Mụctiêu sản xuất và xuất khẩu caosu thiên nhiên cua Việt Nam sang Trung Quốc

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 44 - 47)

QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH HOA PHONG

3.1.2 Mụctiêu sản xuất và xuất khẩu caosu thiên nhiên cua Việt Nam sang Trung Quốc

sang Trung Quốc

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam VRG đã đưa ra kiến nghị với Chính phủ trong việc nâng tổng diện tích cao su của cả nước từ 800.000 ha lên 1

triệu ha đến năm 2015. Nâng quy hoạch cao su tại khu vực phía Bắc từ 50.000 ha lên 100.000 ha đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1782/QĐ- TTG phê duyệt đề án tái cấu trúc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Định hướng về lâu dài, hoạt động chính của các doanh nghiệp trong ngành sẽ tập trung vào việc trồng và chế biến cao su và phát triển khu công nghiệp trên đất trồng cao su.

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng phát triển một cách đồng bộ và hợp lí, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, điều này nhằm làm tăng giá trị sản phẩm các loại hàng hóa từ cây cao su, đầu tư và mở rộng ra các ngành sản xuất và dịch vụ. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư, đa sở hữu kể cả đầu tư nước ngoài để nhằm khai thách tối đa lợi thế của đất đai, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành cao su theo định hướng đến 2015.

Hình 3.1 : Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (2007 – 2015) Đơn vị : nghìn tấn 4 00 4 20 4 40 4 60 4 80 500 520 54 0 560 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 X Nguồn : VRG

Tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính là trồng, chế biến, xuất khẩu cao su, ưu tiên đầu tư phát triển cao su nguyên liệu và chế biến sâu đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề khác như: chăn nuôi bò, phát triển các ngành công

nghiệp dịch vụ để hỗ trợ cho việc trồng, chế biến, xuất khẩu cao su. Đầu tư nâng caocông suất của các cơ sở chế biến hiện có đồng thời xây dựng khu mới ở những nơi có đủ nguyên liệu theo quy hoạch để đảm bảo chế biến hết sản lượng mủ khai thác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và một phần của thành phần kinh tế khác. Đến năm 2015, tổng sản lượng chế biến và tiêu thụ toàn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt khoảng 550.000 tấn cao su và định hướng đến năm 2020 đạt từ 650.000 đến 800.000 tấn.

Như vậy, chúng ta có thể thấy ngành công nghiệp cao su là một trong những ngành xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, việc trồng và xuất khẩu cao su ở Việt Nam lại rất thuận lợi.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện rất thuận lợi cho tài nguyên rừng phát triển trong đó có cây cao su. Hiện nay nước ta có khoảng hơn 700.000 ha cây cao su, trồng phổ biến ở miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một số vùng mà cây hoa màu và cây công nghiệp khác phát triển kém thì ở đó cây cao su lại phát triển được. Mặt khác xét về lợi ích kinh tế thì chi phí để trồng cây cao su là rất rẻ ở Việt Nam.

Với tiềm năng rộng lớn về đất đai, khí hậu thuận lợi triển vọng xuất khẩu cao su của Việt Nam là rất sáng sủa. Đó là lợi thế so sánh mà Việt Nam có được so với các nước khác. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc sản xuất và xuất khẩu cao su. Trong các kỳ đại hội, Đảng ta không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cao su.

Phương hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian tới là khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường khối lượng xuất khẩu. Ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực sản xuất cao su để xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng cao su xuất khẩu, nói cách khác là chuyển dạng hàng hoá nguyên liệu thô sang hàng hoá chế biến với hàm lượng lao động kỹ thuật cao, có giá trị lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Giá xuất khẩu cao su là một vấn đề lớn của Việt Nam. So với thế giới giá xuất khẩu cao su của Việt Nam thường thấp hơn từ 10 đến 15% thậm chí có những thời điểm tới 20%. Nguyên nhân là do chất lượng còn thấp vì vậy Việt Nam cần có phương hướng khắc phục điểm yếu này bằng cách chú trọng đầu tư đổi mới thiết bị

công nghệ chế biến cao su để nâng dần tỷ trọng cao su chế biến tinh trong cao su xuất khẩu đồng thời tăng sức cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, duy trì các mối quan hệ buôn bán với các bạn hàng truyền thống, đặc biệt là Trung Quốc. Đây là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam và việc xuất khẩu này rất thuận lợi vì có quan hệ tự nhiên và văn hoá rất gần gũi. Ngoài ra, Nhà nước còn phối hợp với các doanh nghiệp tham gia vào việc tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Từ những định hướng trên, mục tiêu của nhà nước đặt ra làđến năm 2015 sản lượng cao su ước đạt 750.000 - 800.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN SANG TRUNG QUỐC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOA PHONG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w