1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3

78 1,3K 12
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 11,03 MB

Nội dung

NỘI DUNG CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI THIÊN NHIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 Còn tác giả Trần Thị Tuyết Oanh lại cho rằng: H

Trang 1

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của luận văn, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Duyên - giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và làm dé tài này

Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới cô giáo Dương Thanh Đính

(giáo viên chủ nhiệm lớp 3A) và cô Lã Thị Nguyên (giáo viên chủ nhiệm lớp 3B), Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 3A và 3B

trường tiểu học Thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Trong quá trình thực hiện luận văn, do điều kiện, năng lực và thời gian còn nhiều hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của thầy cô cùng các bạn để

đề tài thêm hoàn thiện

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là kết quả của riêng tôi Nội

dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của khóa luận và dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Thị Duyên - Giảng viên khoa

Giáo đục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Các căn cứ, số liệu và kết quả nghiên cứu là chính xác, trung thực

Đề tài chưa được công bố trong một công trình khoa học nào khác

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT TRONG KHÓA LUẬN

HTTCDH : Hình thức tổ chức dạy học NXB

NXBGD TN&XH

Trang 4

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu - 2-2 5£++£+£++2E£+Ext+resrxecree 3

5 Pham vi nghién CUU 8n 3

6 Phuong phap nghién UU 4

7 Giả thuyét khoa hOC ceccecescsseessessessesesssesecsessecsscsscsssessecsesaseesseeatsaeeseeseese 4

8 Cấu trúc khóa luận -2 -+22+++22EELEt.2E1112.1 1 rei 4

›)/9)80000 i01 .ÔÔỎ 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CÚA VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI THIÊN NHIÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI - 222221221221 3 2122121221221 ce 6

1 CO SO 0 na 6 1.1 Hình thức tổ chức ¡m7 6

II án — 7 1.1.3 Định hướng đổi mới hình thức tổ chức dạy học ở Tiểu học 8 1.1.4 Một số hình thức dạy học ở Tiểu hỌC ¿6 ket vESEEE+EeEerereexsrs 9

1.2 Hình thức dạy học ngoài thiên nhiên .- 5 << x++£+s£seeeeeese 12

1.22 Vai trò của hình thức dạy học ngoài thiên nhiên - - 5< 13

1.2.3 Quy trình thực hiện hình thức dạy học ngoài thiên nhiên 14

1.2.4 Những lưu ý khi sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên 15 1.3 Chương trình môn TN&XH lớp 3 - 5-6 5x *k*Essesereerse 15

Trang 5

1.3.1.Mục tiêu dạy học môn TN&XH lớp 3 - ¿++5<+<<<+c+ecss+ 15

1.3.2 Nội dung chương trình môn TN&XH lớp 3

1.3.3 Đặc điểm chương trình môn TN&XH lớp 3

1.4 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 3 2-5-5: 19 2 Cơ sở thực tiễn - + LH 21 2.1 Mục đích của việc khảo sát thực trạng - - «+ x++xssskesseesee 21 2.2 Nội dung cua viéc khao sat thurc trang oe eee eeeeeeeeeeeteeeeeeneeneeaeeeeeeee 21 2.3 Phạm vi khảo Sát . << Ă + + 1 E322 1132881 53111 E11 1E 553111 211 c22xe 21 2.4 Kết qua Kho Sat o.cceccceccccscsssecssssesssessessusssecseessesssessecsesssesssessesssssscseesees 21 2.4.1 Thực trạng của việc dạy học môn TN&XH lớp 3 . 21

2.4.1.1 Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học 21

2.4.1.2 Thực trạng của việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học 23

2.4.1.3 Thực trạng của việc sử dụng các phương tiện dạy học 26

2.4.2 Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên 29

CHUONG 2: MOT SO BIEN PHAP NANG CAO HIEU QUA SU DỤNG HINH THUC DAY HOC NGOAI THIEN NHIEN TRONG DAY HOC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XA HOI LOB 3 oo cccccccsscscscsssessesssesseessesssssesseesees 34 2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng HTDH ngoàải thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3 5 -s« 34 2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 2- 5 <+2s+2x++zx+zxscxee 34 2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 2c ©222cs+cxevrsecrsrxee 34 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh 35

2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3 - 5-5 «5< x<+<<sc+ 35 2.2.1 Xây dựng kế hoạch tô chức bài đạy ngoài thiên nhiên 35

2.2.2 Chuẩn bị một cách hiệu quả trước khi tổ chức cho học sinh học ngoài 7n 501 1 — 45

Trang 6

2.2.3 Tăng cường tô chức các hoạt động thực hành trong quá trình học tập ngoài thiên nhiên

2.2.4 Thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức dạy học ngoài thiên nhiên để tăng cường hứng thú học tập cho học sinh - ¿5-5 ++s*+s++++ex+eesess+ 50

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM :©:+c+c<scs+2 52 3.1 Mục đích thực nghiỆm - 6 << E13 21 9 9 21v 1 nh ng ren 52 3.2 Nội dung và kế hoạch thực nghiỆm 5 <6 xxx eseseereee 52

3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm . 2-2 2+22+E2+EE2EE2EZEE2E2EcEe re 54 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -2- 2 S2< 2+2 2E EEEEEEEEEEerkrrrrrrkee 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO À 2 ©22©252222222+22EE+SEESEEEsrxxrrrrecrx 60

10000 02 61

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

G bat cứ quốc gia nào, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng luôn được coi là vấn đề then chốt và là “quốc sách hàng đầu” Sự nghiệp GD&ĐT có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con

người” Muốn tiễn hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đây

mạnh phát triển GD&ĐT Thấy rõ vai trò và tầm quan trọng đó, trong nhiều

kì đại hội gần đây, Đảng ta đã xây dựng định hướng phát triển GD&ĐÐT, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện cho GD&ĐT thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu Quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục và đào tạo thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII; Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng chỉ

đạo có tầm chiến lược của các kì đại hội trước, Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp

tục quan tâm đến GD&ĐÐT, với tinh than chi đạo quyết liệt yêu cầu: Phải Đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ GD&ĐÐT

Nhìn lại chặng đường đã qua của nền GD&ĐÐT nước nhà, không phải không có những quan ngại Chúng ta đã tự hào với những kết quả nối trội trong các kì thi học sinh giỏi quốc tế, chúng ta đã làm một phép “quy đồng” chất lượng GD&ĐT của cả nước Tuy nhiên, theo đánh giá của UNESCO về

chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người, vị trí Việt Nam trong bảng xếp hạng

các nước là khá thấp Còn theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá,

một trong ba "vùng lõm" của Việt Nam là đào tạo và giáo dục đại học Đây

quả thật là những khuyến cáo rất đáng quan tâm Bên cạnh đó, hoạt động dạy

Trang 8

và học hầu hết chỉ được tiến hành theo các hình thức truyền thống, lạc hậu

như thầy nói trò nghe, thầy làm mẫu trò làm theo, dẫn tới chất lượng giáo dục

thấp, nảy sinh nhiều mâu thuẫn Chính vì lẽ đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho

ngành Giáo dục hiện nay là phải nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng các môn học nói riêng

Có thể nói, trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học là bậc

học nền tảng Ở đó, các em được trang bị những kiến thức cơ bán sơ khai và cũng quan trọng nhất của người công dân, người lao động tương lai Đó là

những người có tri thức, có sức khỏe, có đạo đức Để làm được điều Ấy, ngoài việc đối mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học thì đổi

mới hình thức đạy học ( HTDH) là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Đổi mới HTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học

tập, phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh Môn TN&XH đặc biệt là

môn TN&XH lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung gắn liền với tự nhiên và

xã hội Các em được học bộ môn này chính là được học về tự nhiên, học về

cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh các em Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tích cực tô chức các giờ học gắn liền với thiên nhiên để học sinh được trực tiếp tìm hiểu, khám phá môi trường

xung quanh Bên cạnh đó, còn làm cho môi trường trở thành nơi đề học sinh

trải nghiệm, để thực hành, để củng cố và vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học Chính vì vậy, việc sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

trong dạy học môn TN&XH nói chung và trong dạy học môn TN&XH lớp 3

nói riêng là rất cần thiết Bởi, điều đó sẽ kích thích tính tò mò, ham tìm tòi,

nghiên cứu để hình thành và phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh Tuy nhiên, trong thực tế, đa số giáo viên chỉ tiến hành hoạt động dạy học trong lớp hoặc trong những không gian hạn hẹp, dẫn đến chất lượng giáo

dục chưa cao Bên cạnh đó, những tài liệu nghiên cứu về việc sử dụng hình

Trang 9

thức đạy học ngoài thiên nhiên chưa nhiều, các mẫu thiết kế bài giảng mới

dừng lại ở mức độ chung chung gây khó khăn cho giáo viên Điều đó dẫn đến không phát huy hết tác dụng của hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

Xuất phát từ những li do trên, chúng tôi đã mạnh đạn đi nghiên cứu đề tài: “Mội số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài

thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, chúng tôi phải giải quyết được những vấn

dé sau:

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

- Nghiên cứu thực trạng dạy học môn TN&XH lớp 3 nói chung và việc tổ

chức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN & XH lớp 3 nói riêng

- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đề kiếm chứng tính khả thi của một số biện

pháp đã đề xuất

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

- Khách thê nghiên cứu: Quá trình dạy học môn TN&XH lớp 3

5 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm được tiến hành ở trường Tiểu

học Thị trấn Sóc Sơn

Trang 10

6 Phương pháp nghiên cứu

- Thuc nghiém khoa hoc

7 Giá thuyết khoa học

Nếu đề xuất được một số biện pháp sử dụng hình thức dạy học ngoài

thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3 phù hợp sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn

TN&XH lớp 3 nói riêng và nâng cao hiệu quả dạy học trong môn TN&XH lớp 3 nói chung

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm các chương sau:

Chương l1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng hình thức dạy học

ngoải thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

Trang 11

1.22 Vai trò của hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

1.2.3 Quy trình thực hiện

1.2.4 Những lưu ý khi sử dụng

1.3 Chương trình môn TN&XH lớp 3

1.3.1.Mục tiêu dạy học môn TN&XH lớp 3

1.3.2 Nội dung chương trình môn TN&XH lớp 3

1.3.3 Đặc điểm chương trình môn TN&XH lớp 3

1.4 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 3

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Mục đích của việc khảo sát thực trạng

2.2 Nội dung của việc khảo sát thực trạng

2.3 Phạm vi khảo sắt

2.4 Kết quả khảo sát

Chương 2: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

2.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức đạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn TN&XH lớp 3

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 12

NỘI DUNG CHUONG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VIỆC SỬ DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC NGOÀI THIÊN NHIÊN TRONG DẠY

HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3

Còn tác giả Trần Thị Tuyết Oanh lại cho rằng: HTTC DH là hình thức

vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những

điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học[7]

Trong quá đi tìm hiểu và nghiên cứu sâu về HTTC DH, người ta đã

nhận định rằng: “HTTC DH là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thục hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học ”ƒ7J là khái niệm phản ánh những thuộc tính chung và bản chất của HTTC DH bởi mỗi HTTC DH lại được xác định tùy

thuộc vào chế độ làm việc, thành phần học sinh, thời gian và địa điểm học tập, dạng hoạt động của giáo viên và phương pháp chỉ đạo của giáo viên

Khái niệm HTTC DH trên được hiểu là hình thức vận động của từng nội dung dạy học cụ thể, nó phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần của

học sinh tham gia vào đơn vị nội dung dạy học đó HTTC DH khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữa việc dạy học có tính tập thé hay tính cá nhân,

Trang 13

giáo viên, chế độ làm việc, thành phần học sinh, địa điểm và thời gian học

tập Bên cạnh đó, nó có quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình

dạy học, nó hình thành và phát triển cùng với sự thay đổi các điều kiện văn hóa, khoa học và công nghệ

1.1.2 Phân loại

Để phân loại HTTC DH, người ta dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau

như căn cứ vào nội dung, mục tiêu bài học; căn cứ vào số lượng học sinh tham gia giờ học; căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học Tuy nhiên, trong

quá trình đi nghiên cứu, chúng tôi đã căn cứ vào 2 tiêu chí để phân loại HTTC

DH, đó là: Căn cử vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học và căn cứ vào sự chỉ

đạo của giáo viên đối với toàn lớp hay đối với nhóm học sinh trong lớp

Thứ nhất: Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học, HTTC DH được chia làm 2 loại:

HTTC DH trên lớp: là HTTC DH mà thời gian học tập được quy định

một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động

nhận thức có tính chất tập thé ồn định, có thành phần không đổi, đồng thời

chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và

phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và

giáo dục học sinh tại lớp

HTTC DH ngoài lớp: là HTTC DH trong đó giáo viên tô chức, chỉ đạo

hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thong qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập

Thứ hai: Căn cứ vào sự chỉ đạo của giáo viên đối với toàn lớp hay đối với nhóm học sinh trong lớp, HTTC DH gồm có:

Trang 14

HTTC DH cả lớp: là HTTC DH trong đó giáo viên lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả học sinh, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc

ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng chung cho cá lớp và mỗi học

sinh, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung

HTTC DH theo nhóm: là HTTC DH có sự kết hợp tính tập thể và tính

cá nhân, trong đó học sinh từng nhóm dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi

những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong

việc nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo

HTTC DH cá nhân: là HTTC DH, trong đó dưới sự tổ chức, điều khiến

của giáo viên, mỗi học sinh độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để dạy đến mục tiêu dạy học chung

1.1.3 Định hướng đổi mới hình thức dạy học ở Tiểu học

Trong những năm vừa qua, nền giáo đục nước nhà đã không ngừng đổi mới về mọi mặt (nội dung chương trình, phương pháp dạy học ) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Tuy nhiên, phần lớn giáo viên vẫn quen với lối dạy truyền thống, đó là thầy giảng trò nghe, thầy truyền đạt học sinh ghi nhớ Vì

vậy, các em thường tiếp thu kiến thức một cách thụ động, kiến thức thu được

không bền vững và khó hình thành các kĩ năng, hành vi cho học sinh Ngoài

ra, việc học tập thường được diễn ra trong bốn bức tường, ngăn cách với môi

trường bên ngoài làm cho nội dung học tập ít gắn liền với thực tế, hạn chế cơ

hội quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong môi trường tự nhiên và xã

hội bao quanh Hơn nữa, việc đó còn làm cho giáo viên khó nắm bắt được

năng lực thực của học sinh, dẫn tới gây khó khăn cho việc hướng dẫn, bồi

dưỡng cho các em học sinh khá giỏi hay giúp đỡ các em học sinh có lực học yếu kém

Để khắc phục nhược điểm nêu trên, ngành giáo dục đã đưa ra những

định hướng đổi mới về hình thức tổ chức dạy học dựa trên cơ sở cải tiến

Trang 15

những khía cạnh làm hạn chế hiệu quả dạy học của các hình thức dạy học

Cải tiến về mặt thời gian: Các giờ học không bị hạn chế trong giờ quy

định bởi thời khóa biểu mà có thể tiến hành vào các thời điểm khác như các

hình thức tham quan, điều tra, trò chơi học tập

Cải tiến về mặt địa điểm: Những giờ học được tiến hành ở những địa điểm khác ngoài lớp học như ở vườn trường, sân trường, góc phô

Cải tiến về mặt số lượng học sinh tham gia đó là việc dạy học có thé t6

chức dưới nhiều hình thức như dạy học toàn lớp, dạy học theo nhóm, dạy học

cá nhân

Với những định hướng đối mới HTTC DH, học sinh được suy nghĩ,

thảo luận, hoạt động và làm việc nhiều hơn hay nói khác ổi là học sinh được tích cực và chủ động chiếm lĩnh kiến thức của các giờ học

1.1.4 Một số hình thức dạy học ở tiểu học

1.1.4.1 Day hoc cả lớp

Dạy học cả lớp là hình thức tổ chức dạy học mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ học sinh trong lớp Trong đó, giáo viên là người truyền đạt kiến thức và điều khiển mọi hoạt động học tập, học sinh làm việc ít và tiếp thu kiến thức một cách thụ động

Giáo viên thường sử dụng hình thức này ở đa số các tiết học, có thể vào

đầu tiết, giữa tiết hoặc cuối tiết học

Trang 16

Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức đạy học hợp tác, qua đó học

sinh được tô chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học Hình thức tổ chức dạy học này khai thác được trí tuệ của tập thể học sinh, đồng thời học sinh được rén luyện thông qua hoạt

động tập thê

Dạy học theo nhóm có những tác dụng sau:

- Cho phép học sinh có nhiều cơ hội khám phá và diễn đạt ý tưởng của mình

về vấn đề mà nhóm đang quan tâm

- Tạo điều kiện cho học sinh học cách lắng nghe và lựa chọn thông tin từ bạn

học để bổ sung vốn kiến thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của bản thân mình

- Hoạt động nhóm là dịp để học sinh phát huy vai trò trách nhiệm trong học

tập, điều đó làm phát triển kĩ năng giao tiếp và tính cách của trẻ, gồm cả việc

hợp tác, phối hợp với các bạn khác

- Là cơ hội để học sinh tập dượt chỉ huy người khác

- Giáo viên có điều kiện tập trung quan sát, theo dõi hoạt động của học sinh, giúp các em giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập khiến hiệu quả dạy và học được nâng cao

1.1.4.3 Dụy học cá nhân

Dạy học cá nhân là hình thức tổ chức đạy học chú ý tới hoạt động của

một cá thể học sinh

Trang 17

- Giúp học sinh kém theo kịp chương trình, đồng thời tạo điều kiện để học

sinh giỏi học giỏi hơn dưới sự giúp đỡ của giáo viên

1.1.4.4 Tham quan

Tham quan là một hình thức dạy học ngoài lớp giúp học sinh tìm hiểu

những sự vật và hiện tượng có liên quan đến bài học trong chương trình Chương trình các môn Tự nhiên và Xã hội đòi hỏi cần tổ chức nhiều buổi tham quan từ đầu cấp đến cuỗi cấp học với nhiều dé tai khác nhau

Các buổi tham quan giúp học sinh thấy được các sự vật, hiện tượng

trong môi trường tự nhiên — xã hội đa dạng và phong phú, từ đó mở rộng tầm

nhìn, vốn hiểu biết của học sinh, gây hứng thú học tập

Trò chơi học tập có tác dụng vô cùng to lớn, giúp tăng cường khả năng chú ý, nâng cao hứng thú của HS, góp phần giải trừ mệt mỏi, căng thắng trong

Trang 18

học tập; tạo môi trường cởi mở, thân thiện; tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, HS với GV

1.1.4.6 Dạy học ngoài thiên nhiên

Dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức tổ chức dạy học sinh động gây hứng thú học tập cho học sinh Thông qua việc quan sát thiên nhiên, học sinh

thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường Các bài học ngoài thiên nhiên giúp học sinh được quan sát trực tiếp các đối tượng học tập,

từ đó hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới tự nhiên,

xã hội xung quanh Những bài học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có nhiều nội dung gắn liền với thực tiễn, vì vậy, việc sử dụng hình thức tổ chức dạy học

ngoài thiên nhiên là rất cần thiết

1.2 Hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

1.2.1 Khái niệm

HTTC DH ngoài thiên nhiên là HTTC DH trong đó giáo viên tổ chức,

chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt

động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập

HTTC DH ngoài thiên nhiên là hình thức tổ chức học tập ngoài lớp có

tổ chức, có kế hoạch, có phương hướng xác định, thực hiện theo chương trình

kế hoạch dạy học, được học sinh tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh

Như vậy, HTTC DH ngoài thiên nhiên được xem là một hình thức tô

chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường đề thực hiện đối mới phương pháp dạy học theo định hướng: “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lứa tuổi, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

( Điều 24.2, Luật giáo dục)

Trang 19

1.2.2 Vai trò của hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

Các môn học về TN&XH có nhiều nội dung gắn liền với môi trường tự

nhiên và xã hội của địa phương, nơi các em học sinh đang sinh sống Vì vậy, việc tổ chức các tiết học ngoài thiên nhiên là hết sức cần thiết Nhiều bài học

có thé tiến hành ngoài thiên nhiên như các bài học về: Cuộc sống xung quanh;

Một số cây trồng và vật nuôi; Các dấu hiệu của thời tiết; Xác định phương

hướng bằng Mặt Trời; Tìm hiểu về hệ thống biển báo giao thông đường bộ

Có thể khẳng định, dạy học ngoài thiên nhiên là hình thức tổ chức dạy học

sinh động, hấp dẫn, có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội nói chung và trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 nói riêng

Với giờ học ngoài thiên nhiên, học sinh không bị bó hẹp bởi phạm vi

lớp học, do vậy các em có điều kiện tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh Trong khi đó, kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội

chủ yếu là các sự vật, hiện tượng về tự nhiên, xã hội và môi trường xung quanh các em Vì vậy, giờ học ngoài thiên nhiên sẽ gây hứng thú học tập cho

học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh và bền vững hơn, từ đó mà chất lượng của giờ học được nâng cao

Ngoài ra, khi được tiếp xúc với thiên nhiên, vẻ đẹp của thiên nhiên, môi

trường xung quanh sẽ gây xúc cảm đối với học sinh Từ đó, các em thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường

Các bài học ngoài thiên nhiên giúp học sinh được quan sát trực tiếp các đối tượng học tập, nhờ vậy hình thành cho các em biểu tượng cụ thể, sinh động về thế giới tự nhiên — xã hội xung quanh

Bên cạnh đó, giờ học ngoài thiên nhiên còn giúp hình thành ở học sinh

thói quen hợp tác, tương trợ lẫn nhau; Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ cá

tính, năng khiếu, sở trường Trên cơ sở đó mà giáo viên có thê điều chỉnh lại cách dạy và giáo dục

Trang 20

Nói tóm lại, hình thức dạy học ngoài thiên nhiên có rất nhiều lợi ích cho quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học Bởi ở đó, học sinh được trực tiếp quan sát và cảm nhận, được gần gũi và khám phá thiên nhiên Từ đó, học sinh hứng thú với giờ học, có ý thức tự giác trong học

tập và thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên mà rộng hơn là vẻ đẹp của quê hương, đất nước

1.2.3 Quy trình thực hiện hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng có rất

nhiều hình thức thực hiên một giờ học ngoài thiên nhiên Tuy nhiên, theo tác

giả Trần Thị Hải Yến, quy trình thực hiện giờ học ngoài thiên nhiên được tiến hành theo các bước như sau:

* Hoạt động trong lớp

- Giáo viên giới thiệu bài mới cho học sinh

- Thông báo cho học sinh nội dung và địa điểm học tập

* Hoạt ngoài lớp

Giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học ngoài thiên nhiên:

quan sát, trải nghiệm, thực hành, hoặc làm thí nghiệm

- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

+ Đưa học sinh đến địa điểm học và ồn định tổ chức

+ Tổ chức cho học sinh quan sát thực tế hoặc quan sát, làm thí nghiệm

trên các đối tượng

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận kết quả khảo sát

+ Học sinh đưa ra các ý kiến thảo luận, nhận xét, bổ sung

+ Giáo viên nhận xét và kết luận

- Hoạt động 2: Thực hành

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành các kĩ năng bằng các hoạt động thực tế có liên quan đến nội dung bài học

Trang 21

- Hoạt động 3: Củng cố dặn dò

+ Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh các trò chơi có liên quan đến

nội dung bài học hoặc có thể cho học sinh liên hệ với thực tế hoặc cho học sinh thể hiện thái độ của mình khi học xong bai hoc bang những hành động cụ

thể để củng cố thêm bài học

+ Giáo viên nhận xét, kết luận

1.2.4 Những lưu ý khi sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

Các tiết học ngoài thiên nhiên có nhược điểm là khó quản lí học sinh,

mat thời gian đi lại, học sinh dễ bị phân tán chú ý vì những tác động của các yếu tố của môi trường xung quanh Ngoài ra, các tiết học này còn phụ thuộc vào thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh Vì vậy, khi tổ chức dạy học ngoài thiên nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

Tìm hiểu kĩ địa điểm dạy học, nên chọn địa điểm gần trường vì thời

gian tiết học có hạn

Chuẩn bị chu đáo kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện dạy học

ngoài lớp và đặc điểm nhận thức của học sinh: xác định đối tượng học tập

chính phù hợp với trọng tâm bài dạy, dự kiến được các phương pháp dạy học cần sử dụng nhằm lôi cuốn sự chú ý và gây hứng thú nhận thức, hạn chế tối

đa sự phân tán chú ý của học sinh

Dự kiến những yếu tố thời tiết tại thời điểm diễn ra lớp học để chủ

động trong kế hoạch dạy học

1.3 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

1.3.1 Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Việc dạy học môn TN&XH lớp 3 nhằm thực hiện 3 mục tiêu, đó là mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng và về thái độ Cụ thể là:

Về kiến thức: Sau khi học xong môn TN&XH lớp 3, học sinh sẽ:

Biết tên, chức năng và biết giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn,

bài tiết nước tiểu và thần kinh Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu

Trang 22

Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại Biết phòng tránh cháy khi ở nhà

Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở

trường Biết tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số

hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơi học sinh ở Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp Biết

về cuộc sông trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường Biết được sự đa dạng, phong phú của thực vật và động vật; chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống cây và lợi ích đối với đời sống con người Biết vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị trí

va su chuyén động của Trai Dat trong hệ Mặt Trời; sự chuyên động của Mặt Trăng quanh Trái Đất; hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm, năm tháng, các mùa [2]

Về kĩ năng: Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 giúp họ sinh có kĩ năng biết

tự chăm sóc bản thân, phòng trong một số bệnh tật và tai nạn; biết giữ vệ sinh ở

nhà, trường học, giữ an toàn ở nhà, ở trường và khi đi trên đường; biết quan sát

nhận xét, nêu thắc mắc của mình về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội

Về thái độ và hành vi: Môn Tự nhiên và Xã hội giáo dục học sinh có ý

thức thực hiện các quy tác giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng

đồng; yêu thiên nhiên, gia đình, trường học và quê hương [2]

Với mục tiêu giáo dục như trên, ta nhận thấy môn Tự nhiên và Xã hội,

đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 là môn học có rất nhiều nội dung gắn

liền với tự nhiên và xã hội Việc học môn TN&XH của các em chính là việc

học về tự nhiên, học về cuộc sống đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh các em Những bài học trên lớp sẽ hình thành chủ yếu cho học sinh kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống, về cách giữ gìn và bảo vệ môi trường; còn hoạt

động ngoại khóa sẽ đưa các em tiếp cận với chính cuộc sống tự nhiên đó Ở đó,

các em được vui chơi, được tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ Điều đó

Trang 23

không chỉ giúp củng cố, mở rộng kiến thức về tự nhiên, về cuộc sống mà còn

giúp hình thành ở học sinh tỉnh yêu, sự gắn bó với thiên nhiên, biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp Hơn thế nữa, nó giúp hình thành ở các em những kĩ năng và

hành vi bảo vệ tự nhiên hay chính là bảo vệ cuộc sống của chính các em — một mục tiêu mà những buổi học trên lớp không thé đạt được

Như vậy, để đạt được mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội cho

học sinh lớp 3, người giáo viên cần tổ chức việc dạy học dưới nhiều hình thức

dạy học khác nhau, trong đó, việc dạy học bằng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên là hết sức hiệu quả và thực sự cần thiết nhằm phát huy được hết những

ưu điểm của nội dung chương trình và đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

1.3.2 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Về nội dung, môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp cho học sinh những

hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ

giữa chúng trong tự nhiên, con người và xã hội; về cách vận dụng kiến thức

đó trong đời sống và sản xuất Nội dung này rất phù hợp cho việc xây dựng và

tổ chức các tiết học ngoài thiên nhiên để các em có thể học giữa thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên và hòa nhập cùng thiên nhiên nhằm đạt được mục tiêu

giáo dục tốt nhất

Nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được chia thành 3 mảng kiến thức lớn tương đương với 3 chủ đề Đó là Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên

Ở mảng kiến thức Con người và sức khỏe, học sinh được học các nội

dung cơ bản là tìm hiểu về các cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh cách vệ sinh và phòng trừ các bệnh liên quan tới các cơ quan đó

Ở mảng kiến thức Xã hội, học sinh được tìm hiểu thêm, sâu hơn về gia

đình và các thế hệ trong gia đình, một số hoạt động ở trường Đặc biệt học sinh được khám phá các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại,

thông tin liên lạc trong tỉnh và các nước Ngoài ra, học sinh còn được học về

làng quê và đô thị

Trang 24

Ở mảng kiến thức về Tự nhiên, học sinh được tìm hiểu về thực vật, động vật; học đến chỉ tiết các bộ phận cây, rễ, hoa, quả, lá Học sinh được học

về Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh trong hệ mặt trời, song tất cả chỉ dừng lại ở kiến thức sơ đẳng Ở mảng này có một số bài rất gần gũi với cuộc

sống của học sinh như: tôm, cua, cá, chim, thú Bên cạnh đó Tự nhiên và Xã hội lớp 3 còn cung cấp cho học sinh năm, tháng, mùa, các đới khí hậu và bề mặt của Lục địa

Với nội dung như trên thì việc tố chức cho học sinh học các tiết học

ngoài thiên nhiên là rất quan trọng và cần thiết

1.3.3 Đặc điểm chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được xây dựng dựa trên quan điểm tích hợp Điều đó thế hiện ở các chương trình xem xét tự nhiên,

con người, xã hội trong một thể thống nhất và có quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau Không chỉ thế, kiến thức trong chương trình là kết quả của việc tích hợp

các kiến thức của nhiều ngành khoa học như sinh học, vật lí, hóa học, địa lí, lịch sử, dân số, môi trường Và tùy theo trình độ nhận thức ở từng giai đoạn

mà chương trình có cấu trúc phủ hợp

Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được cấu trúc đồng tâm theo 3 chủ đề lớn: Con người và sức khỏe, Xã hội, Tự nhiên Các chủ đề này

được mở rộng và nâng cao theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến

phức tạp giúp học sinh có cách nhìn về con người, thiên nhiên và cuộc sống xung quanh dưới dạng tổng thê đơn giản

Một đặc điểm nữa quan trọng của chương trình môn Tự nhiên và Xã

hội lớp 3 đó là chương trình chú ý đến vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong việc tham gia xây dựng các bài học

Như vậy, qua việc phân tích đặc điểm trên, tôi nhận thấy việc nghiên cứu và tổ chức tiết học ngoài thiên nhiên cho học sinh trong dạy học môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 3 là hết sức cần thiết và hiệu quả

Trang 25

1.4 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 3

Trẻ ở tuổi tiêu học là một thực thể trọn vẹn nhưng chưa hoàn thiện mà

các em đang tiếp tục lớn lên, đang phát triển không chí về thể chất mà cả về

trí tuệ Trong mỗi em, mỗi bộ phận, mỗi cơ quan của cơ thể với chức năng

riêng cũng phát triển không đồng đều Về mặt tâm lí cũng vậy, các quá trình

và các thuộc tính tâm lí cũng phát triển chưa đều Vì vậy, tất cả những sự kiện, hiện tượng gì xảy ra trong thời điểm này cũng có thê gây ấn tượng mạnh

mẽ và sâu sắc cho các em

Với học sinh tiểu học, nhất là với học sinh lớp 3 đang chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 về mặt tâm lí và nhận thức thì tri giác góp phần quan trọng vào việc thu nhận kiến thức Nhờ trực giác, học sinh cảm nhận được tức thì

mọi sự vật, mọi hiện tượng Bước đầu các em đã biết đi sâu vào tìm hiểu bản

chất sự vật, biết phân tích, suy luận mỗi khi tri giác, biết đi vào cấu tạo bên trong của sự vật Các em bước đầu nắm được mục đích quan sát, phát biểu

được mục đích quan sát một cách gẫy gọn, rõ ràng Sau khi quan sát các sự vật, hiện tượng với các chỉ tiết riêng lẻ, các em đã có năng lực tổng hợp các chỉ tiết đó ở mức độ đơn giản Từ các đặc điểm tri giác trên cho thấy, việc tổ

chức cho học sinh học tiết học ngoài thiên nhiên là phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lí của các em Qua đó cũng thấy được vai trò rất lớn của người giáo viên trong việc gợi mở và định hướng cho tri giác của trẻ đi đúng hướng, đúng mục đích đã đặt ra, hướng dẫn các em xem xét và biết phát hiện những dấu

hiệu thuộc tính, bản chất của sự vật, hiện tượng

Một đặc điểm tâm lí rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, đó là “sức

tập trung và độ bền vững về chú ý của các em phụ thuộc vào đối tượng chú ÿ,

mức độ hoạt động của sự vật”, “sức chủ ý của các em chỉ kéo dài trong một

thời gian nhất định” [5] và “sức chú ý đối với những hiện tượng bên ngoài

thường bổn vững hơn sự chủ ÿ đối với việc thực hiện các hoạt động trí

Trang 26

tué’ [6] Vi vay, cac em duoc tiép xúc trực tiếp với đối tượng thực tế, được

“học mà vui, vui mà học” trong môi trường thiên nhiên là điều kiện tốt để gây

hứng thú học tập cho các em và việc học tập của các em được hiệu quả

Đặc điểm #í nhớ của các em thời kì này là trí nhớ trực quan hình

tượng, “các em có khả năng nhớ được nhiều điều, thậm chí cả những điều mà

các em không hiểu Ở lớp đầu tiểu học, đặc biệt là lớp 1, ghi nhớ của các em chủ yếu vẫn là ghi nhớ không chủ định, nghĩa là các em chỉ ghi nhớ những gì

các em thích Những điều gì gây ấn tượng mạnh mẽ, gây được cảm xúc thì các em đễ nhớ và có thể nhớ lâu”[7] Chính vì thế, các em sẽ khó khăn khi

phải nhớ, học thuộc rồi vận dụng những kiến thức khô khan trong sách vở vào cuộc sống Đưa các em trực tiếp tham gia hoạt động, được tiếp xúc và cảm nhận trực tiếp những vấn đề thực tế đang điễn ra ngay xung quanh các em sẽ

là những bài học bổ ích và thiết thực nhất đề giáo dục ý thức, hành vi và hình thành thói quen tốt cho các em Từ đó cũng đặt ra thách thức cho người giáo viên là phải có kiến thức vững vàng, có khả năng tô chức hoạt động ngoại khóa hấp dẫn, phong phú, lôi cuốn học sinh cùng tham gia, cùng hành động

Về tr tưởng và t duy, với học sinh lớp 3, hình ảnh của tưởng tượng hình thành trong tư duy của các em còn đơn giản và chưa bền vững, hoạt động phân tích, tổng hợp về hình thức và nội dung rất đơn giản Khi tiến hành phân tích, tổng hợp, các em thường căn cứ vào những đặc điểm bên ngoài cụ

thể và trực quan Chính vì vậy, đề tổ chức cho các em một tiết học hiệu quả

nhất chỉ có thể thông qua chính đồ dùng trực quan là cảnh vật, cuộc sống

xung quanh các em

Qua việc phân tích những khía cạnh tâm lí, trình độ nhận thức của học

sinh tiểu học, cho thấy các em học sinh lớp 3 bước đầu đã có khả năng tìm tòi

để phát hiện tri thức ở mức độ nhất định Như Vậy, việc tô chức tiết học ngoài

thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cho học sinh là hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi

Trang 27

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Mục đích của việc khảo sát thực trạng

- Tìm hiểu thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên

- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên và quan sát thực tế sử dụng hình thức dạy học hiện nay của giáo viên tại các trường Tiểu học

2.2 Nội dung của việc khảo sát thực trạng

- Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học

- Thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học

môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

2.3 Phạm vỉ khảo sát

Tiến hành điều tra, khảo sát tại trường Tiểu học thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội

2.4 Kết quả khảo sát

2.4.1 Thực trạng của việc dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

2.4.1.1 Thực trạng của việc sử dụng các phương pháp dạy học

Môn Tự nhiên và Xã hội là môn học rất gần gũi với đời sống của học

sinh Do đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về tự nhiên

và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em Đối tượng quan sát là tranh, ảnh,

sơ đồ, mẫu vật là khung cảnh gia đình, lớp học, là cây cối, con vật và một

số hiện tượng thời tiết điễn ra hàng ngày Bên cạnh đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động thực hành thông qua các phương pháp dạy học đề học sinh biết

cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và

cộng đồng

Trang 28

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học

trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở nhà trường tiểu học, chúng tôi đã

tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến đối với 12 giáo viên tiểu học tại trường tiêu học Thị trấn Sóc Sơn — Hà Nội (Phụ lục 1) Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng thống kê kết quả điều tra về mức độ sử dụng phương pháp dạy học

Phương pháp dạy | Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Trang 29

Với câu hỏi 1 về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giáo viên “thường xuyên” sử dụng các phương pháp quan sát (100%), phương pháp hỏi đáp (83.3%), phương pháp giảng giải (75%), phương pháp thảo luận (66.7% ), bởi các phương pháp dạy học này thường dễ sử dụng và trong khoảng thời gian ngắn giáo viên có thể

truyền đạt được một lượng kiến thức lớn cho nhiều học sinh Ngoài ra, giáo

viên thường “thỉnh thoảng” sử dụng phương pháp dạy học giải quyết van dé (83.3%), phương pháp thực hành (66.7%), phương pháp trò choi (58.3%) Nguyên nhân khiến giáo viên ít sử dụng các phương pháp này là do chúng đòi

hỏi phải có sự chuẩn bị phức tạp và mất nhiều thời gian tổ chức Đối với mức

độ “chưa bao giờ” sử dụng thì ở tất cả các phương pháp đều không có giáo viên nào lựa chọn

Tóm lại, qua câu hỏi điều tra, chúng tôi thấy rằng đa số giáo viên tiêu học thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống vào dạy học môn

Tự nhiên và Xã hội lớp 3, trong đó phương pháp được sử dụng nhiều nhất là phương pháp quan sát, có thê nói đây là phương pháp đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội Điều này cũng chứng tỏ rằng hầu hết giáo viên đã biết lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để dạy môn Tự nhiên và Xã hội Bởi, môn

Tự nhiên và Xã hội là môn học bao gồm các kiến thức về môi trường tự nhiên

và xã hội, do vậy, để tiếp thu được các kiến thức đó thì cần có sự quan sát trực

tiếp hoặc gián tiếp

2.4.1.2 Thực trạng của việc sử dụng hình thức tổ chức dạy học

Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi với

12 giáo viên của trường tiểu học Thị trấn Sóc Sơn — Hà Nội (Phụ lục 1)

Trang 30

Với câu hỏi số 2 về mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, sau khi tổng kết số liệu, chúng tôi thu

được kết quả như sau:

Bảng thống kê kết quả điều tra nức độ sử dụng các hình thức dạy học Các hình thức tổ Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa bao giờ

1 Hink thc 3 Huhthức 3 Hinhthoc 4 Hình thức

đạy học trên đạy học ngoài thamquan trocho: ho

lop thién nhién hoc tap tap

Trang 31

Sau quá trình điều tra, chúng tôi thấy có đến 100% giáo viên lựa chọn thường xuyên sử dụng hình thức dạy học trên lớp và 75% giáo viên chọn thường xuyên sử dụng hình thức trò chơi học tập bởi khi sử dụng các hình thức đạy học này, giáo viên đễ dàng quản lí được học sinh Với hình thức tham quan học tập thì 100% giáo viên lựa chọn chưa bao giờ sử dụng nguyên nhân là do kinh phí tổ chức cao, mắt nhiều thời gian và khó quản lí học sinh Còn hình thức dạy học ngoài thiên nhiên thì có đến 83.3% giáo viên chọn chưa bao giờ sử dụng và chỉ có 16.7% giáo viên chọn thỉnh thoảng sử dụng

do việc tổ chức dạy học ngoài thiên nhiên đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu

đáo, phức tạp hơn so với các hình thức tổ chức dạy học khác, đồng thời, giáo viên có ít kinh nghiệm và tài liệu cần thiết để xây dựng các giờ học ngoài

thiên nhiên

Qua những số liệu trên ta có thể thấy rằng hình thức dạy học ngoài

thiên nhiên được sử dụng rất ít trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

Ngoài ra, đa số giáo viên cũng chưa bao giờ sử dụng hình thức tham quan học tập mà chủ yếu sử dụng hình thức dạy học trên lớp và trò chơi học tập Có thể thấy rằng nguyên nhân khiến đa số giáo viên ngại tổ chức dạy học bằng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên vì mất nhiều thời gian và khâu chuẩn bị phức

tạp Cũng từ các số liệu trên, ta có thể nói rằng trong các tiết học của môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 việc sử dụng đa dạng các hình thức dạy học là rất thấp Bên cạnh việc điều tra về mức độ sử dụng các hình thức dạy học trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi cũng tiến hành điều tra về hiệu quả của các hình thức dạy học đó thông qua câu hỏi số 3 Sau khi điều tra, chúng tôi thấy đa số giáo viên cho biết hiệu quả của hình thức dạy học trên lớp chưa cao Bởi, học sinh bị bó hẹp trong phạm vi lớp học, do vậy các

em không có điều kiện tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng của môi trường xung quanh Trong khi đó, kiến thức của môn Tự nhiên và Xã hội chủ yếu là

Trang 32

các sự vật, hiện tượng về tự nhiên, xã hội và môi trường xung quanh các em

Vì vậy, hình thức dạy học trên lớp khiến học sinh dễ nhàm chán và mệt mỏi trong các tiết học Còn đối với các hình thức dạy học khác như dạy học ngoài thiên nhiên, tham quan học tập thì có hiệu quả cao vì khi sử dụng các hình thức dạy học này, học sinh được tiếp xúc với các đối tượng thật Do đó, học sinh hứng thú trong học tập, nhờ vậy mà các em tiếp thu bài nhanh hơn và yêu

thích môn học hơn Tuy nhiên, đa số giáo viên không có điều kiện để thực

hiện các hình thức dạy học này hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt được hiệu

quả cao

Như vậy có thê thấy rằng thực trạng của việc sử dụng các hình thức dạy

học hiện nay ở trường tiểu học là đa số giáo viên sử dụng hình thức dạy học

trên lớp mặc dù hiệu quả dạy học của hình thức này không cao Bên cạnh đó,

rất Ít giáo viên sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao các

hình thức dạy học có liên quan đến môi trường thực tế như dạy học ngoài thiên nhiên, tham quan học tập cho dù hiệu quả dạy học của chúng rất cao Điều này cũng là cơ sở để chúng tôi đi đến việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học

môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3

2.4.1.3 Thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật chất được người

dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện t6 chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học và là phương tiện nhận thức của người học, thông

qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học

Để tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi tiến hành điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến với 12 giáo viên của trường tiêu học Thị trấn Sóc Sơn,

Hà Nội (Phụ lục 1)

Trang 33

Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Với câu hỏi số 4 về mức độ sử dụng phương tiện dạy học môn Tự

nhiên và Xã hội lớp 3 thì có 66.7% giáo viên lựa chọn “thường xuyên sử dụng”; 33.3% giáo viên lựa chọn “thỉnh thoảng sử dụng” và không có giáo viên nào lựa chọn “không sử dụng bao giờ” Điều này cho thấy rằng giáo viên

đã có ý thức chuẩn bị cho tiết học một cách công phu và kĩ lưỡng

Với câu hỏi số 5 về tác dụng của việc sử dụng phương tiện đạy học trong

dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng thống kê kết quả điều tra hiểu biết của giáo viên về tác dụng của

phương tiện dạy học

2 Nâng cao ý thức độc lập, tự lực trong học tập của 3 25 học sinh

3 Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức bài học đến 4 33.3 hoc sinh dé dang va hiéu qua hon

4 Gây khó khăn cho việc dạy hoc của giáo viên 0 0

Bảng thống kê cho thấy có 41.7% giáo viên lựa chọn “gây hứng thú cho học sinh”; 33.3% giáo viên lựa chọn “giúp giáo viên truyền đạt kiến thức bài học đến học sinh dễ dàng và hiệu quả hơn”; 25% giáo viên lựa chọn “nâng

cao ý thức độc lập, tự lực trong học tập của học sinh” và không giáo viên nào lựa chọn “gây khó khăn cho việc dạy học của giáo viên” Với những số liệu

này, chúng ta thấy rằng đa số giáo viên đã nhận thức được tác dụng của

phương tiện dạy học đem lại

Trang 34

Sau khi tiến hành điều tra với câu hỏi số 6 về việc thường sử dụng

phương tiện dạy học nào trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng

tôi thu được kết quả sau:

Bảng thống kê kết quả điều tra về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học

1 Đồ dùng dạy học trực quan: tranh, ảnh do công ty 5 41.7 thiết bị trường học cung cấp

33.3% giáo viên lựa chọn “sách giáo khoa”; 16.7% giáo viên lựa chọn “các sự

vật hiện tượng xung quanh” và chỉ có 8.3% giáo viên lựa chọn “đồ dùng dạy học tự làm” Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do hai phương tiện dạy học “đồ đùng dạy học trực quan: tranh, ảnh do công ty thiết bị trường học cung cấp” và “sách giáo khoa” thường sẵn có và đễ sử dụng còn các phương tiện dạy học khác thường khó sử dụng hơn và giáo viên phải mất thời gian chuẩn bị trước khi lên lớp

Từ số liệu trên ta thấy, đa số giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan có sẵn và sách giáo khoa còn việc sử dụng các sự vật hiện tượng xung

quanh là chưa cao Trong khi đó, nội dung môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 lại

gắn liền với môi trường, tự nhiên và xã hội, đặc biệt tâm lí của học sinh lớp 3

là tư duy cụ thé và tư duy trực quan Do đó, chất lượng của giờ học chưa cao

Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan là cảnh vật và cuộc sống xung quanh các em là hết sức cần thiết

Trang 35

Nói tóm lại, qua các câu hỏi điều tra trên, chúng tôi thấy rằng phần lớn giáo viên đã ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Tuy nhiên, việc sử dụng đồ

dùng trực quan là các hiện tượng xung quanh của giáo viên còn chưa cao Đây

cũng là điều mà chúng tôi trăn trở và nó đã là động lực dé chúng tôi tìm hiểu

vấn đề “ sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự

học qua phiếu trưng cầu ý kiến với 12 giáo viên trường tiểu học Thị trấn Sóc

Sơn — Hà Nội (Phu luc 1)

Sau quá trình tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng thống kê kết quả điều tra hiểu biết của giáo viên về tác dụng của giờ

học ngoài thiên nhiên

Tac dụng của tiết học ngoài thiên nhiên Tỉ lệ

1 Mở rộng vôn kiên thức về tự nhiên và xã hội cho 2 16.7 học sinh

2 Tạo cho học sinh hứng thú học tập 4 33.3

3 Nâng cao ý thức chủ động, tự lực, sáng tạo, tích 3 25 cực trong học tập cho học sinh

tích cực vê tự nhiên và xã hội

Trang 36

Với câu hỏi số 7 tìm hiểu về nhận thức của giáo viên về tác dụng của

giờ học ngoài thiên nhiên thì có 33.3% giáo viên lựa chọn “tạo cho học sinh hứng thú học tập”; 25% chọn “nâng cao ý thức chủ động, tự lực, sáng tạo, tích cực trong học tập cho học sinh”; 16.7% giáo viên chọn “mở rộng vốn kiến thức về tự nhiên và xã hội cho học sinh” và cũng có 16.7% chọn “giúp học

sinh thêm gần gũi, thân thuộc với môi trường xung quanh”, cuối cùng chỉ có 8.3% giáo viên chọn “ hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi tích

cực về tự nhiên và xã hội”

Những số liệu trên cho thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tác dụng

của tiết học ngoài thiên nhiên trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh

Tuy nhiên, còn không ít giáo viên mới chỉ nhận thức được ở mức độ chung

chung mà chưa nắm được những tác dụng cơ bản mà tiết học ngoàải thiên nhiên đem lại Bởi trong các tiết học ngoài thiên nhiên, học sinh được tiếp xúc với đối tượng thực tế Ở đó, các em được tìm hiểu, tham gia, được hòa mình

cùng tự nhiên để khám phá và được “Học mà chơi, chơi mà học” Chính điều này sẽ gây hứng thú học tập ở các em, giúp các em thêm yêu môn học, từ đó hình thành ở các em những kĩ năng, hành vi tích cực một cách tốt nhất và lâu bên nhất

Ngoài việc điều tra về nhận thức của giáo viên về tác dụng của giờ học

ngoài thiên nhiên, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng việc giáo viên lựa

chọn địa điểm tô chức giờ học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội lớp 3 thông qua câu hỏi 8 Sau quá trình thống kê kết quả điều tra, chúng tôi thấy không giáo viên nào chọn “ở rừng cây”; có 50% giáo viên lựa chọn “ở vườn trường”; 41.7% chọn “ở sân trường” và chỉ có 8.3% giáo viên lựa chọn “ở góc phố”

Với câu hỏi 9 về phạm vi tô chức giờ học ngoài thiên nhiên, chúng tôi thu được kết quả sau:

Trang 37

Bảng thống kê kết quả điều tra về phạm vi tổ chức giờ học ngoài thiên nhiên

Phạm vi tô chức giờ học ngoài thiên nhiên ne

Từ bảng thống kê trên, chúng ta thấy có 83.3% giáo viên chọn “trong phạm vi trường học”; 16.7% lựa chọn “ở địa điểm gần trường” và không giáo

viên nào chọn “ở địa điểm xa trường” Đa sỐ giáo viên có lựa chọn trên bởi

việc tổ chức dạy học ngoài thiên nhiên trong phạm vi trường học và gan trường mắt ít thời gian đi lại hơn các địa điểm xa trường

Như vậy, đa sỐ giáo viên đã biết lựa chọn địa điểm phù hợp đề tổ chức

tiết học ngoài thiên nhiên Tuy nhiên, việc chọn địa điểm tổ chức dạy học

ngoài thiên nhiên còn chưa phong phú, hầu hết giáo viên chỉ lựa chọn những địa điểm trong trường và một số rất ít tổ chức ở những địa điểm gần trường Chính điều đó đã làm hạn chế những tác dụng của hình thức đạy học ngoài

thiên nhiên đem lại

Khi tiến hành điều tra về thực trạng sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên nhiên trong day học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, chúng tôi cũng tiến

hành điều tra về thời gian tổ chức day hoc ngoai thiên của giáo viên tiểu học hiện nay thông qua câu hỏi 10 Kết quả là 83.4% giáo viên lựa chọn “trong

tiết học”; 8.3% chọn “kết hợp học trong lớp với học ngoài thiên nhiên” và cũng có 8.3% giáo viên chọn “ngoài tiết học” Vì trong dạy học ở tiểu học,

người giáo viên phải đạy rất nhiều môn học Chính vì vậy, việc đạy học ngoài thiên nhiên trong thời gian ngoài tiết học sẽ làm mắt thời gian ảnh hưởng đến

Trang 38

những công việc khác của giáo viên nên họ thường lựa chọn thời gian trong

phạm vi tiết học đề tổ chức giờ học ngoài thiên nhiên

Với những số liệu trên, chúng ta thấy rằng, thời gian tổ chức tiết học

ngoài thiên nhiên còn nhiều hạn chế Trong khi đó, đề học tốt môn Tự nhiên

và Xã hội thì học sinh phải được tiếp xúc nhiều với những đối tượng của môi trường xung quanh Do đó, chất lượng của giờ ngoài thiên nhiên chưa đạt hiệu quả cao

Trong quá trình điều tra thực trạng tổ chức hình thức dạy học ngoài

thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, chúng tôi cũng điều tra

được thái độ học tập của học sinh trong giờ học ngoài thiên nhiên thông qua câu hỏi 11 (Phụ lục 1) Kết quả chúng tôi thu thập được là có 100% giáo viên cho biết “học sinh hứng thú với giờ học” Như vậy có thể nói, việc tổ chức

dạy học ngoài thiên nhiên là rất cần thiết, nó tạo cho học sinh có hứng thú học tập, từ đó học sinh yêu thích môn học và hiệu quả giờ học được nâng cao

Kết thúc quá trình điều tra, chúng tôi đưa ra câu hỏi 12 về tầm quan

trọng của tiết học ngoài thiên nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội

lớp 3 Kết quả là 83.3% giáo viên chọn câu trả lời đồng ý với ý kiến: “Cân học tập môn Tự nhiên và Xã hội dưới nhiều hình thức phong phú” và 91.7%

giáo viên đồng ý với ý kiến: “Việc fỐ chức hình thức dạy học ngoài thiên

nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội là cân thiết để nâng cao kiến

thức và kĩ năng về tự nhiên và xã hội cho học sinh” Điều này chứng tỏ phần lớn các giáo viên tiểu học đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức

giờ học ngoài thiên nhiên trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Nhờ vậy, việc sử dụng tiết học ngoài thiên nhiên được thực hiện sâu rộng và có hiệu

quả hơn

Nói tóm lại, qua các câu hỏi điều tra trên, bước đầu chúng tôi nhận thấy rằng đa số giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học

Trang 39

ngoài thiên nhiên Tuy nhiên, việc tổ chức giờ học ngoài thiên nhiên của giáo viên còn chưa thật sự hiệu quả Đây chính cơ sở đề chúng tôi tìm hiểu về vấn

đề “Một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hình thức dạy học ngoài thiên

nhiên trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3”

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w