Nhận xét chung về chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 33)

10 ở THPT

2.3.3.Nhận xét chung về chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10

Nhìn chung, chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 đã đã có nhiều cải cách đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Cả chương trình và sách giáo khoa 10 đã chú trọng đến tính thực hành, củng cố việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, nội dung dạy học vẫn còn một số hạn chế. Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa Làm văn 10 còn thiên về lý thuyết. Lý thuyết được triển khai nhiều khiến thời lượng thực hành ít đi. Mục tiêu chính của bài học chưa rõ ràng. Các bài tập cũng chưa phong phú, chưa phát huy được năng lực học sinh. Do vậy, việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa là điều cần thiết.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm gần đây, Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riêng đã được chú trọng hơn trước. Phân môn Làm văn có vai trò, vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao dần các kỹ năng sử dụng tiếng Việt đã được hình thành, xây dựng ở các phân môn khác. Giáo viên và học sinh đã có đổi mới nhất định trong cách dạy và học. Học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 10, trong đó có phần Làm văn, có nhiều cải cách phù hợp hơn với chủ thể học sinh. Qua đó, học sinh không chỉ có hiểu biết về kiến thức mà còn rèn luyện được các kỹ năng cho bản thân.

Tuy nhiên, trong quá trình dạy học còn vấp phải một số khó khăn. Người dạy vẫn bị chi phối bởi cách dạy cũ, thiên nhiều về giảng hơn là thực hành của học sinh. Bên cạnh đó, qua các bài viết của học sinh chúng ta nhận thấy rõ thực trạng làm văn của các em. Nhiều học sinh còn thiếu các kỹ năng làm văn, do đó bài viết của các em thường viết rất yếu. Một số học sinh cũng không có hứng thú với môn học. Ngoài ra, chương trình và sách giáo khoa của môn Ngữ văn 10 còn có chỗ chưa hợp lí. Nhiều kiến thức lý thuyết làm văn còn nặng nề, chưa chú trọng vào việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Trong việc rèn luyện kỹ năng viết, bài tập đưa ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các em chưa có nhiều cơ hội thể hiện khả năng tư suy sáng tạo của bản thân. Đây là những thực trạng đang diễn ra với phần Làm văn trong môn Ngữ văn 10 nói riêng cũng như môn Ngữ văn nói chung.

Với đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học Làm

văn ở Trung học phổ thông”,chúng tôi hi vọng sẽ góp một ý kiến nhằm nâng cao

Chƣơng 3

HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 10 TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN

Làm văn là môn thực hành tổng hợp sáng tạo ở mức độ cao. Với tinh thần đổi mới cải cách giáo dục, giờ Làm văn không nên nặng về lý thuyết mà tập trung rèn các kỹ năng: kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn...Đó là những thao tác mang tính thực hành cao trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Qua đó, học sinh tự tổng hợp các kỹ năng, tổng hợp các tri thức để tạo lập văn bản. Nghiên cứu khóa luận này với đề tài “Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp

10 trong dạy học Làm văn ở Trung học phổ thông”, chúng tôi đi vào tìm hiểu các

giải pháp góp phần rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh. Mục đích của vấn đề này là đưa ra một số bài tập thực hành ở các mức độ, yêu cầu khác nhau, từ đó vận dụng vào giờ dạy để rèn luyện các kỹ năng viết cho học sinh. Giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung, đặc điểm từng bài học, vào hoàn cảnh, điều kiện của đối tượng mà có các cách thức rèn luyện một cách hợp lý, đúng mức, đúng chỗ. Vì khuôn khổ giới hạn, khoá luận không đưa ra toàn bộ HTBT đã thiết kế mà chỉ minh họa một số bài cụ thể trong từng nhóm và đi vào phân tích bài tập để xác định: mục đích của bài tập, dạng bài tập, các bước triển khai.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 33)