QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH HOA PHONG
3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Thị trường là vấn đề trọng yếu của nền kinh tế thị trường, cho nên bất cứ một đơn vị sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế thị trường thì công việc đầu tiên của họ cũng là nghiên cứu thị trường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu thì công việc này lại càng cần thiết và cực kỳ quan trọng bởi thị trường ở xa, những chính sách điều chỉnh hoạt động thương mại lại diễn ra thường xuyên ở các nước, thị hiếu trào lưu tiêu dùng cũng luôn thay đổi do đó việc thực hiện công tác nghiên cứu thị trường tốt sẽ tạo điều kiện giúp các nhà doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tránh được những tổn thất không đáng có.Công ty có thể tự tiến hành nghiên cứu thị trường, ngoài ra có thể sử dụng các nhà cố vấn chuyên môn để tiến hành nghiên cứu rộng, độc lập và kỹ lưỡng.
Ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực bên cạnh các nguồn lực khác, chúng ta muốn hiểu biết về khách hàng phải thông qua thông tin. Nhu cầu về thông tin ngày càng trở nên cấp bách do thị trường thay đổi về quy mô và phạm vi, sự thay đổi về chất của nhu cầu, sự lựa chọn của khách hàng thay đổi, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với những hình thức ngày càng đa dạng. Chính vì vậy thu thập và xử lý thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu thị trường .
Thời gian qua, việc thu thập và xử lý thông tin của Công ty TNHH Hoa Phong còn chậm, chưa đầy đủ, còn bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn. Chính vì vậy mà trong thời gian tới công ty cần tăng cường hơn nữa công tác này. Có nhiều cách mà thông qua đó công ty có thể có được những thông tin cần thiết về thị trường như nguồn ghi chép nội bộ hay nguồn sách báo ấn phẩm. Cụ thể như sau :
• Trước đây, công ty đã bỏ qua nguồn ghi chép nội bộ. Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị trường hết sức chính xác, hơn nữa chi phí ít lại đơn giản. Tuy nhiên nguồn này chưa cho phép doanh nghiệp có cái nhìn bao quát tổng thể thị trường khu vực và thế giới. Công ty có thể thu thập thông tin từ các báo cáo về đơn đặt hàng tình hình tiêu thụ, giá cả, mức dự trữ...
• Nguồn sách báo ấn phẩm là một trong các nguồn mà từ trước đến nay công ty rất hay sử dụng để thu thập thông tin. Thông qua những sách báo chuyên ngành, tạp chí, các báo cáo của chính phủ, của Bộ Thương mại đặc biệt qua mạng internet công ty có thể có những thông tin cập nhật nhất.
• Công ty cũng cần tăng cường tham gia hội chợ triển lãm trong nước và các nước trong khu vực nhằm giới thiệu mặt hàng kinh doanh và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới cho công ty.
• Công ty nên đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty ở những thị trường nước ngoài trọng điểm. Các đại diện này ngoài việc giúp công ty trong giao dịch, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tại khu vực đó còn thu thập thông tin cho công tác nghiên cứu thị trường .
• Công ty nên đưa ra các phiếu điều tra với các câu hỏi nhằm xác định nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, đặc điểm kỹ thuật, giá cả, khối lượng. Phiếu điều tra sẽ là nguồn dồi dào thông tin hữu ích. Tuy nhiên công ty cần xem xét cẩn thận kết quả thăm dò thị trường vì việc thăm dò này không được giới hạn trong khuôn khổ những khách hàng hiện có nhằm tránh việc thu được những thông tin không chính xác.
• Khách hàng hiện tại và tương lai là dòng máu nuôi dưỡng công ty. Tăng cường đối thoại với khách hàng, mời họ đến trụ sở công ty để thảo luận những suy nghĩ của họ đối với hàng hoá của công ty. Thường xuyên tham khảo ý kiến của họ làm việc cùng nhau sẽ tạo ra sự ràng buộc thương mại vững chắc nhiều hơn so với mối quan hệ buôn bán đơn thuần. Những cuộc gặp gỡ thảo luận không chính thức có thể trở thành điểm tựa quan trọng để phát triển những ý tưởng mới. Như vậy công ty sẽ luôn nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng, đảm bảo được các quyết định đưa ra sẽ được thị trường chấp nhận.
• Sau khi thu thập thông tin công ty cần phân tích kỹ lưỡng kết quả đạt được. Từ đó lựa chọn thị trường trọng điểm để tìm kiếm đối tác cho xuất khẩu mặt hàng cao su.Sau khi lựa chọn được các thị trường trọng điểm, công ty cần phải chú ý đến các hoạt động marketing để lôi kéo khách hàng từ thị trường đó. Việc thực hiện các công cụ marketing phải thích hợp với đặc điểm của mỗi thị trường.
Chất lượng hàng hoá là nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất khẩu. Vì vậy công ty cần nâng cao hiệu quả công tác giám định chất lượng hàng hoá. Giá cũng là một yếu tố quan trọng trong marketing xuất khẩu. Giá cả là công cụ để công ty thực hiện lợi nhuận nhưng cũng là công cụ để lôi kéo khách hàng. Mức giá hợp lý là mức giá thu hút được nhiều khách hàng trong khi vẫn đảm bảo mức lợi nhuận dự kiến. Công ty nên áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mua với khối lượng lớn và những khách hàng truyền thống.
Các biện pháp xúc tiến và khuếch trương cũng rất quan trọng để bán được hàng xuất khẩu. Công ty nên áp dụng các biện pháp: Quảng cáo trên mạng internet,
tham gia các hội chợ quốc tế, gửi các đơn chào hàng đến các nhà nhập khẩu nước ngoài... tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu khuếch trương uy tín hàng hoá của mình.
Mặc dù hiện nay, công ty có quan hệ với các bạn hàng ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu cao su của công ty còn rất nhỏ hẹp. Thị trường xuất khẩu cao su truyền thống của công ty chỉ là Trung Quốc. Vì vậy một mặt tăng cường quan hệ buôn bán với Trung Quốc, mặt khác công ty cần mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cao su của mình sang các quốc gia và khu vực khác.
Mặt hàng xuất khẩu cao su Việt Nam có rất nhiều khách hàng lớn, truyền thống như SNG, Đông Âu và Trung Quốc, ngoài ra các thị trường Mỹ, Tây Âu, Đài Loan cũng là những thị trường nhập khẩu cao su của Việt Nam với khối lượng lớn. Doanh nghiệp có thể thông qua các quan hệ khác trong xuất khẩu với các quốc gia mà đặt quan hệ nhằm mở rộng thêm thị trường xuất khẩu cao su của công ty.