10 ở THPT
3.2. Quy trình chung rèn luyện kỹ năng viết
Để nâng cao khả năng viết trong làm văn của học sinh được, giáo viên cần hướng dẫn học sinh rèn luyện theo nhiều cách đa dạng, phong phú nhưng vẫn cần
tuân theo những quy trình nhất định.
Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập
Đây là bước giúp học sinh nắm được chính xác yêu cầu bài tập. Học sinh cần đọc kĩ đề, nhận diện đúng những yêu cầu trong bài, từ đó lựa chọn phương hướng làm bài.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Hệ thống bài tập rèn các kỹ năng viết vô cùng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp. Do đó, giáo viên cần lựa chọn cách thức hướng dẫn để học sinh định hướng được cách làm bài tập. Việc hướng dẫn của giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh, đảm bảo cho học sinh hướng làm bài đúng đắn nhất.
Bước 3: Học sinh làm bài tập
Quá trình làm bài tập làm văn chính là việc vận dụng lý thuyết vào thực hành, qua đó giúp học sinh củng cố lại hệ thống kiến thức và rèn luyện các kỹ năng đã học. Bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, từ nhận diện, tái hiện, vận dụng đến sáng tạo sẽ phát huy được khả năng của mỗi học sinh. Quá trình làm bài tập đòi hỏi ở học sinh thái độ nghiêm túc, phát huy tính tích cực chủ động của bản thân. Nhờ đó, học sinh nâng cao được các kỹ năng làm bài, góp phần rèn luyện kỹ năng viết ở các em.
Bước 4: Rèn luyện tổng hợp
Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thông qua hệ thống bài tập là nhiệm vụ cần thiết trong dạy học Làm văn nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Việc thực hành thường xuyện sẽ tạo điều kiện giúp học sinh nắm chắc kiến thức, có kỹ năng viết bài, từ đó khơi gợi hứng thú học tập của các em đối với môn học. Việc rèn luyện này có tác dụng làm nổi bật, mở rộng, đào sâu những kiến thức cơ bản đã được học trong giờ lý thuyết, nâng tầm hiểu biết của học sinh lên mức độ cao hơn.
Học sinh cần tiến hành quá trình rèn luyện các kỹ năng thường xuyên và liên tục cả trong giờ lý thuyết và thực hành. Có như vậy, học sinh mới học tốt và môn học mới thực sự trở thành môn học công cụ, góp phần hình thành kỹ năng viết cho học sinh.
KẾT LUẬN
Dạy học làm văn nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết nói riêng là một công việc hết sức quan trọng trọng dạy học Ngữ văn. Làm văn là phần thực hành tổng hợp của cả quá trình học Ngữ văn, vì vậy chúng ta không thể bỏ qua việc làm bài tập của học sinh. Sách giáo khoa Ngữ văn mới là một thành tựu lớn trong dạy học Ngữ văn. Với việc nghiên cứu đề tài rèn luyện kỹ năng viết trong Làm văn cũng như các giải pháp xây dựng hệ thống bài tập góp phần khẳng định tính thực hành của dạy học làm văn, học làm văn là học thực hành, học làm văn là phải làm bài tập. Một bài văn chỉ là một bài tập lớn và phải có quá trình luyện tập thực hành nhiều kỹ năng mới có thể viết được bài hoàn chỉnh, đạt yêu cầu. Nó là kết quả tổng hợp của tất cả các kiến thức văn học, vốn sống, tri thức xã hội, quan điểm, tình cảm và cả những kỹ năng xây dựng bài văn. Cả khi có những tri thức về văn học và về xã hội dồi dào, phong phú cũng chưa thể tổ chức chúng thành một bài văn nếu không nắm vững và thành thạo các kỹ năng làm văn.
Thực tế cho thấy, hiện nay các kỹ năng làm văn chưa được đầu tư đúng mức, trong đó có cả kỹ năng viết. Bài tập rèn luyện các kỹ năng cũng còn nhiều hạn chế: chưa đảm bảo tính cân đối; nhiều bài chưa tạo nên được sức hấp dẫn, tính thiết thực đối với đa số học sinh (độ khó, chủ đề, ngữ liệu...).
Bám sát những cơ sở khoa học đã được xác định, khoá luận tiến hành nghiên cứu xây dựng HTBT nhằm phát triển kỹ năng viết cho học sinh ở phân môn Làm văn. Toàn bộ hệ thống bài tập thực hành được thiết kế khá đa dạng, hướng tới việc phát triển năng lực cho học sinh. Đồng thời, việc bổ sung nội dung dạy học phát triển kỹ năng viết, sử dụng phương tiện là HTBT để rèn luyện, phát triển kỹ năng viết cho học sinh trong làm văn là một đề xuất phù hợp và rất có ý nghĩa nhằm khẳng định lại, tôn cao thêm tính hữu ích của môn học Làm văn.
Trong quá trình triển khai đề tài, mặc dù chúng tôi đã cố gắng thể hiện ý tưởng của mình một cách rõ ràng, nhưng nghiên cứu xây dựng HTBT nhằm phát triển kỹ năng viết cho học sinh ở môn Làm văn là một vấn đề không đơn giản; vì vậy sản phẩm có được chắc chắn chưa thể hoàn thiện như mong muốn. Đây cũng chỉ là một phương án, một đề xuất cho việc rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2003), Phương pháp dạ học tiếng Việt (Giáo trình đào tạo GVTHCS, hệ CĐSP) NxbGiáo dục.
2. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn bản và việc dạ làm văn, NxbGD, Hà Nội.
3. Trần Thanh Bình (1986), “Về một hướng gắn bó ngữ pháp với tập văn” Tập san Giáo dục cấp III, số 1.
4. Đình Cao, Lê A (1989), Giáo trình Làm văn tập 1, Nxb Giáo dục.
5. Hà Thúc Hoan (2006), “Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành”, Nxb Huế - Thuận Hóa.
6. Đỗ Kim Hồi (1986), “Vài ý ngh xung quanh vấn đề kiểu bài văn nghị luận”
Tập san Giáo dục cấp III, số 1.
7. GS Nguyễn Lân (2002), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học.
8. Nhiều tác giả (2001), Đổi mới phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt ở trương phổ thông , Nxb ĐHQG Hà Nội.
9. Nghị quyết số 29 - NQ/TW (2013), Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 4/11/2013.
10. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Việt(1998),
Phương pháp dạ học văn, Nxb ĐHQG Hà Nội.
11. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1,T2)(SGV), Nxb Giáo dục.
12. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 10 (T1,T2)(SHS), Nxb Giáo dục. 13. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007),Bài tập Ngữ văn 10(T1,T2)(SHS), Nxb Giáo dục.
14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2000), Làm văn 10 Nxb Giáo dục.
15. Trần Đình Sử (2001), “Về vấn đề dạ làm văn (Tạo lập văn bản trong chương trình, SGK Tiếng Việt Làm văn ở trường PT (từ lớp 1 - lớp 12)” Tạp chí Ngôn ngữ, số 16.