Sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ ngô văn phú (Trang 27 - 33)

- Biến thanh điệu (“nào” thành “nao”)

2.2.4.Sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ

B ây gi ò’ người của một thời nay đâu?”

2.2.4.Sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ

Trong thơ của mình, Ngô Văn Phú đã sử dụng rất nhiều từ láy và khai thác triệt đế hiệu quả của chúng. Chúng tôi thống kê được 150 phiếu (chiếm 37,5%) nhà thơ sử dụng từ láy mang màu sắc khấu ngữ. Như vậy từ láy mang màu sắc khấu ngữ được tác giả sử dụng với số lượng rất lớn. Chúng tôi chia từ láy thành các tiếu loại sau:

* Từ lảy tượng thanh

Từ láy tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh, là sự sao lại toàn bộ hay gần như toàn bộ những âm thanh của tự nhiên, của cuộc sống.Từ láy tượng thanh vừa gợi hình vừa gợi nhạc.

“Trời lóe sáng, ầ m ầ m sấm chớp Mưa đầu năm tươi tốt mọi cây cành”.

(Mưa rào bất chợt)

“ Được mấy cái que rào Quắn lưng kêu ăng ắng”.

(Cún con)

“Những mặt chữ điền vai áo vá

Giành nhau nói trạng, chuyện r â m r a n ” .

(Nói trạng)

C ó thế nói từ láy tượng thanh được tác giả sử dụng nhiều trong thơ của mình nhưng chủ yếu là những bài thơ miêu tả về thiên nhiên và con người. Đó là âm thanh của thiên nhiên, của cuộc sống hay chính là âm thanh của lòng người, của tiếng lòng nhà thơ trước vẻ đẹp của cảnh vật và con người vùng trung du Bắc bộ.

* Từ láy tượng hình

‘7/m/ỉ” là do ý nghĩa của từ tạo thành. Từ láy tượng hình được nhiều nghệ sĩ sử dụng trong sáng tác. Nó vừa làm sự vật hiện tượng hiện ra có đường nét, giới hạn, hình khối trong không gian, vừa tạo sự liên tưởng trong quá trình tiếp nhận, cảm thụ tác phấm của độc giả. Từ láy tạo hình góp phần tích cực trong việc tạo hình nghệ thuật. Đặc biệt là trong thơ ca.

“Cống làng mấp mô còn mấy bậc Cửa tò vò, sát mái rêu phong”.

(Công lủng)

“Họ già nhanh , tôi cũng không ngờ Họ lo lắng, lưng còng, l ụ k h ụ ” .

(Tôi làm thơ vê nông dân)

Các từ láy “ m ấ p m ô ” , “ l ụ k h ụ” gợi trong lòng độc giả nhiều liên tưởng.

“ M ấ p m ô ” gợi sự khấp khểnh, không bằng phẳng, có nhiều mô nhở nối lên trên bề mặt. Cách sử dụng từ láy tượng hình “raứ/7 m ô” cho thấy cái nhìn tinh vi của tác giả khi viết về cống làng. Nhà thơ Ngô Văn Phú không những dùng từ láy tượng hình đế miêu tả về cảnh vật làng quê mà còn sử dụng đế khắc họa hình ảnh con người nơi đây, đặc biệt là người nông dân chân lấm tay bùn vì vất vả, lam lũ mà “ l ư n g c ò n g , l ụ k h ụ

* Từ láy ba, láy tư độc đáo

Những từ láy ba, láy tư là những từ láy mà hình vị láy được lặp lại ba hoặc bốn lần phụ âm đầu hoặc vần. Những từ láy như vậy thường được tác giả sử dụng vào tác phấm với mục đích nhấn mạnh hoặc châm biếm. Những từ láy này thường mang lại hiệu quả nghệ thuật và giá trị biếu cảm cao.

“Vợ chết n g ơ n g ơ , n g á c n g á c Thơ thẩn như ma lạc mồ”.

(Vị tướng)

“Thậm thà, thậm thụt

Ăn vụng như ranh”.

(Chuột nhắt)

Như vậy các từ láy ba, láy tư được tác giả tách đôi, sử dụng một cách linh hoạt nhằm nhấn mạnh trạng thái, tâm trạng con người hoặc đặc điếm sinh học của loài vật giúp các em nhỏ dễ dàng nhận biết về chúng.

2.2.5. Vận dụng thành ngũ'

Trong 400 phiếu mà chúng tôi khảo sát qua “Tuyến tập thơ Ngô Văn Phú”, có 29 phiếu (chiếm 7,25%) nhà thơ vận dụng thành ngữ. Nhà thơ khéo léo chọn lựa thành ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, từ đó vận dụng đế nói về con người, thiên nhiên, sản xuất, nhân sinh quan hay về quan hệ xã hội. Thành ngữ cũng được nhà thơ sử dụng để viết về tình yêu hay nói về người nông dân ở mảng thơ đồng quê. Nhà tho’ đã đảo trật tự các từ trong câu thành ngữ khi đưa vào bài thơ của mình.

“Ai đã biết một màu hoa, mùa lúa Đố mồ hôi s ư ơ n g n ắ n g m ộ t h a i..

(Thơ thân với cánh đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thơ tình, thành ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình đế khắng định tình yêu bền vững, thủy chung của cô gái dù cuộc đời có nhiều sóng gió, trắc trở. “Neu anh là của em ba chìm bảy nổi Dù lộn kiếp mấy lần Em cũng quay trở lại”.

ịEm sẽ quay trở lại)

2.2.6. Vận dụng tục ngữ

Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, Vũ Ngọc Phan đã định nghĩa

về tục ngừ như sau: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiêm, một lí luận, có khi là một sự phê phán ” [10, 37 ].

Qua khảo sát các bài thơ của Ngô Văn Phú, chúng tôi thống kê được 7 phiếu (chiếm 1,75%) nhà thơ vận dụng tục ngữ. Có thế nhận thấy rằng tục ngữ được nhà thơ vận dụng chủ yếu đế nói về con người, về lao động sản xuất.

“Cái tĩnh càng trêu ngươi cái động C ủ a c h u a , g á i d ở , T h ị M ầ u ơ i ” .

(Thị Mầu lên chùa)

Nhà thơ đã vận dụng câu thành ngữ : “ G á i d ở t h è m c ủ a c h u a” đế góp phần làm noi bật tĩnh lắng lơ của Thị Mau. Ö đây tác giả không vận dụng nguyên xi câu tục ngữ mà lấy ý đế miêu tả nhân vật. Đây chính là sự sáng tạo thế hiện dấu ấn riêng của nhà thơ.

Nhà thơ đã vận dụng thành ngữ đế nói lên kinh nghiệm của người dân về lao động, sản xuất, về thiên nhiên, thời tiết :

“Tháng năm, còn gió bấc, lạ chưa Thời tiết nhắc những điều kín đáo

Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quả

Câu cửa miệng là câu khoe gặt hái Lúa tạ tư là lúa tự ta...”.

(Thảng năm, mùa gặt)

“Tháng mưa rào đỏ mái ngói nhà ta Ti ế n g ế c h k ê u b ồ i h ồ i r u ộ n g n ư ớ c Bầy cá rô vượt bờ ao rạch ngược Bồn chồn tiếng quốc gọi sang hè”.

(Tháng tư)

Trong bài “Tháng tư”, nhà thơ đã mượn ý từ câu tục ngữ dân gian: “ Ế c h k ê u u ô m u ô m , a o c h u ô m đ ầ y n ư ớ c ” đế nói về đặc điếm thiên nhiên, khí trời vào tháng tư.

2.2.7. Vận dụng ca dao

Qua quá trình khảo sát, thống kê, chúng tôi thu được 19 phiếu (chiếm 4,75%) trong tổng số 400 phiếu điều tra. Trong các bài thơ, nhà thơ Ngô Văn Phú mượn lời, mượn ý hoặc vận dụng phương thức biếu đạt của ca dao làm cho câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển mà chuyển tải được nội dung sâu sắc đến độc

“ Em nói:

Nắng thường gắt lại có kỳ nắng đẹp Mùa hạ trắng trời còn tầm tã mưa ngâu Đời con gái mười hai bến nước Lênh đênh, thuyền biết đậu nơi đâu?”

(Mười hai bến nước)

Ở bài thơ này, nhà thơ đã nói về số phận lênh đênh, bấp bênh của người phụ nữ bằng cách mượn ý từ câu ca dao:

“Lênh đênh một chiếc thuyền tình

Mười hai bến nước, biết gửi mình vào đâu”.

Một điều dễ nhận thấy là Ngô Văn Phú chủ yếu mượn ý của ca dao và đưa vào thơ làm cho nội dung trữ tình sâu sắc hơn.

“Những là chín nhớ mười thương Những là con nhện giăng mùng vương tơ Hội làng tỉnh tỉnh mơ mơ Ra về một mối tình hờ cũng không”.

(Chín nhớ mười thương)

Bài thơ nói về nỗi nhớ mong, chờ đợi mòn mỏi trong tình yêu và nó được thể hiện rất kín đáo qua bài ca dao:

“Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lăn, trông sao sao mờ Buồn trông con nhện giăng tơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mỗi ai?

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi, sao hời nhớ ai sao mờ?”

Ngoài mượn ý, tác giả còn mượn cách nói quen thuộc, cách ví von trong ca dao: “ước gì”, “trên trời”, “như thể”, “như”.

“ ư ớ c g ì em phải lòng anh

Để trung du với đồng bằng gần nhau”.

(Đong bằng)

“ Tr ê n t r ò i mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Những cô má đỏ hây hây Đội bông n h ư t h ế đội mây về làng”.

(Mây và bỏng)

“ Ư ớ c g ì” là mô tip, cách mở đầu quen thuộc ca dao tình yêu đôi lứa: “Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm đế chàng sang chơi.”

* Tiểu kết:

Quá trình khảo sát lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại được sử dụng trong “Tuyển tập thơ Ngô Văn Phú” cho thấy từ láy mang màu sắc khẩu ngữ được nhà thơ sử

dụng nhiều nhất (150 phiếu - chiếm 37,5%) và thứ hai là sử dụng ngữ khí từ, trợ từ, thán từ với số lượng là 104 phiếu (chiếm 26%). Đây là một dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc định hướng tiếp cận nội dung tư tưởng một bài thơ. Nó làm cho đối tượng, sự vật, con người và cảnh vật trong thơ hiện lên cụ thể, chân thực, giàu màu sắc, tác động đến sự liên tưởng và nhận thức của bạn đọc. Ngoài ra việc lựa chọn, sử dụng từ láy, thán từ, đại từ...còn thể hiện được nguồn cảm hứng dạt dào, sự cảm nhận tinh tế và những rung động sâu sắc trong tâm hồn thơ đồng nội Ngô Văn Phú. Bên cạnh đó việc sử dụng ở

mức độ đáng kể của từ khấu ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao làm cho thơ Ngô Văn Phú gần gũi, mộc mạc, dân dã cả về nội dung trữ tình lẫn hình thức ngôn từ.

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA VIỆC sử DỤNG LỚP TỪ, NGŨ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NGÔ VĂN PHÚ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ ngô văn phú (Trang 27 - 33)