Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 35)

10 ở THPT

3.1.1.Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề

3.1.1.1. Khái niệm

Đề văn chứa đựng những yêu cầu về nội dung, tư tưởng, kỹ năng, thể loại khi học một loại văn nào đó trong chương trình. Đối với học sinh, trước một đề văn là trước một nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp cần phải được lựa chọn những cách biểu hiện, trình bày.

Vì vậy, muốn tìm hiểu, phân tích đúng yêu cầu của đề cần phải đọc kĩ đề, xem xét những yêu cầu của đề ra thông qua việc phân tích kết cấu, nội dung, mức độ...

được đối tượng, phạm vi, hệ thống kiến thức về các tài liệu phục vụ cho việc tạo lập văn bản.

Nhiệm vụ của kỹ năng này là xác định được vấn đề trọng tâm mà bài viết cần làm sáng tỏ và hướng giải quyết. Nhờ đó, học sinh có thể tránh được lỗi lạc đề, lệch đề.

3.1.1.2. Qu trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

Để tìm hiểu đề một cách chính xác, giáo viên có thể triển khai theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề bài và gạch chân từ khóa

Bước 2: Cho học sinh xác định đối tượng, phạm vi, yêu cầu, kiến thức và các tài liệu cần có

Bước 3: Cho học sinh luyện tập, phân tích đề

Kỹ năng tìm hiểu đề là một kỹ năng quan trọng trong dạy học Làm văn. Với việc tìm hiểu đề, học sinh mới có hướng giải quyết đề đúng và bài làm mới tập trung được nội dung, ý định của người viết. Như vậy, có thể thấy ưu điểm nổi bật của kỹ năng này là góp phần định hướng đúng đắn cho quá trình tạo lập văn bản của học sinh.

3.1.1.3. Hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề

Hệ thống bài tập trong kỹ năng tìm hiểu đề được xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhận thức của học sinh. Hệ thống bài tập đi từ nhận diện, vận dụng và cao nhất là sáng tạo nhằm giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu đề. Hoạt động tìm hiểu đề cần trở thành kỹ năng quen thuộc với mỗi học sinh. Do vậy, học sinh cần tiến hành luyện tập trên cơ sở được luyện tập thường xuyên, liên tục, từ đó, hoạt động tìm hiểu đề của học sinh sẽ trở nên nhuần nhuyễn, thuần thục hơn. Dưới đây, chúng tôi đưa ra hệ thống bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo.

a. Bài tập nhận diện

*Miêu tả: Loại bài tập này thường giúp học sinh củng cố rõ lý thuyết. Trong đề bài cho sẵn của bài tập, học sinh cần nhận biết được cấu trúc đề văn, thấy được những phương diện cần có khi phân tích đề như đối tượng, phương thức biểu đạt, phạm vi...Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của lý thuyết, hoặc

dựa vào những câu hỏi định hướng của giáo viên để nhận diện, phân tích khái niệm. * Cách thức triển khai:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài và gạch chân từ ngữ quan trọng.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các vấn đề cần làm sáng tỏ trong đề bài. Học sinh dựa vào các từ quan trọng đã gạch chân để trả lời. Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: Giáo viên tổng hợp ý kiến và đưa kết luận. * Luyện tập

Bài tập 1

Hãy phân loại các đề văn sau đây theo phương thức biểu đạt: - Kể một truyện cổ tích em thích bằng lời văn của em.

- Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy còn đáng tiếp nối hay không trong thực tế xã hội ta hiện nay?

- Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích. - Hãy tưởng tượng mình là Đăm Săn để kể lại trận đánh Mtao Mxây. Bài tập 2

Khi phân tích đề văn, cần nhận diện những phương diện nào? Bài tập 3

Một bạn học sinh đã thực hiên việc phân tích đề bài “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam” như sau:

- Đối tượng thuyết minh: chiếc nón lá - Phương thức biểu đạt: thuyết minh

Theo em, bạn học sinh đó đã phân tích đề đúng và đủ chưa? Nếu chưa đảm bảo yêu cầu, em cần bổ sung nội dung gì?

b. Bài tập vận dụng

* Miêu tả: Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh vận dụng lý thuyết được học vào trong các tình huống không thay đổi. Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố lý thuyết, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới.

* Cách thức triển khai:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu đề bài và gạch chân từ ngữ quan trọng.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết. Học sinh cần phân tích đúng yêu cầu đề bài để đưa ra câu trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3: Giáo viên cho học sinh tự do nêu ý kiến của bản thân về vấn đề. Giáo viên chốt ý kiến.

* Luyện tập Bài tập 1

Em hãy phân tích đề văn sau:

“Cái thiện và cái ác trong truyện cổ tích Tấm Cám”. Bài tập 2

Theo em, vì sao đề văn sau là đề văn tự sự:

“Bạn bè thường giễu cợt tôi:“Đồ cha câm điếc”. Tôi muốn mình có một người cha tốt hơn không phải là một người cha bị câm điếc. Tôi chẳng cần gì hết. Tôi không muốn sống trên đời này nữa…”

Dựa theo những lời tâm sự trên, anh/chị hãy viết một bài văn theo ngôi kể thứ nhất. Hãy kể về số phận, sự ân hận của một người con đã đối xử không tốt với cha mình chỉ vì cha bị câm điếc.

Bài tập 3

Xác định kiểu văn bản, nội dung, đối tượng, phạm vi trong đề văn sau: “Có ba cách để tự làm giàu cho mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ” (Theo: Hạt giống tâm hồn – Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2008) Những suy ngẫm của anh/chị về quan niệm trên.

c. Bài tập sáng tạo

* Miêu tả: Loại bài tập này giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Bài tập có dạng mở, khơi gợi, kích thích sự tò mò của học sinh. Học sinh cố gắng đọc kỹ đề, xác định đúng đề để phân tích cho hiệu quả.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập Bước 2: Giáo viên đưa ra định hướng bài tập cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý. Học sinh dựa vào hướng dẫn của giáo viên để làm bài. Học sinh suy nghĩ, đưa ra ý kiến riêng của bản thân.

Bước 3: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm. * Luyện tập

Bài tập 1

Em hãy thay đổi một số yêu cầu của đề văn sau để biến chúng thành đề văn thuyết minh:

Câu nói của M.Go-rơ-ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?

Bài tập 2

Cho 2 đề văn sau, hãy so sánh để thấy được sự khác biệt về nội dung phân tích đề:

Đề 1: Thuyết minh về vai trò của cây xanh trong đời sống Đề 2: Nghị luận về vai trò của cây xanh trong đời sống Bài tập 3

Xây dựng 01 đề văn nghị luận xã hội về một vấn đề môi trường.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 35)