Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

66 1K 4
Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... giáo khoa Làm văn 10 26 Chương HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN 28 3.1 Hệ thống tập rèn luyện kỹ viết 28 3.1.1 Rèn luyện kỹ tìm hiểu... phương pháp dạy học Làm văn, định nghiên cứu đề tài Rèn luyện kỹ viết cho học sinh lớp 10 dạy học Làm văn Trung học phổ thông Lịch sử vấn đề Vấn đề kỹ viết tác giả ý nghiên cứu Ở Việt Nam,...TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI KHOA NGỮ VĂN =====***===== NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn HÀ NỘI, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====***===== NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. Dƣơng Thị Mỹ Hằng HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông” em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ phương pháp dạy học Ngữ văn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của ThS. Dƣơng Thị Mỹ Hằng. Emxin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới ThS. Dƣơng Thị Mỹ Hằng, người đã hướng dẫn tận tình và luôn động viên em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phƣơng pháp dạy học Ngữ văn, khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện và đóng góp ý kiến để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Do thời gian và khuôn khổ cho phép của đề tài còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và tiếp tục xây dựng đề tài của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi và có sự hướng dẫn tận tình của ThS. Dƣơng Thị Mỹ Hằng. Khoá luận với đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông”. Khoá luận là kết quả của quá trình nghiên cứu trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Hằng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTBT : Hệ thống bài tập Nxb : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 9 1.1. Kỹ năng ................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 9 1.1.2. Quy trình hình thành kỹ năng ......................................................... 10 1.2. Kỹ năng giao tiếp .................................................................................. 11 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 11 1.2.2. Các kỹ năng giao tiếp ..................................................................... 12 1.3. Kỹ năng viết trong môn Ngữ văn ......................................................... 15 1.4. Hệ thống bài tập .................................................................................... 17 1.4.1. Khái niệm ........................................................................................ 17 1.4.2. Một số dạng bài tập thường gặp ..................................................... 19 Chương 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỸ NĂNG VIẾT TRONG LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................. 20 2.1. Về phía giáo viên .................................................................................. 20 2.1.1. Cách thức điều tra, khảo sát ........................................................... 20 2.1.2. Kết quả ............................................................................................ 20 2.1.3. Nhận xét chung ............................................................................... 21 2.2. Về phía học sinh.................................................................................... 21 2.2.1. Cách thức điều tra, khảo sát ........................................................... 21 2.2.2. Kết quả ............................................................................................ 21 2.2.3. Nhận xét chung ............................................................................... 23 2.3. Nội dung dạy học về rèn luyện kĩ năng viết trong chương trình Làm văn 10 ở THPT.................................................................................................... 23 2.3.1. Về chương trình Ngữ văn 10 ........................................................... 23 2.3.2. Về sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ chuẩn) .................................... 25 2.3.3. Nhận xét chung về chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 ... 26 Chương 3. HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN ................................... 28 3.1. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết ............................................... 28 3.1.1. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề ........................................................ 28 3.1.2. Rèn luyện kỹ năng tìm ý và lập dàn ý ............................................. 32 3.1.3. Rèn luyện kỹ năng viết bài văn ....................................................... 42 3.1.4. Rèn luyện kỹ năng sửa chữa ........................................................... 53 3.2. Quy trình chung rèn luyện kỹ năng viết ............................................... 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ và thông tin trên toàn thế giới phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, ngành giáo dục đã có những biến đổi to lớn cả về nội dung và phương pháp dạy học để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đưa đất nước hội nhập cùng thế giới. Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới được xác định: không chỉ dừng lại ở chỗ giúp học sinh tiếp thu kho tàng kiến thức, năng lực mà còn phải giúp học sinh có khả năng vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đó vào thực tiễn cuộc sống. Dạy và học trong nhà trường đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện từ phương hướng, mục tiêu đến nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học cách ngh khu ến kh ch tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng phát triển năng lực”. Do đó, trong quá trình giảng dạy, yêu cầu khách quan, chính xác trong nội dung dạy học là vô cùng cần thiết. Để thực hiện điều đó, việc xây dựng các kỹ năng đối với học sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chính điều này sẽ giúp học sinh nắm bắt nội dung một cách đúng đắn và khoa học nhất. Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng thực hành nói chung đang là một yêu cầu cấp bách của giáo dục. Việc rèn luyện kỹ năng cũng có những ý nghĩa khoa học nhất định đóng góp trong nghiên cứu khoa học. 1.2. Cùng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của ngành giáo dục, bộ môn Ngữ văn đã có những chuyển biến cơ bản. Trong nhà trường Trung học phổ thông, Ngữ văn là bộ môn có nhiệm vụ đặc biệt. Phân môn Làm văn trong bộ môn Ngữ văn có nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng và năng lực cho SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 1 Khóa luận tốt nghiệp học sinh. Có thể nói, kỹ năng làm văn là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn hiểu biết, vốn văn hóa…của học sinh. Với sứ mệnh đó, Làm văn cần phải được quan tâm và đầu tư về nội dung và phương pháp dạy học ở mức cao nhất để nâng cao chất lượng của môn Ngữ văn nói chung. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới cũng như từ bản chất đặc thù của môn Ngữ văn là gắn với thực hành nên có thể thấy hoạt động dạy học Làm văn phải lấy hoạt động thực hành làm chủ đạo để học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình thực hành, các bài tập trở thành phương tiện hữu ích. Các bài tập gắn với nội dung bài học, không chỉ cung cấp cho học sinh cách hiểu về nội dung mà còn giúp học sinh tư duy, sáng tạo, hình thành năng lực, qua các bài tập học sinh biết cách ứng dụng vào thực tiễn. Rèn kỹ năng chính là đóng góp vào sự phát triển năng lực cho học sinh. 1.3. Là một bộ phận trong chương trình Ngữ văn 10, phần Làm văn cùng với Văn học và Tiếng Việt, thực hiện mục tiêu nghe, nói, đọc, viết; góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và các năng lực trong sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân học sinh. Nó có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: phân môn Làm văn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kỹ năng tiếng Việt đã hình thành; rèn cho học sinh kỹ năng sản sinh ngôn bản, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn và trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Do vậy, phân môn Làm văn đã thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Như vậy, thực hành trong Làm văn là việc làm vô cùng quan trọng đối với học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả dạy học Làm văn vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi, hoạt động thực hành trong phân môn này còn bộc lộ những hạn chế. Giờ học Làm văn vẫn bị giáo viên và học sinh thờ ơ, và cũng là giờ dạy và học sơ sài qua loa nhất trong bộ môn Ngữ văn. Hiện nay, dư luận hết sức lo lắng khi hiện tượng làm văn của học sinh còn nhiều yếu kém. Nhiều bài văn kỹ năng viết non yếu, câu chữ lộn xộn, sao chép máy móc, sai nhiều lỗi chính tả… Khi yêu cầu dạy học làm văn được đặt ra là không chỉ nhằm vào truyền thụ kiến thức SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 2 Khóa luận tốt nghiệp cho học sinh mà còn rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết, hệ thống bài tập vẫn quá đơn điệu, ít ỏi, chưa có sự phong phú về kiểu loại nhằm đáp ứng đúng mục đích rèn luyện. Các bài làm văn trong hệ thống sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã đưa ra bài tập luyện tập sau mỗi phần lý thuyết, nhưng nhìn chung, nó còn chiếm số lượng nhỏ trước yêu cầu đẩy mạnh thực hành của môn học. Trong các bài làm văn, nội dung nghiêng nhiều về lý thuyết, phần bài tập còn khiêm tốn, trong khi bài tập là vô cùng cần thiết đối với Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung. Việc quá nặng về lý thuyết cũng gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho học sinh. Nội dung các bài học cứng nhắc, “lý thuyết nhiều khi không ăn khớp với thực tế làm văn sinh động”. Những kỹ năng và bài tập thực hành làm văn trong sách giáo khoa chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực sự của giờ học làm văn, chưa tính đến thực tế, chưa tạo được hứng thú để phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Có thể thấy, việc dạy và thực hành kỹ năng viết cho học sinh chưa thật có hiệu quả. 1.4. Là một sinh viên sư phạm Ngữ văn, tôi nhận thấy việc nghiên cứu sự phát triển kỹ năng viết cho học sinh thông qua hệ thống bài tập để giúp phát huy năng lực học sinh là điều vô cùng cần thiết. Chính điều này là nguyên nhân thôi thúc chúng tôi nghiên cứu vấn đề này. Đây là công việc hữu ích phục vụ việc phát triển nghề nghiệp của bản thân sau này. Đồng thời, trước yêu cầu của thời đại, nhu cầu học tập và nghiên cứu trở thành điều tất yếu với mỗi sinh viên. Do vậy, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu vấn đề này để bổ sung thêm cho vốn kiến thức, hiểu biết và cả năng lực cho chính mình. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ nhu cầu cần tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học Làm văn, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông”. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề kỹ năng viết đã được các tác giả chú ý nghiên cứu. Ở Việt Nam, bên cạnh việc biên soạn các bộ sách dạy lý thuyết làm văn, các tư liệu về lý thuyết làm văn ở nhà trường phổ thông còn có rất nhiều các công trình nghiên cứ đồ sộ, các bài SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 3 Khóa luận tốt nghiệp viết của các giáo sư, các nhà nghiên cứu đầu ngành giàu tâm huyết với môn Làm văn nói chung trong nhà trường phổ thông. Các tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt trong cuốn “Phương pháp dạy học Văn” bên cạnh việc đánh giá toàn diện, chính xác và sâu sắc về vị trí riêng, phương pháp dạy học và tình hình dạy học phân môn Làm văn trong nhà trường thì các tác giả còn chỉ ra các vấn đề có tính chất nguyên tắc và phương pháp trong dạy học Làm văn, ở những việc cụ thể như dạy lý thuyết, việc ra đề kiểm tra, việc chấm, trả bài cho học sinh. Trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu tập trung chính vào hướng nghiên cứu về kỹ năng viết. Sách Ngữ pháp văn bản và việc dạ làm văn của Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Quang Ninh - Trần Ngọc Thêm (NXBGD, Hà Nội1985)[2] trình bày một cách tinh giản những vấn đề và kết quả nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực ngữ pháp văn bản và dạy Làm văn như một ứng dụng và thiết thực nhất của ngữ pháp văn bản. Các tác giả đã đưa ra một số vấn đề cơ bản của ngữ pháp văn bản như lĩnh vực viết câu, sự ra đời của ngữ pháp văn bản, liên kết câu, chỉnh thể trên câu đoạn văn. Phương pháp dạy học tiếng Việt của Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán - NXBGD, 2003, trong chương 7 đã trình bày phương pháp dạy học Làm văn [1,tr.185-238]. Các tác giả đã cung cấp một số tiền đề lý thuyết của việc dạy Làm văn. Phương pháp dạy học Làm văn đề cập đến phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp dạy thực hành, phương pháp ra đề làm văn, phương pháp chấm và trả bài làm văn. Phần cuối chương là một số kỹ năng làm văn cần rèn luyện cho học sinh gồm sáu kỹ năng. Đó là kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết, kỹ năng lập ý, kỹ năng viết đúng theo dàn ý, kỹ năng lập luận, kỹ năng hành văn, kỹ năng hoàn thiện bài viết. Ở kỹ năng hành văn, các tác giả đặt vấn đề “Có thể gộp vào kỹ năng hành văn cả những năng lực sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ở học sinh. Đó là kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn” [1,tr.236]. Vì khi học sinh làm văn, về cơ bản, chỉ chú ý chạy theo nội dung, bám sát các ý, chưa quan tâm tới việc lựa chọn phương tiện thể hiện nội dung đó như thế SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 4 Khóa luận tốt nghiệp nào một cách đầy đủ. Hoặc trong bài viết có ý nhưng do vốn từ ít, nắm không vững các kiểu kết cấu ngữ pháp của câu, hoặc do ít được vận dụng, ít được luyện tập... nên ý không thoát và lời không đạt. Tuy không trình bày các phương pháp dạy cụ thể cho từng kiểu văn bản, các tác giả cũng đã đề cập đến một số kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Cuốn giáo trình Làm văn của tác giả Đình Cao - Lê A cũng đã dành một phần của sách trình bày lý thuyết chung về câu, việc rèn luyện kỹ năng viết câu, cách nhận diện câu đúng. Các kỹ năng viết cũng đã được các tác giả chú trọng trình bày. Theo tinh thần đổi mới chương trình và sách giáo khoa, chương trình Làm văn thay đổi nên sách giáo khoa cũng được biên soạn lại. Với quan điểm biên soạn sách để “học sinh tự học đề cao óc sáng tạo của học sinh”. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 “thể hiện tính chất thực hành” của phần Làm văn khá rõ. Sách giáo viên Ngữ văn 10 trong phần định hướng về mặt phương pháp, đã viết “theo tinh thần đổi mới, các bài học trong sách giáo khoa không thiên về giảng giải, minh họa các kiến thức và kỹ năng có sẵn mà cố gắng thiết kế các hoạt động tìm kiếm, phát hiện và tiến hành luyện tập cho học sinh...” Trong tất cả các sách giáo khoa Làm văn đều xuất hiện hệ thống bài tập làm văn. Tuy nhiên việc nghiên cứu và xây dựng các hệ thống bài tập bổ sung chưa được quan tâm nhiều. Hệ thống bài tập có một ý nghĩa lớn đối với phân môn Làm văn. Tầm quan trọng của bài tập làm văn và yêu cầu về tính thực hành của làm văn cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý. GS.TS Trần Đình Sử trong một bài báo đã viết: “Làm văn cần thực hành tổng hợp…cần đặt yêu cầu thực hành cao hơn êu cầu tri thức….Đã xác định làm văn là bộ môn thực hành thì bài làm phải nhiều. Hiện nay bài làm văn chỉ qu định một năm có tám bài mà hiện có xu thế bớt xuống còn sáu bài với lý do giáo viên đứng lớp phải chấm bài nhiều quá. Điều nà liên quan đến định mức lao động cho giáo viên văn hiện nay rất bất hợp lý. Phải qu định định mức theo yêu cầu đào tạo chứ không phải làm ngược lại. Theo chúng tôi nếu hạ SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 5 Khóa luận tốt nghiệp mức bài làm xuống thì đã giảm sút tính thực hành của môn làm văn”[15, tr.61]. GS Trần Thanh Đạm cũng cho rằng: “…Dạ văn dạy tiếng mà không dạy làm văn (tức là không có thực hành) thì xem như chưa dạy”[4, tr.100]. Nhà giáo Hà Thúc Hoan khẳng định: “…Dạ làm văn học làm văn dù không thể bỏ qua phần lý thuyết nhưng thầy cô giáo và sinh viên, học sinh phải đặc biệt chú trọng phần thực hành để rèn luyện k năng. Học làm văn cũng giống như học bơi vấn đề không phải là đứng ở trên bờ để bàn luận về cách thức bơi mà phải nhảy xuống nước và làm đi làm lại một số động tác. Vì lẽ nà chúng tôi thường cho nhiều ví dụ trong mỗi bài giảng lý thuyết và cuối mỗi bài lý thuyết đều có nhiều bài tập thực hành”[5, tr.8]. Những yêu cầu về bài tập làm văn cũng đã được đề cập đến, nhà giáo Đỗ Kim Hồi cho rằng: “Là một hoạt động thực hành giao tiếp, bài tập làm văn nhất thiết không thể không có mục đ ch giao tiếp của mình”[6, tr.7]. GS Trần Đình Sử phát biểu: “Hình thức luyện tập bài văn cần phải đa dạng, ngoài bài tập nói, bài là văn thông tường hiện nay cần phải có thêm hình thức rút ngắn hay mở rộng đoạn văn”[15, tr.60]. TS Trần Thanh Bình đã đặt ra vấn đề gắn bó ngữ pháp với tập làm văn, hướng tới loại “bài tập văn bản”, đó là một dạng bài tập ngữ pháp để tạo cơ sở cho sự tích hợp giữa ngữ pháp và làm văn nhưng chưa phải là bài tập làm văn “Vì trong hệ thống bài tập dạy học tiếng Việt, việc rèn luyện những kiến thức của phần văn pháp sẽ được tiến hành trực tiếp dưới một dạng bài tập riêng - bài tập văn bản…”[3, tr.6]. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đã có những công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến vấn đề rèn luyện kỹ năng viết trong Làm văn. Trong đó có những công trình và bài viết đã chỉ ra được mục tiêu, cách thức, biện pháp để dạy học môn Ngữ văn nói chung và đưa ra những hướng dẫn về cách rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể của những công trình và bài viết vừa nêu song cũng nhận thấy tất cả chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Do đó, việc tìm hiểu các kỹ năng viết trong Làm văn chưa thật sự được đi sâu và chưa được quan tâm như các phân môn Văn và Tiếng Việt. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 6 Khóa luận tốt nghiệp Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông” với hi vọng tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Làm văn ở Ngữ văn 10. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau: - Đưa ra hướng đi mới trong dạy học rèn luyện kỹ năng viết nhằm nâng cao chất lượng việc học tập của học sinh đối với phân môn Làm văn theo định hướng mới của công cuộc cải cách giáo dục. - Đề ra biện pháp cụ thể rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh trong phân môn Làm văn. - Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng viết cho Làm văn 10 nói riêng và các kỹ năng nói chung cho môn Ngữ văn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết trong phân môn Làm văn của bộ môn Ngữ văn 10. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng hệ thống bài tập để phát triển kỹ năng viết phù hợp với thực tế và khả năng viết văn của học sinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi tìm hiểu hệ thống bài tập trong phần Làm văn của sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ chuẩn). Đây là vấn đề luận văn quan tâm và cũng là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng được một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết văn của học sinh khối lớp 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại Phương pháp này được sử dụng trong việc tiến hành điều tra thực tiễn dạy học Làm văn và việc sử dụng hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa của SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 7 Khóa luận tốt nghiệp giáo viên và học sinh. Từ đó, khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích kết quả khảo sát thực trạng của học sinh trước khi tiến hành thực nghiệm, phân tích kết quả thực nghiệm. 5.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ Phương pháp phân tích ngôn ngữ là quan sát, phân tích các hiện tương ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và chỉ rõ đặc trưng giữa chúng. Vận dụng phương pháp này khi tiến hành hoạt động thực hành làm văn, học sinh tập so sánh, phân tích các lỗi mà các em phạm phải khi diễn đạt: lỗi về dùng từ, viết câu. Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh cách vận dụng ngôn ngữ vào tạo lập văn bản. 5.3. Phương pháp phân tích lý thuyết Là phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 8 Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Kỹ năng 1.1.1. Khái niệm Từ những kiến thức được trang bị, người học cần phải có khả năng vận dụng chúng vào thực tế. Khả năng vận dụng đó gọi là kỹ năng. Mặc dù kiến thức là rất quan trọng nhưng tự bản thân nó không trở thành kỹ năng nếu không chịu luyện tập. Nói đến kỹ năng là nói đến việc ứng dụng lý thuyết vào thực tế, là phải thực hành, phải làm. Mà không phải chỉ làm một lần, phải làm nhiều, làm đi làm lại một thao tác, một vấn đề cho tới khi thành thạo thì mới có thể coi như có kỹ năng đó. Yêu cầu này cần thiết với tất cả các ngành, các lĩnh vực trong cuộc sống lao động và học tập: diễn viên múa, cầu thủ bóng bàn, bóng đá, người thợ mộc, thợ tiện...muốn có kỹ năng thành thạo trong công việc của mình được giao đều phải làm nhiều, thực hành nhiều. Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về nó. Theo Từ điển Tâm lí học của tác giả A.V.Petrovxki: “Kỹ năng là giai đoạn nắm vững các hành động dựa trên quy tắc nào đó và hành động phù hợp với quy tắc ấy trong quá trình giải quyết nhiệm vụ đã xác định”. Tác giả Petrovxki cho rằng “Kỹ năng là cách thức hành động dựa trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kỹ xảo. Kỹ năng được hình thành bằng con đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà ngay cả trong điều kiện thay đổi”. Theo Từ điển tiếng Việt, kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Các nhà Giáo dục học phân tích kỹ năng thành hai loại: kỹ năng bậc một và kỹ năng bậc hai. Kỹ năng bậc một là kỹ năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 9 Khóa luận tốt nghiệp cụ thể hay hành động trí tuệ. Loại kỹ năng này thông qua luyện tập tới mức hoàn hảo, các thao tác được diễn ra hoàn toàn tự động hóa không cần có sự hiện diện của ý thức hoặc sự tham gia của ý thức rất ít thì biến thành kỹ xảo. Ví dụ kỹ năng viết, đi xe đạp.... Kỹ năng bậc hai là khả năng thực hiện hành động, hoạt động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với những mục tiêu trong những điều kiện khác nhau. Trong kỹ năng bậc hai yếu tố linh hoạt sáng tạo là yếu tố cơ bản, đó là cơ sở cho mọi hoạt động đạt hiệu quả cao. Theo Lê A - Nguyễn Trí, quan niệm về kỹ năng được hiểu như một khả năng của con người có thể hoàn thành các nhiệm vụ trong những điều kiện mới dựa trên những tri thức và kinh nghiệm đã được tích lũy và một loạt các kỹ xảo trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình lĩnh hội và sáng tạo văn bản, kỹ năng và kỹ xảo luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Theo Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, kỹ năng là “khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp...) để giải quyết một nhiệm vụ mới”. Thực chất của việc hình thành kỹ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu chúng với các hành động cụ thể. 1.1.2. Quy trình hình thành kỹ năng Vấn đề hình thành kỹ năng được nhiều nhà tâm lí học trong và ngoài nước quan tâm. Mỗi tác giả, mỗi trường phái có những ý kiến khác nhau, song đều thống nhất với nhau rằng: Kỹ năng được hình thành trong hoạt động. Sự vận dụng kiến thức để khám phá, biến đổi chính là kỹ năng. Trong thực tế dạy học, học sinh thường gặp khó khăn khi vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập cụ thể chính là do kiến thức không chắc chắn, khái niệm trở nên chết cứng và không biến thành cơ sở kỹ năng. Muốn kiến thức là cơ sở của kỹ năng thì kiến thức phải phản ánh đầy đủ thuộc tính của bản chất, được thử thách trong thực tế và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng. Quá trình hình thành kỹ năng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nhà tâm lí SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 10 Khóa luận tốt nghiệp học như: V.A Crechetxki, N.D Leevitor, A.V.Petropxki, Phạm Minh Học, Trần Quốc Thành…cho rằng quá trình hình thành kỹ năng hành động gồm ba bước: Bước 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động Bước 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu Bước 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu, điều kiện hành động nhằm đạt được mục đích đề ra Theo các tác giả này, việc nhận thức mục đích và cách thức, điều kiện hành động là quan trọng nhất. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở bước này thì chưa có kỹ năng vì nó chỉ thể hiện ở mặt lý thuyết, tri thức về hành động chứ chưa có mặt kĩ thuật, thao tác thực tiễn của hành động để đạt mục đích đề ra. Giai đoạn làm thử theo mẫu cung không kém phần quan trọng. Ở giai đoạn này, con người một mặt thực hiện các thao tác theo mẫu để hình thành kỹ năng, một mặt con người đối chiếu với tri thức về hành động và điều chỉnh các thao tác hành động nhằm đạt kết quả, giảm bớt những sai sót trong quá trình hành động. Sau khi làm thử để nắm vững các cách thức hành động, người ta phải tiến hành luyện tập để hoàn thiện kỹ năng. Ở giai đoạn này các tri thức về hành động được củng cố nhiều hơn, các tri thức hành động cũng được ôn luyện có hệ thống làm cho người ta nắm chắc hành động hơn. Đến đây có thể nói kỹ năng được hình thành. Tuy nhiên đến đây kỹ năng vẫn chưa ổn định. Kỹ năng chỉ thực ổn định khi người ta hành động có kết quả trong những điều kiện khác nhau. Tâm lí học hiện đại đã khẳng định: “Chỉ trong họat động thì kỹ năng mới hình thành và phát triển”. Như vậy bài tập là một tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt tới kết quả nào đó. Nếu làm một kiểu bài tập cùng kiểu lặp đi lặp lại tới mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kỹ năng tương ứng. 1.2. Kỹ năng giao tiếp 1.2.1. Khái niệm Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi người, vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội. Chính vì vậy, giao tiếp là một mặt quan trọng trong công tác giáo SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 11 Khóa luận tốt nghiệp dục và đào tạo ở nước ta. Đặc biệt, môn Ngữ văn, với tư cách là môn học công cụ, có nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Kỹ năng giao tiếp được hiểu là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và diễn biến tâm lý bên trong, đồng thời biết sử dụng yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích nhất định. Hiện nay các nước trên thế giới rất coi trọng quan điểm dạy học theo quan điểm giao tiếp, lấy hoạt động giao tiếp là một căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. 1.2.2. Các kỹ năng giao tiếp 1.2.1.1. Kỹ năng nghe Nghe là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng thính giác. Trong cuộc sống, kỹ năng nghe của con người được sử dụng rất nhiều. Các dạng của kỹ năng nghe cũng rất đa dạng: Nghe ngẫu nhiên, nghe có chủ đích. Ngay cả với dạng nghe có chủ đích cũng không giống nhau: Nghe để giải trí (nghe ca nhạc, nghe kể chuyện…); nghe để thu thập thông tin (hội họp, nghe tin tức thời sự, khoa học trên ti vi…); nghe để giải quyết vấn đề; nghe để chia sẻ giao lưu về thông tin, tình cảm (trò chuyện, tâm tình); nghe để học… Nghe một cách có ý nghĩa là nghe và hiểu được nó, phản hồi được một cách sáng tạo cái điều chúng ta nghe thấy. Như vậy nghe không phải là hoạt động thụ động mà là một kỹ năng cần sử dụng để nhận biết nội dung, mục đích, ý đồ của người nói. Những kỹ năng cần rèn luyện khi nghe: + Biết phát hiện những vấn đề chính + Biết ghi nhanh, ghi đúng, ghi đầy đủ + Duy trì sự chú ý liên tục trong suốt quá trình nghe 1.2.1.2. Kỹ năng nói Nói là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng lời. Trong thực tế hai kỹ năng nghe nói đi liền với nhau. Nói một cách có ý nghĩa là nói với sự hiểu biết của chúng ta về SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 12 Khóa luận tốt nghiệp một kinh nghiệm hay về một sự kiện nào đó mà người nghe hiểu được điều chúng ta muốn nói. Hoạt động nói chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: Nhân vật giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp,.. Những điều kiện để nói hiệu quả: + Nội dung bài nói tốt + Hiểu biết sâu rộng, kĩ càng về nội dung cần trình bày + Xác định đúng đối tượng nói và mục đích nói + Người nói phải có uy tín + Giọng nói tốt 1.2.1.3. Kỹ năng đọc Đọc là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Đọc là hoạt động tiếp nhận thông tin bằng mắt và có hoặc không sử dụng bộ máy phát âm. Hàng ngày chúng ta thực hiện hoạt động đọc như: Đọc truyện, sách báo, biển báo (trường học, cơ quan…), nhãn hàng hóa, thông tin, quảng cáo... để tiếp nhận thông tin. Bản thân việc đọc đã có nhiều mức độ từ đọc thông, đọc thuộc, không vấp váp về ngữ âm, nghĩa từ, biết ngừng giọng đúng chỗ là một trình độ. Bước hai là đọc kỹ, đọc sâu để biết được cách hành văn, sắp xếp ý, dụng ý trong dùng từ, ngắt câu, chơi chữ. Bước thứ ba là đọc hiểu cái thông điệp mà văn bản gửi đến cho người đọc là một mức rất cao. Nhưng đọc văn là để cảm, đế sống, để thưởng thức, để dùng, để tự phát triển bản thân, cho nên đọc sáng tạo và đọc sử dụng là khâu cao nhất. Người đọc phải tìm được cái nghĩa mà người đọc trước chưa thấy, thậm chí hiểu cái nghĩa ngoài tầm kiểm soát của tác giả. Đó đã là đọc sáng tạo. Trong các khâu đọc đó, đọc hiểu là khâu cơ bản nhất, nó bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài. Có hiểu đúng thì mới nói chuyện hiểu sáng tạo. Trong nhà trường, học sinh đọc các tài liệu học tập. Qua việc tiếp xúc với các loại văn bản trong chương trình học, vốn kiến thức ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật,... của học sinh cũng sẽ tăng dần lên. Vốn từ vựng và ngữ pháp của các em ngày một phong phú, vững vàng, có tác dụng tích cực cho việc rèn luyện tư duy, rèn kỹ năng diễn đạt gọn gàng, trong sáng. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 13 Khóa luận tốt nghiệp Các dạng đọc: Đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc đồng thanh và đọc diễn cảm… Các kỹ năng đọc cần rèn luyện: +Biết nắm bắt nhanh chóng tư tưởng cơ bản của một tác phẩm văn học nghệ thuật + Biết vận dụng các loại ngữ điệu vào việc đọc + Biết sử dụng cường độ của giọng đọc một cách hợp lí + Biết sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (tư thế, nét mặt, cử chỉ,…) 1.2.1.4. Kỹ năng viết a. Khái niệm Viết được hiểu là một phương tiện để lưu giữ, truyền và trao đổi thông tin thông qua các mã hiệu và ký tự tùy vào hệ thống ngôn ngữ được sử dụng. Viết là hoạt động tạo lập ngôn bản bằng chữ viết. Viết là quá trình sử dụng các ký hiệu (chữ của bảng chữ cái, dấu chấm câu) để trình bày những suy nghĩ và ý tưởng thành một dạng có thể đọc được. Viết một cách có ý nghĩa là viết trao đổi ý kiến, suy nghĩ những nội dung thông tin nào đó. Kỹ năng viết là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thao tác khác nhau. Để có được một bài viết thành công dù đó là một bức thư, một công văn, một báo cáo hay bất cứ điều gì khác cũng cần phải có một công tác chuẩn bị kĩ lưỡng, sau đó là sự thống nhất và tầm quan trọng, kế đến là bố cục và cách làm nổi bật, sự mạch lạc và rõ ràng. Trước khi viết cần chú ý: Viết về chủ đề gì? Viết nhằm mục đ ch gì? Viết như thế nào? Nên cho học sinh tập nói trước khi viết thành bài. Cần xây dựng dàn ý: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Cần giúp học sinh sử dụng được các kiểu câu, các loại văn bản. b. Các kỹ năng bộ phận của kỹ năng viết Kỹ năng viết bao gồm nhiều kỹ năng bộ phận khác nhau: - Kỹ năng tìm hiểu đề - Kỹ năng tìm ý và lập dàn ý - Kỹ năng viết bài văn SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 14 Khóa luận tốt nghiệp - Kỹ năng sửa chữa Ngoài ra, trong mỗi kỹ năng này còn có các tiểu kỹ năng. Mỗi một kỹ năng bộ phận lại hướng tới một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, trong quá trình tạo lập văn bản của học sinh, cần chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng viết cho các em. 1.3. Kỹ năng viết trong môn Ngữ văn Kỹ năng viết là một trong bốn kỹ năng giao tiếp chính của môn học Ngữ văn. Kỹ năng viết nói chung và trong môn Ngữ văn nói riêng chỉ có thể hình thành bằng con đường luyện tập, tạo ra các năng lực thực hiện hành động không chỉ trong những điều kiện quen thuộc mà cả trong những điều kiện thay đổi. Đối với môn Ngữ văn, kỹ năng viết được biểu hiện bằng việc luyện tập thông qua hệ thống bài tập trong chương trình. Theo chương trình đổi mới, nội dung môn Ngữ văn từ lớp 1 đến lớp 12 được tổ chức theo bốn mạch chính, tương ứng với bốn kỹ năng giao tiếp cơ bản. Bốn mạch kỹ năng này được triển khai thành hệ thống các chuẩn cần đạt đối với từng kỹ năng. Dạy học theo hướng đổi mới, kỹ năng viết cũng xây dựng được những chuẩn cần đạt cần thiết. Chuẩn cần đạt thể hiện những điều học sinh cần biết và có thể làm được sau khi học. Hệ thống chuẩn này cũng là căn cứ để xác định được những nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá thích hợp đối với mỗi lớp học, cấp học. Đối với kỹ năng viết, ngoài những nội dung chung như bản chất, chức năng, quy trình, chiến lược và các yêu cầu chung của hoạt động viết, các chuẩn cần đạt được xây dựng dựa vào các kỹ năng bộ phận, phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau. Có thể phân biệt như: - Mức độ phức tạp của hoạt động viết. - Mức độ phức tạp của đề tài. - Sự phân biệt các thể loại văn bản. Tất cả các năng lực và phẩm chất của học sinh đều được phát triển thông qua các hoạt động dạy học, xoay quanh bốn lĩnh vực giao tiếp cơ bản: đọc, viết, nói và SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 15 Khóa luận tốt nghiệp nghe. Các kiến thức lý thuyết về tiếng Việt, lịch sử văn học, và tập làm văn được chủ yếu sử dụng như là phương tiện tiến hành các hoạt động dạy học đó. Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, có thể có một số tiêu chí đánh giá kỹ năng viết đối với môn Ngữ văn ở Trung học phổ thông như sau: Đánh giá kỹ năng viết kết hợp với đánh giá kỹ năng đọc thông qua việc đọc một hay một số văn bản cụ thể (phổ biến ở dạng bài viết phân tích tác phẩm văn học). Đánh giá kỹ năng phân tích, bàn luận về một đề tài cụ thể (phổ biến ở dạng bài nghị luận xã hội có đề tài mở). Đánh giá kỹ năng tạo lập văn bản đáp ứng một nhu cầu cụ thể trong đời sống như viết thư, báo cáo, quảng cáo,... Việc đánh giá kỹ năng viết phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tùy vào kiểu bài viết mà tiêu chí đánh giá có những khác biệt nhất định. Về nội dung: Khả năng hiểu văn bản, chủ đề tư tưởng, quan điểm và ý định của tác giả văn bản; khả năng nắm được đặc trưng thể loại văn bản; tính sáng tạo, độc đáo của các ý tưởng được trình bày; khả năng tập trung vào đề tài đang bàn. Về hình thức ngôn ngữ: Chuẩn mực về chính tả, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và ngữ dụng (phù hợp với ngữ cảnh, nhất là với đối tượng tiếp nhận và mục đích viết). Cần chú ý đến khả năng dùng từ ngữ và cấu trúc câu đa dạng của người viết. Về kết cấu: Mức độ phù hợp với các thể loại văn bản như văn bản miêu tả, văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận văn học và xã hội; tính liên kết và mạch lạc trong phạm vi một đoạn văn và giữa các đoạn văn trong một văn bản. Về khả năng biểu đạt và lập luận: Mức độ biểu đạt rõ ràng, lôgic và có hiệu quả các ý tưởng; khả năng phân tích, suy đoán, lập luận và sử dụng các lí lẽ, bằng chứng (chi tiết, số liệu hay các ví dụ về người thật, việc thật,...) hỗ trợ cho các quá trình đó. Giáo viên đánh giá học sinh và cho các em tự đánh giá các công đoạn của quá trình viết: từ suy nghĩ, quan sát, nghiên cứu, chọn đề tài; cho đến tìm kiếm và SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 16 Khóa luận tốt nghiệp xử lí tư liệu, viết bản thảo, sửa chữa, hoàn thiện và trình bày/công bố. Như vậy, kỹ năng viết nói chung cũng như kỹ năng viết trong bộ môn Ngữ văn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện năng lực học sinh. Kỹ năng viết cùng các kỹ năng giao tiếp khác là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách...của học sinh. Để dạy học tốt kỹ năng viết cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh khối 10 nói riêng thì giáo viên cần tích hợp với các kỹ năng giao tiếp khác và các phương pháp dạy học đặc thù của Làm văn. Có như vậy, việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong Làm văn mới đạt được hiệu quả tốt. 1.4. Hệ thống bài tập 1.4.1. Khái niệm a. Khái niệm bài tập Có nhiều định nghĩa khác nhau về “bài tập”. Theo Nguyễn Hữu Châu: “Bài tập (Assigment) là những nhiệm vụ công việc được giao cho mỗi nhóm hoặc mỗi cá nhân trong khuôn khổ một chương trình học tập nhằm rèn lu ện kỹ năng ha tăng cường kiến thức cho người học”. Trong sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, thuật ngữ bài tập xuất hiện rất nhiều như: bài tập Toán, bài tập Tiếng Việt, bài tập Tiếng Anh...Theo nghĩa này, bài tập được hiểu là dạng bài học mô phỏng lại kiến thức và thao tác thực hành đã được giới thiệu nhằm mục đích vận dụng lý thuyết và rèn luyện kỹ năng cần thiết theo chương trình môn học. Theo đó, bài tập được sử dụng chủ yếu trong hoạt động thực hành mà nhiệm vụ giải bài tập là một hình thức thực hành. Tuy nhiên, trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác, độc lập, sáng tạo trong nhận thức của người học thì phạm vi ứng dụng của bài tập rộng hơn nhiều. Nhiều quan điểm hiện nay cho rằng, bài tập không chỉ được dùng với mục đích giúp người học vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện kỹ năng tương ứng mà còn giúp họ hình thành tri thức mới và phát triển các kỹ năng khác. Như vậy, bài tập được hiểu là các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt ra cho người học thực hiện, được trình bày dưới dạng câu hỏi hay những yêu cầu hoạt SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 17 Khóa luận tốt nghiệp động buộc người học tái hiện những kiến thức, giải quyết vấn đề trên cơ sở những điều đã biết hoặc kết nối những kiến thức, giải quyết vấn đề dựa trên việc tìm kiếm phương pháp mới qua đó nắm vững tri thức, rèn luyện và phát triển kỹ năng. b. Hệ thống bài tập Trong cuốn “Từ điển Từ và ngữ Hán Việt” [7] khái niệm hệ thống được hiểu là: tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau; thứ tự sắp xếp có quy củ; sự liên tục. Bản chất cốt lõi của khái niệm hệ thống được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất là mối quan hệ nội tại có tính lôgic rất rõ của từng thành tố riêng biệt với những thành tố khác trong một dãy các thành tố; thứ hai là tính chất tổng thể, hợp thành của một đối tượng từ những thành tố bộ phận cùng loại hay có cùng chức năng. Như vậy, khái niệm hệ thống được hiểu là tập hợp những thành tố có liên hệ, quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể mới. Và hệ thống bài tập là một tập hợp với nhiều bài tập khác nhau được xếp thành các nhóm (trong mỗi nhóm có thể có những nhóm nhỏ hơn) theo một trình tự có chủ đích nhất định. Theo quan điểm đổi mới bộ môn, hệ thống bài tập làm văn được xác định là phương tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực của học sinh. Học sinh phổ thông ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ khác nhau thì yêu cầu về năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau, cách thể hiện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần xuất phát từ hệ thống những kỹ năng sử dụng trong Làm văn để thiết kế hệ thống bài tập. Điều đó cũng có nghĩa là xuất phát từ bản chất của một kỹ năng cụ thể để thiết kế một hệ thống bài tập làm văn tương ứng tương ứng. Hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học. Theo yêu cầu rèn luyện kỹ năng, hệ thống bài tập được xây dựng vừa sức, phù hợp với trình độ và năng lực thì học sinh mới có thể thực hiện được, có làm được thì mới thành thạo. Hệ thống bài tập vừa phải có sự thống nhất, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, vừa rèn luyện một cách toàn diện kỹ năng SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 18 Khóa luận tốt nghiệp làm văn, vừa phải có sự phân hóa cho những đối tượng học sinh khác nhau khi sử dụng cùng một hệ thống bài tập, cho những học sinh nào cần tập trung rèn luyện những kỹ năng nào còn yếu kém có thể cho số lượng bài tập nhiều hơn những học sinh đã vững vàng kỹ năng hoặc với mức độ yêu cầu khác nhau, linh hoạt cho từng đối tượng. 1.4.2. Một số dạng bài tập thường gặp Các bài tập có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập theo nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm đóng hay tự luận mở. Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi. Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực, có thể xây dựng bài tập theo các dạng: Các bài tập dạng nhận diện, tái hiện: Yêu cầu sự hiểu và tái hiện tri thức. Bài tập tái hiện không phải trọng tâm của bài tập định hướng phát triển năng lực. Các bài tập vận dụng: Các bài tập vận dụng những kiến thức trong các tình huống không thay đổi. Các bài tập này nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản, chưa đòi hỏi sáng tạo. Các bài tập sáng tạo: Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề. Dạng bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo của người học. Ngoài ra, còn có các bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. Đây cũng là dạng bài tập sáng tạo. Các bài tập vận dụng và giải quyết vấn đề gắn các vấn đề với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh Trung học phổ thông được phân loại đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh và phù hợp với mục tiêu của môn học. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 19 Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỸ NĂNG VIẾT TRONG LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Về phía giáo viên 2.1.1. Cách thức điều tra, khảo sát Dự giờ giáo viên Người giáo viên có vai trò quan trọng trong dạy học. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng cho học sinh. Phương pháp dạy học mới hiện nay cũng đã xác định nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy học và mối quan hệ của họ với chương trình, sách giáo khoa và với học sinh. Hoạt động của giáo viên có tác động mạnh mẽ đến cả quá trình dạy - học. Giáo viên là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trong quá trình tìm hiểu bài. Chúng tôi tiến hành dự giờ giáo viên lớp 10 tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng - TP Ninh Bình. 2.1.2. Kết quả Qua quá trình dự giờ giáo viên lớp 10 tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đã có sự đổi mới trong phương pháp dạy học. Giờ Ngữ văn nói chung có những chuyển biến tích cực. Giáo viên đã phát huy được tính tích cực của học sinh thông qua các hoạt động nhóm, qua ý kiến của học sinh...Tuy nhiên, giờ Làm văn vẫn có những hạn chế nhất định. - Đa số giáo viên đều đi theo trình tự sách giáo khoa: đưa ra ngữ liệu để học sinh phân tích, từ đó rút ra kiến thức của bài học. - Sau khi học xong phần lý thuyết giáo viên cho học sinh làm bài tập ngay trong sách giáo khoa mà ít khi lấy ví dụ ngoài. - Thời gian thực hành của học sinh chưa nhiều, thời gian phần lý thuyết còn chiếm tương đối dài. - Một số giáo viên ít khi sửa lỗi bài viết cho học sinh ngay trên lớp. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 20 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.3. Nhận xét chung Nhìn chung, nhiều giáo viên đã có những thay đổi trong phương pháp dạy học, nhiều thầy cô đã có ý thức rèn luyện kỹ năng cho học sinh, trong đó có các kỹ năng viết trong giờ Làm văn. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy chưa cao. Điều này đòi hỏi người giáo viên cần chú trọng hơn nữa việc triển khai rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm văn, trong đó có các kỹ năng viết. Có như vậy, giờ Làm văn mới thực sự có ý nghĩa và mang lại các hiệu quả tích cực đối với học sinh. 2.2. Về phía học sinh 2.2.1. Cách thức điều tra, khảo sát Học sinh là chủ thể của hoạt động học trong quá trình dạy học. Đích cuối cùng mà nhà giáo dục muốn đạt được là việc học sinh nắm kiến thức đến đâu sau giờ học, nắm được những kỹ năng, kỹ xảo nào trong quá trình thực hành luyện tập. a. Điều tra về thái độ, không khí học tập của học sinh Đối tượng điều tra khảo sát là học sinh khối 10 trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng - thành phố Ninh Bình. Chúng tôi tiến hành khảo sát về thái độ, không khí học tập của học sinh trong quá trình dự giờ của giáo viên dạy Làm văn. b. Khảo sát vở Làm văn của học sinh Sau khi tiến hành điều tra khảo sát thái độ, không khí học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát và chấm điểm vở Làm văn các em với mục đích: đánh giá kỹ năng ghi chép của học sinh, việc chủ động học tập của học sinh trong giờ học cũng như khả năng vận dụng lý thuyết bào làm bài tập của học sinh. Đối tượng được lựa chọn là học sinh lớp 10B5, 10B8 và 10B9 trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng. Số lượng vở Làm văn: 103 vở 2.2.2. Kết quả a. Thái độ, không khí học tập của học sinh Trong quá trình dự giờ, chúng tôi nhận thấy có những tiết học Làm văn đã được học sinh chú ý, học sinh tích cực học tập dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Tuy SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 21 Khóa luận tốt nghiệp nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những học sinh chưa chủ động và tích cực trong việc tiếp thu tri thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn với tư cách là chủ thể của hoạt động. Nhiều giờ dạy Làm văn không đem lại hứng thú thực sự cho cả người dạy và người học. Và quả thực, nhiều học sinh đón nhận giờ Làm văn với thái độ đối phó miễn cưỡng. Do vậy, nhiều giờ Làm văn trở nên nhàm chán, các em không nghiêm túc trong giờ học, không có thái độ tự học, tự nghiên cứu, không chịu chủ động vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế giao tiếp nói và viết. b. Tình trạng viết văn của học sinh Sau khi khảo sát vở học sinh, chúng tôi thu được kết quả như sau: Lớp Tổng vở Vở đạt yêu cầu Vở không đạt yêu cầu (Số lượng) (Số lượng) 10B5 35 30 5 10B8 35 28 7 10B9 33 26 7 Trong đó: Điểm Lớp Khá giỏi Trung bình Yếu kém 10B5: 35 12 = 35℅ 18 = 51℅ 5 = 14℅ 10B8: 35 10 = 29℅ 18 = 51℅ 7 = 20℅ 10B9: 33 9 = 24℅ 17 = 52℅ 7 = 21℅ Qua thực tế tìm hiểu học sinh lớp 10 tại trường THPT Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đã có ý thức trong giờ Làm văn. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, học sinh khá giỏi còn ít. Đó là do các em chưa biết cách ghi chép bài và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành còn hạn chế. Qua khảo sát, chúng tôi cũng rút ra những lỗi học sinh thường mắc phải như sau: - Học sinh không xác định đúng yêu cầu bài viết, viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 22 Khóa luận tốt nghiệp - Học sinh mắc các lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lựa chọn từ ngữ chưa chính xác, dẫn đến việc câu văn lủng củng, dài dòng. - Nhiều bài viết còn rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, thiếu ý hoặc ý lộn xộn. 2.2.3. Nhận xét chung Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn của học sinh rất yếu, các em không có thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài, nên khi bắt tay tay vào viết rất lúng túng, viết không đúng yêu cầu của đề bài và lạc đề. Nhìn vào bài viết của học sinh, chúng ta có thể thấy ngay tình hình và năng lực viết văn của học sinh. Tình trạng chép văn mẫu, kiến thức lủng củng, khả năng diễn đạt yếu, tư duy lộn xộn...vẫn còn khá nhiều. Từ thực trạng trên, chúng tôi thấy rằng, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh còn coi nhẹ giờ Làm văn, thiếu sự thực hành cũng như chưa có các kỹ năng viết bài cơ bản. Như vậy, để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh, giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp trong dạy học, thay đổi cách học, cách làm việc của học sinh. Giáo viên cũng tùy từng đối tượng học sinh, tùy từng điều kiện lớp học mình dạy mà sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt kết quả cao trong giảng dạy và học tập của học sinh. Những năm gần đây, chuyên ngành phương pháp đã có rất nhiều tìm kiếm, lựa chọn những phương pháp mới, tích cực và phù hợp nhất để cải thiện tình hình. Điều này cũng sẽ góp phần tạo ra sự chuyển biến trong cách dạy học phân môn Làm văn. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn nhằm tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng viết bài của học sinh đối với phân môn Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung. 2.3. Nội dung dạy học về rèn luyện kĩ năng viết trong chƣơng trình Làm văn 10 ở THPT 2.3.1. Về chương trình Ngữ văn 10 Chương trình Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 gồm một số nội SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 23 Khóa luận tốt nghiệp dung cơ bản sau: - Hệ thống hóa các kiểu văn bản đã học ở Trung học cơ sở - Văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm - Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính - Văn bản thuyết minh, cách tóm tắt văn bản thuyết minh - Văn bản nghị luận: luận điểm, luận cứ, lập luận, cách làm bài văn nghị luận - Luyện nói, luyện viết đoạn văn, bài văn tự sự, thuyết minh, nghị luận - Một số kiểu văn bản khác: quảng cáo, kế hoạch cá nhân... Chương trình Làm văn được biên soạn theo quan điểm tích hợp: những kiến thức được học từ lớp trước, từ Văn học và Tiếng Việt được học sinh vận dụng vào chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong bài học Làm văn. Văn nghị luận trong chương trình chỉ chiếm một phần rất nhỏ để dành chỗ cho văn tự sự, thuyết minh và văn bản nhật dụng khác. Phân phối chương trình môn Làm văn cả năm là 33 tiết trong tổng số 105 tiết của môn Ngữ văn. Trong đó có 15 tiết lý thuyết, 16 tiết thực hành, 2 tiết ôn tập và củng cố. Về phân phối chương trình, trong Ngữ văn 10, phân môn Làm văn có số tiết dạy thực hành là 15 tiết. Điều này chứng tỏ thực hành làm văn luôn được coi trọng. Số tiết dạy lý thuyết chiếm khá nhiều 15 tiết. Học sinh được học nhiều hơn về các kiểu văn bản (Văn bản tự sự, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận và các loại văn bản nhật dụng khác). Từ đó học sinh biết tạo ra những kiểu loại văn bản khác nhau. Số tiết dạy ôn tập và củng cố chỉ có 2 tiết vì lên bậc Trung học phổ thông học sinh học tiếp những kiến thức đã học ở bậc Trung học cơ sở, giáo viên không tiến hành ôn tập lại kiến thức, qua trình ôn tập được tiến hành ngay trong những giờ học bài lý thuyết, từ đó góp phần củng cố khắc sâu kiến thức. Nhìn chung, chương trình Làm văn 10 khá toàn diện và đầy đủ trên 03 bình diện: kiến thức, kỹ năng và thái độ; chương trình đã xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng làm cơ sở để biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên để dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập; đã thể hiện được nguyên tắc tích hợp trong dạy học. Tuy SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 24 Khóa luận tốt nghiệp nhiên, phần bài tập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của học sinh. Đây chính là hạn chế của chương trình Làm văn 10. 2.3.2. Về sách giáo khoa Ngữ văn 10 (Bộ chuẩn) Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, Làm văn là một hợp phần cùng với Văn học và Tiếng Việt tạo nên một bộ môn thống nhất là Ngữ văn theo đúng tinh thần tích hợp. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 được biên soạn theo quan điểm tích hợp. Do đó, cấu tạo bài học trong phần Làm văn gồm: - Kết quả cần đạt - Nội dung - Ghi nhớ - Luyện tập Ở lớp 10, sách giáo khoa triển khai thành các cụm bài: - Văn bản tự sự + Lập dàn ý bài văn tự sự + Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự + Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự + Tóm tắt văn bản tự sự - Văn bản thuyết minh + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh + Lập dàn ý bài văn thuyết minh + Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh + Phương pháp thuyết minh + Tóm tắt văn bản thuyết minh - Văn bản nghị luận + Lập dàn ý cho bài văn nghị luận + Lập luận trong văn nghị luận + Các thao tác nghị luận - Văn bản khác SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 25 Khóa luận tốt nghiệp + Trình bày một vấn đề + Lập kế hoạch cá nhân + Viết quảng cáo Sách giáo khoa cũng rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thông qua các bài viết. Trong lớp 10, học sinh chủ yếu được rèn luyện các kiểu văn sau: - Văn biểu cảm - Văn tự sự - Văn nghị luận xã hội - Văn thuyết minh - Văn nghị luận văn học Như vậy, sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã xây dựng được hệ thống các kiểu bài khá đa dạng. Tuy vậy, cần chú trọng hơn nữa việc thực hành của học sinh để giúp các em có kỹ năng làm văn. Hệ thống bài tập chính là sự khẳng định tính thực hành của dạy học làm văn, học làm văn là học thực hành, học làm văn là phải làm bài tập. Một bài văn chính là một bài tập lớn và phải có quá trình luyện tập thực hành nhiều kỹ năng mới có thể viết một bài văn hoàn chỉnh, đạt yêu cầu. Do vậy, hệ thống bài tập rèn luyện các kỹ năng là vô cùng cần thiết. 2.3.3. Nhận xét chung về chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 Nhìn chung, chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 đã đã có nhiều cải cách đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Cả chương trình và sách giáo khoa 10 đã chú trọng đến tính thực hành, củng cố việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, nội dung dạy học vẫn còn một số hạn chế. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 còn thiên về lý thuyết. Lý thuyết được triển khai nhiều khiến thời lượng thực hành ít đi. Mục tiêu chính của bài học chưa rõ ràng. Các bài tập cũng chưa phong phú, chưa phát huy được năng lực học sinh. Do vậy, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa là điều cần thiết. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 26 Khóa luận tốt nghiệp Tiểu kết chƣơng 2 Trong những năm gần đây, Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng đã được chú trọng hơn trước. Phân môn Làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kỹ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Giáo viên và học sinh đã có đổi mới nhất định trong cách dạy và học. Học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10, trong đó có phần Làm văn, có nhiều cải cách phù hợp hơn với chủ thể học sinh. Qua đó, học sinh không chỉ có hiểu biết về kiến thức mà còn rèn luyện được các kỹ năng cho bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học còn vấp phải một số khó khăn. Người dạy vẫn bị chi phối bởi cách dạy cũ, thiên nhiều về giảng hơn là thực hành của học sinh. Bên cạnh đó, qua các bài viết của học sinh chúng ta nhận thấy rõ thực trạng làm văn của các em. Nhiều học sinh còn thiếu các kỹ năng làm văn, do đó bài viết của các em thường viết rất yếu. Một số học sinh cũng không có hứng thú với môn học. Ngoài ra, chương trình và sách giáo khoa của môn Ngữ văn 10 còn có chỗ chưa hợp lí. Nhiều kiến thức lý thuyết làm văn còn nặng nề, chưa chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Trong việc rèn luyện kỹ năng viết, bài tập đưa ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các em chưa có nhiều cơ hội thể hiện khả năng tư suy sáng tạo của bản thân. Đây là những thực trạng đang diễn ra với phần Làm văn trong môn Ngữ văn 10 nói riêng cũng như môn Ngữ văn nói chung. Với đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông”,chúng tôi hi vọng sẽ góp một ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của bộ môn Làm văn. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 27 Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 3 HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Làm văn là môn thực hành tổng hợp sáng tạo ở mức độ cao. Với tinh thần đổi mới cải cách giáo dục, giờ Làm văn không nên nặng về lý thuyết mà tập trung rèn các kỹ năng: kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn...Đó là những thao tác mang tính thực hành cao trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Qua đó, học sinh tự tổng hợp các kỹ năng, tổng hợp các tri thức để tạo lập văn bản. Nghiên cứu khóa luận này với đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông”, chúng tôi đi vào tìm hiểu các giải pháp góp phần rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh. Mục đích của vấn đề này là đưa ra một số bài tập thực hành ở các mức độ, yêu cầu khác nhau, từ đó vận dụng vào giờ dạy để rèn luyện các kỹ năng viết cho học sinh. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đặc điểm từng bài học, vào hoàn cảnh, điều kiện của đối tượng mà có các cách thức rèn luyện một cách hợp lý, đúng mức, đúng chỗ. Vì khuôn khổ giới hạn, khoá luận không đưa ra toàn bộ HTBT đã thiết kế mà chỉ minh họa một số bài cụ thể trong từng nhóm và đi vào phân tích bài tập để xác định: mục đích của bài tập, dạng bài tập, các bước triển khai. 3.1. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết 3.1.1. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề 3.1.1.1. Khái niệm Đề văn chứa đựng những yêu cầu về nội dung, tư tưởng, kỹ năng, thể loại khi học một loại văn nào đó trong chương trình. Đối với học sinh, trước một đề văn là trước một nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp cần phải được lựa chọn những cách biểu hiện, trình bày. Vì vậy, muốn tìm hiểu, phân tích đúng yêu cầu của đề cần phải đọc kĩ đề, xem xét những yêu cầu của đề ra thông qua việc phân tích kết cấu, nội dung, mức độ... Như vậy, kỹ năng tìm hiểu đề là khả năng phân tích các dạng đề, xác định SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 28 Khóa luận tốt nghiệp được đối tượng, phạm vi, hệ thống kiến thức về các tài liệu phục vụ cho việc tạo lập văn bản. Nhiệm vụ của kỹ năng này là xác định được vấn đề trọng tâm mà bài viết cần làm sáng tỏ và hướng giải quyết. Nhờ đó, học sinh có thể tránh được lỗi lạc đề, lệch đề. 3.1.1.2. Qu trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề Để tìm hiểu đề một cách chính xác, giáo viên có thể triển khai theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề bài và gạch chân từ khóa Bước 2: Cho học sinh xác định đối tượng, phạm vi, yêu cầu, kiến thức và các tài liệu cần có Bước 3: Cho học sinh luyện tập, phân tích đề Kỹ năng tìm hiểu đề là một kỹ năng quan trọng trong dạy học Làm văn. Với việc tìm hiểu đề, học sinh mới có hướng giải quyết đề đúng và bài làm mới tập trung được nội dung, ý định của người viết. Như vậy, có thể thấy ưu điểm nổi bật của kỹ năng này là góp phần định hướng đúng đắn cho quá trình tạo lập văn bản của học sinh. 3.1.1.3. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề Hệ thống bài tập trong kỹ năng tìm hiểu đề được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhận thức của học sinh. Hệ thống bài tập đi từ nhận diện, vận dụng và cao nhất là sáng tạo nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu đề. Hoạt động tìm hiểu đề cần trở thành kỹ năng quen thuộc với mỗi học sinh. Do vậy, học sinh cần tiến hành luyện tập trên cơ sở được luyện tập thường xuyên, liên tục, từ đó, hoạt động tìm hiểu đề của học sinh sẽ trở nên nhuần nhuyễn, thuần thục hơn. Dưới đây, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo. a. Bài tập nhận diện *Miêu tả: Loại bài tập này thường giúp học sinh củng cố rõ lý thuyết. Trong đề bài cho sẵn của bài tập, học sinh cần nhận biết được cấu trúc đề văn, thấy được những phương diện cần có khi phân tích đề như đối tượng, phương thức biểu đạt, phạm vi...Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của lý thuyết, hoặc SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 29 Khóa luận tốt nghiệp dựa vào những câu hỏi định hướng của giáo viên để nhận diện, phân tích khái niệm. * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài và gạch chân từ ngữ quan trọng. Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các vấn đề cần làm sáng tỏ trong đề bài. Học sinh dựa vào các từ quan trọng đã gạch chân để trả lời. Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến và đưa kết luận. * Luyện tập Bài tập 1 Hãy phân loại các đề văn sau đây theo phương thức biểu đạt: - Kể một truyện cổ tích em thích bằng lời văn của em. - Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy còn đáng tiếp nối hay không trong thực tế xã hội ta hiện nay? - Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích. - Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây. Bài tập 2 Khi phân tích đề văn, cần nhận diện những phương diện nào? Bài tập 3 Một bạn học sinh đã thực hiên việc phân tích đề bài “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam” như sau: - Đối tượng thuyết minh: chiếc nón lá - Phương thức biểu đạt: thuyết minh Theo em, bạn học sinh đó đã phân tích đề đúng và đủ chưa? Nếu chưa đảm bảo yêu cầu, em cần bổ sung nội dung gì? b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết được học vào trong các tình huống không thay đổi. Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố lý thuyết, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 30 Khóa luận tốt nghiệp * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài và gạch chân từ ngữ quan trọng. Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết. Học sinh cần phân tích đúng yêu cầu đề bài để đưa ra câu trả lời. Bước 3: Giáo viên cho học sinh tự do nêu ý kiến của bản thân về vấn đề. Giáo viên chốt ý kiến. * Luyện tập Bài tập 1 Em hãy phân tích đề văn sau: “Cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Tấm Cám”. Bài tập 2 Theo em, vì sao đề văn sau là đề văn tự sự: “Bạn bè thường giễu cợt tôi:“Đồ cha câm điếc”. Tôi muốn mình có một người cha tốt hơn không phải là một người cha bị câm điếc. Tôi chẳng cần gì hết. Tôi không muốn sống trên đời này nữa…” Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/chị hãy viết một bài văn theo ngôi kể thứ nhất. Hãy kể về số phận, sự ân hận của một người con đã đối xử không tốt với cha mình chỉ vì cha bị câm điếc. Bài tập 3 Xác định kiểu văn bản, nội dung, đối tượng, phạm vi trong đề văn sau: “Có ba cách để tự làm giàu cho mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ” (Theo: Hạt giống tâm hồn – Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008) Những suy ngẫm của anh/chị về quan niệm trên. c. Bài tập sáng tạo * Miêu tả: Loại bài tập này giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Bài tập có dạng mở, khơi gợi, kích thích sự tò mò của học sinh. Học sinh cố gắng đọc kỹ đề, xác định đúng đề để phân tích cho hiệu quả. * Cách thức tiến hành: SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 31 Khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập Bước 2: Giáo viên đưa ra định hướng bài tập cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý. Học sinh dựa vào hướng dẫn của giáo viên để làm bài. Học sinh suy nghĩ, đưa ra ý kiến riêng của bản thân. Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. * Luyện tập Bài tập 1 Em hãy thay đổi một số yêu cầu của đề văn sau để biến chúng thành đề văn thuyết minh: Câu nói của M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì? Bài tập 2 Cho 2 đề văn sau, hãy so sánh để thấy được sự khác biệt về nội dung phân tích đề: Đề 1: Thuyết minh về vai trò của cây xanh trong đời sống Đề 2: Nghị luận về vai trò của cây xanh trong đời sống Bài tập 3 Xây dựng 01 đề văn nghị luận xã hội về một vấn đề môi trường. 3.1.2. Rèn luyện kỹ năng tìm ý và lập dàn ý Để viết một bài văn hay, việc tìm ý và lập dàn ý là điều cần thiết. Mỗi học sinh có thể có cách hiểu, cách trình bày và diễn đạt khác người, khác đời, nhưng tất cả đều phải có lí, có sức thuyết phục. Vì thế, khi tạo lập văn bản, dù muốn hay không học sinh cũng cần phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. 3.1.2.1. Khái niệm 3.1.2.1.1. Tìm ý Ý là những đơn vị tạo nên nội dung cơ bản của một bài viết. Có thể nói mỗi loại văn bản đều có những yếu tố nội dung cấu thành đặc trưng tương ứng. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 32 Khóa luận tốt nghiệp Tìm ý là hoạt động tìm kiếm các nội dung chính, xác định đặc điểm ý để phân chia chúng theo một trình tự hợp lí, phù hợp với lôgic nhận thức của con người. 3.1.2.1.2. Lập dàn ý Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề, tìm được ý của đề thì đến bước lập dàn ý. Dàn ý chính là dàn bài, đề cương...bài viết, là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của bài viết theo một ý đồ giao tiếp nhất định. Như vậy, lập dàn ý hay chính là xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết, chính là công việc tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề. Dàn ý phải là một hệ thống luận điểm của bài viết vừa thể hiện được nội dung cần trình bày vừa giúp học sinh tiếp nhận dễ dàng ý định làm bài, tác động đến học sinh cả về nhận thức và tình cảm. Một bài văn thông thường gồm có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể. - Mở bài: Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ - Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lí - Kết bài: Chốt lại vân đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân Khi lập dàn ý cần tổ chức cho học sinh triển khai và mở rộng các luận điểm (ý lớn) thành các luận cứ (ý nhỏ). Hệ thống luận điểm phải lôgic, trật tự, khoa học. Chính sự lôgic giữa hệ thống luận điểm với luận điểm, luận cứ với luận cứ đã tạo nên tính liên kết nội tại, tự thân của nội dung bài viết. Trong khi lập dàn ý, giáo viên cũng nên cho học sinh dự kiến những dẫn chứng cần thiết để minh họa các ý trong bài viết, tránh nhầm lẫn, vội vàng khi bắt tay vào làm bài. Kỹ năng này nếu được làm một cách thường xuyên và khoa học sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng học sinh làm bài theo kiểu ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó. 3.1.2.2. Yêu cầu khi tìm ý và lập dàn ý Tìm ý và lập dàn ý nhằm giúp quá trình tạo lập văn bản của học sinh có ý và SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 33 Khóa luận tốt nghiệp trình bày ý một cách hợp lí. Nhiệm vụ của nó là tìm ra được nhiều ý (ý phong phú), ý mới, ý hay và biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy một cách hợp lí, làm nổi bật được vấn đề trọng tâm. Rèn luyện tốt kỹ năng này, học sinh sẽ tránh được các lỗi như không có ý, thiếu ý, ý cũ mòn, ý trùng lặp, lộn xộn. Để tìm ý có hiệu quả, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kĩ càng và thấu đáo hơn. Việc sắp xếp ý cần linh hoạt, nhưng cũng phải chú ý một số quy tắc nhất định: - Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm - Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ ý lớn; cần trình bày ý theo một thứ tự tránh trùng lặp ý - Có ý phải bắt buộc trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các ý khác - Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong quá trình tạo lập văn bản, các ý không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau 3.1.2.3. Hệ thống bài tập tìm ý và lập dàn ý Khi rèn kỹ năng tìm ý và lập dàn ý, hệ thống bài tập đưa ra cũng cần phù hợp với học sinh. Bài tập cũng cần đi từ mức độ dễ đến khó, từ sự nhận biết đến quá trình sáng tạo để học sinh có thể rèn luyện tốt nhất. Dưới đây chúng tôi xin đề xuất hệ thống bài tập phát triển kỹ năng tìm ý và lập dàn ý. 3.1.2.3.1. Bài tập tìm ý a. Bài tập nhận diện * Miêu tả: Đây là loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu học sinh xác định, nhận diện, chỉ ra khái niệm tìm ý hoặc nhận diện cách tìm ý...trong ngữ liệu đó. Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, những biểu hiện chi tiết để nhận diện và phân tích các bài tập. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập Bước 2: Học sinh dựa vào phần lý thuyết tìm ý để giải quyết bài tập Bước 3: Học sinh báo cáo bài tập, giáo viên đánh giá học sinh SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 34 Khóa luận tốt nghiệp * Luyện tập Bài tập 1: Thế nào là tìm ý? Nêu các bước để tìm ý? Bài tập 2: Cho đề văn sau: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. Có bạn đã tìm được các ý: - Nguồn gốc chiếc nón lá - Chất liệu và cách làm nón - Cách bảo quản nón lá Các ý như trên đã đầy đủ chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung các ý còn thiếu? Bài tập 3: Sắp xếp các ý cho đề văn sau theo trật tự hợp lý: Trong truyện ngắn “Đời thừa” Nam Cao để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy ngẫm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Ý kiến của anh/chị ? Các ý được sắp xếp như sau: - Quan niệm của Nam Cao: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. + Kẻ mạnh trước tiên là kẻ có tình người, biết quan tâm, chia sẻ, nghĩ đến người khác, biết tương trợ, nâng đỡ những người khi gặp khó khăn, hoạn nạn. + Kẻ mạnh ở đây còn có nghĩa là vẻ đẹp về sức mạnh tinh thần, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương đồng loại, biết làm những nghĩa cử cao cả đem lại lợi ích cho kẻ khác, như thế mới là con người. - Giải thích, phân tích và chứng minh nội dung suy ngẫm của nhận vật Hộ. + Khái niệm “Kẻ mạnh” + Giải thích “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ”. - Ý nghĩa câu nói của Nam Cao và rút ra cho bản thân một cách sống đẹp. + Phê phán quan niệm và lối sống ích kỷ, thủ đoạn. + Khơi gợi lòng nhân ái về cách sống cao cả và chân chính, không vụ lợi. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 35 Khóa luận tốt nghiệp b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Loại bài tập này giúp học sinh tự tìm ra các ý rõ ràng trong các đề bài cho sẵn. Đồng thời giúp học sinh xác định được những nội dung cần chuẩn bị giúp cho bài trình bày đạt hiệu quả. * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên cho học sinh tìm ý qua các câu hỏi. Bước 2: Học sinh dựa vào phần tìm hiểu đề để tìm ý. Bước 3: Báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá. * Luyện tập Bài tập 1 Đặt các câu hỏi ý để xác lập ý cho đề văn sau đây: “Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”. Bài tập 2 Em hãy tìm các ý lớn cho đề văn sau: Suy nghĩ của em về tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Bài tập 3 Từ các ý lớn của đề văn trong bài tập 2, hãy xây dựng các ý nhỏ. c. Bài tập sáng tạo * Miêu tả: Loại bài tập này có mục đích làm giúp học sinh tự biết xây dựng các ý rõ ràng, mạch lạc, tạo thói quen tư duy lôgic, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh ngay từ bước tìm ý. * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề bài. Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã có để trả lời câu hỏi. Bước 3: Giáo viên cho học sinh tìm ý và chữa bài cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1: Cho đề văn: “Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”. Hãy phân tích đề và xác định các ý chính cho đề bài trên. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 36 Khóa luận tốt nghiệp Bài tập 2 Hãy tìm ý cho bài văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ văn 10. Bài tập 3 Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy còn đáng tiếp nối hay không trong thực tế xã hội ta hiện nay? Tìm ý cho đề văn trên. 3.1.2.3.2. Bài tập lập dàn ý a. Bài tập nhận diện * Miêu tả: Loại bài tập này có mục đích làm giúp học sinh củng cố, rèn luyện cách lập dàn ý được tiếp thu từ bài học lý thuyết. Học sinh cần phải dựa vào lý thuyết để làm bài. * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề. Bước 2: Học sinh dựa vào mẫu lý thuyết để trả lời. Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 Dưới đây là dàn ý của đề bài “Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”. Theo em, dàn ý này đã đầy đủ chưa? Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ Thân bài: + Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ + Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ sau giấc mơ Bài tập 2 Phân loại các ý sau thành ý lớn và ý nhỏ. Sắp xếp chúng thành một dàn ý: - Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam - Hoàn cảnh ra đời của chiếc nón lá SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 37 Khóa luận tốt nghiệp - Hình dáng chiếc nón: hình chóp - Các nguyên liệu làm nón - Lá cọ để lợp nón - Nứa rừng làm vòng nón - Mo nang làm cốt nón - Dây cước, sợi guột để khâu nón - Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí - Quy trình làm nón - Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng - Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều - Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh - Các nơi làm nón Việt Nam: Huế, Quảng Bình, nổi tiếng nhất là làng Chuông – Hà Tây - Tác dụng: Che nắng, che mưa, làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam - Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam Bài tập 3 Dưới đây là một bài văn thuyết minh. Em hãy rút ra dàn ý: “Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam. Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 38 Khóa luận tốt nghiệp Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á. Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19. Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh... SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 39 Khóa luận tốt nghiệp Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội”. b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Loại bài tập này có mục đích giúp học sinh làm quen với cách xây dựng dàn ý, tạo thói quen tư duy lôgic. Đồng thời giúp học sinh xác định được những việc cần chuẩn bị giúp cho bài trình bày đạt hiệu quả. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề. Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý. Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên. Bước 3: Giáo viên nhận xét bài cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 Cho dàn ý của đề bài sau: Su ngh về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Yêu cầu: Hãy sắp xếp lại các ý trong dàn ý trên vào bố cục ba phần theo trật tự hợp lý nhất. Dàn ý: - Giải thích nội dung tư tưởng, đạo lý (Giải thích nội dung câu tục ngữ SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 40 Khóa luận tốt nghiệp “Uống nước nhớ nguồn”)  Cắt nghĩa tư tưởng, đạo lý (Nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ)  Phân tích những biểu hiện của tư tưởng, đạo lý - Giới thiệu tư tưởng, đạo lý sẽ nghị luận (Giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”) - Nêu khái quát về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý (Khái quát nội dung câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và ý nghĩa răn dạy của nó) - Khẳng định ý nghĩa của tư tưởng, đạo lý (Khẳng định truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, ý nghĩa sâu sắc của đạo lý này trong hiện tại và tương lai) - Tự rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề vừa nghị luận - Đánh giá tư tưởng, đạo lý (Sự đúng đắn và sâu sắc của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”)  Đưa dẫn chứng để chứng minh sự đúng đắn của tư tưởng, đạo lý (Truyền thống ân nghĩa của người Việt Nam)  Khẳng định sự sâu sắc, đúng đắn của tư tưởng, đạo lý trong đời sống hiện tại và tương lai (Uống nước nhớ nguồn còn là nền tảng duy trì, phát huy những giá trị đã được hình thành trong truyền thống dân tộc; là ý thức trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát huy thành quả của các thế hệ cha ông; nhắc nhở những kẻ sống vong ân bội nghĩa...) Bài tập 2 Dưới đây là dàn ý đại cương cho đề bài nghị luận “Anh/Chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng dũng cảm” Em hãy phát triển thành dàn ý chi tiết Ý lớn 1: Khái niệm về lòng dũng cảm Ý lớn 2: Những tấm gương người dũng cảm Ý lớn 3: Ý nghĩa, tác dụng và cách thức rèn luyện lòng dũng cảm c. Bài tập sáng tạo * Miêu tả: Bài tập sáng tạo có mục đích làm giúp học sinh phát huy khả năng SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 41 Khóa luận tốt nghiệp sáng tạo của học sinh ngay từ bước lập dàn ý. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề. Bước 2: Giáo viên định hướng cho học sinh. Học sinh trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề. Bước 3: Giáo viên nhận xét và rút kinh nghiệm cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 Lập dàn ý cho đề văn: Ý kiến của em về câu nói “Thất bại là mẹ thành công”. Bài tập 2 Xây dựng một đề văn nghị luận văn học và lập dàn ý cho đề văn ấy. 3.1.3. Rèn luyện kỹ năng viết bài văn Một kỹ năng rất quan trọng cần có ở học sinh là kỹ năng viết bài. Một bài văn hoàn chỉnh được tạo nên từ các câu, các đoạn văn, từ cách diễn đạt...Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. Từ đó nâng dần yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết. Do đó, kỹ năng viết bài văn cần rất nhiều các kỹ năng bộ phận, trong đó quan trọng là các kỹ năng: - Kỹ năng dựng đoạn - Kỹ năng liên kết đoạn - Kỹ năng diễn đạt 3.1.3.1. Kỹ năng dựng đoạn Bài viết được cấu thành bởi các đoạn văn. Do vậy, kĩ năng dựng đoạn là vô SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 42 Khóa luận tốt nghiệp cùng cần thiết với học sinh. 3.1.3.1.1. Khái niệm Đoạn văn được triển khai từ ý và các ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng có thể một ý có nhiều đoạn văn. Trong bài văn, xét ở góc độ vị trí thì có đoạn mở đoạn, đoạn trong thân bài, đoạn kết bài. Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì có đoạn diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành... Rèn kỹ năng dựng đoạn văn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu cầu diễn đạt ý thành đoạn, thành lời, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút hơn. 3.1.3.1.2. Hệ thống bài tập dựng đoạn Cũng như các bài tập của kỹ năng khác, các bài tập dựng đoạn phải được xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo hệ thống nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo. a. Bài tập nhận diện * Miêu tả: Để học sinh biết cách dựng đoạn, ở bài tập nhận diện, giáo viên đưa đoạn văn mẫu và cho học sinh xác định cách dựng đoạn, viết đoạn ở đó. Từ đó, học sinh có cách nhìn tổng quát về cách dựng đoạn và liên kết đoạn. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài và yêu cầu đề bài Bước 2: Giáo viên cho học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi đã nêu. Học sinh dựa vào kiến thức trả lời Bước 3: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án * Luyện tập Bài tập 1 Cho đoạn trích sau: “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 43 Khóa luận tốt nghiệp - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…” Đọc và trả lời các câu hỏi sau: a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào? b. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích? c. Kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự? Bài tập 2 Cho đoạn văn: “Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của một thế hệ người trong xã hội thực dân, nửa phong kiến, nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, có cả vài bài thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói là một nỗi buồn day dứt, nỗi buồn thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới có phải là cái điều ủy mị? Nỗi buồn của con hổ nhớ rừng là chan chứa hoài niệm về giang san, đất nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó sao.” - Nội dung của đoạn văn trên? - Đoạn văn trên được viết theo kiểu cấu trúc nào? Xác định câu chủ đề? b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Đây là một dạng bài luyện viết với học sinh. Bài tập vận dụng giúp học sinh áp dụng lý thuyết vào thực hành. Để giải quyết tốt yêu cầu của bài tập này, học sinh cần tự điều chỉnh khả năng viết của các em. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 44 Khóa luận tốt nghiệp * Cách thức triển khai Bước 1: Cho học sinh đọc đề bài và yêu cầu của đề. Bước 2: Giáo viên cho học sinh viết tiếp đoạn văn. Học sinh viết và đọc đoạn viết. Giáo viên cho học sinh nhận xét bài viết. * Luyện tập Bài tập 1 Cho đoạn văn: “Có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng đã trở thành hồn tết Việt. Truyện kể rằng, vua Hùng muốn truyền ngôi. Ngài cho gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ngon dâng lên tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau dâng sơn hào hải vị. Lang Liêu nhà nghèo, được thần báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giày (hình tròn). Đến kì hẹn, Hùng Vương nếm thử các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”, vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta. Lang Liêu được truyền ngôi...” - Viết tiếp đoạn văn giới thiệu hình dáng, màu sắc, hương vị chiếc bánh chưng. Bài tập 2 Cho câu chủ đề sau: “Sách mở rộng những chân trời mới”. Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp. c. Bài tập sáng tạo *Miêu tả: Bài tập sáng tạo được tiến hành sau khi học sinh nắm chắc cách viết đoạn văn. Loại bài tập giúp học sinh có kỹ năng hoàn chỉnh đoạn văn bản và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình tự xây dựng đoạn. * Cách thức triển khai: Bước 1: Giáo viên cho học sinh nắm chắc kiến thức về cách thức dựng đoạn. Bước 2: Cho học sinh xác định cách thức triển khai đoạn văn. Học sinh tư duy và đưa ra cách làm. Bước 3: Cho học sinh viết và đọc bài. Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài viết và chữa bài cho học sinh. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 45 Khóa luận tốt nghiệp * Luyện tập Bài tập 1 Viết một đoạn văn nói về cảm nhận của em về nhân vật Mị Châu qua truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Bài tập 2 Viết đoạn mở bài cho đề văn sau: “Tai nạn giao thông đang là vấn nạn hiện nay ở nước ta. Anh (chị) hãy đóng góp ý kiến của mình để góp phần giảm thiểu vấn nạn đó”. Bài tập 3 Viết đoạn kết bài cho đề văn sau “Suy nghĩ của anh (chị) về tinh thần tự học” 3.1.3.2. Kỹ năng liên kết đoạn Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh trong đó đoạn văn là đơn vị cơ sở tạo nên văn bản. Các đoạn văn tồn tại và liên kết với nhau trong một bài văn theo những phương thức và bằng những phương tiện rất phong phú. 3.1.3.2.1. Khái niệm Bài văn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự kết dính với nhau vì nếu không có sự kết dính ấy bài văn sẽ trở nên rời rạc, thiếu thống nhất. Sự kết dính với nhau ấy được gọi là sự liên kết. Trong đó liên kết các đoạn văn là một thao tác quan trọng. Trong một văn bản, các đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau bằng chính sự liên kết nội dung được thể hiện qua dàn ý, bằng các phép liên kết, các phương tiện liên kết, bằng cách lập luận, bằng mạch văn - hành văn... Rèn kỹ năng liên kết đoạn là rèn việc sử dụng các phép liên kết để bài văn chặt chẽ, liền mạch, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Việc liên kết đoạn vô cùng cần thiết. Nếu không biết liên kết đoạn, học sinh sẽ tạo nên sự rời rạc, chắp vá, có khi phá vỡ cả tính lôgic nội tại của bài viết, phá vỡ mối quan hệ giữa các ý. Liên kết đoạn có thể tiến hành ở các vị trí như: SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 46 Khóa luận tốt nghiệp - Giữa các phần bố cục của bài, tức là giữa phần mở bài với phần thân bài, giữa phần thân bài với thần kết bài - Giữa các đoạn trong từng phần, nhất là giữa các đoạn trong phần thân bài 3.1.3.2.2. Các cách liên kết đoạn Dùng từ ngữ để liên kết: tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn các phần mà ta sẽ có cách dùng thích hợp. Dùng câu để liên kết : đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó với đoạn khác. Nội dung thông tin chứa trong câu nối này hoặc đã được đề cập đến ở đoạn trước hoặc sẽ được trình bày kĩ ở đoạn sau. 3.1.3.2.3. Hệ thống bài tập liên kết đoạn Bài tập liên kết đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng viết bài của học sinh. Do vậy, hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra được xây dựng để đáp ứng việc rèn luyện một cách hiệu quả nhất. a. Bài tập nhận diện * Miêu tả: Đây là loại bài tập nhằm củng cố lý thuyết. Ở loại bài tập này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được cách liên kết đoạn trong các đoạn văn cho sẵn. Từ đó, học sinh nắm chắc về lý thuyết cách liên kết đoạn. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài Bước 2: Cho học sinh tìm ra phép liên kết và cách thức liên kết. Giáo viên tổng kết câu trả lời của học sinh * Luyện tập: Bài tập 1 Liên kết đoạn văn là gì? Các phép liên kết thường sử dụng? Bài tập 2 Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau: “Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 47 Khóa luận tốt nghiệp Sự sống ấy tỏa đều trong mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức”. b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Đây là loại bài tập nhằm củng cố lý thuyết. Ở loại bài tập này, giáo viên giúp học sinh rèn luyện cách liên kết đoạn trong các đoạn văn cho sẵn. Học sinh được tự tạo lập các đoạn văn trên cơ sở theo mẫu cho sẵn. Từ đó, học sinh nắm chắc về lý thuyết cách liên kết đoạn. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề bài Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung chính của đoạn văn Bước 3: Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn và nhận xét đoạn văn của học sinh * Luyện tập Bài tập 1 Phân tích sự liên kết của hai đoạn văn sau: Đoạn văn 1: “...Tuy nhiên, cho đến lúc ấy thằng Xuân vẫn chưa ý thức được đầy đủ và sâu sác cái bản chất của cái xã hội mà “số đỏ” đã đưa nó tới. Cho nên khi, vì một lời nói có làm cho cụ tổ chết, đáng lẽ phải hiểu là một cái công lớn thì nó lại hoảng hốt bỏ trốn. Cũng như sau khi “làm hại đời cô Tuyết”, đáng lẽ phải lập tức nhận lời làm rể út cụ cố Hồng thì nó lại từ chối vừa van xin…Nhưng từ sau những vụ đó thì thằng Xuân hoàn toàn giác ngộ và hết sức chủ động. Từ đây thành công của nó vẫn do nhiều nhân tố may mắn nhưng chủ yếu là do nó biết khai thác những nhân tố may mắn đó...” Đoạn văn 2: “Khái quát lại, có thể nói thế này: thằng Xuân, từ thế giới hạ lưu, đột nhập vào thế giới thượng lưu, vừa do số đỏ vừa không hoàn toàn tự nhiên...” Bài tập 2 Viết một đoạn văn trong đó sử dụng phép liên kết để tiếp tục triển khai đoạn văn sau: SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 48 Khóa luận tốt nghiệp “Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng”. Bài tập 3 Cho các đoạn văn: - Nhiệt tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ ở thái độ phê phán nghiêm khắc của ông đối với sai lầm của các tướng sĩ dưới quyền. - Trần Quốc Tuấn phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm đối với Tổ quốc của họ. Và kịch liệt hơn nữa khi ông phê phán thái độ thiếu tự tôn, tự trọng của tướng sĩ trước những thói ngạo mạn của kẻ thù. - Ông đã thẳng thắng vạch trần những thói ăn chơi hưởng lạc, tầm thường, thậm chí thấp hèn của các tướng sĩ trước cảnh Tổ quốc lâm nguy. Những lời lẽ của ông ở đây thật là quyết liệt, mạnh mẽ. Yêu cầu: Sử dụng các phép liên kết để nối các đoạn văn trên. c. Bài tập sáng tạo * Miêu tả: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn và liên kết đoạn của học sinh. Học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành. Học sinh được tự tạo lập đoạn văn do cấu trúc đề mở. Kiểu bài này giúp phát huy năng lực sáng tạo ở học sinh. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đề và yêu cầu đề bài Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm ý cho đề bài Bước 3: Cho học sinh viết đoạn văn. Học sinh có thể triển khai thành nhiều đoạn và sử dụng các phép liên kết. Giáo viên nhận xét và sửa chữa cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 49 Khóa luận tốt nghiệp Người xưa có câu “Chớ nên tự phụ”. Ý kiến của anh/chị về vấn đề trên. - Viết 2 - 3 đoạn văn có dung lượng ngắn gọn để triển khai một số luận điểm cho đề văn trên. Bài tập 2 Viết hai đoạn văn trong đó có sự thể hiện bằng các đoạn văn liên kết. 3.1.3.3. Kỹ năng diễn đạt 3.1.3.3.1. Khái niệm Kỹ năng diễn đạt rất cần thiết với học sinh. Học sinh biết diễn đạt hay tức là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể, sinh động. Nhiều khi cùng một ý nhưng do cách diễn đạt khác nhau mà một đằng thì hay, một đằng thì bình thường. Diễn đạt hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết - Dùng từ độc đáo - Viết câu linh hoạt - Viết văn có hình ảnh Như vậy, kỹ năng diễn đạt tốt sẽ giúp học sinh tạo nên một bài văn hay. Nhiệm vụ của kỹ năng này là bằng các phương tiện ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu, so sánh, dùng hình ảnh, chi tiết...) tạo ra được chất văn, cảm xúc và giọng điệu độc đáo, sắc sảo. Kỹ năng này cũng giúp học sinh tránh được các lỗi như văn viết cứng nhắc, khó khăn, diễn đạt vụng về, ngô nghê. 3.1.3.3.2. Hệ thống bài tập diễn đạt Hệ thống bài tập rèn kỹ năng diễn đạt cũng phải đáp ứng yêu cầu phù hợp đối tượng học sinh và phân hóa được học sinh, rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh. a. Bài tập nhận diện * Miêu tả: Loại bài tập này có thể giúp học sinh nhận biết được cách diễn đạt đúng, hay qua những mẫu cho sẵn. Học sinh dựa vào lý thuyết về cách diễn đạt để nhận diện bài tập. * Cách thức triển khai SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 50 Khóa luận tốt nghiệp Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc đề và yêu cầu. Bước 2: Cho học sinh xác định cách viết đoạn văn. Bước 3: Giáo viên nhận xét, củng cố cách nhận biết cách viết cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 “Ca dao là bầu sữa nuôi dương tuổi thơ. Ca dao là những hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của nguời sản xuất”. Nhận xét cách viết câu của đoạn văn trên. Bài tập 2 Phân tích cách lập luận của đoạn văn sau: “Những người tù biết trời mưa khi vừa bị lùa ra khỏi hầm. Họ đón lấy giọt mưa với nỗi sung sướng thầm lặng. Ngót một năm rồi, họ bị nhốt kín, họ thèm ánh mặt trời, thèm mưa, thèm cỏ cây. Họ khao khát mọi thứ tầm thường nhất mà xưa nay thiên nhiên vẫn rộng lòng ban phát cho mọi người”. b. Bài tập vận dụng * Miêu tả: Bài tập vận dụng có tác dụng củng cố lý thuyết và bước đầu học sinh chủ động rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho bản thân. Học sinh chủ động xây dựng đoạn văn có cách diễn đạt độc đáo trên cơ sở các tình huống có sẵn. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn thông qua các câu hỏi: Bước 3: Cho học sinh xây dựng đoạn văn. Giáo viên uốn nắn cho học sinh và hoàn thiện đoạn văn cho học sinh. * Luyện tập Bài tập 1 Cho đề bài: “Thuyết minh về một tác phẩm văn học mà anh (chị) yêu thích trong chương trình Ngữ văn 10”. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 51 Khóa luận tốt nghiệp Hãy viết bài văn trong đó thể hiện cách dùng từ độc đáo. Bài tập 2 Cho câu sau: “Mùa xuân về, vạn vật khoe sắc”. Viết đoạn văn thuyết minh dựa vào câu trên, trong đó sử dụng cách dùng từ độc đáo. Bài tập 3 Cho đoạn văn sau: “Người đọc lắm lúc có cảm giác như là đứa trẻ trong rạp xiếc lo lắng nhìn bước chân người tài tử diễn trò leo dây giữa khoảng không. Nam Cao không làm xiếc ngôn từ, không làm trò kĩ thuật, anh tự thử thách mình về tư tưởng bằng cách buộc mình đi lại một cách mạo hiểm bên bờ vực thẳm. Trên này là chủ nghĩa nhân đạo, dưới kia là thái độ nhục mạ con người, trên này là chủ nghĩa hiện thực, dưới kia là chủ nghĩa tự nhiên. Đúng là nhiều phen Nam Cao đã tỏ ra nghiêng ngả, thậm chí muốn sa chân thụt bước. Nhưng người đọc, sau những phút giây hồi hộp căng thẳng, càng cảm thấy khoan khoái, thấy anh cuối cùng vẫn đứng vững được trên bờ”. Yêu cầu: - Nhận xét cách diễn đạt trong đoạn văn trên? - Dựa vào đoạn văn mẫu trên, hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về nhận vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) c. Bài tập sáng tạo * Miêu tả: Các bài tập là giúp học sinh củng cố vững chắc cách thức diễn đạt sao cho phù hợp, tránh việc lan man, diễn đạt vụng về và giúp học sinh nâng cao khả năng diễn đạt. * Cách thức triển khai Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn thông qua các câu hỏi Bước 3: Học sinh viết bài. Giáo viên gọi học sinh đọc và phân tích, nhận xét bài viết của học sinh * Luyện tập SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 52 Khóa luận tốt nghiệp Bài tập 1 Người xưa có câu “ Học thày không tày học bạn”. Viết đoạn văn có sử dụng các cách thức diễn đạt trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề trên. Bài tập 2 Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một người thân trong gia đình. 3.1.4. Rèn luyện kỹ năng sửa chữa 3.1.4.1. Khái niệm Một bài viết được coi là hoàn chỉnh khi không mắc các lỗi cả về nội dung và hình thức. Do vậy, học sinh cần có kỹ năng sửa chữa để nâng cao chất lượng bài viết. Việc kiểm tra và điều chỉnh bài viết là phức tạp và không thể có sự thay đổi lớn, vì vậy việc kiểm tra, sửa chữa cần phải tiến hành song song với quá trình tạo lập văn bản. Một số lỗi thường gặp của học sinh khi tạo lập văn bản: - Lỗi nội dung: + Lạc ý, không bám sát chủ đề + Mâu thuẫn về ý + Lặp ý + Thiếu ý + Đứt mạch ý - Lỗi trong cấu tạo văn bản + Tách đoạn không thích hợp + Dùng phương tiện liên kết không phù hợp Những lỗi cơ bản này sẽ được giảm bớt khi học sinh có ý thức sửa chữa và được rèn luyện thường xuyên. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng khi viết bài của học sinh. 3.1.4.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng sửa chữa Trong quá trình viết bài, việc sửa chữa bài viết là vô cùng quan trọng. Đây là SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 53 Khóa luận tốt nghiệp công đoạn cuối để hoàn thiện bài viết. Các bài tập trong nhóm này phải góp phần nâng cao kỹ năng sửa chữa bài viết cho học sinh khi viết bài. * Miêu tả: Các bài tập nhận diện lỗi chủ yếu hướng vào việc rèn luyện các lỗi về hình thức và lỗi diễn đạt trong bài viết của học sinh. Qua đó, các em nhận diện đúng lỗi sai, từ đó biết cách rút kinh nghiệm cho bài viết. * Cách thức triển khai Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm và sửa lỗi sai Bước 3: Giáo viên chữa bài làm cho học sinh, nhấn mạnh cách sửa chữa lỗi sai cho học sinh * Luyện tập Bài tập 1 Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng: - Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. - Một ngôi xao chẳng sáng đêm. - Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm. - Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng. - Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về. Bài tập 2 Chỉ ra lỗi sai và sửa cho đúng: - Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều Tác phẩm nổi tiếng. - Có nhiều nhà thơ đã dùng thơ văn của mình làm vũ khí đấu tranh, tố cáo tội ác của giặc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh, tiêu biểu là Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng thơ văn của mình như một vũ khí đấu tranh sắc bén đánh thẳng vào mặt kẻ thù. Bài tập 3 Nhận xét cách diễn đạt của đoạn văn sau: Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có sức mạnh ghê gớm. Người thứ nhất có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 54 Khóa luận tốt nghiệp dãy đồi núi. Còn Sơn Tinh thì lại có tài khác: gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về. Cả hai đều có sức mạnh ghê người và đều tỏ ra quyết liệt trong cuộc giao tranh sống mái. Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm giông làm bão rung cả trời đất. Sơn Tinh bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng bức thành cao chặn đứng dòng nước. Trận chiến diễn ra ngày càng dữ dội. Nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh vì Sơn Tinh có tài nghệ không thua kém gì Thủy Tinh. Bài tập 4 Những câu chuyển tiếp ý giữa các đoạn được dẫn dưới đây đã phù hợp chưa? Nếu chưa, em hãy sửa lại cho phù hợp. a. Trong những bài thơ về mùa thu, có lẽ một trong những bài thơ hay nhất là “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Để hiểu rõ hơn giá trị của bài thơ này, chúng ta cùng tìm hiểu trong phần dưới đây. Đến với thơ mùa thu Việt Nam, chúng ta sẽ gặp ở đây bao cảnh “buồn”. Nào là lá mùa thu, con nai vàng mùa thu, giọt mưa thu… “thu” nào cũng mang nỗi buồn man mác. Những cảnh vật này sẽ giống với cảnh vật trong thơ Nguyễn Khuyến, yên tĩnh, thơ mộng nhưng đượm buồn. Cảnh trời thu thì xanh ngắt , còn “nước biếc trông như từng khói phủ” và rồi “mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, một tiếng trên không ngỗng nước nào”… b. Ở trên chúng ta đã nói tới “tài” của Thúy Kiều, bây giờ chúng ta sẽ nói tới “sắc” của Thúy Kiều. Nguyễn Du như mở đầu bức chân dung Thúy Kiều bằng nét bút tuyệt xảo của mình. Nguyễn Du đã dành cho nàng tấm lòng ưu ái đặc biệt. Bằng một loạt những hình thức tu từ: như ước lệ, ẩn dụ…Nguyễn Du đã cho ta thấy Thúy Kiều đẹp hơn hẳn Thúy Vân. Nàng đẹp nhưng lại rất mực tài hoa: biết làm thơ, biết đánh đàn, biệt họa. Tài nào ở nàng cũng điêu luyện, cũng thành “nghề” cả. Bài tập 5 Dưới đây là một bài làm văn mắc lỗi không biết cách phân đoạn trong toàn bài viết. Hãy dựa vào nội dung bài, em chữa lại cho hợp lí. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời cách đây hơn bốn mươi năm rồi. Thế mà lúc nào đọc lại bài thơ em cũng thấy lòng mình ấm áp, tràn ngập niềm vui SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 55 Khóa luận tốt nghiệp lâng lâng, khó tả. Bài thơ đã giúp em hiểu được như thế nào là lòng tình đồng chí, đồng đội, tình yêu của những người cùng chung lí tưởng. Đọc bài thơ, em gặp được những anh bộ đội Cụ Hồ ở khắp miền đất nước. Nào là nơi “nước mặn đồng chua”, nào là nơi “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người chẳng hẹn quen nhau nhưng vì tình yêu Tổ Quốc mà đến với nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, rồi họ trở thành những người tri kỉ, những người đồng chí thân thiết. Phần lớn những anh bộ đội cụ Hồ là những người nông dân mặc áo lính. Trước khi vào bộ độ họ đã khổ, nhưng khi vào bộ đội rồi họ chẳng có gì sung sướng hơn. Áo của họ rách vai, quần của họ vẫn nhiều mảnh vá, chân không giày mà lại sống ở nơi “rừng hoang sương muối”, bị những cơn sốt run người hoành hành. Vất vả, gian khổ, thiếu thốn đủ mặt nhưng có điều đọc cả bài thơ vẫn không tìm thấy một lời thở than hay những ý nghĩa dao động. Trái lại bao trùm lên cuộc sống của họ vẫn là tình đồng chí keo sơn, là niềm tin tất thắng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa có cái chất của hiện thực nhưng cũng lại vừa có cái chất lãng mạn. Đây là hình ảnh đẹp bao trùm cả bài thơ, tỏa ánh sáng khắp cả bài thơ, xua tan đi cái ớn lạnh của sương muối, sưởi ấm lòng người chiến sĩ giữa đêm đông lạnh buốt với những cơn sốt rét hoành hành dữ dội. Đây là hình ảnh đẹp thể hiện được tư thế sẵn sàng chiến đấu cũng như tinh thần lạc quan cách mạng của anh bộ đội Cụ Hồ. Bài tập 6 Chỉ ra lỗi sai của các đoạn văn dưới đây và chữa lại cho đúng: - Trong lịch sử chống ngoại xâm nước ta hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn. - Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lung linh trong nắng. 3.2. Quy trình chung rèn luyện kỹ năng viết Để nâng cao khả năng viết trong làm văn của học sinh được, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rèn luyện theo nhiều cách đa dạng, phong phú nhưng vẫn cần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 56 Khóa luận tốt nghiệp tuân theo những quy trình nhất định. Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập Đây là bước giúp học sinh nắm được chính xác yêu cầu bài tập. Học sinh cần đọc kĩ đề, nhận diện đúng những yêu cầu trong bài, từ đó lựa chọn phương hướng làm bài. Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Hệ thống bài tập rèn các kỹ năng viết vô cùng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, giáo viên cần lựa chọn cách thức hướng dẫn để học sinh định hướng được cách làm bài tập. Việc hướng dẫn của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh hướng làm bài đúng đắn nhất. Bước 3: Học sinh làm bài tập Quá trình làm bài tập làm văn chính là việc vận dụng lý thuyết vào thực hành, qua đó giúp học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức và rèn luyện các kỹ năng đã học. Bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, từ nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo sẽ phát huy được khả năng của mỗi học sinh. Quá trình làm bài tập đòi hỏi ở học sinh thái độ nghiêm túc, phát huy tính tích cực chủ động của bản thân. Nhờ đó, học sinh nâng cao được các kỹ năng làm bài, góp phần rèn luyện kỹ năng viết ở các em. Bước 4: Rèn luyện tổng hợp Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thông qua hệ thống bài tập là nhiệm vụ cần thiết trong dạy học Làm văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Việc thực hành thường xuyện sẽ tạo điều kiện giúp học sinh nắm chắc kiến thức, có kỹ năng viết bài, từ đó khơi gợi hứng thú học tập của các em đối với môn học. Việc rèn luyện này có tác dụng làm nổi bật, mở rộng, đào sâu những kiến thức cơ bản đã được học trong giờ lý thuyết, nâng tầm hiểu biết của học sinh lên mức độ cao hơn. Học sinh cần tiến hành quá trình rèn luyện các kỹ năng thường xuyên và liên tục cả trong giờ lý thuyết và thực hành. Có như vậy, học sinh mới học tốt và môn học mới thực sự trở thành môn học công cụ, góp phần hình thành kỹ năng viết cho học sinh. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 57 Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN Dạy học làm văn nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết nói riêng là một công việc hết sức quan trọng trọng dạy học Ngữ văn. Làm văn là phần thực hành tổng hợp của cả quá trình học Ngữ văn, vì vậy chúng ta không thể bỏ qua việc làm bài tập của học sinh. Sách giáo khoa Ngữ văn mới là một thành tựu lớn trong dạy học Ngữ văn. Với việc nghiên cứu đề tài rèn luyện kỹ năng viết trong Làm văn cũng như các giải pháp xây dựng hệ thống bài tập góp phần khẳng định tính thực hành của dạy học làm văn, học làm văn là học thực hành, học làm văn là phải làm bài tập. Một bài văn chỉ là một bài tập lớn và phải có quá trình luyện tập thực hành nhiều kỹ năng mới có thể viết được bài hoàn chỉnh, đạt yêu cầu. Nó là kết quả tổng hợp của tất cả các kiến thức văn học, vốn sống, tri thức xã hội, quan điểm, tình cảm và cả những kỹ năng xây dựng bài văn. Cả khi có những tri thức về văn học và về xã hội dồi dào, phong phú cũng chưa thể tổ chức chúng thành một bài văn nếu không nắm vững và thành thạo các kỹ năng làm văn. Thực tế cho thấy, hiện nay các kỹ năng làm văn chưa được đầu tư đúng mức, trong đó có cả kỹ năng viết. Bài tập rèn luyện các kỹ năng cũng còn nhiều hạn chế: chưa đảm bảo tính cân đối; nhiều bài chưa tạo nên được sức hấp dẫn, tính thiết thực đối với đa số học sinh (độ khó, chủ đề, ngữ liệu...). Bám sát những cơ sở khoa học đã được xác định, khoá luận tiến hành nghiên cứu xây dựng HTBT nhằm phát triển kỹ năng viết cho học sinh ở phân môn Làm văn. Toàn bộ hệ thống bài tập thực hành được thiết kế khá đa dạng, hướng tới việc phát triển năng lực cho học sinh. Đồng thời, việc bổ sung nội dung dạy học phát triển kỹ năng viết, sử dụng phương tiện là HTBT để rèn luyện, phát triển kỹ năng viết cho học sinh trong làm văn là một đề xuất phù hợp và rất có ý nghĩa nhằm khẳng định lại, tôn cao thêm tính hữu ích của môn học Làm văn. Trong quá trình triển khai đề tài, mặc dù chúng tôi đã cố gắng thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng, nhưng nghiên cứu xây dựng HTBT nhằm phát triển kỹ năng viết cho học sinh ở môn Làm văn là một vấn đề không đơn giản; vì vậy sản phẩm có được chắc chắn chưa thể hoàn thiện như mong muốn. Đây cũng chỉ là một phương án, một đề xuất cho việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh. SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 58 Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2003), Phương pháp dạ học tiếng Việt (Giáo trình đào tạo GVTHCS, hệ CĐSP) NxbGiáo dục. 2. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạ làm văn, NxbGD, Hà Nội. 3. Trần Thanh Bình (1986), “Về một hướng gắn bó ngữ pháp với tập văn” Tập san Giáo dục cấp III, số 1. 4. Đình Cao, Lê A (1989), Giáo trình Làm văn tập 1, Nxb Giáo dục. 5. Hà Thúc Hoan (2006), “Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành”, Nxb Huế Thuận Hóa. 6. Đỗ Kim Hồi (1986), “Vài ý ngh xung quanh vấn đề kiểu bài văn nghị luận” Tập san Giáo dục cấp III, số 1. 7. GS Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học. 8. Nhiều tác giả (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở trương phổ thông , Nxb ĐHQG Hà Nội. 9. Nghị quyết số 29 - NQ/TW (2013), Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4/11/2013. 10. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Việt(1998), Phương pháp dạ học văn, Nxb ĐHQG Hà Nội. 11. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1,T2)(SGV), Nxb Giáo dục. 12. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1,T2)(SHS), Nxb Giáo dục. 13. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007),Bài tập Ngữ văn 10(T1,T2)(SHS), Nxb Giáo dục. 14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2000), Làm văn 10 Nxb Giáo dục. 15. Trần Đình Sử (2001), “Về vấn đề dạ làm văn (Tạo lập văn bản trong chương trình, SGK Tiếng Việt Làm văn ở trường PT (từ lớp 1 - lớp 12)” Tạp chí Ngôn ngữ, số 16. 16. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng. [...]... - Kỹ năng sửa chữa Ngoài ra, trong mỗi kỹ năng này còn có các tiểu kỹ năng Mỗi một kỹ năng bộ phận lại hướng tới một nhiệm vụ cụ thể Do đó, trong quá trình tạo lập văn bản của học sinh, cần chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng bộ phận trong kỹ năng viết cho các em 1.3 Kỹ năng viết trong môn Ngữ văn Kỹ năng viết là một trong bốn kỹ năng giao tiếp chính của môn học Ngữ văn Kỹ năng viết nói chung và trong. .. lựa chọn đề tài Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông với hi vọng tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Làm văn ở Ngữ văn 10 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau: - Đưa ra hướng đi mới trong dạy học rèn luyện kỹ năng viết nhằm nâng cao chất lượng việc học tập của học sinh đối với phân môn Làm văn theo định hướng mới của... chuyển biến trong cách dạy học phân môn Làm văn Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn nhằm tìm ra một giải pháp nâng cao chất lượng viết bài của học sinh đối với phân môn Làm văn nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung 2.3 Nội dung dạy học về rèn luyện kĩ năng viết trong chƣơng trình Làm văn 10 ở THPT... kỹ năng, tổng hợp các tri thức để tạo lập văn bản Nghiên cứu khóa luận này với đề tài Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông , chúng tôi đi vào tìm hiểu các giải pháp góp phần rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh Mục đích của vấn đề này là đưa ra một số bài tập thực hành ở các mức độ, yêu cầu khác nhau, từ đó vận dụng vào giờ dạy để rèn luyện các kỹ năng. .. TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Làm văn là môn thực hành tổng hợp sáng tạo ở mức độ cao Với tinh thần đổi mới cải cách giáo dục, giờ Làm văn không nên nặng về lý thuyết mà tập trung rèn các kỹ năng: kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn Đó là những thao tác mang tính thực hành cao trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh Qua đó, học sinh. .. pháp cụ thể rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh trong phân môn Làm văn - Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để rèn luyện kỹ năng viết cho Làm văn 10 nói riêng và các kỹ năng nói chung cho môn Ngữ văn 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết trong phân môn Làm văn của bộ môn Ngữ văn 10 Trên cơ sở đó, đề xuất... độ, không khí học tập của học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát và chấm điểm vở Làm văn các em với mục đích: đánh giá kỹ năng ghi chép của học sinh, việc chủ động học tập của học sinh trong giờ học cũng như khả năng vận dụng lý thuyết bào làm bài tập của học sinh Đối tượng được lựa chọn là học sinh lớp 10B5, 10B8 và 10B9 trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng Số lượng vở Làm văn: 103 vở 2.2.2 Kết... trình bày/công bố Như vậy, kỹ năng viết nói chung cũng như kỹ năng viết trong bộ môn Ngữ văn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện năng lực học sinh Kỹ năng viết cùng các kỹ năng giao tiếp khác là thước đo năng lực ngôn ngữ, vốn văn học, vốn sống, sự phát triển nhân cách của học sinh Để dạy học tốt kỹ năng viết cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh khối 10 nói riêng thì giáo viên... của đề bài và phương hướng triển khai bài viết, kỹ năng lập ý, kỹ năng viết đúng theo dàn ý, kỹ năng lập luận, kỹ năng hành văn, kỹ năng hoàn thiện bài viết Ở kỹ năng hành văn, các tác giả đặt vấn đề “Có thể gộp vào kỹ năng hành văn cả những năng lực sử dụng các đơn vị ngôn ngữ ở học sinh Đó là kỹ năng dùng từ đặt câu, dựng đoạn” [1,tr.236] Vì khi học sinh làm văn, về cơ bản, chỉ chú ý chạy theo nội... những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường giải quyết khác nhau Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh Trung học phổ thông được phân loại đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh và phù hợp với mục tiêu của môn học SVTH: Nguyễn Thị Thúy Hằng 19 Khóa luận tốt nghiệp Chƣơng 2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỸ NĂNG VIẾT TRONG LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 Về phía

Ngày đăng: 28/09/2015, 10:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan