0
Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người vùng trung du đồng bằng Bắc bộ

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ (Trang 33 -45 )

- Biến thanh điệu (“nào” thành “nao”)

B ây gi ò’ người của một thời nay đâu?”

3.1. Từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại với việc phản ánh hiện thực cuộc sống và con người vùng trung du đồng bằng Bắc bộ

người vùng trung du đồng bằng Bắc bộ

3.1.1. Khắc họa và miêu tá cành vật, thiên nhiên trong thơ

Cảnh vật trong thơ Ngô Văn Phú hầu hết là cảnh vật làng quê thân yêu, là cây cối, núi đồi, ruộng đồng của vùng đất trung du ngoại thành Hà Nội. Đó là nơi ông sinh ra với xóm làng thấp thoáng sau bờ tre, lũy hóp, nhà cửa, vườn tược quần tụ trên đất gò đồi. Quê ông là vùng đất bán sơn địa: “ N ú i n g ồ i n ú i đ ứ n g n ú i t r ầ m t ư ” với bạt ngàn cọ: “cọ g i à , c ọ n o n”, ngọt ngào hương chè hương ổi hương cau. Ngô Văn Phú gắn bó gốc rễ với làng quê, coi đó là một cõi đi về để thương, để nhớ, để gửi gắm tâm hồn mình. Ông thực sự rung động với những gì thân thuộc với mình. Viết về làng cọ, nhà thơ khai thác được nhiều màu sắc lý thú:

“Làng cọ nằm nghiêng m ơ m ộ n g ,

Làng cọ như người hay rung động,

về đầu sân gọi mẹ bầm ơi ! Cọ mời khách xòe tay thân thiết

Đêm vệ tinh bay qua với đường bay dài nhất Mùa hè ,

trời bắc cầu vồng qua nhà tôi”.

(Làng cọ)

Nhan đề bài thơ “Làng cọ”, là tiếng gọi quê hương tha thiết, tiếng gọi trìu mến yêu thương. Với bài thơ, nhà thơ đưa người đọc đến với một vùng đất mướt mát màu xanh, bạt ngàn đồi cọ. Đồi cọ hiện lên như một thực thế sinh động. Từ láy “ m ơ m ộ n g” kết hợp với biện pháp nhân hóa gợi cho người đọc về sự mềm mại, uyển chuyển, uốn lượn của vùng đất “ b á n s ơ n đ ị a ” . Cọ gắn bó máu thịt, song hành cùng cuộc đời con người khi còn thơ bé cho tới khi trưởng thành. Nhà thơ so sánh hình ảnh cọ với tình yêu:

“Cọ hàng ngàn mặt trời của lá em

chỉmột ở trong anh”.

Chỉ một câu thơ nhưng nhà thơ sử dụng liên tiếp hai trợ từ “m à ” , “ c h ỉ ” đế nhấn mạnh, đế khắng định sự tồn tại duy nhất của em trong trái tim anh. Người con gái đi ngang đồi cọ và liên tưởng những lá non như mặt trời xanh. “ N g ư ờ i y ê u t ô i” đi qua đồi cọ bạt ngàn như băng qua hàng ngàn mặt trời, mặt trời ấy nhiều ở quê hương anh nhưng em - người con gái anh yêu thì chỉ có một mà thôi. Từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thủy chung, bền vững mà nhân vật “ tôi” dành cho người con gái cũng như tình yêu mà “tôi” dành cho làng cọ. Bởi yêu làng cọ nên xa làng bao năm nhưng giọng nói của nhà thơ vẫn không thay đối, vẫn gọi mẹ bằng từ địa phương của vùng trung du Bắc bộ “bầm ơi”. Bài thơ được kết thúc bằng hình ảnh nhân hóa cọ “xòe tay” thân thiết mời khách. “Cọ” trở thành một vị chủ nhà hiếu khách và nồng hậu như chính con người nơi đây. Như vậy, qua hìnhảnh cây cọ,bằng việc sử dụng các

từ ngừ hội thoại, nhà thơ Ngô Văn Phú đãtạo nên một dư vịquê hương đặc sắc

khó lẫn. Cả bài thơ là tình yêu sâu nặng, là tâm hồn tự nguyện gắn bó tha thiết với quê hương.

Sự gắn bó yêu thương của tác giả đã đạt đến sự giao hòa giữa con người và cảnh vật. Cảnh vật, thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng của con người: “Tiếng chim buối sáng có hồn Chim đêm như gợi nỗi buồn thưở xưa

T h ô i đ i, m i chó có gù

Tiếng con chim gáy mi thù chi ta

Người yêu t a ở nơi xa

Mắt cây thì sáng, tiếng gà t h ì xanh. Một mình tôi đứng nơi đây

Trầm ngâm với núi, với mây, với đồi”.

(Thiên nhiên)

Bài thơ vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi miền sơn cước với âm thanh của tiếng chim, hình ảnh núi đồi nhấp nhô; với màu sắc và hương vị của quả sim “ c h í n c h ậ m t h ơ m đ ầ u n g ó n t a yBức tranh ấy có sự giao hòa giữa thiên nhiên, con người và cảnh vật. Mở đầu bài thơ là âm thanh của con chim cu gáy. Âm thanh ấy gợi nỗi buồn, gợi nỗi nhớ trong tình yêu. Nó khơi dậy những khát khao được sum họp, được gắn bó, gặp gõ người yêu của nhân vật trữ tình. Nhà thơ gọi con chim bằng đại từ nhân xưng “ m i - t a ” và sử dụng ngữ khí từ “ t h ô i đ i” như đế yêu cầu con chim thôi ngừng hót. “Mi” là biến âm của từ “mày” được nhân vật trữ tình dùng đế gọi chim một cách thân mật, xem chim cu gáy như một thực thế, là người bầu bạn nơi núi rừng. “ Ti ế n g c h i m c u g á y m i t h ù c h i t a ? ” là câu hỏi hay là tâm sự, nỗi lòng của nhân vật với người bạn của mình - con chim cu gáy. Trong bài thơ, cảnh vật vùng núi trung du Bắc bộ hiện lên hữu hình, hữu tình và hữu cảnh. Núi cũng biết vui, biết buồn. Nhà thơ đã mượn cách nói trong ca dao: “Trúc xinh trúc đứng một mình Em xinh em đứng một mình cũng xinh”, để viết nên câu thơ :

“Núi vui núi đứng một mình

Để xem mây trắng mây xanh đổi màu”.

Với cách nói này, núi được nhân hóa như con người: có cảm xúc, biết quan sát thiên nhiên, tạo vật: “ Đế xem mây trắng mây xânh đối màu”.

Bức tranh thiên nhiên có chim, có núi, có mây ấy được phác thêm những nét lên xuống nhấp nhô của “đồi thấp đồi cao”. Từ láy tượng hình “ n h ấ p n h ô” được nhà thơ kết hợp sử dụng một cách nhuần nhị đế miêu tả nét đặc trưng của núi đồi. Tất cả sự kết hợp giữa muông thú và núi đồi, bầu trời, áng mây,hương thơm lừng của quả sim đồi... đã tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình của thiên nhiên vùng trung du Bắc bộ. Vẻ đẹp ấy được phác họa nhờ tài năng của tác giả trong việc kết hợp sử dụng nhiều yếu tố của phong cách hội thoại như từ láy tượng hình, sử dụng trợ từ, đại từ, từ khau ngữ, vận dụng ca dao...Từ đó chúng ta thấy được cảm nhận tinh tế của Ngô Văn Phú trước thiên nhiên nơi làng quê và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của ông.

Có thế nói vùng đất trung du đồng bằng Bắc bộ và conngườinơi đây đã tạo nguồn cảm hứng dạt dào cho nhà thơ. Mỗi cảnh, mỗi vật, mỗi trạng thái biến đối tinh vi của tạo vật đều khơi gợi xúc cảm trong Ngô Văn Phú. “Rạng đông” là khoảnh khắc đánh dấu ngày mới của đất trời. Khoảnh khắc ấy đã được nhà thơ đưa vào trong thơ và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người.

“Những khoảng tối lùi dần vào quá khứ Cây và hoa hiển hiện lá giao cành

Con gà trống, cựa dài, mào đ ỏ c h ó t Gáy vang vang, mắt nhắm tít mơ màng

Đường làng t ấ p n ậ p người đi chợ Người ro n g

trâu. Người c ầ y võ ruộng mùa Ông lão ăn mày nón mê, bị cói C ũ n g lên đường từ lúc s á n g t i n h m ơ

(Rạng đông)

Sự biến chuyển của đất trời, cảnh vật, con người vào rạng đông được tác giả miêu tả lô gich, chặt chẽ như những gì nó vốn tồn tại. Đó là dấu hiệu của những khoảng tối lùi dần vào quá khứ, bóng tối bị đấy lùi, xua tan. Và trong thời khắc ấy xuất hiện âm thanh của tiếng chích chòe lảnh lót, tiếng gà trống cựa mào đỏ chót gáy vang vang giục mọi người dậy. Từ ghép sắc thái hóa c h ó t ” gợi cho người đọc hình ảnh chú gà trống với sức sống tràn trề, khỏe khoắn. Màu đỏ ấy như điểm tô thêm vào sắc màu của bức tranh “rạng đông”, tạo ra sự vui tươi, không khí rạo rực của ngày mới ở chốn làng quê. Trời chuyến dần về sáng cũng là lúc mọi người bắt đầu công việc. Người thì đi chợ, người đi cày ruộng, lão ăn mày cũng lên đường tiếp tục công việc của mình. Không khí xôn xao, náo nhiệt cả vùng quê. Từ láy “ t ấ p n ậ p” đã diễn tả đúng không khí của cuộc sống, sinh hoạt nơi làng quê khi ngày mới bắt đầu. Như vậy, bức tranh rạng đông được nhà thơ Ngô Văn Phú miêu tả chân thực, sinh động nhờ sử dụng từ địa phương “rong” (rong trâu), từ khẩu ngữ “cầy”, trợ từ “cũng”, từ ghép sắc thái hóa “sáng tinh mơ”, từ láy gợi hình, gợi cảm “mơ màng”...và từ thuộc trường nghĩa nông thôn: “cày vỡ”, “ruộng”, “con trâu”, “nón mê”, “đường làng”, “chợ”... Từ đó bài thơ cho thấy cái nhìn tinh vi của nhà thơ về con người, cảnh vật làng quê và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng tình quê đậm đà trong thơ Ngô Văn Phú.

3.1.2. Khắc họa và miêu tả phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân

Thơ Ngô Văn Phú giàu chất tự sự. Có những bài thơ như là kế, là giới thiệu về lễ hội, về phong tục tập quán hay một nét độc đáo trong sinh hoạt của con người vùng trung du Bắc bộ.

“Hội xuân mở trước sân đình

Gió đưa cánh pháo d ậ p d ề n h đầm sen Có con ếch nấp bò' bên

Tưởng hoa nhảy xuống, v ồ lên giấy điều”.

(Hội xuân)

Bài thơ bốn câu, vừa đượm sắc cổ thi, vừa tinh khôi, dân dã. Nhà thơ đã dùng nghệ thuật “tô mây, nẩy trăng”, thoáng nét mà sinh động, gợi mở. Cái hay của bài thơ là không nói gì về hội hè mà gợi ra một không khí của hội xuân.

“Hội xuân” như tên gọi là lễ hội diễn ra vào mùa xuân trước sân đình của làng. Hội xuân náo nhiệt, rộn ràng bởi sự giao hòa giữa con người và cảnh vật. Đó là hình ảnh cánh pháo đung đưa với âm thanh tưng bừng, đầm sen “ d ậ p d ề n h” trong gió. Từ láy tượng hình “dập dềnh” diễn tả trạng thái di chuyến nhẹ nhàng, đưa đi đưa lại của những cây sen trước gió thoảng. Chính không khí của hội xuân đã làm cho con ếch: “ T ư ở n g h o a n h ả y x u ố n g , v ồ l ê n g i ấ y đ i ể u ” . Động từ “vồ” mang sắc thái khẩu ngữ được sử dụng rất “đạt” khi diễn tả hành động của chú ếch. Nhà thơ đã lấy “cáiđộng” của cảnh

vật đế khắchọa “cáiđộng”, cái không khí tươi vui, nhộn nhịp của hội xuân.Cóthếnói đóchínhlà nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của tác giả.

“ H ộ i x u â n”, “ H ộ i l à n g ” , “ H ộ i c ờ n g ư ờ i”, “ H ộ i t ắ t đ è ĩ t”...mỗi hội với những nét đặc sắc riêng làm nên sự độc đáo, đa dạng trong văn hóa của vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Trong “ H ộ i t ắ t đ è n” , tác giả Ngô Văn Phú đã giới thiệu cho bạn đọc đặc trung của hội lễ. Hội lễ gồm phần lễ và phần hội. Phần hội diễn ra vào ban ngày và thực hiện các nghi thức cúng tế thần - những người anh hùng có công với đất nước. Song song với lễ cúng thần, dọc sân đình, đám hát quan họ cũng diễn ra. Nhà thơ sử dụng liên tiếp từ láy tượng thanh, từ láy chỉ tính chất kết hợp dẫn ca dao dân ca đế miêu tả giọng hát trong trẻo, luyến láy của các liền anh, liền chị. Thêm vào đó tác giả sử dụng từ cố “ngũ sắc”, “tráng sĩ’...đế diễn tả không khí linh thiêng, trang trọng của hội lễ.

“Những quả đồi nghiêng vát, sỏi đá ong, Cờ n g ũ s ắ c cắm đầy tám hướng!

Áo t r á n g s ĩ l u ớ t v è o theo trống trận Tiếng loa vang, quân t r ẩ y mấy cung đường

Và bên kia, đám hát dọc sân đình,

Giọng quan họ véo von, luyến láy

Lúc t a n t á c , mây trôi, bèo dạt Lúc h à o h o a ngồi tựa mạn thuyền. Đèn đuốc sáng bỗng tự dưng tắt phụt,

Tôi mới hiểu sức trai cần phải có!”

(Hội tắt đèn)

Ngoài phần lễ còn có phần hội thường diễn vào ban đêm với các trò chơi dân gian. Phần hội tạo cảm giác hứng khởi, thoải mái cho mọi người. Bài thơ vừa gợi nhớ cho chúng ta về ngày hội của làng quê, vừa là nguồn nhận thức mới với những ai chưa hiểu về hội lễ. Bằng cách sử dụng từ láy “tan tác”, “hào hoa”...; từ khấu ngữ: “ l ư ớ t v è o ” , “ t ự d ư n g ” , “ t ắ t p h ụ t ” . . . nhà thơ làm cho hội lễ hiện lên gần gũi với đời sống tinh thần người dân Bắc bộ.

Nhà thơ không chỉ giới thiệu cho độc giả về các hội lễ mà còn đưa họ trở về với những phong tục của người dân Việt Nam. Đó là tục xông đất ngày tết:

M ồ n g một tôi hay được mọi người Mời đi xông đất, chúc điều may

Áo lụa, khăn lam, quần t r ắ n g b ắ p Tay bưng lễ vật, bọc giấy điều

L ạ i được người thân vui đ ó n r ư ớ c Uống rượu đầu xuân say l â n g l â n g Dì tôi v ẫ n giữ thói quen cũ Mừng tuổi cho tôi một vạn đồng”.

(Xông đất)

Xông đất là tập tục của người dân Việt Nam mong năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn thịnh vượng, phát đạt, sức khỏe dồi dào...Bài thơ giúp chúng ta hiếu rõ hơn nét đặc sắc trong tục xông đất: mục đích, trang phục, cử chỉ, hành

động của người được mời và của chủ nhà trong ngày xông đất. Nhà thơ đã sử dụng từ ghép sắc thái hóa “ t r ắ n g b ố p ” đế miêu tả trang phục của người đi xông đất. Quần “trắng bốp” chứ không phải trắng dã, trắng phau phau. Đó sự lựa chọn ngôn từ một cách khéo léo của tác giả. Trong bài

thơ,

nhiều trợ từ:

“ l ạ i ” , “ v ẫ n ”

được Ngô Văn Phú sử dụng để nhấn mạnh sự lặp

lại, sự bền vững của những nét

độc đáo trong tục xông đất như chúc rượu, mừng tuổi. Như vậy tục xông đất hiện lên sinh động qua lớp từ láy “lâng lâng”, từ khấu ngữ “đón rước”, từ ghép sắc thái hóa và biến âm “mùng” đế tạo ra từ khấu ngữ “mồng”. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được vốn văn hóa sâu rộng và ý thức gìn giữ bản sắc văn học dân tộc của nhà thơ.

Ngô Văn Phú là nhà thơ tài năng. Tất cả những gì ông am hiếu, cảm nhận được ông đều có thể gửi vào những dòng thơ mộc mạc mà sâu lắng, đậm chất trừ tình. “C/zợ

n ú i ” là bức tranh thu nhỏ của người dân trong sinh hoạt được khắc họa chân thực, cảnh và người trong phiên chợ như hiện ra trước mắt người đọc. “Quán trọ l i ê u x i ê u vừa lợp vội Còn vương hương cuối của m ù a m à n g Chợ làng họp dưới ven chân núi M à

cũng xe, thuyền đậu x ố n x a n g . . .

Bóng núi ậ p vào t h ì chợ v ã n Hàng quà, quán nước vẫn còn đông,

C á i ông say rượu còn đang hát - Mình ở đâu đê t ớ trông...!”

ị Chợ núi)

Bài thơ khắc họa phiên chợ làng họp dưới ven chân núi từ sáng cho tới chiều tối. Người đi chợ tấp nập với đầy đủ các loại phương tiện: nào xe, nào thuyền... Kẻ bán người mua đi lại nhộn nhịp, xốn xang. Từ láy “ x o n x a n g ” , “liêu xiêu”, “mùa màng” diễn tả đúng cái khung cảnh và không khí của buổi chợ quê.

Trợ từ “mÀ” vừa nhấn mạnh vừa làm nối bật khung cảnh sinh hoạt của người dân quê trong phiên chợ. Chợ được họp dưới chân núi, đi lại khó khăn, vất vả nhưng không vì thế mà chợ vãn người, thưa thớt. Ngược lại, chợ vẫn đông vui, nhộn nhịp. Như vậy, ngay từ những câu thơ đầu, tác giả đã gợi cho chúng ta về một phiên chợ quê tấp nập, rộn rã. Chợ quê với những thứ dân dã: trà gừng, rau suối, gạo thóc, muối diêm, hoa quả vàng au...Từ ghép sắc thái hóa “ v à n g a u ” được nhà thơ sử dụng để miêu tả sắc màu của những hoa trái miền quê chín đậm, tự nhiên, hấp dẫn. Trong phiên chợ, có âm thanh của người đi chợ, tiếng nói, tiếng cười và cả tiếng hát của người đàn ông say rượu:

“ C á i ô n g s a y r ư ợ u c ò n đ a n g h á t / M ì n h ở đ â u r ồ i đ ê t ớ t r ô n g . . . ! ” . Ngô Văn Phú khắc họa hình ảnh người đàn ông say một cách hóm hỉnh bằng cách sử dụng từ chỉ loại “ c ả i ” và cách xưng hô thân mật “ m ì n h - t ớ ” . Sự xuất hiện của người đàn ông như hoàn thiện bức tranh chợ núi nhộn nhịp mà thanh bình của miền quê Ngô Văn Phú. Như vậy từ khấu ngữ “ập”, “vãn” và các từ láy, trợ từ, đại từ được nhà thơ sử dụng đạt hiệu quả cao khi miêu tả khung cảnh của buối chợ quê.

3.1.3. Khắc họa con người trong thơ

Con người trong thơ Ngô Văn Phú xuất hiện rất đông đảo nhưng họ không phải là những hồn thơ đã “ngả màu phố huyện” như trong thơ Nguyễn Bính. Con người nơi đây mang những nét đặc trưng của vùng đất trung du Bắc bộ “se sắt màu gạch, hanh heo gió

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ (Trang 33 -45 )

×