LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hiệu quá sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn khuyến, Tú Xương
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
HÀ THỊ KIM THOA
HIỆU QUÁ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỌI THOẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CUA HO XUAN HUONG, NGUYEN KHUYEN, TU XUONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
HÀ THỊ KIM THOA
HIỆU QUÁ SỬ DỤNG LỚP TỪ, NGỮ THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
CUA HO XUAN HUONG, NGUYEN KHUYEN, TU XUONG
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học ThS, GVC LÊ KIM NHUNG
HÀ NỘI - 2013
Trang 3LỜI CÁM ƠN!
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tâm và chu đáo của cô giáo Lê Kim Nhung - Tổ Ngôn ngữ, nhận được sự quan tâm động viên khích lệ của các thấy cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận được hoàn thành vào ngày 10 tháng 5 năm 2013
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Nhung cùng toàn thể các thay cô giáo trong khoa đã giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này
Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên đề tài khó tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thấy cô cùng bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Hà Thị Kim Thoa
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hiệu quá sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương, Nguyễn khuyến, Tú Xương” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Hà Thị Kim Thoa
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Võ Bình, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1983), Phong cách học và đặc
điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H
2 Bùi Hạnh Cần, Bích Hằng, Việt Anh (2001), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, H
3 Nguyễn Đình Chú (2000), Văn học 70, Nxb Giáo dục
4 Xuân Diệu (1983), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học
5 Đinh Gia Khánh (1983), Lời giới thiệu trong thơ văn Nguyễn Binh Khiêm, Nxb Văn học
6 Đinh Trọng Lạc (2002), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục
7 Nhóm trí thức Việt (1992), Nguyễn Khuyến thơ và đời, Nxb Khoa học Xã
hội, H
8 Vũ Ngọc Phan (2003), Tuc ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Văn học
9 Hoàng Phê (2000), 7ờ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng (Trung tâm Từ điển
Trang 6MỤC LỤC
l5 ngccIạađidađađaaia 1
2 Lịch sử vấn đề .2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên ctu eee eee eee e eee e cece cece esse eens 6
5 Phương pháp nghiên cứu - << << << <++ 6
)¡909)0) c0 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN . c555cccc2Ettetrtrrrrrrrrrrrirrrire 7
1.1 Phong cách ngôn ngữ hội thoại - -<-+ 7 1.1.1 Định nghĩa phong cách hộthoại - 7
1.1.2 Đặc trưng của phong cách hội thoại 7
chu MAÀ3 7 1.1.2.2 Tính cụ thỂ - k1 TH Hi HH Hành 7
1.1.2.3 Tính cảm XÚC - - Ăn SH nh nh nhe 7 1.1.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại 8 1.1.3.1 Cách thức sử dụng từ ngữ - cà se 8 1.1.3.2 Cách thức sử dụng câu cà 8 1.1.3.3 Cách thức sử dụng biện pháp tu từ -. - 9 1.2 Từ khẩu ngữ - -LL c2 1221112222212 11111 TH TH TT SkKkk xxx 1x re 9
1.2.1 Khái niệm ch nh kh nà he 9
1.2.2 Đặc điỂm L- LH TH HH Hệ 9
1.2.4 Hiệu quả sử dụng từ khẩu ngữ +s c<-csee 12 1.3 Thơ Nôm Đường luật -c-c<SS +2 13
1.3.1 Khái niệm -. CS nh nh nh kh 13
1.3.2 Đặc điểm TS TT TH HH HS HS ng nen nh ra 14
Trang 71.3.3 Bán chất Lcc TT TH ST TH n TT TT yên 15 CHUONG II: PHAN TICH HIEU QUA SỬ DỰNG LỚP TỪ, NGỮ THUOC
PHONG CACH HOI THOAI TRONG THO NOM DUONG LUAT CUA HO
2.1 Kết quả khảo sát thống kê, phân loại c c2 << << <s+s 17 2.2 Phân tích kết quả khảo sát thống kê, phân loại - - 19 2.2.1 Sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoai trong thơ Nôm Đường luật - -c nhi 19
2.2.1.1 Sử dụng từ khẩu ngữ chen ưe 19
2.2.1.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao 37 2.2.2 Phong cách tác giả trong việc sử dụng từ ngữ của phong cách hội
2.2.2.1 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương 55-2522-2222 2 222251 47 2.2.2.2 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến 22211111 re ea 50 2.2.2.3 Đặc điểm sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm của TÚ Xương -.«c«cc<ccseeeeeeeeeee 4
420005 015 Ầ -
Trang 8MO DAU
1 Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có một vị trí quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương diện: thực tiễn sáng tác và ÿ nghĩa lí luận Thơ
Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu vừa độc đáo Tiêu biểu ở
chỗ nó phản ánh những điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu
tiếp nhận văn học Độc đáo bởi tuy mô phỏng thê thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí đáng kế bên cạnh các thể thơ dân tộc Làm nên giá trị to lớn của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam bên cạnh hệ thống đề tài, chủ thể,
hình tượng nghệ thuật phải kế đến hệ thống ngôn ngữ Hệ thống ngôn ngữ dân
tộc và ngôn ngữ đời sống được các tác giá Đường luật Nôm tiêu biểu từ Nguyễn Trãi đến Tú Xương, Nguyễn Khuyễn sử dụng với tần số khá cao góp phần “Thể hiện một cách trực tiếp, cụ thể sinh động hiện thực cuộc sống và tâm trạng đặc biệt dân tộc và dân dã”
Chính vi thé, việc nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật có 7 nghĩa quan trọng trong việc đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm, đồng thời góp phần khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng của mỗi tác gia văn học
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật Bạn đọc biết đến Hồ Xuân Hương với cái tên xứng đáng: “Bà chúa thơ Nôm”, “Nhà thơ dòng Việt độc đáo đến hai lần” [10] Bạn đọc cũng biết đến tài năng và nhân cách của Nguyễn Khuyến - vị Tam
Nguyên làng Yên Đổ với mệnh danh “Nhà thơ trào phúng, nhà thơ của dân
tình, làng cảnh Việt Nam” Người ta còn biết đến tên tuổi của Tú Xương
Trang 9-“Bậc thần thơ thánh chữ” mà ẩn sau ngôn từ của ông là nụ cười sắc sảo mạnh
mẽ, mở đầu cho dòng hiện thực trào phúng
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương là những tác giá quen thuộc trong chương trình phổ thông với số lượng tác phẩm được giảng dạy khá nhiều Vì vậy, tìm hiểu hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoai trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyén, Tú Xương không chỉ góp phần khẳng định tài năng độc đáo của các
nhà thơ này mà còn cần thiết cho việc chuẩn bị, tích lũy kiến thức cho việc
giảng dạy văn học và tiếng Việt ở trường phô thông
Truyền đạt tới học sinh cái hay cái đẹp từ sản phẩm của nghệ thuật ngôn từ, từ đó giáo dục nhân cách cho các em là công việc thường xuyên của người giáo viên dạy Văn Muốn làm được điều đó chúng ta phải nắm chắc và
sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt, đồng thời cần hiểu được sự “Vận động của ngôn ngữ trong những tác phẩm văn chương ở những bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ”
Từ những ý nghĩa lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hiệu quá sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyễn, Tú Xương
Trang 10điểm như: giá trị biểu cảm cao, tính ấn dụ có thể cảm nhận được bằng trực giác, tính đa dạng của các biến thể và trong từ vựng khâu ngữ có thành phần nghĩa đánh giá
Trong Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 2/1998 có bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” của tác giả Chu Thị Thanh Tâm Sau quá trình tập hợp những định nghĩa từ các từ điền giải thích, tác giả rút ra mấy ý về định nghĩa tiếng lóng Tiếng lóng là một từ ngữ thông tục, không mang tính truyền thống Nó là cách nói tỉnh lược và là thứ ngôn ngữ dùng để trêu đùa, vui vẻ, hoặc bí mật
Đặc biệt cuốn Phong cách học tiếng Việt do Định Trọng Lạc (chủ biên), Nxb Giáo dục 2002 (tái bản) đã trình bày rất khoa học và dễ hiểu về
đặc điểm cũng như hiệu quả sử dụng của lớp từ ngữ thuộc phong cách hội
thoại Chúng tôi sẽ chủ yếu dựa vào quan điểm nghiên cứu trong cuốn sách
này làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài
Như vậy, các tác giả các nhà nghiên cứu đã bước đầu tìm hiểu về các lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại Song, hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét, đều mới chỉ khai thác ở khía cạnh này hay khác, mang tính đơn lẻ chứ chưa có cái nhìn tổng quát và có cách phân tích khoa học về vấn đề được nêu
* Nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật nói chung và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương nói riêng, các nhà nghiên cứu đã khai thác ở những khía cạnh sau:
Tác giả Hà Như Chỉ khi xem xét về nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân
Hương đã đưa ra nhận định “ Thơ Hồ Xuân Hương thoát ra ngoài khuôn
sáo, không dùng điển cố Hán văn, lời thơ có khi đặt Nôm mà lại thường
dùng” [10].
Trang 11Giáo sư Nguyễn Lộc khi nhận xét về “Phong cách thơ Hồ Xuân Hương” đã cho rằng: “ Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ không ai giản dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương Ngôn ngữ Xuân Hương không khác gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ Có thể nói ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương là một ngôn ngữ thuần túy Việt Nam những yếu tố ca đao, tục ngữ được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên” [10]
Trong bài viết “Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương” của tác giả Nguyễn
Hồng Phong khi xem xét về “Nghệ thuật thơ Xuân Hương” cũng khẳng định
rằng : “ Ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao, ngay
cả cách nói của Xuân Hương, lối so sánh, ví von cũng là cách nói của nhân dân qua tục ngữ, ca dao ” [10]
Khi nhận xét về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn
Khuyễn tác giả Nguyễn Phương Chỉ đã viết: “ Ông có ý thức đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày, đưa ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ vào thơ làm cho một số bài thơ trở nên gần gũi có một sức sống mới” [7]
Đánh giá về ngôn ngữ thơ Tú Xương, tác giả Nguyễn Đình Chú nhận
định: “Ngôn ngữ thơ của Tú Xương là ngôn ngữ lấy từ cuộc sống bình thường, trần trụi từ khẩu ngữ dân gian” [5]
Tác giả Nguyễn Văn Hoàn trong “Nhà thơ Trần Tế Xương” cũng khẳng định “Sức mạnh của thơ Tú Xương còn ở tài sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ thơ văn Tú Xương đã bắt nguồn từ ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ của
ca dao, tục ngữ Tú Xương rất khéo nhồi nhuyễn tục ngữ, thành ngữ và hiện
tượng thơ ca dân gian vào trong thơ mình” [II]
Xuân Diệu đưa ra một kết luận khác: “Tú Xương đã viết một giọng văn kín đáo, hai nghĩa vì như thế tiện lợi hơn” [4]
Trang 12tính chất khẩu ngữ, dân dã của thơ Nôm Đường luật Biểu hiện cao nhất của tính chất ngôn ngữ ấy là việc học tập, tiếp thu lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân thông qua việc vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao để khéo léo đưa vào trong thơ
Từ những định hướng về cơ sở lí luận có tính gợi mở như trên của
những người đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cúa đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần khẳng định hiệu quả nghệ thuật khi sử dụng một cách sáng tạo các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của ba tác giả lớn thời Trung đại đồng thời góp thêm tiếng nói khẳng định phong cách cá nhân độc đáo, sáng tạo của
ba nhà thơ trên
Bên cạnh đó, chúng tôi còn hướng tới mục đích củng cố và vận dụng những kiến thức về ngữ dụng, phong cách học để nghiên cứu một vấn đề cụ thể của tiếng Việt
Mặt khác, đề tài còn là tư liệu đề giúp chúng tôi trong việc nghiên cứu, học tập về thơ Nôm Đường luật Đồng thời góp phần vào việc bồi dưỡng cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ thơ Đường luật Nôm Từ đó, đề tài có thể là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy văn học và tiếng Việt ở nhà trường phô thông sau này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, dé tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Thống kê, phân loại các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật cuả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
Trang 13- Phân tích, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng của các từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại thông qua các ngữ liệu Từ đó rút ra những kết luận cần thiết
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại của các bài thơ trong ba tập thơ sau:
- Nguyễn Khuyến thơ và đời, Nxb Văn học
- Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học
- Thơ văn Trần Tế Xương, Kiều Văn (biên soạn), Nxb Đồng Nai
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tông hợp
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Phong cách ngôn ngữ hội thoại
1.1.1 Định nghĩa phong cách hội thoại
Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đình Trọng Lạc đã khẳng định: Phong cách hội thoại (hay còn có tên gợi khác là phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách khẩu ngữ) là khuôn mẫu thích hợp dé xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện “vai” của nhân vật tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày [6, 122]
1.1.2 Đặc trưng của phong cách hội thoại
1.1.2.1 Tính cá thể
Tính cá thể của phong cách hội thoại thể hiện ở vẻ riêng của ngôn ngữ mỗi người khi trao đối, trò chuyện, tâm sự với người khác Chẳng hạn có người nói từ tốn, khoan thai, nghiêm túc, chính xác, có người nói hấp tấp, vội vàng, đại khái, qua loa, có người thích nói “Hai năm rõ mười” thắng băng, có người chuộng cách nói bóng bẩy, tế nhị
1.1.2.2 Tính cụ thể
Tính cụ thể là đặc điểm nỗi bật của phong cách hội thoại “Phong cách
sinh hoạt hàng ngày tránh lối nói trừu tượng, chung chung, thích lối nói cụ thé, nỗi bật làm cho sự vật không phải chỉ được gọi tên mà còn được hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ nét Tính cụ thể đã làm cho sự giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng, nhanh chóng, ngay trong trường hợp phải đề cập đến những vấn đề trừu tượng” [6, 128]
1.1.2.3 Tính cảm xúc
Tính cảm xúc gắn chặt với tính cụ thể: “Phong cách sinh hoạt hàng ngày được sử dụng trong đời sống thực vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú, đa dạng của con người Vì vậy,
Trang 15lời nói trong phong cách này cũng mang đến tính cảm xúc tự nhiên Chính
ngôn ngữ trong phong cách hội thoại đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu
từ là cái nguồn vô tận đã tạo nên một nền van hoc dep dé ” [6, 129]
1.1.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách hội thoại
1.1.3.1 Cách thức sử dụng từ ngữ
Đặc điểm nỗi bật trong sử dụng từ ngữ của phong cách hội thoại là sử
từ khẩu ngữ Đó là những từ ngữ mang tính cụ thé, giàu hình ảnh và màu sắc cảm xúc Đáng lẽ nói: “đánh đau” thì nói: “xé xác, chẻ xác, lột xác, đánh sặc tiết, thượng căng chân hạ cắng tay ”
Phong cách hội thoại sử dụng nhiều ngữ khí từ, trợ từ, thán từ, tình thái
từ đề thực hiện chức năng tạo tiếp như: đấy, nhé, nhỉ, thôi, thế thôi, ôi, ơi,,
Ví dụ: Anh sắp đi đâu đáy? (Đề hỏi người đang ở trước mặt)
Eo di! Con ran to quá! (Chỉ sự ngạc nhiên nhưng thường có ý trách mắng hay ghê tởm)
Phong cách hội thoại còn sử dụng các từ láy mang màu sắc khẩu ngữ
“Và vì vậy đã sinh ra những từ láy giàu sắc thái cụ thể, gợi hình, goi cam Lay vần có tác dụng gợi cảm rất mạnh: loanh quanh, lững thững Láy âm hoàn toàn có giá trị gợi cảm, nhấn mạnh y: sé sé, rau rầu Những từ bốn âm tiết láy âm có tác dụng nhắn mạnh và châm biếm: ngớ nga ngớ ngắn, dung da
dung đỉnh [6, 133]
Bên cạnh đó, phong cách hội thoại cũng thường sử dụng cách nói vận dụng thành ngữ, tục ngữ (Vẽ đường cho hươu chạy, mượn gió bẻ măng ) hay cách nói tắt (“Cửa hàng bách hóa tổng hợp” có thể nói tắt thành “Bách hóa tông hợp”)
1.1.3.2 Cách thức sử dụng câu
Trang 16Phong cách hội thoại có những kết cấu cú pháp riêng mà các phong cách khác thường ít dùng
+ Dùng “đã lại” thay cho “không những - mà còn”
+ Dùng kết cấu: “động từ - gì mà - động từ” biểu thị thái độ phủ định + Dùng kết cấu “có thì” để nhấn mạnh
+ Dùng câu hỏi để phủ định
+ Chọn cách nói cụ thể hơn trong hai cách nói đồng nghĩa
1.1.3.3 Cách thức sử dụng biện pháp tu từ
Phong cách hội thoại hay dùng ví von, so sánh để lời nói có hình ảnh
Ví dụ, gọi người thì dùng tên gọi có khả năng gợi ra những hình ảnh, những
đặc điểm cụ thẻ, riêng biệt thường có ở một người: lão Tư râu, ông Hai lùn,
1.2.2 Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của từ khâu ngữ là “Tính miêu tả chỉ tiết và cụ thé
Chúng biểu thị một cách cụ thể và chỉ tiết những sự vật, tính chất hành động từ khẩu ngữ tiếng Việt rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm”
[1, 133].
Trang 17Ví dụ: So sánh từ khẩu ngữ với các từ ngữ khác có nghĩa tương đương
ta sẽ thấy rõ sự khác biệt về tính hình ảnh và tính biểu cảm
Chẳng hạn: nỏ môm / nói nhiều
1.2.3.1 Thêm yếu tổ
Nguyên tắc cầu tạo chung của cách này là người ta thêm yếu tố vào đơn
vị nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới là từ khâu ngữ Theo
nguyên tắc chung này ta có 4 kiểu:
Kiểu I Mẫu: ngon thêm ơ thành ngon ơ
Ví dụ: móc thêm (hếch thành móc théch
trắng thêm đã thành trắng dã
Kiểu 2 Mẫu: xe thêm pháo thành xe pháo
Ví dụ: đánh thêm đấm thành đánh đấm
cân thêm kéo thành cân kéo
Kiểu 3 Mẫu: đàn ông lặp lại bộ phận thành đàn ông đàn ang
Vi du: con gái lặp lại bộ phận thành con gái con đứa
ăn cấp lặp lại bộ phận thành ăn cắp ăn nảy
Kiểu 4 Mẫu: lo thêm méo mặt thành lo méo mặt
Ví dụ: ngần thêm /ỏ fe thành ngẩn tò te
chạy thêm long toc gay thành chạy long toc gáy
Trong 4 kiều mẫu trên ta thấy:
Trang 18Yếu tố 1 (ngon, xe, đàn ông,lo) nguyên là từ đa phong cách không mang tính miêu tả cụ thê
Yếu tổ 2 (ngon ơ, xe pháo, đàn ông đàn ang, lo méo mặt) thêm vào vốn không có nghĩa khi đứng riêng, vốn không phải là một từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ khâu ngữ, mang tính miêu tả
cụ thể, giàu sắc thái biểu cảm
1.2.3.2 Bot yếu tổ
Ngyên tắc cầu tạo của cách này là rút bớt yếu tô ở đơn vị nguyên là từ
đa phong cách đề tạo thành đơn vị từ khẩu ngữ Cách này chỉ có một kiểu:
Mẫu: nhân khẩu rút bớt nhân thành khẩu
Vị dụ: phê bình bớt bình thành phê
Thuyết phục bớt thuyết thành phục
Cách cấu tạo này do khuynh hướng nói tắt, tỉnh lược thành tổ của phong cách khâu ngữ tự nhiên tiếng Việt chi phối Đơn vị mới tuy không có sắc thái biểu cảm nhưng vẫn là từ khẩu ngữ, sắc thái ÿ nghĩa có phần cụ thể
1.2.3.3 Biến yếu tổ
Nguyên tắc cấu tạo chung của cách này là biến yếu tố ở các đơn vị
nguyên là từ đa phong cách để tạo nên đơn vị mới: từ khẩu ngữ
Tùy theo yếu tổ bị biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa mà chia ra ba kiểu cấu tạo sau đây:
Kiểu I: biễn âm
Mẫu: vấn biến âm thành vưỡn
hăm mươi bảy biễn âm thành hăm bảy
Cách thức biến âm có thê là:
Bớt phụ âm đầu:
Ví dụ: khói thành đi
tắt thàn tuốt
11
Trang 19Đồng hóa dị âm:
Vi du: ba mươi hai thành thành băm hai
Kiểu 2: biến nghĩa
Mẫu: chơi (chơi bóng) biến nghĩa thành choi (mot vd)
nén (dat, đá) biến nghĩa thành nện (cho một trận)
Kiểu cấu tạo này có sức sinh sản lớn so với các kiểu khác Hiện nay các
từ khâu ngữ mới được cấu tạo chủ yếu theo cách này
Kiểu 3: chuyên nghĩa
Mẫu: ngay lưng biểu thị /ười (chuyên nghĩa theo cách hoán dụ)
níu áo biêu thị cản trở ( chuyển nghĩa theo cách an du)
1.2.3.4 Dùng yếu tổ không lí do
Ở đây ta thấy có một số đơn vị mặc nhiên được xem là từ khẩu ngữ, không cắt nghĩa được nguyên nhân cấu tạo, tương tự như các từ không có lí
do khác
Cách cấu tạo này gồm có:
Các từ khâu ngữ: béng, quách, phứa, cút, chuỗn
Các quán ngữ khẩu ngữ: của đáng tội, chết nổi
Từ khẩu ngữ kiểu này được cấu tạo bằng những yếu tố mang tính hình ảnh, sinh động, cụ thé Nghia cua tir khẩu ngữ được hình thành nhờ quy luật chuyền nghĩa (Ấn dụ và hoán dụ)
Việc chỉ ra đặc điểm cấu tạo hình thức và cấu tạo nội dung của các kiểu
từ khâu ngữ tiếng Việt nói trên sẽ giúp ta có căn cứ khách quan dé xác định từ khẩu ngữ tiếng Việt ở trong thực tế
1.2.4 Hiệu quả sử dụng từ khẩu ngữ
Từ khẩu ngữ tiếng Việt không chỉ cần thiết cho nhu cầu nói năng thân
mật hàng ngày mà còn rất cần thiết cho sáng tác văn học
Trang 20Trong nhu cầu nói năng thân mật hàng ngày, “Con người luôn tiếp xúc thắng với mọi mặt cụ thé, sinh động của cuộc sống Con người muốn bày tỏ tức khắc những phản ứng ít nhiều ở dạng cảm tính của mình từ khẩu ngữ tiếng Việt giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm xuất hiện chính là để đáp ứng nhu cầu diễn đạt nói trên Nói năng sinh hoạt hàng ngày mà thiếu từ khẩu ngữ thì sự diễn đạt sẽ trở nên sơ lược, tẻ nhạt, sẽ chỉ còn lại là một hoạt động đưa tin - nhận tin thuần túy không kèm theo một chút thái độ bình giá nào, bởi vì mọi chỉ tiết sinh động sống thực đã bị tước bỏ”[1, 138]
Trong sáng tác văn học, “Về cơ bản từ khâu ngữ là những từ thuần Việt, rất giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm, đó là những từ luôn gắn chặt VỚI cuộc sống sôi nổi, sinh động Cho nên từ khẩu ngữ tiếng Việt thuộc loại công cụ lợi hại nhất để nhà văn có thể miêu tả, tái tạo được cuộc sống thực trong tác phẩm” [1, 138] Từ khẩu ngữ giúp các nhà văn miêu tả sự vật sinh động và chân thực hơn “Nếu như trong văn, từ là cái quan trọng nhất (Phạm Văn Đồng), nếu như trong văn, từ là cái bộ quần áo của sự kiện (Gorki) thì
trong vốn từ ngữ của một nhà văn, từ khẩu ngữ là thành phần cơ bản nhất,
nòng cốt nhất Vốn từ ngữ phong phú và tài nghệ sử dụng từ ngữ của nhà văn thể hiện một cách tập trung và rõ nét ở từ khâu ngữ Nhà văn nào cũng quan tâm trau đổi vốn từ nhưng trước nhất là vốn từ khẩu ngữ của dân chúng Như thế đứng về mặt bình giá ngôn ngữ nhà văn thì vốn từ khẩu ngữ và khả năng
sử dụng, từ khẩu ngữ được xem như một tiêu chuẩn đánh giá Những nhà văn
có tài phải là những nhà văn vừa biết sử dụng vừa biết sáng tạo từ khâu ngữ theo những cách của nó
1.3 Thơ Nôm Đường luật
1.3.1 Khái niệm
Thơ Nôm Đường luật bắt nguồn từ thể thơ Đường ở Trung Quốc, được sáng tác theo kết cấu số câu, số chữ như ở thơ Đường luật Trung Quốc “Đó
13
Trang 21là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thê Đường luật (gồm cả những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những bài theo thể Đường luật phá cách - những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn”[14]
1.3.2 Đặc điểm
Văn học Trung đại là tên gọi cho văn học Việt Nam giai đoạn từ thé ki
X đến hết thé ki XIX, giai đoạn văn hoc ton tại và phát triển trong khuôn khổ
xã hội và văn hóa phong kiến Trải qua các giai đoạn phát triển, văn học thời
kì này mang những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức
Xét riêng về mặt hình thức, đặc điểm nỗi bật và bao trùm của văn học Việt Nam thời Trung đại là tĩnh mẫu mực và qui phạm “ Tính qui phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rat coi trong muc dich giao huấn của văn học, ở
tập quán tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ theo những kiểu mẫu
nghệ thuật đã có sẵn, đã thành công thức Tính qui phạm thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất ở cách sử dụng thi liệu, văn liệu đã thành những mô típ quen
thuộc Nói đến cây thì thường là tùng, cúc, trúc, mai Nói đến con vật thì
thường là long, li, qui, phượng Nói đến người là ngư, tiều, canh, mục Nói đến mùa xuân thì không quên hoa đảo, chim én Nói đến mùa thu thì phải có sương, lá ngô đồng rụng Tả chàng trai thì phải có mày râu Tả cô gái thì phải nghĩ ngay đến cỏ bồ và lá liễu Tính qui phạm còn thể hiện ở việc đề cao
phép đối: đối đoạn, đối ý, đối từ loại, đối âm thanh bằng, trắc
Trong văn học Trung đại, tính qui phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang tính đặc trưng riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật” [3]
Mặc dù văn học Trung đại có những yêu cầu khắt khe mang tính qui phạm như vậy nhưng theo tác giả Nguyễn Đình Chú, ông cha ta trên đường sáng tạo văn học đã “Từng bước phá vỡ tính qui phạm đó để cho hồn thơ, tài
Trang 22thơ, hồn văn, tài văn của mình nở hoa kết trái tự nhiên hơn, lắm sắc màu hơn, ngọt dịu hơn” Và việc sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật; việc “nhập lệch” thành công thê thơ này vào văn học nước nhà là một bước nhảy vọt tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa văn học nước ta từ đầu thế kỉ XX trở đi
1.3.3 Bản chất
1.3.3.1 Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung
Về phương diện nội dung, bản chất của thơ Nôm Đường luật thể hiện
rõ nhất thông qua hệ thống đề tài, chủ đề Đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường
luật rất phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề lớn của lịch sử, của thời đại, của đất nước cũng như khía cạnh tỉnh tế, phức tạp trong đời sống tỉnh thần của mỗi con người Đặc biệt, thơ Nôm Đường luật hướng nhiều về
những để tài, chủ đề chứa đựng yếu tố dan chủ như nhu cầu giải phóng tình
cảm, quyền sống hạnh phúc, chống lễ giáo phong kiến
Nếu các yếu tố Đường luật mang đến phong vị cổ thi cho thơ Nôm
Đường luật thì yếu tố Nôm lại khiến thể loại này thấm đượm hồn dân tộc và khu biệt nó với thơ Đường luật chữ Hán Yếu tố Nôm trong hệ thống đề tài, chủ đề thể hiện ở chỗ thơ Nôm Đường luật hướng tới những đề tài mang tính chất dân tộc, dân dã, đời thường Đó là những bức tranh thiên nhiên dân dã, mang vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam Đó còn là bài học đạo đức, triết lí nhân sinh mang tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân dân: coi trọng tình nghĩa, thương yêu đoàn kết, cần cù, giản dị, chân thành Ngay cả khi viết về các phạm trù đạo đức Nho gia như “ái ưu”, “trung hiếu”, các tác giả thơ Nôm Đường luật cũng thổi vào đó linh hồn dân tộc và hơi thở thời đại, khiến các khái niệm này gần gũi hơn với tâm thức dân tộc, nhân dân
1.3.3.2 Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật Khi xem xét các yếu tố hình thức biểu hiện của thơ Nôm Đường luật, bao gồm hệ thống hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật và kết cấu, chúng ta cũng
15
Trang 23nhận thấy sự kết hợp giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật trong chỉnh thể bài thơ Hệ thống hình tượng của thơ Nôm Đường luật bao gồm hai bộ phận nhỏ: những hình tượng là ước lệ nghệ thuật có sẵn trong quan niệm, tư tưởng mang vẻ đẹp tao nhã, mực thước và những hình tượng là ước lệ nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống, nhất là đời sống dân tộc, dân dã và là sản phẩm sáng tạo mới mẻ của các thi nhân
Như vậy, qua khảo sát sơ bộ hai phương diện nội dung và hình thức của thơ Nôm Đường luật ta có thể khẳng định bản chất của thể loại này là sự thống nhất biện chứng và sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật” Có thể nói, với xu hướng dân tộc hóa, các nhà thơ Trung đại đã có sự sáng tạo, cách tân từ việc sử dụng ngôn ngữ đề thể hiện tính cách người Việt Nam, để khu biệt giữa Đường luật Nôm và Đường luật Hán Và, một trong những sáng tạo của các nhà thơ Đường luật Nôm là sử dụng một cách hiệu
quả lớp từ, ngữ thuộc phong cách hội thoại vào trong thơ Cũng từ đó, thơ
Nôm Đường luật dần dần phá vỡ tính qui phạm của văn học Trung đại bằng việc ““Tăng cường khai thác kho tàng ngôn ngữ dân gian, bằng việc phát triển
ý thức văn học phản ánh cuộc sống”
Trang 24CHƯƠNG II: PHAN TICH HIEU QUA SU DUNG LỚP TỪ, NGỮ
THUỘC PHONG CÁCH HỘI THOẠI TRONG THO NOM DUONG
LUAT CUA HO XUAN HUONG, NGUYEN KHUYEN, TU XƯƠNG 2.1 Kết qủa khảo sát thống kê, phân loại
Trong thơ Nôm đường luật, đặc biệt là trong thơ của các tác gia thé ki XVIII, XIX như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến và Tú Xương, lớp từ ngữ thuộc phong cách hội thoại đã được tiếp thu, vận dụng nhiều và hết sức sáng tạo Qua bàn tay sáng tạo của các nhà thơ, lớp từ ngữ thuộc phong cách hội
thoại đã nhuyễn vào câu thơ, đem đến cho thơ Nôm Đường luật một phong vị
đậm đà, một tính chất dân đã, bình dị, gần gũiI với cuộc sống đời thường mà không một thể loại văn học chữ Hán nào có được
Qua khảo sát những bài thơ Nôm Đường luật trong cuốn “Hồ Xuân Hương thơ và đời”, Nxb Văn học; cuốn “Nguyễn Khuyến thơ và đời”, Nxb Văn học và cuốn “Thơ văn Tú Xương”, do Kiều Văn (biên soạn), Nxb Đồng Nai chúng ta thấy tần số xuất hiện của từ ngữ thuộc phong cách hội thoại
trong các bài thơ là rất lớn 1177 phiếu với những sắc thái ý nghĩa phong phú,
chia làm nhiều tiểu loại khác nhau, cụ thể như sau:
17
Trang 25ôi iép Ha Th Kim Thoa K35B - SP Ngit Vi i ăn
Trang 262.2 Phân tích kết quả, khảo sát, thống kê, phân loại
2.2.1 Sử dụng lớp từ, ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ hội thoai trong thơ Nôm Đường luật
2.2.1.1 Sử dụng từ khẩu ngữ
Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, các từ khẩu ngữ được xem là yếu
tố quan trọng trong nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm, thái độ, sự đánh giá,
nhận xét của chủ thê lời nói đối với người nghe hoặc sự vật, hiện tượng
được bàn luận Không chỉ dừng lại ở phạm vi giao tiếp hàng ngày, các từ khẩu ngữ bước vào thế giới văn chương nghệ thuật như những đường nét đầy
cá tính tạo nên sự độc đáo, tự nhiên và riêng biệt để phản ánh chân thực cuộc
sống đời thường, đưa thơ Nôm Đường luật gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân Chúng ta có thé chia thành các tiêu loại sau:
a Sử dụng biến âm để tạo từ khẩu ngữ
Sự phong phú của ngôn ngữ thuộc phong cách hội thoại là sử dụng tất
cả các biến thể phát âm để tạo nên sự đa dạng trong giao tiếp hàng ngày, người dân ở các địa phương thường phát âm một cách thoải mái theo một tập quán phát âm địa phương với sự thể hiện không theo chuẩn mực của phụ âm đầu, âm cuối, thanh điệu Sử dụng cách nói biến âm trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương không chỉ vừa có màu sắc đời thường, màu sắc địa phương mà còn rất gần gũi với cuộc sống hơn bao giờ hết
Qua khảo sát, chúng tôi thấy hiện tượng biến âm trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương xuất hiện khá nhiều lần Ta thấy các biến thê ngữ âm của từ khẩu ngữ xuất hiện nhiều nhất ở thơ của Nguyễn Khuyến
31 phiếu (chiếm 51,66%), sau đó đến Tú Xương 24 phiếu (chiếm 31,68%),
Hồ Xuân Hương 10 phiếu (chiếm 16,66%), và cũng phong phú về dạng, loại:
~ Biến âm phụ âm đầu (“n” thành “đ”)
“Ngày vắng đập tung đăm bảy chiếc
19
Trang 27Đêm thanh đánh lộn một đôi hồi”
(Gửi đốc học Hà Nam - Nguyễn Khuyến)
“ Tình trong yêu điệu đà nên gái, Đắng bậc, coi chừng muốn lấy ông ” (Gửi người con gái xóm Đông - I — Nguyễn Khuyến)
“Rước phải cô đào mới tẻo teo,
Rác tai đà lắm sự ì èo”
(Không chiêu đãi - Tú Xương)
“Hang him vi bang khong ai mo, Sao có hùm con bỗng chọc tay”
(Chiêu Hồ họa lại - Hồ Xuân Hương)
— Bién âm chính (“u” thành “ô” hoặc “â” thành “ư”)
“Hiền nhân quân tử ai là chẳng,
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”
(Đèo ba dội - Hồ Xuân Hương)
“Rõ £hực nôm hay mà chữ tốt,
Trang 28Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui”
(Buồn thi hỏng - Tú Xương)
~ Biến âm đôi thành âm đơn (“oa” thành “a”)
“Dap tai ngdnh mat lam ngo, Rằng khôn cũng kệ rằng khờ cũng thay
Khon kia dé ban dại này”
(Me Méc — Nguyén Khuyén)
~ Biến âm phụ âm đầu (“ng” thành “g”)
“Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay
Ong gấm mình ông, nghĩ cũng hay”
(Than già - Nguyễn Khuyến)
~ Gộp âm (tố hợp ba âm tiết “hai mươi bảy” phát âm gộp thành “hăm
bảy”)
“Ham bay thang troi da may chéc Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”
(Khóc ông phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)
Từ sự biến âm phong phú này tác giả đã tạo nên những sắc thái nhắn mạnh như: chùn (cbồn), thật (0hực), ngoanh (ngdnh), ngam (gdm), hai muoi bay (ham bảy) Mặt khác bằng sự biến âm, tác giả miêu tả không xác định những thời gian, không gian, địa điểm cụ thé nao: chưa (cña), năm (đăm), đã (da) Tat cả sự biến âm đó không chỉ tạo nên sắc thái biểu cảm mà còn
không làm mất đi nghĩa gốc của từ Cách nói biến âm đã thê hiện mối quan hệ
thân mật, tình cảm tự nhiên, ngôn ngữ không trau chuốt, không cầu kì, mà tự nhiên, tự phát theo thói quen của mỗi cá nhân, mỗi địa phương
b Sử dụng ngữ khi từ, trợ từ, thản từ, đại từ
Từ khẩu ngữ là từ chuyên dùng trong giao tiếp, nói năng hàng ngày
Nó có màu sắc thông tục và đối lập với màu sắc phong cách viết, đặc biệt là
21
Trang 29phong cách nghệ thuật Trong sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến
và Tú Xương chúng ta bắt gặp rất nhiều những từ ngữ ở làng quê, thô sơ, mộc mạc, song nó lại tạo nên chất thơ rất riêng khi tìm hiểu, nghiên cứu chúng ta thấy có những từ nếu đứng riêng thì thộng tục (đứa, cái, nó, cả ) nhưng khi nằm trong cấu trúc câu thơ thì nó lại rất thơ Đó là vì các nhà thơ đã biết đưa vào đúng lúc, đúng chỗ làm cho người đọc cảm thấy cái dân dã, đời thường và
gần gũi tự nhiên Chúng tôi thống kê được 558 phiếu (chiếm 47,4%), trong đó
Hồ Xuân Hương 170 phiếu (chiếm 14,44%), Nguyễn Khuyến 186 phiếu
(chiếm 15,8%), Tú Xương là người sử dụng vốn từ khâu ngữ nhiều nhất với
202 phiếu (chiếm 17,6%) và có thể chia thành các tiểu loại như sau:
* Sử dụng từ chỉ loại, đại từ (cái, đứa, nó )
“Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi”
(Khóc ông phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)
“Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
VỊ gì một chút tẻo tẻo teo”
(Cái kiếp tu hành - Hồ Xuân Hương)
Trong thơ Hồ Xuân Hương, từ “cái” xuất hiện rất nhiều lần và được
Xuân Hương sử dụng rat linh hoạt làm nỗi bật chất dân đã đời thường
Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì từ “cái” là danh từ được dùng với nhiều chức năng, nhiều ý nghĩa khác nhau Để hiểu rõ hơn, ta phân tích hai ví dụ trên
Ở ví dụ đầu từ “cái” được dùng để chỉ cá thê sự vật, sự việc với ý nghĩa
rất khái quát Từ “cái” như là lời than có phần chân thành tha thiết của Xuân Hương với ông Phủ thương yêu Qua đó thấy được sự phẫn xót cái phận bạc bẽo của Xuân Hương Còn ở ví dụ sau, từ “cái” được dùng với lôi nói ngược
Trang 30“đá đeo” nhằm làm nỗi bật thái độ mỉa mai, châm biếm của Xuân Hương với
sự nhạt nhẽo, nhố nhăng của cái kiếp tu hành
“Vang vang tai nghe tiếng chích chòe,
Lặng đi kẻo động khách làng quê
Nước non có fđ càng vui vẻ, Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê?”
(Về hay ở - Nguyễn Khuyến)
“Người bảo ông điên, ông chẳng điên
Ông thương ông tiếc hóa ông phiền
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ
Đứa trọng thằng khinh, chỉ vị tiền”
(Thói đời —- Tú Xương)
Cũng theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê thì “đứa” là để chỉ từng
cá nhân, người còn trẻ, thuộc hàng dưới, còn từ “tớ” dùng để tự xưng một cách thân mật giữa bạn bè thường còn ít tuổi, và “thằng” là từ chỉ từng cá nhân người đàn ông con trai thuộc hàng dưới hoặc ngang hàng với ý thân mật hoặc không tôn trọng
Nếu ở ví dụ sau tác giả sử dụng từ “đứa” và “thằng” để chỉ những kẻ
ham tiền với sắc thái không thân thiện, khẩu ngữ, suéng sã thì ở ví dụ trước từ
“tớ” lại được Nguyễn Khuyến sử dụng thể hiện sự thân mật, gắn bó Đó là bài thơ ông làm khi cáo quan về ở ẩn, khi dần nhận rõ chân tướng thật sự của chế
độ xã hội Nho tàn nửa thực dân nửa phong kiến Nhưng buổi đầu còn một chút do dự về quyết định này nên ông vẫn rất lạc quan, vui vẻ khi khăng định bản thân mình Với ý nghĩa đó từ “tớ” đã góp phần thể hiện niềm lạc quan yêu đời, giản dị của Nguyễn Khuyến với chính bản thân mình
* Sử dụng từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục
23
Trang 31Ở đây, việc sử dụng lớp từ khâu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục có thê được hiểu đơn gián là những từ ngữ được dùng trong lời nói miệng thoải mái, thậm chí thô lỗ, tục tằn Khi đi vào văn chương những từ thông tục có thể được dùng trong ngôn từ nghệ thuật làm phương tiện tu từ tạo nên đặc trưng lời nói nhân vật Đọc các bài thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương ta thấy lớp từ khẩu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục được các tác giả sử dụng thường xuyên, dày đặc nhưng có chọn lọc,
phù hợp với từng đối tượng cụ thê, gắn với những ngữ cảnh nhất định Lớp từ
khẩu ngữ đã thực sự tạo được những liên tưởng bất ngờ, những hàm nghĩa tỉnh tế, sinh động, có tác dụng trong việc làm cho đối tượng, sự việc được miêu tả thực hơn, tạo nên những nhận thức mới Mỗi người đọc, dù khác nhau
về tuổi tác, trình độ nhưng khi đọc các bài thơ Nôm Đường luật của ba tác giả
Trung đại đều có cảm giác như đang nghe tiếng nói của lòng mình, như đang tiếp xúc với những lời nói quen thuộc hàng ngày, tự nhiên, sinh động Đó là những từ ngữ dùng để xưng hô thang, con, mu, thằng cu, anh cu, những lời thông tục, tiếng chửi như: già /om, phường (ỏi fói, thây cha, chém cha, hay các đại từ nhân xưng: ông, mình tôi, ta, tớ, tao, nó, mày, từ để hỏi, từ cảm
thán: nhé, nhí, thì thôi, thế thôi đã được sử dụng một cách bỗ bã, suồng sã
nhưng gần gũi thân mật
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được tổng số 358 phiếu chiếm (30,41%) trong đó Hồ Xuân Hương là người sử dụng nhiều nhất lớp từ khâu ngữ có sắc thái hồn nhiên thông tục vào trong thơ Nôm Đường luật Lã Nhâm Thìn trong cuỗn Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, 1988 khẳng định:
“Ngôn ngữ đời sống dưới tay bà chúa thơ Nôm biến hóa khôn lường Bà đúng
là nghệ sĩ ngôn từ, biểu diễn từ ngữ trên những dòng thơ như nghệ sĩ xiếc trên
dây” Thành công này của bà đã được Nguyễn Khuyến và Tú Xương sau này
kế thừa và phát triển
Trang 32Trước hết, với Hồ Xuân Hương - ngôn ngữ trong thơ bà là ngôn ngữ thông tục nhất mà “đắt nhất”, hay nhất
“Than nay dau da chiu gia tom”
(Tự tình D
“Ai về nhắn bảo phường /òi tdi Muốn sống đem vôi quét trả đền”
(Mang hoc tro dét — II)
“Một trái trăng thu chín mỡ mom
Nay ving qué do do lam lom”
(Hỏi trăng) Các từ khẩu ngữ đi vào trong thơ Hồ Xuân Hương rất tự nhiên, mang bản lĩnh nghệ thuật độc đáo, phi thường Những danh từ, tính từ trong thơ Hồ Xuân Hương sẽ không có gì đặc biệt là ngôn ngữ đời sống nếu thiếu những từ làm định ngữ, làm bổ ngữ - những từ này mới thực sự mang chất liệu đời sống hàng ngày được đưa vào sáng tác văn học
Bà chúa thơ Nôm cũng rất giỏi sử dụng các đại từ nhân xưng, các từ để hỏi, các từ cảm thán, các từ “nhé”, “nhỉ”, “thì thôi”, “thế thôi”
“Này này chj bảo cho mà biết Chốn đó hang hùm chớ mó tay”
(Trách Chiêu Hồ - 1)
“Thân này ví biết đường này nh
Tha trước £hôi đành ở vậy xong.”
(Lấy chông chung)
“Thiếp bén duyên chàng co thé théi”
(Khóc Tổng Cóc)
“Thôi thé thi thôi, thôi cũng được”
(Quan thị) 25