Hình thức xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAOSU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH

2.1.2.1Hình thức xuất khẩu của Công ty TNHH Hoa Phong

Hiện nay hình thức xuất khẩu chủ yếu đang được công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp, giá trị xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 90% giá trị xuất khẩu của công ty.

Đối với mặt hàng cao su xuất khẩu thì phương thức xuất khẩu hàng này đều là xuất khẩu trực tiếp. Công ty thường cử đại diện của mình ra nước ngoài để kí hợp đồng hay nhiều trường hợp phía đối tác cử đại diện đến công ty để thoả thuận một số điều khoản hợp đồng. Đối với một số đối tác ở xa không có điều kiện đàm phán trực tiếp, hợp đồng thường được kí kết thông qua các hình thức như: điện thoai, fax, email... Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang tạo ra cho công ty một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao uy tín của công ty.

Trong phương thức này, Công ty TNHH Hoa Phong sẽ trực tiếp kí kết hợp đồng ngoại thương với tư các là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Công ty sẽ phải tuân thủ đầy đủ các luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế, tập quán thương mại, đồng thời đảm bảo quyền lợi của quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của Công ty. Để làm được điều đó Công ty cần phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của toàn bộ giao dịch.

Sau khi hợp đồng được kí kết, Công ty cần phải tiến hành các khâu công việc sau để thực hiện hợp đồng : Giục bên mua mở L/C, xin giất phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bao hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại ( nếu có).

Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

- Ưu điểm: Lợi nhuận của công ty xuất khẩu thường cao hơn các hình thức

khác do giảm bớt được các khâu trung gian. Với vai trò là người bán trực tiếp, công ty cũng có thể nâng cao uy tín của mình thong qua quy cách phẩm chất của hàng hóa. Mặt khác công ty cũng có điều kiện chủ động tiếp cận thị trường, nắm bắt được

các thông tin một cách nhạy bén hơn để đưa ra những ứng xử linh hoạt, thích ứng kịp thời với thị trường.

- Nhược điểm: Với phương thức xuất khẩu trực tiếp này thì đòi hỏi Công ty

phải ứng trước một số vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro như hàng không xuất được, thanh toán chậm, lạm phát hoặc sự thay đổi của tỉ giá hối đoái.

Tuy vậy vượt qua mọi khó khăn trên, Công ty TNHH Hoa Phong đã đạt được nhiều thành công, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất cao su thiên nhiên của Việt Nam ra với thế giới.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 30 - 31)