo, dịch thuật... đặc biệt là mảng thi ca với hơn 300 bài thơ đã góp phần tạo dấu ấn riêng về phong cách của tác giả trên thi đàn. Phần lớn ông được độc giả biết đến với tâm hồn thơ đồng nội, một nhà thơ tiếp nối mạch thơ chân quê của Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính. Thơ ông là tiếng thơ đồng nội giản dị, hồn hậu, chân chất yêu thương. 1.3 Lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại xuất hiện nhiều trong thơ Ngô Văn Phú. Chính điều này đã góp phần thể hiện những cảm xúc chân thực, sâu lắng và tạo nên một nét riêng độc đáo cho nhà thơ - nhà thơ của vùng quê trung du Bắc bộ. Thơ Ngô Văn Phú là một mảnh hồn trung du nhiều màu sắc: khi thì đậm đà như đất đồi đá ong, khi thì dịu nhẹ như khói sương thung lũng, khi lại mát đằm như lá tre rừng cọ. Ngô Văn Phú viết về quê hương, con người bằng cả tâm hồn thương yêu, trong trẻo của một thi sĩ. Nhìn nhận được vai trò, hiệu quả của lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại cũng như thấy được sự xuyên thấm phong cách, sự độc đáo trong phong cách thơ Ngô Văn Phú nên tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. N g h i ê n c ứ u c á c y ế u t ố n g ô n n g ữ t ro n g p h o n g c á c h h ộ i t h o ạ i Phong cách ngôn ngừ hội thoại bước đầu đã được một số nhà ngôn ngữ học, người nghiên cứu tìm hiểu, đề cập đến. Cuốn “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngừ ” của ƯBKHXH Việt Nam có bài viết: “Đặc điếm của từ vựng khấu ngữ và cách xử lí chúng trong từ điến tiếng Việt cỡ lớn” của Nguyễn Thị Thanh Nga. Bài viết đã đưa ra khái niệm về phong cách khẩu ngữ (phong cách sinh hoạt hằng ngày) và đặc điểm của từ vựng khẩu ngữ, bao gồm các đặc điểm như: giá trị biếu cảm, tính ẩn dụ có thể cảm nhận được bằng trực giác, tính đa dạng của các biến thể và trong từ vựng khẩu ngữ có thành phần nghĩa đánh giá. Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 2/1998 có bài: “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” của tác giả Chu Thị Thanh Tâm. Sau quá trình tập hợp những định nghĩa từ các từ điến giải thích, tác giả rút ra mấy định nghĩa về tiếng lóng. Tiếng lóng là một từ ngữ thông tục, không mang tính truyền thống. Nó là cách nói tỉnh lược và là thứ ngôn ngữ dùng đế trêu đùa, vui vẻ hoặc bí mật. Sinh viên Hà Thị Kim Thoa, K35B - Ngừ văn, ĐHSP Hà Nội 2 đã tìm hiểu phong cách hội thoại với đề tài: “Hiệu quả sử dụng của lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương”. Với bài nghiên cứu này, Hà Thị Kim Thoa đã làm nối bật phong cách độc đáo của ba nhà thơ trung đại Việt Nam qua cách họ sử dụng biến âm đế tạo từ khấu ngữ, sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ trong thơ, vận dụng thành ngữ, tục ngữ...trong các bài thơ. Hồ Xuân Hương xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm”, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “Nhà thơ trào phúng, nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam” còn Tú Xương được xem là “Bậc thần thơ thánh chữ” - người mở đầu cho dòng hiện thực trào phúng. Và đặc biệt, tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn: “Phong cách học tiếng Việt” đã trình bày rất khoa học về đặc điểm sử dụng của lớp từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngừ hội thoại và sự xuyên thấm phong cách trong ngôn ngữ nghệ thuật. Theo tác giả, phong cách hội thoại ưa sử dụng từ khẩu ngữ, ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ và sử dụng từ láy giàu sắc thái cụ thế, gợi hình, gợi cảm. Ngoài ra người tham gia giao tiếp còn vận dụng thành ngừ, tục ngữ hoặc cách nói tắt vào lời nói của mình. Và lớp từ, khấu ngừ này được nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào tác phâm của mình tạo ra hiện tượng xuyên thâm phong cách trong ngôn ngữ nghệ thuật. Như vậy các tác giả, các nhà nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu về các lớp từ ngữ thuộc phong cách hội thoại. Đây là cơ sở lý luận cần thiết, quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài. 2.2.Nghiên cứu về tác phẩm của nhà thơ Ngô Văn Phú 2.2.1. Nghiên cứu thơ Ngô Văn Phú từ góc độ văn học Ngô Văn Phú là tên thật cũng là bút danh. Ông là một tác giả tiêu biếu của văn học đương đại Việt Nam. Độc giả biết đến ông trước hết là một nhà thơ - một hồn thơ tiếp nối mạch thơ chân quê của Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính. Tìm hiếu về thơ ông, các tác giả quan tâm nhiều đến phương diện nội dung của tác phẩm. Trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, Nxb Hội Nhà văn, 1997, tác giả Nguyễn Hoàng Sơn đã tìm hiếu nội dung thơ Ngô Văn Phú với đề tài: ‘Wgỡ V ă n P h ú - D ấ u ẩ n q u ê m ù a t r ê n t h i đ à n Theo ông, Ngô Văn Phú tiếp nối mạch thơ của Đoàn Văn Cừ và tiếp nối cái mạch thơ điền viên thôn dã vốn rất được ưa chuộng trong thi ca cổ điển Trung Quốc và Việt Nam. Dấu ấn quê mùa ấy được thế hiện đậm nét trong mảng đề tài về nông thôn, đó là nông thôn hợp tác hóa, cần cù, vất vả nhưng vui sống, tin tưởng. Đặc biệt ở hai tập thơ: “Gió vào trận bão”, “Tháng năm mùa gặt” nhà thơ Ngô Văn Phú ca ngợi cuộc sống mới, con người mới hăng say lao động ( M â y v à b ô n g ) hay khắc họa một cách ấn tượng, hóm hỉnh cuộc sống lao động còn vất vả của người bạn làm nghề nuôi cá ( T h ả m b ạ n h ọ c c ũ ) . Chất quê mùa của thơ Ngô Văn Phú còn được biếu hiện qua việc nhà thơ miêu tả về cảnh vật làng quê ( L à n g c ọ , L à n g đ ồ i ) , và cũng có khi là sự tự tin, đôi lúc kiêu ngầm trong cái vẻ xuềnh xoàng, quê mùa, lè phè của nhà thơ: “ C ũ n g c ó l ú c nên Chí Phèo một chút/ Bởi đời đâu luôn được công bằng/ Cũng có lúc đành nằm ăn vạ/ Con có đòi, mẹ mới cho ăn... ”{Chí Phèo). Tác giả Ngô Quân Miện, Nxb Hội Nhà văn, 1997, khai thác “ T â m h ồ n đ ồ n g n ộ i - c h ấ t q u ê m ù a t h ứ t h i ệ t ” trong hồn thơ Ngô Văn Phú. Ngô Quân Miện cho rằng: “ N g ô V ă n P h ú c ó m ộ t t â m h ồ n t ro n g t r ẻ o m à s â u l ẳ n g . T â m h ồ n đ ồ n g n ộ i ấ y t h a m đ ẫ m t ro n g n h i ề u b à i t h ơ , c â u t h o ' ” [ 12, 441]. Thơ Ngô Văn Phú không lúc nào tách rời với hồn quê. Đó là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ trước tiếng chuông chùa gắn với buổi chiều thu, tiếng chuông và tiếng mõ trâu đồng quyện hòa vào nhau làm cho thu càng thẫm đẫm lòng người ( L ê n c h ù a ) . Trong tâm hồn đồng nội ấy ẩn dấu cả sự xót xa, đồng cảm với người dân quê bởi vùng đất trung du Bắc bộ còn cằn cỗi, bạc màu, trơ tầng sỏi đá ( Tr u n g d u ) . Trong hồn quê của Ngô Văn Phú không chỉ có những nét đẹp, nét chân thực mà còn có cả những nỗi day dứt. Ấy là khắc khoải lo âu, những suy ngẫm, nỗi niềm trước cảnh: Tr â u v â n đ i c à y, x e m á y r ộ n / Q u ê k i ê n g đ ầ y v ơ i n é t t h ị t h à n h ’ , là sự xót xa trước hình ảnh trai làng lên thành phố đạp xích lô ( T ì n h k h ú c t r a i n g h è o ) , những trẻ em nông thôn rủ nhau ra thành phố không cửa không nhà ( N h ữ n g t h i ê n t h ầ n c ó c á n h ) hay là sự khắc khoải âu lo trước sự mất mát, tàn tạ của những nét đẹp truyền thống, những di tích văn hóa vật thể như “ t h á p c ũ r ê u p h o n g đ á v ẹ t m ò n ”, tượng La Hán bị “ h à i m ấ t , t a y long, áo bục sờn ” (về làng). Ngoài ra còn có một vài nhận định về nét chân quê, tâm hồn đồng nội trong thơ Ngô Văn Phú như: “Đọc Tháng năm, mùa gặt” - Mã Giang Lân, “Người quê hòa nhập với hồn quê” - Thái Doãn Thiểu hay “Vẻ đẹp của hồn quê” - Lê Lưu Oanh. Như vậy, nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã chú ý chất chân quê, tâm hồn đồng nội trong thơ Ngô Văn Phú để từ đó làm nối bật mạch thơ điền viên thôn dã trong tác phấm của ông. 2.2.2. Nghiên cứu tác phẩm của Ngô Văn Phú từ góc độ ngôn ngữ Nhìn từ góc độ ngôn ngữ, nhiều tác giả, người nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố ngôn ngừ của tác phẩm như hiệu quả tu từ của điệp ngữ, cách ví von, so sánh. Tác giả Tô Hà trong “Tuyến tập thơ Ngô Văn Phú” bàn về hiệu quả tu từ của điệp ngữ trong bài: ‘Thôi mẹ đừng ra ngõ chiều nay”. Theo tác giả, cái điệp khúc: “ T h ô i m ẹ đ ừ n g r a n g õ ” qua bài thơ đưa tiễn cùng tên, cứ lặp đi lặp lại, canh cánh trong lòng người một nỗi buồn sâu xoáy. Tô Hà nhấn mạnh hiệu quả của điệp ngữ trong bài thơ, nó như một nốt nhạc trầm, xoáy sâu vào lòng người về tình cảm mà người con dành cho mẹ của mình. Nhận định về thơ Ngô Văn Phú, trong bài “Đọc Tháng năm mùa gặt”, tác giả Mã Giang Lân đã cho rằng thơ Ngô Văn Phú gần với dân gian trong cách tìm tứ, lập ý, cách ví von, so sánh. Theo ông: “Thơ Ngô Vãn Phủ không cầu kỳ trau chuốt. Anh thuần hậu, thăng than bộc bạch tâm tình. Mạch thơ thoải mái tự nhiên, không trầm ngâm, triết lý. Suy nghĩ trong thơ anh thường h()CL tan vào hình ảnh. Gần với dân gian trong cách tìm ý, lập tứ, dí dỏm, nhẹ nhàng... Cái lều vân trực ph()ng không Đùa em người cứ nói bông: không phòng. Gần vói dân gian trong cách ví von, so sánh - “Những đàn chim ngói - Mặc ảo nâu đeo cưòm trên cô - Chân đẩt hồng hồng như nung qua lửa ”[12, 434]. Sinh viên Nguyễn Thị Hiền, K32B - Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội 2 khai thác: “ H i ệ u q u ả t u t ừ c ủ a b i ệ n p h á p đ i ệ p n g ữ t ro n g t h ơ N g ô V ă n P h ủ ” . Trong bài nghiên cứu, sinh viên này đã làm nối bật hiệu quả của biện pháp điệp ngữ trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ cũng như trong việc thế hiện phong cách tác giả: nhà thơ vùng đất trung du Bắc bộ. Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến dấu ấn ca dao - dân ca trong thơ Ngô Văn Phú để làm rõ nội dung thơ của ông như bài: “Ngô Văn Phú dấu ấn quê mùa trên thi đàn” của Nguyễn Hoàng Sơn. ơ bài này, tác giả đã nói đến thế “tỉ” quen thuộc trong ca dao truyền thống được Ngô Văn Phú sử dụng thành công khi sáng tác bài “Mây và bông”. “ N h à t h o ’ N g ô V ă n P h ú s o m â y v ớ i b ô n g r ồ i l ạ i s o b â n g v ớ i m â y. G i ữ a c á i vòng trắng luân quân ẩy cỏ một chấm đỏ chuyên động: những cô mả đỏ hây hây tạo nên dòng chảy cho màu mây vê làng. Đơn giản vậy mà rat ẩn tượng và hiệu quả: ca ngợi cuộc sống mới, con n g ư ờ i m ớ i v ừ a t h à n h t â m , v ừ a n g h ệ t h u ậ t ” [ 12, 421]. Như vậy các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến nội dung, chú ý đến tâm hồn đồng nội trong thơ Ngô Văn Phú. Từ góc độ ngôn ngữ, đã có một số bài viết tìm hiếu về phương diện ngôn ngữ của thơ Ngô Văn Phú như phép điệp ngữ, dấu ấn ca dao - dân ca, cách ví von, so sánh; song các bài viết đó mới chỉ khai thác đơn lẻ, chưa đầy đủ và có hệ thống. Các yếu tố thuộc phong cách hội thoại mà nhà thơ vận dụng và đưa vào thơ như từ khấu ngữ, thành ngữ,tục ngữ... chưa được các tác giả quan tâm một cách toàn diện và sâu sắc. Trong tất cả các tài liệu mà chúng tôi sưu tầm được chưa có tài liệu nào trùng tên với đề tài khóa luận này. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa lí luận của các nhà nghiên cứu về phong cách hội thoại,về thơ ca Ngô Văn Phú, khóa luận tập trung nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu “Hiệu quả sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú”. Hi vọng với đề tài này chúng tôi sẽ góp thêm tiếng nói khắng định phong cách thơ Ngô Văn Phú cũng như làm rõ về sự xuyên thấm phong cách ngôn ngữ trong phong cách học. 3. Mục đích nghiên cứu - Củng cố các vấn đề lý thuyết về phong cách học văn bản. - Góp thêm tiếng nói khắng định những đóng góp và phong cách nhà thơ đồng quê hiện đại Ngô Văn Phú. - Góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy văn học và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn phố thông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài. - Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các từ ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú. - Phân tích, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thông qua các ngữ liệu. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. / Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú. 5.2 Phạm vi nghiên cún Khóa luận tập trung nghiên cứu lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoại trong 180 bài thơ của Ngô Văn Phú, được tập hợp trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú” , Nxb Hội nhà Văn, Hà Nội, 1997. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại - Phương pháp phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp 7. Đóng góp của khóa luận - về mặt lí luận: khóa luận góp phần làm rõ vấn đề về phong cách học, về hướng tiếp cận ngôn ngữ từ góc độ lí luận. Đặc biệt là hiện tượng xuyên thấm phong cách ngôn ngữ. - về mặt thực tiễn: khóa luận cung cấp tư liệu cho quá trình học tập, giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phô thông nói riêng và việc cảm thụ văn học nói chung. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Ket quả khảo sát, thống kê, phân loại lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú Chương 3: Giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Phong cách ngôn ngữ hội thoại (phong cách sinh hoạt hằng ngày) 1.1.1. Định nghĩa “phong cách hội thoại” Trong cuốn: “Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khắng định : “Phong cách hội thoại (hay còn cỏ tên gọi khác là phong cách khâu ngữ, phong cách sinh hoạt hằng ngày) là khuôn mâu thích hợp đế xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thế hiện “vai” của nhân vật tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày ” [ 4,122]. 1.1.2. 1.1.2.1. Đặc trung của phong cách hội thoại Tính cá thể Tính cá thê của phong cách hội thoại thê hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người khi trao đối, trò chuyện, tâm sự với người khác. Chẳng hạn có người từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, chính xác, có người nói hấp tấp, vội vàng, đại khái, có người thích nói “Hai năm rõ mười” thắng băng, có người chuộng cách nói bóng bấy, tế nhị... 1.1.2.2. Tính cụ thể Tính cụ thể là đặc điếm nối bật của phong cách hội thoại: “Phong cách sinh hoạt hằng ngày tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thê, nôi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ nét. Tính cụ thế đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dê dàng, nhanh chóng, ngay trong trưòng hợp phải đề cập đến những vẩn đề trừu tượng” [4,128]. 1.1.2.3. Tính cảm xúc Tính cảm xúc gắn với tính cụ thế: “ Phong cách sinh hoạt hằng ngày được sử dụng trong đời sông thực vô cùng cụ thê, sinh động truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú, đa dạng của con người. Vì vậy, lời nói trong phong cách này cũng mang đến tính cảm xúc tự nhiên... Chính ngôn ngữ trong phong cách hội thoại đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu từ là cái nguồn vô tận đã tạo nên một nền vãn học đẹp đẽ ’ [4,129]. 1.1.3. 1.1.3.1. Đặc điếm sử dụng ngôn ngũ'của phong cách hội thoại Cách thức sử dụng từ ngữ Đặc điểm nối bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách hội thoại là sử dụng từ khấu ngữ. Đó là những từ ngữ mang tính cụ thế, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc. Đáng lẽ nói: “đánh đau” thì nói: “xé xác, chẻ xác, lột xác, đánh sặc tiết, thượng cẳng chân hạ cẳng tay...” Phong cách hội thoại sử dụng nhiều ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ để thực hiện chức năng tạo tiếp như đấy, nhé, nhỉ, thôi, thế thôi, ôi, ơi... Ví dụ: Anh sắp đi đâu đ ấ y ? (Đế hỏi người đang ở trước mặt) Eo ô i \ Con rắn to quá! (Chỉ sự ngạc nhiên nhưng thường có ý trách mắng hay ghê tởm). Phong cách hội thoại còn sử dụng các từ láy mang sắc thái khấu ngữ. “Và vì vậy đã sinh ra những từ láy giàu sắc thái cụ thế, gợi hình, gợi cảm. Láy vân có tác dụng gợi cảm rất mạnh: loanh quanh, lững thững... Láy âm hoàn toàn có giá trị gợi cảm, nhấn mạnh ý: sè sè, rầu rầu... Những từ bốn âm tiết láy âm có tác dụng nhẩn mạnh và châm biếm: ngớ nga ngớ ngân, đủng đà đủng đỉnh... ”[4,133]. Bên cạnh đó, phong cách hội thoại cũng thường sử dụng cách nói vận dụng thành ngữ, tục ngữ (Vẽ đường cho hươu chạy, mượn gió bẻ măng...) hay cách nói tắt (“Cửa hàng bách hóa tống hợp” có thể nói tắt thành “ Bách hóa tổng hợp”). 1.1.3.2. Cách thức sử dụng câu Phong cách hội thoại hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán, câu nói trực tiếp, những câu đưa đấy. Phong cách hội thoại có những kết cấu cú pháp riêng mà các phong cách khác thường ít dùng. + Dùng kết cấu: “đã...lại” thay cho “ không những...mà còn”. + Dùng kết cấu: “động từ - gì mà - động từ” biểu thị thái độ phủ định. + Dùng kết cấu: “có ... thì” đế nhấn mạnh. + Dùng câu hỏi đế phủ định. + Chọn cách nói cụ thể hơn trong hai cách nói đồng nghĩa. 1.1.3.3. Cách thức sử dụng biện pháp tu từ Phong cách hội thoại hay dùng ví von, so sánh để lời nói có hình ảnh. Ví dụ, gọi người thì dùng tên gọi có khả năng gợi ra nhừng hình ảnh, nhũng đặc điểm cụ thế, riêng biệt thường có ở một người: lão Tư râu, ông Hai lùn, cậu Ba Trạng. 1.2.Từ khẩu ngữ 1.2.1. Khái niệm Theo tác giả Cù Đình Tú: “Trong vốn từ của bất kì người dân Việt Nam bình thường nào, bên cạnh vôn từ đa phong cách, môi con người đêu có vôn từ ngữ rất quen thuộc, rất gắn bó, đó là von từ khâu ngữ (gọi tẳt là từ khâu ngữ). Từ khâu ngữ được dùng chủ yếu cho phong cách khâu ngữ tự nhiên tiếng Việt và là công cụ riêng của phong cách này. Do chúng phục vụ cho nhu cầu nói năng hằng ngày cho nên người ta còn gọi chúng là từ khâu ngữ hằng ngày, từ khâu ngữ sinh hoạt” [1, 133]. 1.2.2. Đặc điểm Đặc điếm nối bật của từ khâu ngữ \ầ“Tính miêu tả chi tiết và cụ thế. Chúng biếu thị một cách cụ thê và chi tiết những sự vật, tính chất, hành động... Từ khâu ngữ tiếng Việt rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biếu cảm ” [1,133]. Ví dụ: So sánh từ khẩu ngừ so với từ ngừ khác có nghĩa tương đương ta sẽ thấy rõ sự khác biệt về tính hình ảnh và tính biếu cảm. Chăng hạn: nỏ mồm / nói nhiều ăn đòn / bị đánh đàn ông đàn ang / nam giới 1.2.3. Cách cấu tạo Theo Cù Đình Tú, K h ả o s á t t ừ v ự n g t i ế n g Vi ệ t t h e o b ì n h d i ệ n p h o n g c á c h n g ô n n g ữ (trong “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ”, Hà Nội, 1982) thì từ khấu ngữ được cấu tạo theo bốn cách sau đây: 1.2.3.1. Thêm yếu tố Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là người ta thêm yếu tố đơn vào đơn vị nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới là từ khấu ngữ. Theo nguyên tắc chung này ta có bốn kiểu: Kiểu 1. Mầu: n g o n thêm ơ thành n g o n ơ Ví dụ: m ố c thêm t h ế c h thành m ố c t h ế c h t r ắ n g thêm d ã thành t r ắ n g d ã Kiểu 2. Mầu: x e thêm p h á o thành x e p h á o Ví dụ: đ á n h thêm đ ấ m thành đ á n h đ ấ m c â n thêm k é o thành c â n k é o Kiếu 3. Mầu: đ à n ô n g lặp lại bộ phận thành đ à n ô n g đ à n a n g . Ví dụ: c o n g á i lặp lại bộ phận thành c o n g á i c o n đ ứ a . ă n c ắ p lặp lại bộ phận thành ă n c ắ p ă n n ả y. Kiếu 4. Mầu: l o thêm m é o m ặ t thành l o m é o m ặ t . Ví dụ: n g â n thêm t ò t e thành n g â n t ờ t e chạy thêm long tóc gáỵ thành chạy long tóc gáy. Trong bốn kiếu mẫu trên ta thấy: Yeu tố 1 { n g o n , x e , đ à n ô n g , l o ) nguyên là từ đa phong cách không mang tính miêu tả cụ thê. Yếu tố 2 ( n g o n ơ , x e p h á o , đ à n ỏ n g đ à n a n g , l o m é o m ặ t ) thêm vào vốn không có nghĩa khi đứng riêng, vốn không phải là một từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ khâu ngữ, mang tính miêu tả cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm. 1.2.3.2. Bớt yếu to Nguyên tắc cấu tạo của cách này là rút bớt yếu tố ở đơn vị nguyên là từ đa phong cách để tạo thành đơn vị từ khấu ngữ. Cách này chỉ có một kiểu: Mầu: n h â n khấu rút bớt n h â n thành k h â u . Ví dụ: p h ê b ì n h bớt b ì n h thành p h ê . thuyết phục bớt thuyết thành phục. Cách cấu tạo này do khuynh hướng nói tắt, tỉnh lược thành tố của phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt chi phối. Đơn vị mới tuy không có sắc thái biếu cảm nhưng vẫn là từ khấu ngữ, sắc thái ý nghĩa có phần cụ thế. 1.2.3.3. Biến yếu tố Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là biến yếu tố ở các đơn vị nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới: từ khau ngữ. Tùy theo yếu tố bị biến đối ngữ âm và ngữ nghĩa mà chia ra ba kiếu cấu tạo sau đây: Kiểu 1: Biến âm Mầu: v ẫ n biến âm thành v ư ờ n . hăm mươi bảy thành hăm bảy. Cách thức biến âm có thể là: + Bớt phụ âm đầu: Ví dụ: k h ố i thành ổ i . t ấ t thành t u ố t . + Đồng hóa dị âm Ví dụ: Ba mươi hai thành băm hai. Kiểu 2: Biến nghĩa. Mầu: c h ơ i (chơi bóng) biến nghĩa thàng c h ơ i (một vố). n ệ n (đất, đá) biến nghĩa thành n ệ n (cho một trận). Kiểu biến nghĩa này có sức sinh sản lớn so với các kiểu khác. Hiện nay các từ khẩu ngữ mới được cấu tạo chủ yếu theo cách này. Kiểu 3: Chuyển nghĩa. Mầu: n g a y l ư n g biểu thị l ư ờ i (chuyển nghĩa theo hoán dụ). n í u á o biểu thị c ả n t r ở (chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ). 1.2.3.4. Dùng yếu tổ không lí do Ở đây ta thấy có một số đơn vị mặc nhiên được xem là từ khấu ngữ, không cắt nghĩa được nguyên nhân cấu tạo, tương tự như các từ không có lí do khác. Cách cấu tạo này gồm có: Các từ khâu ngữ: béng, quách, phứa, cút, chuồn... Cấc quán ngừ khấu ngữ: của đáng tội, chết nỗi... Từ khẩu ngữ kiểu này được cấu tạo bằng những yếu tố mang tính hình ảnh, sinh động, cụ thể. Nghĩa của từ khẩu ngữ được hình thành nhờ qui luật chuyển nghĩa (ẩn dụ và hoán dụ). Việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo hình thức và nội dung của các kiểu từ khẩu ngữ tiếng Việt nói trên sẽ giúp ta có căn cứ khách quan đế xác định từ khấu ngữ tiếng Việt trong thực tế. 1.2.4. Hiệu quả sử dụng từ khấu ngữ Từ khấu ngữ tiếng Việt không chỉ cần thiết cho nhu cầu nói năng thân mật hằng ngày mà còn rất cần thiết cho sáng tác văn học. Trong nhu cầu nói năng thân mật hằng ngày, “Con người luôn tiếp xúc thăng với mọi mặt cụ thê, sinh động của cuộc song. Con người bày tỏ tức khắc những phản ứng ít nhiều ở dạng cảm tính của mình...từ khâu ngữ tiếng Việt giàu hình ảnh và sắc thái biêu cảm xuất hiện chính là đế đáp ứng nhu cầu diên đạt nói trên. Nói năng sinh hoạt hang ngày mà thiếu từ khâu ngữ thì sự diên đạt sẽ trở nên sơ lược, tẻ nhạt, sẽ chỉ còn lại là một hoạt động đưa tin - nhận tin thuẫn túy không kèm theo một chút thái độ bình giá nào, bởi vì mọi chi tiết sinh động sống thực đã bị tước bỏ” [1, 138]. Trong sáng tác văn học, “Vể c ơ b ả n t ừ k h â u n g ữ l à n h ữ n g t ừ t h u ầ n Vi ệ t , r â t g i à u h ì n h ả n h , g i à u s ắ c t h á i b i ê u c ả m , đ ó l à n h ữ n g t ừ luôn găn chặt với cuộc song sôi nôi, sinh động. Cho nên từ khâu n g ữ t i ế n g Vi ệ t t h u ộ c l o ạ i c ô n g c ụ l ợ i h ạ i n h ấ t đ ê n h à v ă n c ó t h ế m i ê u t ả , t á i t ạ o đ ư ợ c c u ộ c s ố n g t h ự c t ro n g t á c p h ẩ m ” [1,138].Từ khẩu ngữ giúp các nhà văn miêu tả sự vật sinh động và chân thực hơn. “ N e u n h ư t ro n g v ă n , t ừ l à c á i q u a n t r ọ n g n h ấ t ” (Phạm Văn Đông), “ n ế u n h ư t ro n g v ã n , t ừ l à c á i b ộ q u ẩ n á o c ủ a s ự k i ệ n ” (Gorki) thì trong vốn từ ngữ của một nhà văn, từ khẩu ngữ là thành phần cơ bản nhất, nòng cốt nhất.vốn từ ngừ phong phú và tài nghệ sử dụng từ ngừ của nhà văn thế hiện một cách tập trung và rõ nét ở từ khẩu ngừ. Nhà văn nào cũng quan tâm trau dồi vốn từ nhưng trước nhất là vốn từ của dân chúng. Như thế đứng về mặt bình giá ngôn ngữ nhà văn thì vốn từ khẩu ngừ và khả năng sử dụng vốn từ khẩu ngữ được xem như một tiêu chuẩn đánh giá. Những nhà văn có tài năng phải là những nhà văn vừa biết sử dụng vừa biết sáng tạo từ khấu ngữ theo những cách của nó. 1.3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1.3.1. Khái niệm “phong cách ngôn ngũ'nghệ thuật” Trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khắng định: “ Ngôn ngữ nghệ thuật, tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, lại là một mã phức tạp hơn, là một hệ thong tín hiệu thứ hai, được tạo nên từ hệ thong tín hiệu thứ nhât (từ ngôn ngữ tự nhiên), ngôn ngữ là yếu tô thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên những hình tượng diên đạt tư tưởng nghệ thuật. Môi yếu tổ ngôn ngữ trong tác phâm văn học là một phương tiện biếu hiện, môi yếu tổ đó nhất thiết phải tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phấm”[ 4,137]. 1.3.2. Sự xuyên thấm phong cách trong ngôn ngữ nghệ thuật Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt”: “Ngôn ngữ nghệ thuật là biếu hiện đầy đủ nhất và nôi bật nhất ngôn ngữ văn hóa, và rộng hơn nữa của ngôn ngữ tocin dân. Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại dựa vào chuân mực ngôn ngữ hiện đại. Song những thê loại văn học có tính lịch sử, nó vượt ra ngoài khuôn khô của chuản và sử dụng cả những phương tiện đã cũ, trước hết là phương tiện từ vựng, như những từ cô, từ lịch sử. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm cả những phương tiện ngôn ngữ không có trong ngôn ngữ hiện đại, cũng chưa có trong lịch sử của nó tức những tân từ hiếu theo nghĩa rộng. Người ta gọi những tân từ này ỉà những từ tiêm năng (do nhà văn sử dụng khả năng tiêm tàng của ngôn ngữ đê cấu tạo nên) hoặc những từ ngâu họp (tức được cấu tạo một cách ngâu nhiên). Ngôn ngữ nghệ thuật trong những phạm vi nhất định, sử dụng cả những phương tiện ngoài ngôn ngữ văn hóa như những từ địa phương, những từ tiêng ỉóng, những từ tục. Ngôn ngữ nghệ thuật hiếu theo một khía cạnh nào đó giàu hơn ngôn ngữ toàn dân ” [4,139]. Như vậy tác giả khẳng định ngôn ngữ nghệ thuật giàu có, phong phú bởi ngoài ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ toàn dân nó còn sử dụng những “íữ /2 t ừ ” , “ t ừ n g ẫ u h ợ p ” , và những từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng những từ thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ khác như: hành chính - công vụ, khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí và phong cách sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, lớp từ, ngữ thuộc phong cách sinh hoạt hằng ngày được người nghệ sĩ chọn lọc khi đưa vào tác phẩm nhằm khai tác hiệu quả tu từ của chúng và tạo ra giọng điệu riêng. Sự đan xen, kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa ngôn ngừ nghệ thuật với ngôn ngữ thuộc các phong cách khác chính là sự xuyên thấm ngôn ngữ nghệ thuật. 1.4. Thơ Ngô Văn Phú 1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Ngô Văn Phú a. Cuộc đời Ngô Văn Phú còn có bút danh là Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên, sinh ngày 8/4/1937 tại Nam Viêm - Mê Linh - Vĩnh Phúc. Ông vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh trường Trung học Hùng Vương đã có thơ in báo. Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn dịch sách. Ồng từng giữ nhiều chức vụ khác nhau: Biên tập viên báo Văn học, Biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, Trưởng ban thơ, Phó giám đốc Nhà xuất bản Tác phẩm mới... và hiện nay Ngô Văn Phú là Tống biên tập nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông từng đoạt giải thơ của Tạp chí văn nghệ năm 1961, giải Ca dao của Báo chí văn học năm 1962, giải thưởng văn học 5 năm của Hội văn nghệ Hà Nội...Có thế nói rằng Ngô Văn Phú là nhà thơ tài năng và có sức sáng tạo dồi dào. b. Sự nghiệp Ngô Văn Phú chủ yếu viết về đề tài nông thôn và lịch sử. Ông sáng tác và thành công ở nhiều thế loại: + Thơ: 28 tập thơ + Truyện ngắn: 34 tập + Tiểu thuyết: 26 tiểu thuyết + Trên 100 tập dịch thuật, khảo cứu, biên soạn.. .với khoảng 10 vạn trang sách. Ngô Văn Phú sáng tác ở nhiểu lĩnh vực nhưng đạt thành tựu nổi bật nhất vẫn là thơ. 1.4.2. Phong cách thơ Ngô Văn Phủ Ngô Văn Phú có một tâm hồn trong trẻo mà sâu lắng. Dù viết về đề tài nào thì những trang văn, những câu thơ của ông vẫn đằm thắm, mộc mạc. Đặc biệt thơ Ngô Văn Phú là một mảnh hồn trung du mang nhiều màu sắc, khi thì đậm đặc như đất đồi đá ong, khi dịu nhẹ như khói sương thung lũng, khi mát đằm như bóng tre, rừng cọ. Nhà thơ gắn vó gốc rễ với quê mình nên chặng đường thơ từ lúc mới cầm bút cho đến khi trở thành nhà thơ có độ chín và sung sức, thơ ông không lúc nào tách rời với hồn quê ấy. Thơ Ngô Văn Phú là tiếng thơ đồng nội giản dị, hồn hậu, chân chất yêu thương. Và theo Ngô Quân Miện, tâm hồn Ngô Văn Phú là một tâm hồn đồng nội. Là người tiếp nối mạch thơ chân quê của Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Bàng Bá Lân... Ngô Văn Phú đế lại ấn tượng trong lòng người đọc với một phong cách dấu ấn riêng - một tâm hồn đồng nội với tiếng thơ đa thanh, đa giọng điệu mang âm hưởng của cuộc sống thôn quê với nhiều cảm xúc, nhiều lắng đọng suy tư. Như vậy tất cả những phần lý thuyết về phong cách hội thoại, về phong cách ngôn ngừ, sự xuyên thấm phong cách ngôn ngữ cũng như một vài nét khái quát về tác giả là cơ sở lý luận quan trọng đế chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú”. CHƯƠNG II: KÉT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGỒ VĂN PHỦ. 2.1. Bảng thống kê Các lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngừ hội thoại Sử dụng từ khâu ngữ Tổng Sử dụng lối nói dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao Sử dụng Sử biến âm để ngữ dụng Sử Sử dụng từ Sự vận Sự khí dụng từ láy tạo từ khấu từ, trợ từ, ghép sắc màu Sô phiêu Tỷ lệ phân mang dụng sắc thành vận Sự dụng tục dụng ca ngữ dao ngừ thán từ,đại từ thái hóa khẩu ngữ ngữ 53 104 38 150 29 7 19 400 13,25 26 9,5 37,5 7,25 1,75 4,75 100 trăm(%) 2.2. Miêu tả và nhận xét kết quả thống kê 2.2.1. vận Sử dụng biên âm đê tạo từ khâu ngữ’ Sự phong phú của ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoại không chỉ được thế hiện ở vốn từ tự nhiên, thông dụng mà còn được thế hiện ở việc sử dụng ở tất các biến thế phát âm đế tạo nên sự đa dạng trong giao tiếp hằng ngày. Trong đời sống sinh hoạt, nhiều người dân thường phát âm một cách tự nhiên, thoải mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thế hiện không theo chuẩn mực của phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu. Chính điều đó góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú về ngôn ngữ trong phong cách hội thoại. Trong thơ Ngô Văn Phú, chúng tôi thấy hiện tượng biến âm xuất hiện nhiều. Cụ thế, qua khảo sát chúng tôi thống kê được 53 phiếu (chiếm 13,25%). Như vậy, tác giả sử dụng khá nhiều biến âm đế tạo ra từ khấu ngữ làm cho tác phấm gần gũi với đời sống, lời lẽ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng vẫn mang giá trị thẩm mĩ cao. - Biến âm phụ âm đầu (“d” thành “ n”). “Vài tán bàng non xòa trước cửa Dăm căn nhà trọ thắp đèn lồng”. (Ga quê hương) “Đầu vai vài cậu quấn băng trắng Chuyện rộ dăm câu, mắc võng lên”. (Đặc công) - Biến âm đơn thành âm đôi (“o” thành “ oa”) “Cần chi trèo bưởi hái hoa Tiền “boa” anh tặng đêm ba, bốn lần”. (Phản ca dao) - Biến âm chính âm đôi (“ưa” thành “eo”) “Ở đây ruộng đất hóa thần Chòm ao, thẻo đất, xó vườn đều xanh”. (Đong bằng) - Biến âm chính (“ây” thành “ay”), (“u” thành “ô”) “Bẩy mươi rồi, việc các em chị thầm đến lo toan Xong xuôi hết mới trở về vui vẻ”. (Chị tôi) “Chiều ba mươi tết khối người đọc M ồ n g một thằng nao bóc mất rồi”. - (Tết nhớ Tú Biến thanh điệu (“nào” thành “nao”) “Chiều ba mươi tết khối người đọc Mồng một thằng nao bóc mất rồi”. (Tết nhớ Tú Xương) Tất cả sự biến âm đầu, vần, thanh điệu mà tác giả sử dụng không chỉ tạo nên sắc thái biếu cảm mà còn không làm mất đi nghĩa gốc của từ. Cách nói biến âm càng cho thấy vẻ tự nhiên, mộc mạc trong ngôn từ của một tâm hồn đồng nội Ngô Văn Phú. Với ngôn từ gần gũi, không bóng bấy, trau chuốt, độc giả càng nhận ra chân dung nhà thơ - một con người đời thường, gắn bó với quê hương làng xóm sâu nặng. 2.2.2. Sử dụng ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, đại từ Khảo sát qua “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú”, chúng tôi thống kê được 104 phiếu (chiếm 26%) nhà thơ sử dụng ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, đại từ. a. Sử dụng từ chỉ loại,đại từ (cải, đứa, nó...) * Sử dụng từ chỉ loại “Ta nhớ cuộc rượu đêm mèo vạc Mấy đ ứ a xa nhà đua nói khoác”. (Hạt bụi) “ Làng tôi vây bọc bao đồi cọ Sáng nào c o n sơn ca cũng bay ngang mặt trời”. (Làng cọ) “ Được mấy c á i que rào Quắn lưng kêu ăng ẳng”. (Cún con) Với việc sử dụng các từ chỉ loại ( c á i , đ á m , c o n . . . ) tác giả đã làm cho sự vật, sự việc hiện lên cụ thế, chi tiết, chân thực, dễ nắm bắt. Đặc biệt trong là trong chùm thơ thiếu nhi, các con vật, sự vật hiện lên rõ ràng giúp trẻ em dễ nhận biết, nhớ lâu. * Sử dụng đại từ (Tết nhớ Tú Đại từ là lớp từ dùng đế thay thế và chỉ trỏ. Trong các bài thơ, Ngô Văn Phú đã sử dụng rất nhiều đại từ bao gồm đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định: “Thơ này t ô i dán ngay đầu cổng Mồng một t h ằ n g nao bóc mất rồi”. (Tet nhớ Tú Xương) “Mèo gắt: “Ngoeo, ngoeo...” Chó đừng trêu t ử " (Chuột nhắt) “Ngoái lại, nhìn gương cao giọng quát T h ằ n g kia, bố hỏi, m à y là ai?” (Say) “Một thời người ấy yêu tôi B â y g i ò ’ người của một thời nay đâu?” (Người của một thời) Các đại từ nhân xưng được tác giả sử dụng rất linh hoạt, khi thì thể hiện sự thân mật, khi thể hiện sự hóm hỉnh, bông đùa... Đại từ không chỉ được tác giả sử dụng cho con người mà còn dùng đế xưng hô trong thế giới loài vật làm cho chúng hiện lên sinh động như một thực thế. Việc lựa chọn, sử dụng đại từ thế hiện cảm xúc và thái độ của nhà thơ trước con người và cảnh vật làng quê. * Sử dụng trợ từ, tình thái từ, thán từ “Có khi rót nước mà quên uống Ra đường không biết phải đi đâu”. (Tuôi già) “Tớ là lợn đất Ăn no l ạ i nằm”. (Lợn) “Em khẽ bảo cần gì quá khứ Cái mà em đang có (Tết nhớ Tú chính là anh”. ị Cơn dông) Có thế nói trợ từ ( m à , c h í n h , l ạ i , t h ì . . . ) được tác giả sử dụng nhiếu nhằm nhấn mạnh đặc điểm của sự vật, hiện tượng và cả con người như biểu hiện chậm chạp, lẫn thẫn của người già hay khắng định sự tồn tại trong tình yêu: “ C á i m à e m đ a n g c ó c h í n h l à a n h ” . Ngoài trợ từ thì thán từ, tình thái từ cũng xuất hiện trong thơ Ngô Văn Phú: “ C h a o ơ i , đời lính thèm con trẻ Như thức đêm thèm giấc ngủ ngon”. (Chủ bé Trường Son) “ Tr ờ i ơ i tôi có dám yêu ai Nguyện một em thôi, sống trọn đời”. (Người yêu ngày trước) “ C h ắ c h ẳ n bạn tôi mơ rất đẹp Gương mặt hiền rạng rờ làm sao”. (Giấc ngủ) “ C h a o ơ i , muôn vật trong trời đất Cỏ cây còn biết phải lòng nhau”. (Tơ hồng và cúc tần) Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy thán từ, tình thái từ được sử dụng khá nhiều ở các mảng đề tài: thiên nhiên, cảnh vật làng quê, người dân lao động... nhưng tập trung chủ yếu là ở mảng thơ tình. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ nhiều khi được bộc lộ gián tiếp qua các hình ảnh, có khi được bộc lộ một cách trực tiếp bằng các thán từ: “ c h a o ô i , c h a o ơ i , t r ờ i ơ i . . . ” . Đó là những sự ngạc nhiên trước cảnh đẹp thiên nhiên làng quê, xúc động khi cảm nhận được khao khát bình dị của người lính hay là những tâm trạng, xúc cảm trong tình yêu. b. S ử d ụ n g t ừ k h â u n g ữ m a n g s ắ c t h á i h ổ n n h i ê n t h ô n g t ụ c Đọc “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú” ta thấy lớp từ khấu ngữ được sử dụng thường xuyên, dày đặc nhưng được tác giả (Tết nhớ Tú chọn lọc, phù hợp với đối tượng cụ thể, gắn với những ngữ cảnh nhất định. Lớp từ khẩu ngữ vừa làm cho đối tượng được miêu tả chân thực hơn, vừa tạo được những liên tưởng bất ngờ, những hàm nghĩa tinh tế, sinh động. Độc giả đọc các bài thơ của Ngô Văn Phú có cảm giác như nghe tiếng nói của lòng mình, như đang tiếp xúc với lời nói quen thuộc hằng ngày. Đó là những từ đế xưng hô: t h ằ n g , c h ị , m à y. . . những lời thông tục, tiếng chửi: m ặ c t h â y, m ặ c k ệ , k ệ , t h â y ...hay các đại từ nhân xưng: t ô i , t a o , t ớ , m à y ...từ để hỏi, từ cảm thán: t r ờ i ơ i , c h a o ô i , n h é , n h ỉ , t h ô i , t h ế t h ô i . . . â u ợ c sử dụng một cách tự nhiên, thân mật. “Mợc đ ờ i cho kẻ bon chen Dấn thân vào cuộc đỏ đen làm gì”. ị Chim chích, chim ri) “ C h a o ơ i , một ván cò l â u t h ế Kéo đẫy nửa ngày chưa thắng thua T h ì r a người đẹp thì luôn thắng M ặ c k ệ cha bay mấy thế cờ”. (Hội cờ người) “Rồi có thể anh say trong quán trọ Nằm c ò n g q u e o trên chiếc ghế đơn sơ”. (Rồi có thê) “Tình yêu đâu có phải Hễ u n g là được ngay”. ịPhản ca dao) “Ớ đây âm nhạc l à m c h i c ó Àm ầm tiếng dội B.52”. (Đặc công) Như vậy có thế thấy rằng từ khấu ngừ mang sắc thái hồn nhiên thông tục được nhà thơ sử dụng ở hầu hết các mảng đề tài: cảnh vật, tình yêu, tình bạn, tình làng nghĩa xóm, lịch sử hay chuyện thế sự. Chúng được kết hợp sử dụng một cách khéo léo làm cho ngôn ngừ thơ Ngô Văn Phú gần với lời ăn tiếng nói của người dân làng quê và thể hiện tình cảm chân thành, mộc mạc của nhà thơ. 2.2.3. (Tết nhớ Tú Sử dụng từ ghép sắc thái hóa Trong 400 phiếu được thống kê, từ ghép sắc thái hóa được sử dụng trong 38 trường hợp (chiếm 9,5%). Nhờ các từ ghép sắc thái hóa, các sự vật, cảnh sắc thơ Ngô Văn Phú hiện lên một cách cụ thế với những đặc trung riêng biệt, giàu màu sắc tác động mạnh mẽ đến sự liên tưởng của con người. “Cúc tần mấy rặng xanh ngắt Tơ hồng quấn quýt sợi v à n g a u (Tơ hồng và cúc tần) “Tu hú kêu vàng những ruộng dưa Đ ỏ a u bãi vải, quả đang mùa”. (Tiếng chim tu hú) “Người đi, đi mất không về nữa Trăng đ ỏ l ò m soi tiếng ếch đêm”. (Mùa hè vang bóng chim) “Gánh rau lang ra chợ, rẻ như bèo Chị gánh đi, vai áo vá bạc phếch”. (Người đàn bà nghèo đi chợ) Nhìn chung đa số từ ghép sắc thái hóa được nhà thơ Ngô Văn Phú sử dụng nhiều trong việc miêu tả con người và cảnh vật nơi thôn quê. Đặc biệt từ ghép sắc thái hóa đạt hiệu quả cao khi nhà thơ miêu tả về người nông dân đế nói lên cuộc đời lam lũ, vất vả của họ và làm nối bật vẻ đẹp thanh bình, dân dã của cảnh vật, thiên nhiên làng quê ông. 2.2.4. Sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ Trong thơ của mình, Ngô Văn Phú đã sử dụng rất nhiều từ láy và khai thác triệt đế hiệu quả của chúng. Chúng tôi thống kê được 150 phiếu (chiếm 37,5%) nhà thơ sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ. Như vậy từ láy mang màu sắc khấu ngữ được tác giả sử dụng với số lượng rất lớn. Chúng tôi chia từ láy thành các tiếu loại sau: * Từ lảy tượng thanh (Tết nhớ Tú Từ láy tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh, là sự sao lại toàn bộ hay gần như toàn bộ những âm thanh của tự nhiên, của cuộc sống.Từ láy tượng thanh vừa gợi hình vừa gợi nhạc. “Trời lóe sáng, ầ m ầ m sấm chớp Mưa đầu năm tươi tốt mọi cây cành”. (Mưa rào bất chợt) “ Được mấy cái que rào Quắn lưng kêu ăng ắng”. (Cún con) “Những mặt chữ điền vai áo vá Giành nhau nói trạng, chuyện r â m r a n ” . (Nói trạng) C ó thế nói từ láy tượng thanh được tác giả sử dụng nhiều trong thơ của mình nhưng chủ yếu là những bài thơ miêu tả về thiên nhiên và con người. Đó là âm thanh của thiên nhiên, của cuộc sống hay chính là âm thanh của lòng người, của tiếng lòng nhà thơ trước vẻ đẹp của cảnh vật và con người vùng trung du Bắc bộ. * Từ láy tượng hình ‘7/m/ỉ” là do ý nghĩa của từ tạo thành. Từ láy tượng hình được nhiều nghệ sĩ sử dụng trong sáng tác. Nó vừa làm sự vật hiện tượng hiện ra có đường nét, giới hạn, hình khối trong không gian, vừa tạo sự liên tưởng trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ tác phấm của độc giả. Từ láy tạo hình góp phần tích cực trong việc tạo hình nghệ thuật. Đặc biệt là trong thơ ca. “Cống làng mấp mô còn mấy bậc Cửa tò vò, sát mái rêu phong”. (Công lủng) “Họ già nhanh , tôi cũng không ngờ Họ lo lắng, lưng còng, l ụ k h ụ ” . (Tôi làm thơ vê nông dân) (Tết nhớ Tú Các từ láy “ m ấ p m ô ” , “ l ụ k h ụ ” gợi trong lòng độc giả nhiều liên tưởng. “ M ấ p m ô ” gợi sự khấp khểnh, không bằng phẳng, có nhiều mô nhở nối lên trên bề mặt. Cách sử dụng từ láy tượng hình “raứ/7 m ô ” cho thấy cái nhìn tinh vi của tác giả khi viết về cống làng. Nhà thơ Ngô Văn Phú không những dùng từ láy tượng hình đế miêu tả về cảnh vật làng quê mà còn sử dụng đế khắc họa hình ảnh con người nơi đây, đặc biệt là người nông dân chân lấm tay bùn vì vất vả, lam lũ mà “ l ư n g c ò n g , l ụ k h ụ * Từ láy ba, láy tư độc đáo Những từ láy ba, láy tư là những từ láy mà hình vị láy được lặp lại ba hoặc bốn lần phụ âm đầu hoặc vần. Những từ láy như vậy thường được tác giả sử dụng vào tác phấm với mục đích nhấn mạnh hoặc châm biếm. Những từ láy này thường mang lại hiệu quả nghệ thuật và giá trị biếu cảm cao. “Vợ chết n g ơ n g ơ , n g á c n g á c Thơ thẩn như ma lạc mồ”. (Vị tướng) “Thậm thà, thậm thụt Ăn vụng như ranh”. (Chuột nhắt) Như vậy các từ láy ba, láy tư được tác giả tách đôi, sử dụng một cách linh hoạt nhằm nhấn mạnh trạng thái, tâm trạng con người hoặc đặc điếm sinh học của loài vật giúp các em nhỏ dễ dàng nhận biết về chúng. 2.2.5. Vận dụng thành ngũ' Trong 400 phiếu mà chúng tôi khảo sát qua “Tuyến tập thơ Ngô Văn Phú”, có 29 phiếu (chiếm 7,25%) nhà thơ vận dụng thành ngữ. Nhà thơ khéo léo chọn lựa thành ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, từ đó vận dụng đế nói về con người, thiên nhiên, sản xuất, nhân sinh quan hay về quan hệ xã hội. Thành ngữ cũng được nhà thơ sử dụng để viết về tình yêu hay nói về người nông dân ở mảng thơ đồng quê. Nhà tho’ đã đảo trật tự các từ trong câu thành ngữ khi đưa vào bài thơ của mình. “Ai đã biết một màu hoa, mùa lúa Đố mồ (Tết nhớ Tú hôi s ư ơ n g n ắ n g m ộ t h a i .. (Thơ thân với cánh đồng) Trong thơ tình, thành ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình đế khắng định tình yêu bền vững, thủy chung của cô gái dù cuộc đời có nhiều sóng gió, trắc trở. “Neu anh là của em Dù ba chìm bảy nổi Dù lộn kiếp mấy lần Em cũng quay trở lại”. ịEm sẽ quay trở lại) 2.2.6. Vận dụng tục ngữ Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đã định nghĩa về tục ngừ như sau: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiêm, một lí luận, có khi là một sự phê phán ” [10, 37 ]. Qua khảo sát các bài thơ của Ngô Văn Phú, chúng tôi thống kê được 7 phiếu (chiếm 1,75%) nhà thơ vận dụng tục ngữ. Có thế nhận thấy rằng tục ngữ được nhà thơ vận dụng chủ yếu đế nói về con người, về lao động sản xuất. “Cái tĩnh càng trêu ngươi cái động C ủ a chua, gái dở, Thị Mầu ơi”. (Thị Mầu lên chùa) Nhà thơ đã vận dụng câu thành ngữ : “ G á i d ở t h è m c ủ a c h u a ” đế góp phần làm noi bật tĩnh lắng lơ của Thị Mau. Ö đây tác giả không vận dụng nguyên xi câu tục ngữ mà lấy ý đế miêu tả nhân vật. Đây chính là sự sáng tạo thế hiện dấu ấn riêng của nhà thơ. Nhà thơ đã vận dụng thành ngữ đế nói lên kinh nghiệm của người dân về lao động, sản xuất, về thiên nhiên, thời tiết : “Tháng năm, còn gió bấc, lạ chưa Thời tiết nhắc những điều kín đáo Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quả(Tết nhớ Tú Câu cửa miệng là câu khoe gặt hái Lúa tạ tư là lúa tự ta...”. (Thảng năm, mùa gặt) “Tháng mưa rào đỏ mái ngói nhà ta Ti ế n g ế c h k ê u b ồ i h ồ i r u ộ n g n ư ớ c Bầy cá rô vượt bờ ao rạch ngược Bồn chồn tiếng quốc gọi sang hè”. (Tháng tư) Trong bài “Tháng tư”, nhà thơ đã mượn ý từ câu tục ngữ dân gian: “ Ế c h k ê u u ô m u ô m , a o c h u ô m đ ầ y n ư ớ c ” đế nói về đặc điếm thiên nhiên, khí trời vào tháng tư. 2.2.7. Vận dụng ca dao Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi thu được 19 phiếu (chiếm 4,75%) trong tổng số 400 phiếu điều tra. Trong các bài thơ, nhà thơ Ngô Văn Phú mượn lời, mượn ý hoặc vận dụng phương thức biếu đạt của ca dao làm cho câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển mà chuyển tải được nội dung sâu sắc đến độc “ Em nói: Nắng thường gắt lại có kỳ nắng đẹp Mùa hạ trắng trời còn tầm tã mưa ngâu Đời con gái mười hai bến nước Lênh đênh, thuyền biết đậu nơi đâu?” (Mười hai bến nước) Ở bài thơ này, nhà thơ đã nói về số phận lênh đênh, bấp bênh của người phụ nữ bằng cách mượn ý từ câu ca dao: “Lênh đênh một chiếc thuyền tình Mười hai bến nước, biết gửi mình vào đâu”. (Tết nhớ Tú Một điều dễ nhận thấy là Ngô Văn Phú chủ yếu mượn ý của ca dao và đưa vào thơ làm cho nội dung trữ tình sâu sắc hơn. “Những là chín nhớ mười thương Những là con nhện giăng mùng vương tơ Hội làng tỉnh tỉnh mơ mơ Ra về một mối tình hờ cũng không”. (Chín nhớ mười thương) Bài thơ nói về nỗi nhớ mong, chờ đợi mòn mỏi trong tình yêu và nó được thể hiện rất kín đáo qua bài ca dao: “Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lăn, trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mỗi ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hời nhớ ai sao mờ?” Ngoài mượn ý, tác giả còn mượn cách nói quen thuộc, cách ví von trong ca dao: “ước gì”, “trên trời”, “như thể”, “như”. “ ư ớ c g ì em phải lòng anh Để trung du với đồng bằng gần nhau”. (Đong bằng) “ Tr ê n t r ò i mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Những cô má đỏ hây hây Đội bông n h ư t h ế đội mây về làng”. (Mây và bỏng) “ Ư ớ c g ì ” là mô tip, cách mở đầu quen thuộc ca dao tình yêu đôi lứa: “Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm đế chàng sang chơi.” * Tiểu kết: Quá trình khảo sát lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại được sử dụng trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú” cho thấy từ láy mang màu sắc khẩu ngữ được nhà thơ sử (Tết nhớ Tú dụng nhiều nhất (150 phiếu - chiếm 37,5%) và thứ hai là sử dụng ngữ khí từ, trợ từ, thán từ với số lượng là 104 phiếu (chiếm 26%). Đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc định hướng tiếp cận nội dung tư tưởng một bài thơ. Nó làm cho đối tượng, sự vật, con người và cảnh vật trong thơ hiện lên cụ thể, chân thực, giàu màu sắc, tác động đến sự liên tưởng và nhận thức của bạn đọc. Ngoài ra việc lựa chọn, sử dụng từ láy, thán từ, đại từ...còn thể hiện được nguồn cảm hứng dạt dào, sự cảm nhận tinh tế và những rung động sâu sắc trong tâm hồn thơ đồng nội Ngô Văn Phú. Bên cạnh đó việc sử dụng ở mức độ đáng kể của từ khấu ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao làm cho thơ Ngô Văn Phú gần gũi, mộc mạc, dân dã cả về nội dung trữ tình lẫn hình thức ngôn từ. CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC sử DỤNG LỚP TỪ, NGŨ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ 3.1. Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người vùng trung du đồng bằng Bắc bộ 3.1.1. Khắc họa và miêu tá cành vật, thiên nhiên trong thơ Cảnh vật trong thơ Ngô Văn Phú hầu hết là cảnh vật làng quê thân yêu, là cây cối, núi đồi, ruộng đồng của vùng đất trung du ngoại thành Hà Nội. Đó là nơi ông sinh ra với xóm làng thấp thoáng sau bờ tre, lũy hóp, nhà cửa, vườn tược quần tụ trên đất gò đồi. Quê ông là vùng đất bán sơn địa: “ N ú i n g ồ i n ú i đ ứ n g n ú i t r ầ m t ư ” với bạt ngàn cọ: “cọ g i à , c ọ n o n ”, ngọt ngào hương chè hương ổi hương cau. Ngô Văn Phú gắn bó gốc rễ với làng quê, coi đó là một cõi đi về để thương, để nhớ, để gửi gắm tâm hồn mình. Ông thực sự rung động với những gì thân thuộc với mình. Viết về làng cọ, nhà thơ khai thác được nhiều màu sắc lý thú: “Làng cọ nằm nghiêng m ơ m ộ n g , Làng cọ như người hay rung động, (Tết nhớ Tú về đầu sân gọi mẹ bầm ơi ! Cọ mời khách xòe tay thân thiết Đêm vệ tinh bay qua với đường bay dài nhất Mùa hè , trời bắc cầu vồng qua nhà tôi”. (Làng cọ) Nhan đề bài thơ “Làng cọ”, là tiếng gọi quê hương tha thiết, tiếng gọi trìu mến yêu thương. Với bài thơ, nhà thơ đưa người đọc đến với một vùng đất mướt mát màu xanh, bạt ngàn đồi cọ. Đồi cọ hiện lên như một thực thế sinh động. Từ láy “ m ơ m ộ n g ” kết hợp với biện pháp nhân hóa gợi cho người đọc về sự mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn của vùng đất “ b á n s ơ n đ ị a ” . Cọ gắn bó máu thịt, song hành cùng cuộc đời con người khi còn thơ bé cho tới khi trưởng thành. Nhà thơ so sánh hình ảnh cọ với tình yêu: “Cọ hàng ngàn mặt trời của lá Mà em chỉ một ở trong anh”. Chỉ một câu thơ nhưng nhà thơ sử dụng liên tiếp hai trợ từ “ m à ” , “ c h ỉ ” đế nhấn mạnh, đế khắng định sự tồn tại duy nhất của em trong trái tim anh. Người con gái đi ngang đồi cọ và liên tưởng những lá non như mặt trời xanh. “ N g ư ờ i y ê u t ô i ” đi qua đồi cọ bạt ngàn như băng qua hàng ngàn mặt trời, mặt trời ấy nhiều ở quê hương anh nhưng em - người con gái anh yêu thì chỉ có một mà thôi. Từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thủy chung, bền vững mà nhân vật “ tôi” dành cho người con gái cũng như tình yêu mà “tôi” dành cho làng cọ. Bởi yêu làng cọ nên xa làng bao năm nhưng giọng nói của nhà thơ vẫn không thay đối, vẫn gọi mẹ bằng từ địa phương của vùng trung du Bắc bộ “bầm ơi”. Bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh nhân hóa cọ “xòe tay” thân thiết mời khách. “Cọ” trở thành một vị chủ nhà hiếu khách và nồng hậu như chính con người nơi đây. Như vậy, qua hìnhảnh cây cọ,bằng việc sử dụng các từ ngừ hội thoại, nhà thơ Ngô Văn Phú đãtạo nên một dư vịquê hương đặc sắc (Tết nhớ Tú khó lẫn. Cả bài thơ là tình yêu sâu nặng, là tâm hồn tự nguyện gắn bó tha thiết với quê hương. Sự gắn bó yêu thương của tác giả đã đạt đến sự giao hòa giữa con người và cảnh vật. Cảnh vật, thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng của con người: “Tiếng chim buối sáng có hồn Chim đêm như gợi nỗi buồn thưở xưa T h ô i đ i , m i chó có gù Tiếng con chim gáy mi thù chi ta Người yêu t a ở nơi xa Mắt cây thì sáng, tiếng gà t h ì xanh. Một mình tôi đứng nơi đây Trầm ngâm với núi, với mây, với đồi”. (Thiên nhiên) Bài thơ vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi miền sơn cước với âm thanh của tiếng chim, hình ảnh núi đồi nhấp nhô; với màu sắc và hương vị của quả sim “ c h í n c h ậ m t h ơ m đ ầ u n g ó n t a y Bức tranh ấy có sự giao hòa giữa thiên nhiên, con người và cảnh vật. Mở đầu bài thơ là âm thanh của con chim cu gáy. Âm thanh ấy gợi nỗi buồn, gợi nỗi nhớ trong tình yêu. Nó khơi dậy những khát khao được sum họp, được gắn bó, gặp gõ người yêu của nhân vật trữ tình. Nhà thơ gọi con chim bằng đại từ nhân xưng “ m i t a ” và sử dụng ngữ khí từ “ t h ô i đ i ” như đế yêu cầu con chim thôi ngừng hót. “Mi” là biến âm của từ “mày” được nhân vật trữ tình dùng đế gọi chim một cách thân mật, xem chim cu gáy như một thực thế, là người bầu bạn nơi núi rừng. “ Ti ế n g c h i m c u g á y m i t h ù c h i t a ? ” là câu hỏi hay là tâm sự, nỗi lòng của nhân vật với người bạn của mình - con chim cu gáy. Trong bài thơ, cảnh vật vùng núi trung du Bắc bộ hiện lên hữu hình, hữu tình và hữu cảnh. Núi cũng biết vui, biết buồn. Nhà thơ đã mượn cách nói trong ca dao: “Trúc xinh trúc đứng một mình Em xinh em đứng một mình cũng xinh”, để viết nên câu thơ : (Tết nhớ Tú “Núi vui núi đứng một mình Để xem mây trắng mây xanh đổi màu”. Với cách nói này, núi được nhân hóa như con người: có cảm xúc, biết quan sát thiên nhiên, tạo vật: “ Đế xem mây trắng mây xânh đối màu”. Bức tranh thiên nhiên có chim, có núi, có mây ấy được phác thêm những nét lên xuống nhấp nhô của “đồi thấp đồi cao”. Từ láy tượng hình “ n h ấ p n h ô ” được nhà thơ kết hợp sử dụng một cách nhuần nhị đế miêu tả nét đặc trưng của núi đồi. Tất cả sự kết hợp giữa muông thú và núi đồi, bầu trời, áng mây,hương thơm lừng của quả sim đồi... đã tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình của thiên nhiên vùng trung du Bắc bộ. Vẻ đẹp ấy được phác họa nhờ tài năng của tác giả trong việc kết hợp sử dụng nhiều yếu tố của phong cách hội thoại như từ láy tượng hình, sử dụng trợ từ, đại từ, từ khau ngữ, vận dụng ca dao...Từ đó chúng ta thấy được cảm nhận tinh tế của Ngô Văn Phú trước thiên nhiên nơi làng quê và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của ông. Có thế nói vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ và conngườinơi đây đã tạo nguồn cảm hứng dạt dào cho nhà thơ. Mỗi cảnh, mỗi vật, mỗi trạng thái biến đối tinh vi của tạo vật đều khơi gợi xúc cảm trong Ngô Văn Phú. “Rạng đông” là khoảnh khắc đánh dấu ngày mới của đất trời. Khoảnh khắc ấy đã được nhà thơ đưa vào trong thơ và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người. “Những khoảng tối lùi dần vào quá khứ Cây và hoa hiển hiện lá giao cành Con gà trống, cựa dài, mào đ ỏ c h ó t Gáy vang vang, mắt nhắm tít mơ màng Đường làng t ấ p n ậ p người đi chợ Người ro n g trâu. Người c ầ y võ ruộng mùa Ông lão ăn mày nón mê, bị cói C ũ n g lên đường từ lúc s á n g t i n h m ơ (Rạng đông) (Tết nhớ Tú Sự biến chuyển của đất trời, cảnh vật, con người vào rạng đông được tác giả miêu tả lô gich, chặt chẽ như những gì nó vốn tồn tại. Đó là dấu hiệu của những khoảng tối lùi dần vào quá khứ, bóng tối bị đấy lùi, xua tan. Và trong thời khắc ấy xuất hiện âm thanh của tiếng chích chòe lảnh lót, tiếng gà trống cựa mào đỏ chót gáy vang vang giục mọi người dậy. Từ ghép sắc thái hóa c h ó t ” gợi cho người đọc hình ảnh chú gà trống với sức sống tràn trề, khỏe khoắn. Màu đỏ ấy như điểm tô thêm vào sắc màu của bức tranh “rạng đông”, tạo ra sự vui tươi, không khí rạo rực của ngày mới ở chốn làng quê. Trời chuyến dần về sáng cũng là lúc mọi người bắt đầu công việc. Người thì đi chợ, người đi cày ruộng, lão ăn mày cũng lên đường tiếp tục công việc của mình. Không khí xôn xao, náo nhiệt cả vùng quê. Từ láy “ t ấ p n ậ p ” đã diễn tả đúng không khí của cuộc sống, sinh hoạt nơi làng quê khi ngày mới bắt đầu. Như vậy, bức tranh rạng đông được nhà thơ Ngô Văn Phú miêu tả chân thực, sinh động nhờ sử dụng từ địa phương “rong” (rong trâu), từ khẩu ngữ “cầy”, trợ từ “cũng”, từ ghép sắc thái hóa “sáng tinh mơ”, từ láy gợi hình, gợi cảm “mơ màng”...và từ thuộc trường nghĩa nông thôn: “cày vỡ”, “ruộng”, “con trâu”, “nón mê”, “đường làng”, “chợ”... Từ đó bài thơ cho thấy cái nhìn tinh vi của nhà thơ về con người, cảnh vật làng quê và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng tình quê đậm đà trong thơ Ngô Văn Phú. 3.1.2. Khắc họa và miêu tả phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân Thơ Ngô Văn Phú giàu chất tự sự. Có những bài thơ như là kế, là giới thiệu về lễ hội, về phong tục tập quán hay một nét độc đáo trong sinh hoạt của con người vùng trung du Bắc bộ. “Hội xuân mở trước sân đình Gió đưa cánh pháo d ậ p d ề n h đầm sen Có con ếch nấp bò' bên Tưởng hoa nhảy xuống, v ồ lên giấy điều”. (Hội xuân) (Tết nhớ Tú Bài thơ bốn câu, vừa đượm sắc cổ thi, vừa tinh khôi, dân dã. Nhà thơ đã dùng nghệ thuật “tô mây, nẩy trăng”, thoáng nét mà sinh động, gợi mở. Cái hay của bài thơ là không nói gì về hội hè mà gợi ra một không khí của hội xuân. “Hội xuân” như tên gọi là lễ hội diễn ra vào mùa xuân trước sân đình của làng. Hội xuân náo nhiệt, rộn ràng bởi sự giao hòa giữa con người và cảnh vật. Đó là hình ảnh cánh pháo đung đưa với âm thanh tưng bừng, đầm sen “ d ậ p d ề n h ” trong gió. Từ láy tượng hình “dập dềnh” diễn tả trạng thái di chuyến nhẹ nhàng, đưa đi đưa lại của những cây sen trước gió thoảng. Chính không khí của hội xuân đã làm cho con ếch: “ T ư ở n g h o a n h ả y x u ố n g , v ồ l ê n g i ấ y đ i ể u ” . Động từ “vồ” mang sắc thái khẩu ngữ được sử dụng rất “đạt” khi diễn tả hành động của chú ếch. Nhà thơ đã lấy “cái động” của cảnh vật đế khắchọa “cáiđộng”, cái không khí tươi vui, nhộn nhịp của hội xuân.Cóthếnói đóchínhlà nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của tác giả. “ H ộ i x u â n ”, “ H ộ i l à n g ” , “ H ộ i c ờ n g ư ờ i ”, “ H ộ i t ắ t đ è ĩ t ”...mỗi hội với những nét đặc sắc riêng làm nên sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa của vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Trong “ H ộ i t ắ t đ è n ” , tác giả Ngô Văn Phú đã giới thiệu cho bạn đọc đặc trung của hội lễ. Hội lễ gồm phần lễ và phần hội. Phần hội diễn ra vào ban ngày và thực hiện các nghi thức cúng tế thần - những người anh hùng có công với đất nước. Song song với lễ cúng thần, dọc sân đình, đám hát quan họ cũng diễn ra. Nhà thơ sử dụng liên tiếp từ láy tượng thanh, từ láy chỉ tính chất kết hợp dẫn ca dao dân ca đế miêu tả giọng hát trong trẻo, luyến láy của các liền anh, liền chị. Thêm vào đó tác giả sử dụng từ cố “ngũ sắc”, “tráng sĩ’...đế diễn tả không khí linh thiêng, trang trọng của hội lễ. “Những quả đồi nghiêng vát, sỏi đá ong, Cờ n g ũ s ắ c cắm đầy tám hướng! Áo t r á n g s ĩ l u ớ t v è o theo trống trận Tiếng loa vang, quân t r ẩ y mấy cung đường Và bên kia, đám hát dọc sân đình, (Tết nhớ Tú Giọng quan họ véo von, luyến láy Lúc t a n t á c , mây trôi, bèo dạt Lúc h à o h o a ngồi tựa mạn thuyền. Đèn đuốc sáng bỗng tự dưng tắt phụt, Tôi mới hiểu sức trai cần phải có!” (Hội tắt đèn) Ngoài phần lễ còn có phần hội thường diễn vào ban đêm với các trò chơi dân gian. Phần hội tạo cảm giác hứng khởi, thoải mái cho mọi người. Bài thơ vừa gợi nhớ cho chúng ta về ngày hội của làng quê, vừa là nguồn nhận thức mới với những ai chưa hiểu về hội lễ. Bằng cách sử dụng từ láy “tan tác”, “hào hoa”...; từ khấu ngữ: “ l ư ớ t v è o ” , “ t ự d ư n g ” , “ t ắ t p h ụ t ” . . . nhà thơ làm cho hội lễ hiện lên gần gũi với đời sống tinh thần người dân Bắc bộ. Nhà thơ không chỉ giới thiệu cho độc giả về các hội lễ mà còn đưa họ trở về với những phong tục của người dân Việt Nam. Đó là tục xông đất ngày tết: “ M ồ n g một tôi hay được mọi người Mời đi xông đất, chúc điều may Áo lụa, khăn lam, quần t r ắ n g b ắ p Tay bưng lễ vật, bọc giấy điều L ạ i được người thân vui đ ó n r ư ớ c Uống rượu đầu xuân say l â n g l â n g Dì tôi v ẫ n giữ thói quen cũ Mừng tuổi cho tôi một vạn đồng”. (Xông đất) (Tết nhớ Tú Xông đất là tập tục của người dân Việt Nam mong năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn thịnh vượng, phát đạt, sức khỏe dồi dào...Bài thơ giúp chúng ta hiếu rõ hơn nét đặc sắc trong tục xông đất: mục đích, trang phục, cử chỉ, hành động của người được mời và của chủ nhà trong ngày xông đất. Nhà thơ đã sử dụng từ ghép sắc thái hóa “ t r ắ n g b ố p ” đế miêu tả trang phục của người đi xông đất. Quần “trắng bốp” chứ không phải trắng dã, trắng phau phau. Đó sự lựa chọn ngôn từ một cách khéo léo của tác giả. Trong bài thơ, nhiều trợ từ: “lại”, “vẫn ” được Ngô Văn Phú sử dụng để nhấn mạnh sự lặp lại, sự bền vững của những nét độc đáo trong tục xông đất như chúc rượu, mừng tuổi. Như vậy tục xông đất hiện lên sinh động qua lớp từ láy “lâng lâng”, từ khấu ngữ “đón rước”, từ ghép sắc thái hóa và biến âm “mùng” đế tạo ra từ khấu ngữ “mồng”. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được vốn văn hóa sâu rộng và ý thức gìn giữ bản sắc văn học dân tộc của nhà thơ. Ngô Văn Phú là nhà thơ tài năng. Tất cả những gì ông am hiếu, cảm nhận được ông đều có thể gửi vào những dòng thơ mộc mạc mà sâu lắng, đậm chất trừ tình. “C/zợ n ú i ” là bức tranh thu nhỏ của người dân trong sinh hoạt được khắc họa chân thực, cảnh và người trong phiên chợ như hiện ra trước mắt người đọc. “Quán trọ l i ê u x i ê u vừa lợp vội Còn vương hương cuối của m ù a m à n g Chợ làng họp dưới ven chân núi M à cũng xe, thuyền đậu x ố n x a n g . . . Bóng núi ậ p vào t h ì chợ v ã n Hàng quà, quán nước vẫn còn đông, C á i ông say rượu còn đang hát - Mình ở đâu đê t ớ trông...!” ị Chợ núi) (Tết nhớ Tú Bài thơ khắc họa phiên chợ làng họp dưới ven chân núi từ sáng cho tới chiều tối. Người đi chợ tấp nập với đầy đủ các loại phương tiện: nào xe, nào thuyền... Kẻ bán người mua đi lại nhộn nhịp, xốn xang. Từ láy “ x o n x a n g ” , “liêu xiêu”, “mùa màng” diễn tả đúng cái khung cảnh và không khí của buổi chợ quê. Trợ từ “mÀ” vừa nhấn mạnh vừa làm nối bật khung cảnh sinh hoạt của người dân quê trong phiên chợ. Chợ được họp dưới chân núi, đi lại khó khăn, vất vả nhưng không vì thế mà chợ vãn người, thưa thớt. Ngược lại, chợ vẫn đông vui, nhộn nhịp. Như vậy, ngay từ những câu thơ đầu, tác giả đã gợi cho chúng ta về một phiên chợ quê tấp nập, rộn rã. Chợ quê với những thứ dân dã: trà gừng, rau suối, gạo thóc, muối diêm, hoa quả vàng au...Từ ghép sắc thái hóa “ v à n g a u ” được nhà thơ sử dụng để miêu tả sắc màu của những hoa trái miền quê chín đậm, tự nhiên, hấp dẫn. Trong phiên chợ, có âm thanh của người đi chợ, tiếng nói, tiếng cười và cả tiếng hát của người đàn ông say rượu: “ C á i ô n g s a y r ư ợ u c ò n đ a n g h á t / M ì n h ở đ â u r ồ i đ ê t ớ t r ô n g . . . ! ” . Ngô Văn Phú khắc họa hình ảnh người đàn ông say một cách hóm hỉnh bằng cách sử dụng từ chỉ loại “ c ả i ” và cách xưng hô thân mật “ m ì n h - t ớ ” . Sự xuất hiện của người đàn ông như hoàn thiện bức tranh chợ núi nhộn nhịp mà thanh bình của miền quê Ngô Văn Phú. Như vậy từ khấu ngữ “ập”, “vãn” và các từ láy, trợ từ, đại từ được nhà thơ sử dụng đạt hiệu quả cao khi miêu tả khung cảnh của buối chợ quê. 3.1.3. Khắc họa con người trong thơ Con người trong thơ Ngô Văn Phú xuất hiện rất đông đảo nhưng họ không phải là những hồn thơ đã “ngả màu phố huyện” như trong thơ Nguyễn Bính. Con người nơi đây mang những nét đặc trưng của vùng đất trung du Bắc bộ “se sắt màu gạch, hanh heo gió núi”. Nôi bật trong thơ Ngô Văn Phú là hình ảnh người nông dân, người đàn bà, người phụ nữ nghèo khổ, vất vả nhưng vị tha, giàu đức hi sinh. Nhà thơ đã khắc họa hình ảnh họ đế lại bao nỗi niềm, xúc động trong lòng người. “Gánh rau lang ra chợ rẻ n h ư b è o Chị (Tết nhớ Tú gánh đi, áo vá vai b ạ c p h ế c h Phần chị, trong đáy thúng có gì trong ấy Mảnh rễ cằn và mấy lá trầu hôi”. (Người đàn bà nghèo đi chợ) Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn của người đàn bà. Chị xuất hiện với chiếc áo sờn màu “ b ạ c p h ế c h ” . Từ ghép sắc thái h ó ã ^ b ạ c p h ế c h ” được nhà thơ sử dụng đế khắc sâu nỗi cơ cực, cuộc sống bần hàn của gia đình người đàn bà. Đe kiếm thêm ít tiển chi tiêu cho sinh hoạt gia đình, chị phải gánh rau lang đi chợ nhưng thật xót xa gánh rau ấy lại “ r ẻ n h ư b è o ” . Đây là thành ngữ đế chi sự rẻ rúng, giá trị thấp. Và bởi vì giá thành của gánh rau lang không cao nên chị phải lo toan, suy tính để đong đấu gạo. C h ị “ ư n g ” tấm vải nhưng chị không mua bởi chị dành số tiền ấy đế đong gạo đế gia đình có bừa cơm no “ c á i t ô ẩ m g i a đ ì n h s ẽ r â m r a n c ư ờ i n ó i ” . Chị nhận thiệt thòi về mình, hi sinh cho gia đình. Từ khấu ngữ “ ư n g ” thế hiện khát khao, ước muốn có tấm vải của người đàn bà nhưng ước muốn ấy đã bị tình yêu thương gia đình đẩy lùi. Như vậy bài thơ đã khắc họa hình ảnh người đàn bà mang vẻ đẹp hồn hậu, vị tha, giàu đức hi sinh thông qua một loạt từ hội thoại. Trong thơ Ngô Văn Phú xuất hiện hình ảnh hàng xóm, bạn bè, nông dân... và không thế không nhắc tới người thầy. “ T h ầ y g i ả o t ô i ” là bài thơ vẽ nên bức chân dung người thầy dạy chữ nho gợi nhiều rung động trong lòng độc giả. “Cả đời ngồi dậy chữ nho D à i l u n g t ố n v ả i thầy đồ mắc oan. Đen năm kinh tế xoay vần Thầy tôi viết sớ ở sân chùa làng”. (Thầy giáo tôi) (Tết nhớ Tú Người xưa quan niệm chữ nho là chữ thánh hiền. Dạy chữ ấy không phải để kiếm sống mà mục đích cao nhất dạy người, dạy đạo đức, luân lí cho học trò. Thành ngữ “ d à i l ư n g t o n v ả i ” được nhà thơ khéo léo kết hợp để miêu tả công việc cao cả của người thầy mà không phải ai cũng thấu hiểu và thông cảm. Nhiều khi, người ta còn hiếu nhầm về công việc dạy chừ nho của thầy đồ, họ cho rằng đó là công việc nhàn rỗi, tưởng như là vô ích. Thấu hiểu được điều đó nên nhà thơ đã thế hiện một cách hóm hỉnh “thầy đồ mắc oan”. Hai câu thơ đầu, Ngô Văn Phú đã mượn ý từ câu ca dao: “Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm.” đế ấn dụ cho công việc của người thầy. Trong bài thơ, không có câu nào trực tiếp miêu tả tài viết chữ, tài thơ của người thầy nhưng người đọc có thể nhận ra cái tài ấy qua câu thơ: “Tet về thơ, phú dồi dào ý xuân”. Và khi thời thế đối thay,“ kinh tế xoay vần” thì thầy viết sớ ở sân chùa làng. Đó là biếu hiện của lòng yêu quí và giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc - viết chữ thư pháp. Cái tài của nhà thơ là qua việc miêu tả, kế về cuộc đời người thầy của mình đế nói lên nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. Tình yêu là mảng đề tài được nhiều nhà thơ khai thác. Ngô Văn Phú cũng viết về tình yêu nhưng tình yêu trong thơ ông mang màu sắc riêng biệt. Thơ tình của ông là thơ tình của một người đứng tuổi, có buồn đau, có nhớ nhung, nước mắt, sự thỏa mãn... nhưng tất cả đều mức độ. Trong khối lượng thơ tình, hình ảnh người con gái xuất hiện nhiều lần, có vẻ đẹp tình tứ, hấp dẫn. “Có chút gì trang nghiêm Trong mắt nhìn t h ă m t h ẳ m , Có chút gì đ ỏ n g đ á n h Hình lên ô cửa tím. (Ma lực) (Tết nhớ Tú Người con gái trong thơ Ngô Văn Phú hiện lên trong các bài thơ cùng chủ đề đều có vẻ đẹp duyên dáng, tình tứ, lôi cuốn kì lạ. Từ láy chỉ đặc điếm, tính chất “ t h ă m t h ắ m ” được nhà thơ sử dụng đế miêu tả ánh nhìn của người con gái. “Thăm tham” gợi độ sâu, là cái nhìn xa xăm trong ánh mắt người con gái. Àn sâu trong đôi mắt thăm thắm bao trùm vũ trụ là nghị lực, là trang nghiêm. Sau nụ cười điềm nhiên là chút đỏng đảnh, hờn giỗi. “ Đ ỏ n g đ ả n h ” là từ láy phụ âm đầu được nhà thơ kết hợp với biện pháp điệp từ “có”,“ trong” diễn tả nét hồn nhiên của người con gái. vẻ đẹp ấy làm xao xuyến trái tim nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của người con gái đã được cụ thể hóa thành màu, thành hương “hình lên ô cửa tím”. Cả đoạn thơ là nét phác thảo giản đơn về người con gái đẹp đầy cá tính nhưng cũng hết sức đằm thắm làm đắm say lòng người. Có thể nói nông thôn là mảng đề tài quen thuộc trongthơNgô VănPhú. Nhà thơ viết về nông dân với ngôn từ giản dị, khôngbóng bấy, không tô vẽ. Nhiều khi lời thơ như lời ăn tiếng nói hằng ngày: thân mật, suồng sã nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp mộc mạc, dung dị của người nông dân. “Họ già nhanh, tôi cũng không ngờ Họ lo l ắ n g , lưng còng, lụ khụ Tôi cũng gần như họ mà thôi, Viết về họ, h â n h o a n , dầy vò, t r ă n t r ở Những tật xấu, họ làm tôi khổ sở Những khi buồn, họ l ạ i đến cùng tôi”. (Tôi làm thơ về nông dân) Tác giả đã viết về những nỗi nhọc nhằn, vất vả, lam lũ của người nông dân. Và đặc biệt tác giả nhấn mạnh phẩm chất tốt đẹp của họ: cần cù, hào phóng, vô tư, đôn hậu. Họ đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau. Một loạt từ láy được sử dụng “ t ầ n t ả o ” , “ c ầ n c ù ” , “ c a o c ả .. cùng với biện pháp liệt kê như khắng định những phấm chất đó là cố hữu, tiềm tàng nơi mỗi người dân, nó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của những con người quê hương thi sĩ. Tác giả sử dụng đại từ nhân xưng: “ t ô i - h ọ ” và (Tết nhớ Tú khắng định ‘Tơ/ c ũ n g g ầ n n h ư h ọ m à t h ô i ” thế hiện sự gắn bó thân thiết giữa nhà thơ với người dân nơi làng quê. Qua cách sử dụng từ ngữ, cách xưng hô, ta thấy tình yêu, lòng cảm thông của nhà thơ đối với người nông dân chất phác, dung dị ở vùng trung du Bắc bộ. 3.2. Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của nhà thơ đối với con người và cảnh vật thôn quê vùng trung du Bắc bộ 3.2.1. Tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với con người Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tâm trạng. Thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội tâm của nhà thơ trước cuộc đời. Đó là những suy nghĩ có ý nghĩa triết học về cuộc đời, kiếp người, những nhận thức về đạo lý, những cảm xúc trước cuộc sống. Tố Hữu khang định: “ T h ơ l à t i ế n g n ó i h ồ n n h i ê n n h ấ t c ủ a t â m h ồ n Ngô Văn Phú là nhà thơ hiện đại, ông sáng tác mang theo những nhận thức sâu sắc về thế thái nhân tình. Viết về mẹ, người đọc không chỉ nhìn thấy hình ảnh người mẹ mà còn cảm nhận được tình yêu, tấm lòng biết ơn của người con đối với mẹ. “ T h ô i mẹ đừng ra ngõ tiễn chiều nay Gió bấc đại hàn, lạnh l ắ m Con chưa có c h ú t g ì đền đáp mẹ Dù c h ỉ m o n g được xới bát cơm thường Được dắt tay giúp mẹ bước lên thềm Sau buôi chợ có đ ồ n g quà tấm bánh”. (Thôi mẹ đừng ra ngõ tiên chiêu nay) Bài thơ mở đầu bằng câu thơ “ T h ô i m ẹ đ ừ n g r a n g õ t i ế n c h i ề u n a y ” . Đây cũng chính là nhan đề của tác phẩm. “T h ô i ” là mệnh lệnh từ cũng là thán từ, thể hiện mong mỏi, ước muốn mẹ đừng ra tiễn mình của chàng trai trong cuộc chia tay với người mẹ ở lại. “ T h ô i ” cũng có thế hiếu là lời khuyên nhẹ nhàng của người con: mẹ đừng ra ngõ tiễn chiều nay bởi “gió bấc đại hàn lạnh lắm”. Ớ đây chúng ta ngầm hiếu rằng tác giả đã sử dụng thán từ đế thế hiện mong muốn mẹ không ra tiễn mình bởi mẹ ra, lòng (Tết nhớ Tú chàng trai càng thêm bịn rịn, lưu luyến. Câu thơ như một nốt nhạc trầm, xoáy sâu vào lòng người. Mẹ là hiện thân của sự hi sinh, cam chịu, nhọc nhằn vì những đứa con thương yêu. Thời gian trôi đi, mẹ không còn là cây phong ba giữa bão táp cuộc đời; mẹ đã già yếu, mẹ như lá úa giữa gió bấc đại hàn. Từ khấu ngữ ‘7ồm c h V \ “ đ ồ n g q u à t ẩ m b á n h ” và trợ từ “ c h r (chỉ mong) được nhà thơ nhấn mạnh để thế hiện sâu sắc tấm lòng biết ơn, tri ân của người con dành cho mẹ mình. Câu thơ “ T h ô i m ẹ đ ừ n g r a n g õ t i ề n c h i ề u n a y ” được lặp lại như lời dằn lòng, nhân vật trữ tình không muốn mẹ phải chịu thêm bất kì một sự đau đớn, không muốn mẹ phải chứng kiến sự chia ly đầy xót xa. Những câu thơ viết theo thế tự do, ngắt nhịp lẻ, gãy khúc như tiếng nấc nghẹn ngào của người con ra đi mà chưa đền đáp được gì cho mẹ dù chỉ là “đồng quà tấm bánh”. Bài thơ cho thấy tình yêu thương, lòng biết ơn, lòng hiếu thảo của người con dành cho người mẹ. Nhà thơ không chỉ biết ơn trước tấm lòng của người mẹ mà còn biết ơn đối với những người lính, người chiến sĩ ngày đêm kháng chiến vì độc lập, tự do cho dân tộc. “Đặc công” là bài thơ nói lên điều đó. “Đã gọi là hang t h ì phải lạnh Có là bộ đội m ớ i vào đây! Ở đây kèo cột l à m c h i c ó C h ỉ c ó vòm sâu, vách đá dầy Đầu, vai v à i cậu quấn băng trắng Chuyện r ộ dăm câu, mắc võng lên M ặ c k ệ bom rơi ngoài cửa hang, Cứ ngủ ngon lành trong gió nóng”. (Đặc công) Ngay từ câu thơ mở đầu, tác giả đã khắng định: “Đỡ g ọ i l à h a n g t h ì p h ả i l ạ n h ” . Trợ từ “ t h ì ” đươc sử dụng nhằm nhấn mạnh sự khắc nghiệt nơi chiến trường - (Tết nhớ Tú no'i những đặc công phải ở trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Thêm vào đó từ khấu ngữ: ‘7ồm c h i c ó ” cùng cấu trúc cú pháp được lặp lại: “ở đ â y. . . ” , “ k h ô n g c ầ n đ ế n ...” càng tô đậm hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của người lính trong chiến tranh. Trợ từ “e/z/ cớ” được đặt đầu câu và lặp lại khắng định sự ít ỏi, sự thiếu thốn của cuộc sống mà người lính phải trải qua trong những năm bom đạn. Ớ núi rừng, hang động không có kèo cột, không cần giường chiếu, không có âm nhạc, ti vi. Ớ đây chỉ có tiếng súng, tiếng bom đạn ầm ầm. Từ láy tượng thanh “ ầ m ầ m ” mô phỏng âm thanh vang dội của tiếng bom. Nó cho thấy nơi mà các anh chiến sĩ, lính đặc công ở không chỉ thiếu thốn, khắc nghiệt mà còn nguy hiểm. Mặc dù sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng các anh lính đặc công đã vượt lên tất cả, đánh bại quân địch, giành độc lập cho dân tộc. Thành ngữ “ v à n g k h è n h ư c h ó t h u i ” là cách nói hình ảnh của nhà thơ khi miêu tả xác quân Mĩ bị cháy trong bom đạn. Ớ những câu thơ cuối bài, Ngô Văn Phú đã sử dụng biến âm để tạo từ khẩu ngữ “ d ă m ” - “ C h u y ệ n r ộ d ă m c â u , m ắ c v õ n g l ê n ” đế diễn tả cái không khí rộn ràng, niềm hạnh phúc của những người đặc công sau những ngày “băng mình vào đêm sâu”. Như vậy qua việc sử dụng trợ từ, từ khẩu ngữ “làm chi có”, “rộ”... từ thông tục “mặc kệ” bài thơ thể hiện sự ngưỡng mộ, kính phục của nhà thơ trước hành động, ý chí vượt qua khó khăn của người lính đặc công và tấm lòng cảm thông, chia sẻ với sự thiếu thốn khố cực của họ trong những năm bom đạn ác liệt. Bên cạnh thơ đồng quê, thơ tình chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của Ngô Văn Phú. Thơ tình của ông là thơ tình của người đứng tuối, có nhiều chiêm nghiệm. Nhà thơ không đơn giản chỉ tái hiện lại những cung bậc cảm xúc trong tình yêu mà cao hơn, Ngô Văn Phú ca ngợi tấm lòng, tình yêu cao thượng của người con gái khi yêu. “Rồi có thể anh say trong quán trọ Nằm c ò n g q u e o trên chiếc ghế đơn sơ Đêm ập xuống, lều v a n g t e o đáng sợ Gió bốn bề thối lộng lá vàng khô (Tết nhớ Tú Em sẽ khóc, nước mắt rơi vào nụ cười khô héo Đe đòi về hình dáng một nhà thơ”. (Rồi có thế) Bài thơ làm cho người đọc xao xuyến, cảm động trước tình yêu thủy chung, bền vững của cô gái dành cho chàng trai. Tình yêu ấy gắn chặt theo thời gian, theo các giai đoạn trong cuộc đời chàng trai. Khi anh là chàng thanh niên chìm trong men rượu, cô đơn, một mình nằm “c ò n g q u e o ” thì em đến bên anh, dìu anh về tố ấm, chăm sóc cho anh. Từ mang sắc thái khấu ngữ: “ c ồ n g q u e o ”, và từ ghép sắc thái hóa: “ v ắ n g t e o ” diễn tả đúng sự vắng vẻ, lẻ loi của cảnh vật hay là chính là sư cô đơn của chàng trai trong cuộc đời. Và trong hoàn cảnh ấy, “em” đã không từ chối, rời bỏ anh mà vẫn luôn bên anh. Đe khắng định tình yêu thủy chung, nhà thơ đặt người con gái vào thử thách cao hơn đó là khi chàng trai phiêu bạt, cuộc đời “anh” lận đận, trôi nổi và đặc biệt khi anh về già, ốm yếu, bệnh tật. Từ láy gợi hình, gợi cảm được tác giả sử dụng liên tiếp “ l a n g t h a n g ” t r ô i n ô i ” , “ n g ấ t n g ư ” , “ m ả n h m a i ” đế nói lên những đối thay, trắc trở trong cuộc đời chàng trai. Mỗi chặng đường trong cuộc đời anh luôn có em sát cánh, song hành dù rằng cũng có những lúc em buồn, em khóc. Như vậy, qua bài thơ nhà thơ thấu hiếu được tâm trạng người con gái khi dành tình yêu cho một người mà cuộc đời người ấy đầy sóng gió và hơn hết, nhà thơ ngợi ca tình yêu tha thiết, cao thượng, thủy chung của cô gái. 3.2.2. Tình cảm, thái độ của nhà thơ đoi với cành vật Cảnh vật trong thơ Ngô Văn Phú rất đa dạng nhưng hầu hết là cảnh làng quê, cảnh thiên nhiên vùng trung du Bắc bộ. Nhà thơ đã có gần nửa đời người học hành, công tác, sinh hoạt, vui buồn , lo toan, có mặt tại Thủ đô mà tấm lòng vẫn gắn bó bền chặt với làng quê thân yêu. Cảnh vật trong thơ Ngô Văn Phú toát lên vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình. Đó là cảnh mùa thu êm ả của thôn quê: “Lá trúc bay vàng dọc lối ao Diều hâu r í t lưỡi tít trên cao Thềm quê rượu mới, ai vừa rót (Tết nhớ Tú Đế khoảng trời thu cũng ngấm men”. (Thu) Bức tranh làng quê vào mùa thu nổi bật với các gam màu kết hợp với nhau. Đó là màu vàng của lá trúc, của hoa mướp, màu xanh của khoảng trời thu, màu nâu của chú diều hâu... Một loạt từ khẩu ngữ: “ r í t l ư ỡ i ” , “ t í t ” , m ờ i m ọ c ” và từ láy: “ l u n g l i n h ” , “ n g ọ t n g à o ” được sử dụng là cho bức tranh thêm sinh động, chân thực. Cảnh vật làm đắm say lòng người và tạo cảm giác thư thái trong tâm hồn. Qua bài thơ, Ngô Văn Phú đã làm nối bật vẻ đẹp đặc trưng của cảnh vật làng quê vào mùa thu vùng trung du Bắc bộ. Từ đó, người đọc nhận ra tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết trong tâm hồn tác giả. Không chỉ là yêu, là nhớ con người, cảnh vật làng quê mà nhà thơ còn vui sướng, tự hào khi làng quê có ánh điện. “Mấy ngàn năm bạn với đèn dầu Nay khắp xóm bỗng t u n g b ừ n g ánh điện Tôi kính cấn pha trà sánh chén Để ông ngâm ngọt giọng, cả nhà nghe”. (Điện về làng) Niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả cũng là của tất cả người dân làng quê khi ánh điện về. Ánh điện bừng lên tạo không khí rộn ràng, nhộn nhịp. Ánh điện tưng bừng hay chính lòng người đang “tưng bừng”. Từ láy “t ư n g b ừ n g ” tạo nhiều liên tưởng cho độc giả. Tất cả mọi người đều vui tươi, hớn hở: bà che vồng tay cho đỡ quáng, mẹ xâu kim, bầy em có ánh điện đế học bài. Cách xưng hô “ b ầ y e m ” được tác giả dùng đế gọi đàn em nhỏ một cách tự nhiên, suồng sã. Trong bài thơ, nhà thơ đã sử dụng thành công nhiều từ láy gợi hình, từ láy chỉ đặc trưng tính chất ’ / ‘ i m l ì m ” , “ l ấ p l ả n h ” m ê n h m ô n g ” , “ b á t n g á t ” và từ láy tượng thanh: “ r ọ c r ạ c h ” cùng từ ghép sắc thái hóa: (Tết nhớ Tú “ s ả n g t r ư n g ” , “ x a n h r ì ” , “ x a n h r ờ n ” làm cho sự vật hiện ra có màu sắc, có đường nét và giàu sức sống khi ánh điện về với chốn làng quê. Mọi vật như lấy lại sức sống, dáng hình của mình: “Đám cỏ héo l ạ i xanh rờn tận ngọn”. Qua các hình ảnh, chúng ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc ngập tràn trong lòng người dân và của chính nhà thơ bởi từ đây mọi sinh hoạt, học hành, sản xuất, chăn nuôi sẽ thuận lợi nhờ có ánh điện. Bằng cách sử dụng từ láy mang màu sắc khẩu ngữ, sử dụng trợ từ, từ khấu ngữ... nhà thơ đã thể hiện tâm trạng phấn chấn, hồ hởi, vui sướng khi ánh điện về từng con ngõ, bản làng. Bên cạnh niềm hân hoan, tự hào, tin tưởng vào cuộc sống khi ánh điện về đến làng quê, thôn xóm có máy cày...thì trong nhà thơ vẫn ánh lên nỗi buồn thầm kín, sự xót xa, thông cảm bởi: “Quê ta n g h è o l ắ m bà con ạ Đất trơ tầng sét, sỏi đầu ruồi Hạt thóc lép, sắn xơ, khoai vỏ Ao trong, mình cá cũng đ e n thui (Trung du) Cảnh quan trung du đã ngấm vào máu thịt nhà thơ hàng từ bao đời nên đã đọng lại trong bốn câu thơ đầy xúc động lòng người. Phải là người gắn bó thân thiết với vùng đất cằn cỗi tác giả mới nhận ra những chấm sỏi đầu ruồi đen đen giữa tầng sét đã trơ ra vì lớp đất mùn bên trên trôi đi rồi trong quá trình đá ong hóa diễn ra trên những quả đồi trung du. Các thán từ “n g h è o l ắ m ” , “ ạ ” và từ ghép sắc thái hóa “ đ e n t h u i ” như là lời thú nhận, lời bộc bạch của nhà thơ về mảnh đất nghèo, cằn cỗi nơi ông sinh ra. “ Q u ê t a n g h è o ỉ ắ m b à c o n ạ ” - câu thơ tự nhiên như câu nói trong giao tiếp của nhà thơ với người dân quê. Câu thơ ẩn chứa cả nỗi cảm thông, xót xa trong Ngô Văn Phú bởi quê hương còn nghèo khó. Cũng chính vì đất đai cằn cỗi, bạc màu mà mình cá “ đ e n t h u i ” , gầy guộc, vảy nó không sáng lên được. Đó là cái nhìn tinh vi, nhạy bén và sự trải nghiệm của nhà thơ. Như vậy qua việc khắc họa khung cảnh miền quê, người (Tết nhớ Tú đọc cảm nhận được nỗi niềm xót xa, thương cảm của tác giả đối với cuộc sống nghèo khó, vất vả của người dân vùng trung du Bắc bộ. 3.3. Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc thế hiện phong cách tác giả: nhà thơ đồng quê hiện đại Việt Nam 3.3.1. Thế hiện cách cảm nhận riêng của nhà thơ về con nguời và cuộc đời Đồng quê là đề tài có nhiều thành tựu rực rỡ từ ca dao dân ca đến những tên tuối tầm cỡ trong văn học viết như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ... Trên mảnh đất màu mỡ ấy, Ngô Văn Phú đã đặt dấu chân của mình và tạo được dấu ấn riêng trong lòng người. Làm được điều đó là nhờ vào việc sử dụng tín hiệu ngôn ngữ diễn tả theo một cách riêng những cảm xúc, tâm trạng của ông về con người, cuộc đời, về thế thái nhân tình trong cuộc sống hiện đại.Việc sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại góp phần quan trọng tạo nên phong cách tác giả. Người đọc nhận ra phong cách thơ đồng quê đậm nét trong thơ Ngô Văn Phú trước hết ở hệ thống hình ảnh trong thơ. Đó là những hình ảnh bình dị, thân thuộc với làng quê Việt Nam: cánh đồng, cây cọ, đầm sen, ngô, lúa, sắn khoai, người nông dân hăng say làm việc, đàn bò say sưa gặm cỏ... Những hình ảnh này lặp đi lặp lại trong một bài thơ. Bên cạnh hình ảnh gần gũi, quen thuộc là hệ thống từ ngừ, cách xưng hô thân mật, suồng sã kết hợp với cách nói gợi hình, gợi cảm trong ca dao, tục ngữ hay thành ngữ. Chính điều này đã làm cho thơ ông mộc mạc, giản dị mà sâu lắng. Cái riêng trong thơ Ngô Văn Phú thể hiện rõ nhất ở sự gắn bó của ông với con người, với mỗi cảnh vật nông thôn. Đặc biệt đó là người lao động hồn hậu, chất phác. “Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Những cô má đ ỏ h â y h â y Đội bông n h ư t h ế đội mây về làng”. ( M â y và bông) Bài thơ không chỉ ấn tượng với nội dung trữ tình mà còn ấn tượng, lôi cuốn người đọc bởi giọng điệu nhẹ nhàng, có vần nhịp và cách so sánh quen thuộc trong ca dao. Ngay từ câu thơ mở đầu đã gợi ra cho người đọc liên tưởng về cách nói quen thuộc (Tết nhớ Tú trong ca dao: “Tr ê n t r ờ i c ó đ ả m m â y x a n h / Ớ g i ữ a m â y t r a n g c h u n g q u a n h m â y v à n g ” . Cũng là những thi liệu quen thuộc trời đất, mây, con người nhưng bài thơ “Mổy v à b ô n g ” lại mang nét riêng biệt. Nhà thơ đã sử dụng thể “tỉ” trong ca dao truyền thống, so mây với bông rồi lại so bông với mây. Trời làm mây: “ t r ê n t r ờ i m â y t r a n g n h ư b ô n g ” , đất là mây: “ ở d ư ớ i c á n h đ ồ n g b ô n g t r ắ n g n h ư m â y ” . Và ở đó con người là trung tâm: “những cô má đỏ hây hây”. Ba yếu tố trời, đất, con người đan cài, gắn bó với nhau rất tài tình. “Đỡ h ã y h â y ” là từ ghép sắc thái hóa được nhà thơ sử dụng rất “ đắt” để miêu tả đôi má ửng lên vì nắng, vì làm lụng ngoài đồng của các cô gái. Đó là vẻ đẹp duyên dáng của người con gái ánh lên trong lao động, vẻ đẹp ấy càng được tô đậm khi nhà thơ so sánh các cô gái lao động: “ đ ộ i b ô n g n h ư t h ế đ ộ i m â y v ề l à n g ” . Từ so sánh “ n h ư t h ế ” tự nhiên như lời nói hằng ngày làm hiện lên hình ảnh con người chăm chỉ, hăng say trong ngày thu hoạch bông. Qua cách so sánh, nhà thơ diễn tả một không gian vấn vít, con người và cảnh vật hòa quyện, đan cài vào nhau. Nhà thơ dùng nghệ thuật “tô mây nấy trăng”, thoáng nét sinh động mà gợi mở. Cái hay của bài thơ là không nói gì về lao động mà gợi ra một không khí lao động hăng say, lạc quan, tin tưởng của những con người lao động trong xã hội mới. Nhà thơ Ngô Văn Phú viết nhiều về con người vùng trung du Bắc bộ. Có khi hình ảnh con người hiện lên trực tiếp trong bài thơ, cũng có khi hình dáng con người ấn dấu sau cảnh vật. Với “ L à n g c ọ ”, người đọc nhận ra tác giả không chỉ viết về cọ mà còn viết về con người. “Cọ” là hình ảnh ấn dụ cho con người nơi miền quê ông sinh ra. “Heo may cọ đã rùng mình Trời vừa nối gió, cọ d u ề n h gió to Mà khi gió táp mưa chan Chưa tàn cơn Bắc, cơn Nam đã ngồi Lạ chưa rừng cọ giữa đồi Sau mưa l ạ i gấp mười chưa mưa”. (Làng cọ) (Tết nhớ Tú Qua đoạn thơ, bạn đọc cảm nhận được đến tận cùng tinh túy của hồn quê vùng đất trung du Bắc bộ. Nhà thơ viết về cây cọ bằng cả niềm tự hào gắn bó sâu nặng. Hình ảnh cây cọ hiện ra như một thực thế sống động, một con người vĩ đại của vùng đất trung du. Nhà thơ tinh tế nhận ra cái “r ù n g m ì n h ”, run rấy của cọ trong gió và sự giao thoa của thời tiết và thiên nhiên: “ Tr ờ i v ừ a n o i g i ó , c ọ d u ề n h g i ó t o ” . “D u ề n h ” là động từ gợi cho người đọc nét tự nhiên, chân thực của hình ảnh lá cọ đưa đi đưa lại trong gió to. Bốn câu thơ cuối nhà thơ khắng định sức sống bền bỉ của cây cọ hay cũng chính là sự kiên cường của những con người vùng cọ. Thành ngữ “Gió táp mưa chan” ân dụ cho những sóng gió, phong ba, trắc trở trong cuộc đời. Qua việc vận dụng thành ngữ, tác giả muốn khẳng định sức sống dẻo dai, bản lĩnh vượt qua giông bão, gian lao của con người vùng trung du Bắc bộ. Bài thơ viết về cọ và cũng là viết về vẻ đẹp, sức sống bền bỉ của con người nơi đây. Viết về con người và cuộc đời, nhà thơ không chỉ nói về cuộc sống sinh hoạt, vẻ đẹp của họ mà còn cho thấy kinh nghiệm của họ về nhân sinh quan, về lao động sản xuất. Trong “ T h ả n g n ă m m ù a g ặ t ”, Ngô Văn Phú nói lên cái thời tiết đặc trưng của “tháng năm” - tháng mà người dân hối hả thu hoạch lúa, đồng thời tác giả lồng ghép vào đó kinh nghiệm của người dân trong lao động, sản xuất. “Tháng năm, còn gió bấc, lạ chưa Thời tiết nhắc những điều kín đáo Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quà Trời dịu mát tay liềm thêm ngọt M ặ c t h â y cơn gió bấc ào qua Câu cửa miệng là câu khoe gặt hái L ú a t ạ t ư l à l ú a t ự t a . . . (Thảng năm, mùa gặt) Tháng năm, tháng hè xuất hiện bởi âm thanh râm ran của tiếng ve, cơn mưa rào tầm tã, “cơn lũ đầu mùa, nước cạp đê”. Đó là cái khí trời, đặc trưng của mùa hè nơi vùng quê Việt Nam và cũng là khung cảnh làng quê vào mùa hè của nhà thơ. Bài thơ (Tết nhớ Tú không chỉ miêu tả bức tranh cảnh vật làng quê vào mùa hè mà còn miêu tả tâm trạng con người, nỗi lòng của người dân trong vụ mùa. Đó là sự phấp phỏng, lo lắng, cầu mong trời mau ấm đế thóc mọc được mầm, mạ tốt tươi đế cấy lúa sau khi thu hoạch. Nhà thơ còn nói lên kinh nghiệm của họ trong lao động “ B a t h á n g t r ô n g c â y k h ô n g b a n g m ộ t n g à y t r ô n g q u ả Câu tục ngữ đúc kêt kinh nghiệm của người nông dân: trồng cây, chăm sóc cây cũng quan trọng nhưng hơn hết phải chăm chút, bảo vệ thành quả của mình. Bằng những kinh nghiệm ấy, người nông dân đã gặt hái được thành quả của mình. Những câu thơ cuối thế hiện niềm vui sướng, thích thú, tự hào của người dân làng quê khi mùa màng bội thu. Điều đó được thể hiện qua cách nhà thơ sử dụng từ khẩu ngữ “ m ặ c t h â y ” và cách nói lái thường được sử dụng trong đời sống hằng ngày: “ L ú a t ạ t ư l à l ú a t ự t a Như vậy, sự kết hợp giữa từ khấu ngữ, từ láy mang sắc thái khấu ngừ và sự vận dụng ca dao, cách nói lái, nhà thơ Ngô Văn Phú đã phát hiện được những nét đặc trung của thiên nhiên vào hè cũng như bức tranh cuộc sống, tâm trạng của người lao động trong những ngày thu hoạch lúa. 3.3.2. Tạo ra giọng điệu riêng của tác giả Việc tạo ra giọng điệu riêng của tác giả trong thơ là vấn đề quan trọng trong sáng tạo thi ca. Giọng điệu thơ được tạo nên bởi việc lựa chọn và phối hợp từ ngữ, đó còn là sắc điệu tình cảm, nhạc điệu riêng trong tâm hồn thi nhân. Ngô Văn Phú viết về đồng quê, về tình yêu, về phong tục, lễ hội... nhưng có lẽ giọng điệu chủ đạo trong thơ ông là lạc quan tươi tắn, thiết tha và sâu lắng. Giọng điệu này được tạo nên bởi cách tố chức, sắp xếp từ ngữ linh hoạt. Việc sử dụng các lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vừa thế hiện được những cảm xúc chân thực, vừa tạo ra giọng điệu riêng không thế hòa lẫn của Ngô Văn Phú. Ngô Văn Phú viết nhiều về quê hương và người lao động. Hầu hết ở các bài thơ, chúng ta nhận ra sự hài hòa giữa tâm hồn nhà thơ và ngoại cảnh, giữa tư tưởng và cái nhìn hiện thực. Ngô Văn Phú không chạy theo hình thức mà ông đi tìm cái đẹp, cái sâu lắng trong, hàm súc trong giản dị, cái tưởng như không mà ngạc nhiên, kì thú. (Tết nhớ Tú Bài thơ “ G i ấ c n g ủ ” giản dị như lời kế của tác giả về người bạn nông dân gợi trong người đọc bao cảm xúc trầm lắng: “ Bạn tôi ngủ dưới gốc đa rợp mát Gối đầu lên đoạn rễ c ò n g q u e o C h ắ c h ẳ n bạn tôi mơ rất đẹp Gương mặt hiền r ạ n g r ỡ làm sao Ai dám bảo bạn tôi không dang cánh Cùng cánh làng xanh bay tít lên cao”. (Giấc n g ủ ) Người bạn nông dân của thi sĩ được khắc họa với vẻ đẹp hồn hậu, chân chất của con người vùng đất trung du Bắc bộ nhờ cách sử dụng những từ ngữ đời thường, suồng sã: “ c ò n g q u e o ” , “ c h ắ c h a n ”, “ l à m s a o ” , “ t í t ” , “ n h ư t h ế ” và từ láy “ n g h ị c h n g ợ m ” . Dường như bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả của con người đã tan biến. Thiên nhiên và con người đồng điệu, giao hòa với nhau. Cảnh vật trong bài thơ hiện lên như những thực thể sống động “chiếc cày ngủ ngon”, chiếc lá biết “nghịch ngợm”. Đặc biệt cách nói so sánh “ n h ư t h ế á o t h ê u ” làm cho chiếc áo của người bạn thân hiện lên thật đẹp, làm vơi đi sự vất vả, lam lũ; nó khác với hình ảnh chiếc áo vai bạc phếch, sờn màu thường xuất hiện trong thơ ca. Điểm nhấn của bài thơ là hình ảnh “gương mặt hiền rạng rỡ” và ước mơ của người bạn nông dân. Ai bảo cày ruộng là vất vả, nhọc nhằn? Ai bảo người nông dân không có mơ ước. Người nông dân tuy lao động vất vả, nhọc nhằn nhưng họ vẫn có những ước mơ, chỉ có điều ước mơ ấy bình dị và hồn hậu. Bài thơ đượm nét hiện thực và lãng mạn. Hiện thực ngay trong từng chi tiết, hình ảnh của làng quê Việt Nam. Lãng mạn ở sự hòa điệu giữa hồn người và cảnh vật. Như vậy bài thơ với ngôn từ giản dị và sự kết hợp khéo léo từ láy mang sắc thái khấu ngữ, câu cảm thán...đã tạo ra giọng điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng, thiết tha. Bài thơ thế hiện sự lạc quan, tin tưởng của nhà thơ về cuộc đời người lao động nơi làng quê. (Tết nhớ Tú Không chỉ là con người, cánh đồng làng quê, đồi cọ xanh ngát...mà nhà thơ còn đưa người đọc về với tuổi thơ, với lời ru êm ả của mẹ. “Ru hoa” là bài thơ đem lại cho người đọc cảm xúc xao xuyến, rạo rực bởi lời ru trong trẻo của người mẹ. “Ru hoa, mẹ hát theo mùa Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con Mẹ quen c h â n l ấ m tay bùn Ngủ đi, h ỡ i các thiên thần Đồng quê cùng với mùa xuân dâng lời”. (Ru hoa) Trong lời ru ngọt ngào của mẹ hiện lên tất cả những nét đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên và cả hình ảnh người mẹ - người nông dân chân lấm tay bùn. Thành n g ữ “ c h â n l ấ m t a y b ù n ” hòa vào lời ru của mẹ như lời tâm sự của mẹ về nỗi vất vả, một nắng hai sương mà mẹ phải trải qua, mong con có thể thấu hiểu và cảm thông. Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, chậm rãi như những lời ầu ơ của mẹ: “ S e n m ù a h ạ , c ú c m ù a t h u / H o a đ ồ n g c ỏ n ộ i , b ổ n m ù a g ọ i c o n Bài thơ với ngôn từ giản dị, không cầu kỳ làm cho lời ru thiết tha, lắng sâu vào lòng người. Lời thơ thủ thỉ, hình ảnh thơ quen thuộc: hoa mận hoa mơ, hoa sen, hoa cúc, hoa bưởi, trái na, trái gấc... và cách nói thân mật, tự nhiên: “ l ấ y đ â u ” , “ n g ủ đ i ” , “ h ờ i ” làm cho lời ru của mẹ thêm ngọt ngào. Thơ Ngô Văn Phú còn là tiếng nói đầy dịu dàng, hồn nhiên khi viết về đề tài thiếu nhi. Nhiều bài thơ, lời thơ như lời đối thoại trong giao tiếp hằng ngày. Từ ngôn từ cho đến nội dung đều dung dị, dễ hiếu. Ớ mảng đề tài này, nhà thơ khắc họa đặc điểm của các con vật giúp các em nhận thức rõ ràng về chúng. “ T ớ là lợn đất Ăn no l ạ i nằm (Tết nhớ Tú Bừng bừng tết nhất Sáng cùng thời gian”. ( Lợn ) Nhà thơ sử dụng đại từ nhân xưng: “ t ớ ' ’ thế hiện sự thân mật, gần gũi làm cho hình ảnh con lợn hiện ra thân thiết với các em nhỏ. Trợ từ‘7ạ ỉ ” nhấn mạnh đặc điểm của lợn đất, là vật dụng để các em dành dụm tiền, để con lợn đâu thì nó nằm ở đấy, phân biệt với lợn rừng, lợn lai. Thêm vào đó tác giả sử dụng thành ngữ dân gian: “ n h a n h n h ư c h ạ y ”, kết hợp vận dụng câu tục ngữ: “ h a y ă n c h ó n g ỉ ớ n ” làm cho các em thiếu nhi dễ dàng nhận biết được đặc điếm và tên gọi của con lợn: lợn lai, lợn rừng, lợn đất, lợn tranh. Lời thơ hóm hỉnh, vui tươi. Qua cách thế hiện bài thơ, người đọc cảm nhận được tình yêu của tác giả dành cho các em thiếu nhi và tài năng của nhà thơ trong việc đơn giản hóa đặc điểm của loài vật bằng cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ, trợ từ và từ ngữ mang màu sắc khấu ngữ. Như vậy việc sử dụng từ ngữ thuộc phong cách hội thoại góp phần tạo ra giọng điệu riêng của nhà thơ Ngô Văn Phú. Đó là giọng thiết tha, lạc quan, sâu lắng nhiều khi pha chút hài hước, hóm hỉnh. Chính sự kết hợp của các yếu tố thuộc phong cách hội thoại làm cho nội dung tư tưởng thơ Ngô Văn Phú được bộc lộ một cách chân thực và dễ đi vào lòng người. * Tiểu kết: Thông qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy các lớp từ ngữ thuộc phong cách hội thoại được tác giả ưa dùng và đạt hiệu quả cao trong việc miêu tả cảnh vật làng quê và những phong tục tập quán, sinh hoạt đặc sắc của người dân vùng trung du Bắc bộ. Bên cạnh đó nó còn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước thiên nhiên, con người, cuộc đời. Và đặc biệt việc sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thể hiện rõ nét phong cách tác giả: nhà thơ đồng quê hiện đại Việt Nam, một nhà thơ có “tâm hồn đồng nội”. KÉT LUẬN Thông qua việc tìm hiếu hiệu quả của việc sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú, chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. “ Y ê u t ô đ â u t i ê n c ủ a v ă n h ọ c l à n g ô n n g ữ , c ô n g c ụ c h ủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc s ổ n g l à c h ấ t l i ệ u c ủ a v ã n h ọ c ’’(Gorki ). Và “ v ă n c h ư ơ n g c h ỉ d u n g nạp những người biết đào sâu, tìm tỏi, khơi những nguồn chưa ai k h ơ i v à s ả n g t ạ o n h ữ n g g ì c h ư a c ó '’(Nam Cao). Bởi vậy tìm hiếu hiệu quả sử dụng lớp từ, ngừ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú là một vấn đề mang tính khám phá sự “sáng tạo những gì chưa có” bởi trên cánh đồng thơ làng quê đã có những dấu chân lịch sử như Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Ho Dzenh...nhưng nhà thơ Ngô Văn Phú vẫn đế lại dấu ấn đậm sâu trong lòng người. Có thế nói đây là một hướng đi thực sự cần thiết góp phần tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt trong văn chương. Qua khảo sát thực tế các bài thơ của Ngô Văn Phú, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện của các từ ngữ thuộc phong cách hội thoại là rất lớn, được chia làm nhiếu tiếu loại gồm: từ khấu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, từ láy mang màu sắc thái khẩu ngữ, từ ghép sắc thái hóa. Trong đó, mỗi tiếu loại lại thực hiện chức năng nhất định trong việc thể hiện dụng ý sáng tạo của nhà thơ. Nhìn chung, các lớp từ, ngữ này đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành chủ đề tư tưởng của tác phấm và khẳng định phong cách sáng tác của nhà thơ. 2. Việc vận dụng lóp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú cho thấy sự xuyên thấm trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngừ nghệ thuật ngoài sử dụng ngôn ngừ gợi hình, gợi cảm, ngôn từ “chuẩn”, còn kết hợp sử dụng vốn từ phong phú: từ khẩu ngữ, từ địa phương, từ tục, tiếng lóng. Sử dụng đan xen, hòa quyện từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại không làm mất đi vẻ đẹp, không làm phai mờ đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật mà ngược lại, nó làm cho ngôn ngữ nghệ thuật dạt dào cảm xúc, gợi hình, gợi cảm, lôi cuốn người đọc. 3. Thực tế giảng dạy Văn học ở trường phổ thông yêu cầu người giáo viên phải giúp học sinh lĩnh hội được những giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm văn học. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng nó sẽ là cơ sở giúp bản thân có sự hiếu biết sâu sắc hơn về các lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại và hiệu quả của nó để phân tích sâu hơn về tác phẩm. 4. Trong điều kiện khó khăn về tài liệu và sự thiếu tương đồng trong quan điếm đánh giá thơ Ngô Văn Phú, vấn đề của đề tài đã nêu ra chúng tôi giải quyết trong một chừng mực cho phép nhất định. Hướng tiếp theo của đề tài có thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng lóp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong truyện ngắn, tiểu thuyết Ngô Văn Phú đế thấy rõ hơn hiệu quả của chúng trongcác sáng tác của “nhà thơ đồng quê hiện đại Việt Nam”. [...]... tài: Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú CHƯƠNG II: KÉT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGỒ VĂN PHỦ 2.1 Bảng thống kê Các lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngừ hội thoại Sử dụng từ khâu ngữ Tổng Sử dụng lối nói dẫn thành ngữ, tục ngữ, ca dao Sử dụng Sử biến âm để ngữ dụng Sử Sử dụng từ Sự vận Sự khí dụng từ... nghệ thuật của việc sử dụng từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN 1.1 .Phong cách ngôn ngữ hội thoại (phong cách sinh hoạt hằng ngày) 1.1.1 Định nghĩa phong cách hội thoại Trong cuốn: Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khắng định : Phong cách hội thoại (hay còn cỏ tên gọi khác là phong cách khâu ngữ, phong cách sinh hoạt hằng... rung động sâu sắc trong tâm hồn thơ đồng nội Ngô Văn Phú Bên cạnh đó việc sử dụng ở mức độ đáng kể của từ khấu ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao làm cho thơ Ngô Văn Phú gần gũi, mộc mạc, dân dã cả về nội dung trữ tình lẫn hình thức ngôn từ CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC sử DỤNG LỚP TỪ, NGŨ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ 3.1 Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc phản ánh hiện... ngữ nghệ thuật giàu có, phong phú bởi ngoài ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ toàn dân nó còn sử dụng những “íữ /2 t ừ ” , “ t ừ n g ẫ u h ợ p ” , và những từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng những từ thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ khác như: hành chính - công vụ, khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí và phong cách sinh hoạt hằng ngày Tuy nhiên, lớp từ, ngữ thuộc. .. ” là mô tip, cách mở đầu quen thuộc ca dao tình yêu đôi lứa: “Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm đế chàng sang chơi.” * Tiểu kết: Quá trình khảo sát lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại được sử dụng trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú cho thấy từ láy mang màu sắc khẩu ngữ được nhà thơ sử (Tết nhớ Tú dụng nhiều nhất (150 phiếu - chiếm 37,5%) và thứ hai là sử dụng ngữ khí từ, trợ từ, thán từ với... nhiên Chính ngôn ngữ trong phong cách hội thoại đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu từ là cái nguồn vô tận đã tạo nên một nền vãn học đẹp đẽ ’ [4,129] 1.1.3 1.1.3.1 Đặc điếm sử dụng ngôn ngũ'của phong cách hội thoại Cách thức sử dụng từ ngữ Đặc điểm nối bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách hội thoại là sử dụng từ khấu ngữ Đó là những từ ngữ mang tính cụ thế, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc Đáng... ngữ thuộc phong cách sinh hoạt hằng ngày được người nghệ sĩ chọn lọc khi đưa vào tác phẩm nhằm khai tác hiệu quả tu từ của chúng và tạo ra giọng điệu riêng Sự đan xen, kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa ngôn ngừ nghệ thuật với ngôn ngữ thuộc các phong cách khác chính là sự xuyên thấm ngôn ngữ nghệ thuật 1.4 Thơ Ngô Văn Phú 1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Ngô Văn Phú a Cuộc đời Ngô Văn Phú còn có... dụng từ láy tạo từ khấu từ, trợ từ, ghép sắc màu Sô phiêu Tỷ lệ phân mang dụng sắc thành vận Sự dụng tục dụng ca ngữ dao ngừ thán từ, ại từ thái hóa khẩu ngữ ngữ 53 104 38 150 29 7 19 400 13,25 26 9,5 37,5 7,25 1,75 4,75 100 trăm(%) 2.2 Miêu tả và nhận xét kết quả thống kê 2.2.1 vận Sử dụng biên âm đê tạo từ khâu ngữ Sự phong phú của ngôn ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoại không chỉ được thế... tiễn: khóa luận cung cấp tư liệu cho quá trình học tập, giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phô thông nói riêng và việc cảm thụ văn học nói chung 8 Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Ket quả khảo sát, thống kê, phân loại lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Ngô Văn Phú Chương... thuật 1.3.1 Khái niệm phong cách ngôn ngũ'nghệ thuật” Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt”, tác giả Đinh Trọng Lạc đã khắng định: “ Ngôn ngữ nghệ thuật, tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, lại là một mã phức tạp hơn, là một hệ thong tín hiệu thứ hai, được tạo nên từ hệ thong tín hiệu thứ nhât (từ ngôn ngữ tự nhiên), ngôn ngữ là yếu tô thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu