Biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 55 - 59)

QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH HOA PHONG

3.2.5Biện pháp hỗ trợ từ phía Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đều chịu sự quản lý của Nhà nước. Các hoạt động quản lý vĩ mô thông qua cơ chế chính sách quản lý có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu. Do vậy đối với một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu để thúc đẩy xuất khẩu ngoài nỗ lực của công ty, Nhà nước cần có cơ chế chính sách quản lý xuất khẩu thích hợp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Một là, hoàn thiện và bổ sung hệ thống chính sách pháp luật

Mặc dù, định hướng phát triển kinh tế của doanh nghiệp trong thời gian tới là hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả khuyến khích các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu. Hiện nay ở nước ta thủ tục xuất khẩu đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, tốn nhiều thời gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy Nhà nước cần đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu. Tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách có hiệu quả nhất.

Có một chính sách thuế rõ ràng và hiệu quả. Nhà nước cần quy định cụ thể chính xác tên hàng, mức thuế, nhà nước quản lý bằng hạn ngạch hay bằng giấy phép để doanh nghiệp làm cơ sở để ký kết hợp đồng và khai baó hải quan, tính thuế.

Hai là, hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp yêu cầu về vốn xuất khẩu là rất

lớn, để có đủ vốn cho đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, chính sách tài chính nhằm thu hút được các nguồn vốn cho xuất khẩu : cho vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Ba là, nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung cho công tác nghiên cứu lai tạo giống kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu.

Bốn là, lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Nhà nước nghiên cứu xây dựng và triển

khai áp dụng các quỹ tài trợ xuất khẩu bằng nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu... Nghiên cứu áp dụng các hình thức hỗ trợ xuất khẩu như: bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp cần thiết, cấp tín dụng bổ sung kịp thời vào thời điểm quan trọng. Nghiên cứu, xây dựng và hình thành quỹ khai thác thị trường xuất khẩu nhằm hỗ trợ giúp cho các hoạt động marketing ở thị trường nước ngoài, giúp đỡ kỹ thuật, dịch vụ... nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.

Năm là, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ xuất khẩu. Có

quy hoạch và kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước.

Sáu là, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường. Hầu hết các

doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là không đủ chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường một cách thoả đáng. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước và các bộ có liên quan phải đặc biệt chú ý đến công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, thông tin về giá cả kịp thời cho các doanh nghiệp để tránh tình trạng bị ép giá, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thăm dò, tìm kiếm thị trường.

Bảy là, mở rộng các mối quan hệ thương mại quốc tế

Đa dạng hoá quan hệ thương mại quốc tế là một tất yếu trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Để mở đường cho hoạt động thương mại quốc tế, nhà nước cần phải thiết lập được các mối quan hệ hữu hảo về chính trị đối ngoại với tất cả các quốc gia, khu vực trên thế giới.

Trong tình hình hiện nay, Việt Nam nên mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Âu và châu Phi cũng là phương hướng chiến lược cho xuất khẩu Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để bắt kịp xu thế phát triển kinh tế chung của toàn cầu. Góp tiếng nói quyết định là hoạt động xuất khẩu,một nguồn cung cấp ngoại tệ chính để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu của nề kinh tế, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước,tranh thủ những tiến bộ khoa học công nghệ thế giới,đáp ứng nhu cầu không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Phong là một doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu từ ngay những ngày đầu. Hiện nay công ty đã tạo lập được một vị trí tương đối vững vàng trên thị trường trong nước cũng như thế giới. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu cao su đã và đang có vai trò ảnh hưởng rất lớn tới việc thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam nói chung. Trên cơ sở định hướng của Đảng và Nhà nước công ty vẫn luôn coi cao su là mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong những năm tới và tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

Nhận thức đuợc điều đó, cộng với sự quan tâm, lòng mong muốn đóng góp ý kiến vào sự nghiệp chung của Công ty,của đất nước,tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như đã trình bày.Những kiến nghị này chỉ mang tính chất định hướng khoa học do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn,bởi vậy tôi rất mong sẽ nhận được những góp ý,bổ sung từ phía thầy cô giáo và cán bộ trong Công ty.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 55 - 59)