10 ở THPT
3.1.3. Rèn luyện kỹ năng viết bài văn
Một kỹ năng rất quan trọng cần có ở học sinh là kỹ năng viết bài. Một bài văn hoàn chỉnh được tạo nên từ các câu, các đoạn văn, từ cách diễn đạt...Muốn có một bài viết hay, học sinh phải biết trình bày những hiểu biết, những rung động, suy nghĩ của mình một cách mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục.
Yêu cầu trước hết đối với học sinh là phải diễn đạt lưu loát rõ ý; chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
Từ đó nâng dần yêu cầu học sinh phải viết được những đoạn văn hay, có cách dùng từ chính xác, sáng tạo, mới lạ, có giọng văn riêng, thể hiện được dấu ấn, phong cách của người viết.
Do đó, kỹ năng viết bài văn cần rất nhiều các kỹ năng bộ phận, trong đó quan trọng là các kỹ năng:
-Kỹ năng dựng đoạn -Kỹ năng liên kết đoạn -Kỹ năng diễn đạt
3.1.3.1. Kỹ năng dựng đoạn
cùng cần thiết với học sinh.
3.1.3.1.1. Khái niệm
Đoạn văn được triển khai từ ý và các ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và cũng có thể một ý có nhiều đoạn văn.
Trong bài văn, xét ở góc độ vị trí thì có đoạn mở đoạn, đoạn trong thân bài, đoạn kết bài. Ở góc độ đặc điểm cấu trúc thì có đoạn diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
Rèn kỹ năng dựng đoạn văn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ yêu cầu diễn đạt ý thành đoạn, thành lời, phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút hơn.
3.1.3.1.2. Hệ thống bài tập dựng đoạn
Cũng như các bài tập của kỹ năng khác, các bài tập dựng đoạn phải được xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo hệ thống nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo.
a. Bài tập nhận diện
* Miêu tả: Để học sinh biết cách dựng đoạn, ở bài tập nhận diện, giáo viên đưa đoạn văn mẫu và cho học sinh xác định cách dựng đoạn, viết đoạn ở đó. Từ đó, học sinh có cách nhìn tổng quát về cách dựng đoạn và liên kết đoạn.
* Cách thức triển khai
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài và yêu cầu đề bài
Bước 2: Giáo viên cho học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi đã nêu. Học sinh dựa vào kiến thức trả lời
Bước 3: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án * Luyện tập
Bài tập 1
Cho đoạn trích sau:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.
Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
Đọc và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đoạn trích trên kể về sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào? b. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích?
c. Kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự? Bài tập 2
Cho đoạn văn:
“Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng, đó là nhược điểm lớn, và thơ mới nói chung buồn. Đó là nỗi buồn của một thế hệ người trong xã hội thực dân, nửa phong kiến, nó thành ra nỗi buồn về số kiếp con người, cái buồn tưởng như là bản chất của cuộc đời. Cũng có những bài thơ vui, có cả vài bài thơ mà tâm hồn thiên về cảm xúc vui, nhưng bao trùm thơ mới có thể nói là một nỗi buồn day dứt, nỗi buồn thế hệ. Nhưng cái buồn của thơ mới có phải là cái điều ủy mị? Nỗi buồn của con hổ nhớ rừng là chan chứa hoài niệm về giang san, đất nước chứ! Nỗi buồn trong bài Tràng giang không phải là lòng yêu quê hương đó sao.”
- Nội dung của đoạn văn trên?
- Đoạn văn trên được viết theo kiểu cấu trúc nào? Xác định câu chủ đề?
b. Bài tập vận dụng
* Miêu tả: Đây là một dạng bài luyện viết với học sinh. Bài tập vận dụng giúp học sinh áp dụng lý thuyết vào thực hành. Để giải quyết tốt yêu cầu của bài tập này, học sinh cần tự điều chỉnh khả năng viết của các em.
* Cách thức triển khai
Bước 1: Cho học sinh đọc đề bài và yêu cầu của đề.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh viết tiếp đoạn văn. Học sinh viết và đọc đoạn viết. Giáo viên cho học sinh nhận xét bài viết.
* Luyện tập Bài tập 1
Cho đoạn văn:
“Có từ thời vua Hùng thứ 6, bánh chưng đã trở thành hồn tết Việt. Truyện kể rằng, vua Hùng muốn truyền ngôi. Ngài cho gọi các con đến, hứa sẽ chọn người nào làm được món ngon dâng lên tổ tiên. Các hoàng tử thi nhau dâng sơn hào hải vị. Lang Liêu nhà nghèo, được thần báo mộng, chỉ cho cách làm bánh chưng (hình vuông) và bánh giày (hình tròn). Đến kì hẹn, Hùng Vương nếm thử các món ăn. Ngài khen bánh của Lang Liêu vừa có ý nghĩa tượng trưng cho “trời tròn đất vuông”, vừa có mùi vị thơm ngon, được làm toàn bằng sản vật của đồng quê nước ta. Lang Liêu được truyền ngôi...”
- Viết tiếp đoạn văn giới thiệu hình dáng, màu sắc, hương vị chiếc bánh chưng. Bài tập 2
Cho câu chủ đề sau: “Sách mở rộng những chân trời mới”. Hãy viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp.
c. Bài tập sáng tạo
*Miêu tả: Bài tập sáng tạo được tiến hành sau khi học sinh nắm chắc cách viết đoạn văn. Loại bài tập giúp học sinh có kỹ năng hoàn chỉnh đoạn văn bản và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình tự xây dựng đoạn.
* Cách thức triển khai:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh nắm chắc kiến thức về cách thức dựng đoạn. Bước 2: Cho học sinh xác định cách thức triển khai đoạn văn. Học sinh tư duy và đưa ra cách làm.
Bước 3: Cho học sinh viết và đọc bài. Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài viết và chữa bài cho học sinh.
* Luyện tập Bài tập 1
Viết một đoạn văn nói về cảm nhận của em về nhân vật Mị Châu qua truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
Bài tập 2
Viết đoạn mở bài cho đề văn sau: “Tai nạn giao thông đang là vấn nạn hiện nay ở nước ta. Anh (chị) hãy đóng góp ý kiến của mình để góp phần giảm thiểu vấn nạn đó”.
Bài tập 3
Viết đoạn kết bài cho đề văn sau “Suy nghĩ của anh (chị) về tinh thần tự học”
3.1.3.2. Kỹ năng liên kết đoạn
Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh trong đó đoạn văn là đơn vị cơ sở tạo nên văn bản. Các đoạn văn tồn tại và liên kết với nhau trong một bài văn theo những phương thức và bằng những phương tiện rất phong phú.
3.1.3.2.1. Khái niệm
Bài văn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự kết dính với nhau vì nếu không có sự kết dính ấy bài văn sẽ trở nên rời rạc, thiếu thống nhất. Sự kết dính với nhau ấy được gọi là sự liên kết. Trong đó liên kết các đoạn văn là một thao tác quan trọng.
Trong một văn bản, các đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau bằng chính sự liên kết nội dung được thể hiện qua dàn ý, bằng các phép liên kết, các phương tiện liên kết, bằng cách lập luận, bằng mạch văn - hành văn...
Rèn kỹ năng liên kết đoạn là rèn việc sử dụng các phép liên kết để bài văn chặt chẽ, liền mạch, tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Việc liên kết đoạn vô cùng cần thiết. Nếu không biết liên kết đoạn, học sinh sẽ tạo nên sự rời rạc, chắp vá, có khi phá vỡ cả tính lôgic nội tại của bài viết, phá vỡ mối quan hệ giữa các ý.
- Giữa các phần bố cục của bài, tức là giữa phần mở bài với phần thân bài, giữa phần thân bài với thần kết bài
- Giữa các đoạn trong từng phần, nhất là giữa các đoạn trong phần thân bài
3.1.3.2.2. Các cách liên kết đoạn
Dùng từ ngữ để liên kết: tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn các phần mà ta sẽ có cách dùng thích hợp.
Dùng câu để liên kết : đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó với đoạn khác. Nội dung thông tin chứa trong câu nối này hoặc đã được đề cập đến ở đoạn trước hoặc sẽ được trình bày kĩ ở đoạn sau.
3.1.3.2.3. Hệ thống bài tập liên kết đoạn
Bài tập liên kết đoạn đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng viết bài của học sinh. Do vậy, hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra được xây dựng để đáp ứng việc rèn luyện một cách hiệu quả nhất.
a. Bài tập nhận diện
* Miêu tả: Đây là loại bài tập nhằm củng cố lý thuyết. Ở loại bài tập này, giáo viên giúp học sinh nhận biết được cách liên kết đoạn trong các đoạn văn cho sẵn. Từ đó, học sinh nắm chắc về lý thuyết cách liên kết đoạn.
* Cách thức triển khai
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài
Bước 2: Cho học sinh tìm ra phép liên kết và cách thức liên kết. Giáo viên tổng kết câu trả lời của học sinh
* Luyện tập: Bài tập 1
Liên kết đoạn văn là gì? Các phép liên kết thường sử dụng? Bài tập 2
Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy tỏa đều trong mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức”.
b. Bài tập vận dụng
* Miêu tả: Đây là loại bài tập nhằm củng cố lý thuyết. Ở loại bài tập này, giáo viên giúp học sinh rèn luyện cách liên kết đoạn trong các đoạn văn cho sẵn. Học sinh được tự tạo lập các đoạn văn trên cơ sở theo mẫu cho sẵn. Từ đó, học sinh nắm chắc về lý thuyết cách liên kết đoạn.
* Cách thức triển khai
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề bài
Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung chính của đoạn văn
Bước 3: Giáo viên cho học sinh viết đoạn văn và nhận xét đoạn văn của học sinh * Luyện tập
Bài tập 1
Phân tích sự liên kết của hai đoạn văn sau: Đoạn văn 1:
“...Tuy nhiên, cho đến lúc ấy thằng Xuân vẫn chưa ý thức được đầy đủ và sâu sác cái bản chất của cái xã hội mà “số đỏ” đã đưa nó tới. Cho nên khi, vì một lời nói có làm cho cụ tổ chết, đáng lẽ phải hiểu là một cái công lớn thì nó lại hoảng hốt bỏ trốn. Cũng như sau khi “làm hại đời cô Tuyết”, đáng lẽ phải lập tức nhận lời làm rể út cụ cố Hồng thì nó lại từ chối vừa van xin…Nhưng từ sau những vụ đó thì thằng Xuân hoàn toàn giác ngộ và hết sức chủ động. Từ đây thành công của nó vẫn do nhiều nhân tố may mắn nhưng chủ yếu là do nó biết khai thác những nhân tố may mắn đó...”
Đoạn văn 2:
“Khái quát lại, có thể nói thế này: thằng Xuân, từ thế giới hạ lưu, đột nhập vào thế giới thượng lưu, vừa do số đỏ vừa không hoàn toàn tự nhiên...”
Bài tập 2
Viết một đoạn văn trong đó sử dụng phép liên kết để tiếp tục triển khai đoạn văn sau:
“Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn mang trên mình nó bao nhiêu đất nước khác nhau với những hoàn cảnh thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thông, những khát vọng”.
Bài tập 3
Cho các đoạn văn:
- Nhiệt tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ ràng, mạnh mẽ ở thái độ phê phán nghiêm khắc của ông đối với sai lầm của các tướng sĩ dưới quyền.
- Trần Quốc Tuấn phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm đối với Tổ quốc của họ. Và kịch liệt hơn nữa khi ông phê phán thái độ thiếu tự tôn, tự trọng của tướng sĩ trước những thói ngạo mạn của kẻ thù.
- Ông đã thẳng thắng vạch trần những thói ăn chơi hưởng lạc, tầm thường, thậm chí thấp hèn của các tướng sĩ trước cảnh Tổ quốc lâm nguy. Những lời lẽ của ông ở đây thật là quyết liệt, mạnh mẽ.
Yêu cầu: Sử dụng các phép liên kết để nối các đoạn văn trên.
c. Bài tập sáng tạo
* Miêu tả: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn và liên kết đoạn của học sinh. Học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành. Học sinh được tự tạo lập đoạn văn do cấu trúc đề mở. Kiểu bài này giúp phát huy năng lực sáng tạo ở học sinh.
* Cách thức triển khai
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đề và yêu cầu đề bài Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm ý cho đề bài
Bước 3: Cho học sinh viết đoạn văn. Học sinh có thể triển khai thành nhiều đoạn và sử dụng các phép liên kết. Giáo viên nhận xét và sửa chữa cho học sinh.
* Luyện tập Bài tập 1
Người xưa có câu “Chớ nên tự phụ”. Ý kiến của anh/chị về vấn đề trên.
- Viết 2 - 3 đoạn văn có dung lượng ngắn gọn để triển khai một số luận điểm cho đề văn trên.
Bài tập 2
Viết hai đoạn văn trong đó có sự thể hiện bằng các đoạn văn liên kết.
3.1.3.3. Kỹ năng diễn đạt 3.1.3.3.1. Khái niệm
Kỹ năng diễn đạt rất cần thiết với học sinh. Học sinh biết diễn đạt hay tức là biết diễn đạt một cách khéo léo những ý của bài viết thành lời văn cụ thể, sinh động. Nhiều khi cùng một ý nhưng do cách diễn đạt khác nhau mà một đằng thì hay, một đằng thì bình thường. Diễn đạt hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
-Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết -Dùng từ độc đáo
-Viết câu linh hoạt -Viết văn có hình ảnh
Như vậy, kỹ năng diễn đạt tốt sẽ giúp học sinh tạo nên một bài văn hay. Nhiệm vụ của kỹ năng này là bằng các phương tiện ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu, so sánh, dùng hình ảnh, chi tiết...) tạo ra được chất văn, cảm xúc và giọng điệu độc đáo, sắc sảo. Kỹ năng này cũng giúp học sinh tránh được các lỗi như văn viết cứng nhắc, khó khăn, diễn đạt vụng về, ngô nghê.
3.1.3.3.2. Hệ thống bài tập diễn đạt
Hệ thống bài tập rèn kỹ năng diễn đạt cũng phải đáp ứng yêu cầu phù hợp đối tượng học sinh và phân hóa được học sinh, rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh.
a. Bài tập nhận diện
* Miêu tả: Loại bài tập này có thể giúp học sinh nhận biết được cách diễn đạt