Rèn luyện kỹ năng tìm ý và lập dàn ý

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 39)

10 ở THPT

3.1.2. Rèn luyện kỹ năng tìm ý và lập dàn ý

Để viết một bài văn hay, việc tìm ý và lập dàn ý là điều cần thiết. Mỗi học sinh có thể có cách hiểu, cách trình bày và diễn đạt khác người, khác đời, nhưng tất cả đều phải có lí, có sức thuyết phục. Vì thế, khi tạo lập văn bản, dù muốn hay không học sinh cũng cần phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết. Tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề.

3.1.2.1. Khái niệm 3.1.2.1.1. Tìm ý

Ý là những đơn vị tạo nên nội dung cơ bản của một bài viết. Có thể nói mỗi loại văn bản đều có những yếu tố nội dung cấu thành đặc trưng tương ứng.

Tìm ý là hoạt động tìm kiếm các nội dung chính, xác định đặc điểm ý để phân chia chúng theo một trình tự hợp lí, phù hợp với lôgic nhận thức của con người.

3.1.2.1.2. Lập dàn ý

Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề, tìm được ý của đề thì đến bước lập dàn ý. Dàn ý chính là dàn bài, đề cương...bài viết, là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của bài viết theo một ý đồ giao tiếp nhất định.

Như vậy, lập dàn ý hay chính là xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết, chính là công việc tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vấn đề.

Dàn ý phải là một hệ thống luận điểm của bài viết vừa thể hiện được nội dung cần trình bày vừa giúp học sinh tiếp nhận dễ dàng ý định làm bài, tác động đến học sinh cả về nhận thức và tình cảm.

Một bài văn thông thường gồm có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể. -Mở bài: Giới thiệu đối tượng hoặc vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ

-Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lí

-Kết bài: Chốt lại vân đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân

Khi lập dàn ý cần tổ chức cho học sinh triển khai và mở rộng các luận điểm (ý lớn) thành các luận cứ (ý nhỏ). Hệ thống luận điểm phải lôgic, trật tự, khoa học. Chính sự lôgic giữa hệ thống luận điểm với luận điểm, luận cứ với luận cứ đã tạo nên tính liên kết nội tại, tự thân của nội dung bài viết.

Trong khi lập dàn ý, giáo viên cũng nên cho học sinh dự kiến những dẫn chứng cần thiết để minh họa các ý trong bài viết, tránh nhầm lẫn, vội vàng khi bắt tay vào làm bài.

Kỹ năng này nếu được làm một cách thường xuyên và khoa học sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng học sinh làm bài theo kiểu ngẫu hứng, nghĩ đến đâu viết đến đó.

3.1.2.2. Yêu cầu khi tìm ý và lập dàn ý

trình bày ý một cách hợp lí. Nhiệm vụ của nó là tìm ra được nhiều ý (ý phong phú), ý mới, ý hay và biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy một cách hợp lí, làm nổi bật được vấn đề trọng tâm. Rèn luyện tốt kỹ năng này, học sinh sẽ tránh được các lỗi như không có ý, thiếu ý, ý cũ mòn, ý trùng lặp, lộn xộn.

Để tìm ý có hiệu quả, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kĩ càng và thấu đáo hơn.

Việc sắp xếp ý cần linh hoạt, nhưng cũng phải chú ý một số quy tắc nhất định: -Các ý lớn phải ngang nhau và cùng làm sáng tỏ vấn đề trọng tâm

-Các ý nhỏ phải nằm trong ý lớn và làm sáng tỏ ý lớn; cần trình bày ý theo một thứ tự tránh trùng lặp ý

-Có ý phải bắt buộc trình bày trước rồi mới tiếp tục trình bày các ý khác

-Cần xác định mức độ các ý cho hợp lí. Trong quá trình tạo lập văn bản, các ý không phải bao giờ cũng đồng đều và được trình bày ngang nhau

3.1.2.3. Hệ thống bài tập tìm ý và lập dàn ý

Khi rèn kỹ năng tìm ý và lập dàn ý, hệ thống bài tập đưa ra cũng cần phù hợp với học sinh. Bài tập cũng cần đi từ mức độ dễ đến khó, từ sự nhận biết đến quá trình sáng tạo để học sinh có thể rèn luyện tốt nhất. Dưới đây chúng tôi xin đề xuất hệ thống bài tập phát triển kỹ năng tìm ý và lập dàn ý.

3.1.2.3.1. Bài tập tìm ý a. Bài tập nhận diện

* Miêu tả: Đây là loại bài tập cho sẵn một ngữ liệu và yêu cầu học sinh xác định, nhận diện, chỉ ra khái niệm tìm ý hoặc nhận diện cách tìm ý...trong ngữ liệu đó. Học sinh cần phải dựa vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, những biểu hiện chi tiết để nhận diện và phân tích các bài tập.

* Cách thức tiến hành:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập

Bước 2: Học sinh dựa vào phần lý thuyết tìm ý để giải quyết bài tập Bước 3: Học sinh báo cáo bài tập, giáo viên đánh giá học sinh

* Luyện tập Bài tập 1:

Thế nào là tìm ý? Nêu các bước để tìm ý?

Bài tập 2: Cho đề văn sau: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

Có bạn đã tìm được các ý: - Nguồn gốc chiếc nón lá - Chất liệu và cách làm nón - Cách bảo quản nón lá

Các ý như trên đã đầy đủ chưa? Nếu chưa, hãy bổ sung các ý còn thiếu? Bài tập 3:

Sắp xếp các ý cho đề văn sau theo trật tự hợp lý:

Trong truyện ngắn “Đời thừa” Nam Cao để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy ngẫm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Ý kiến của anh/chị ?

Các ý được sắp xếp như sau:

- Quan niệm của Nam Cao: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”.

+ Kẻ mạnh trước tiên là kẻ có tình người, biết quan tâm, chia sẻ, nghĩ đến người khác, biết tương trợ, nâng đỡ những người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

+ Kẻ mạnh ở đây còn có nghĩa là vẻ đẹp về sức mạnh tinh thần, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương đồng loại, biết làm những nghĩa cử cao cả đem lại lợi ích cho kẻ khác, như thế mới là con người.

- Giải thích, phân tích và chứng minh nội dung suy ngẫm của nhận vật Hộ. + Khái niệm “Kẻ mạnh”

+ Giải thích “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ”.

- Ý nghĩa câu nói của Nam Cao và rút ra cho bản thân một cách sống đẹp. + Phê phán quan niệm và lối sống ích kỷ, thủ đoạn.

b. Bài tập vận dụng

* Miêu tả: Loại bài tập này giúp học sinh tự tìm ra các ý rõ ràng trong các đề bài cho sẵn. Đồng thời giúp học sinh xác định được những nội dung cần chuẩn bị giúp cho bài trình bày đạt hiệu quả.

* Cách thức triển khai:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh tìm ý qua các câu hỏi. Bước 2: Học sinh dựa vào phần tìm hiểu đề để tìm ý. Bước 3: Báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá. * Luyện tập

Bài tập 1

Đặt các câu hỏi ý để xác lập ý cho đề văn sau đây:

“Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”. Bài tập 2

Em hãy tìm các ý lớn cho đề văn sau:

Suy nghĩ của em về tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. Bài tập 3

Từ các ý lớn của đề văn trong bài tập 2, hãy xây dựng các ý nhỏ.

c. Bài tập sáng tạo

* Miêu tả: Loại bài tập này có mục đích làm giúp học sinh tự biết xây dựng các ý rõ ràng, mạch lạc, tạo thói quen tư duy lôgic, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh ngay từ bước tìm ý.

* Cách thức triển khai:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề bài.

Bước 2: Học sinh dựa vào kiến thức đã có để trả lời câu hỏi. Bước 3: Giáo viên cho học sinh tìm ý và chữa bài cho học sinh. * Luyện tập

Bài tập 1: Cho đề văn: “Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”.

Bài tập 2

Hãy tìm ý cho bài văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ văn 10. Bài tập 3

Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị) truyền thống ấy còn đáng tiếp nối hay không trong thực tế xã hội ta hiện nay?

Tìm ý cho đề văn trên.

3.1.2.3.2. Bài tập lập dàn ý a. Bài tập nhận diện

* Miêu tả: Loại bài tập này có mục đích làm giúp học sinh củng cố, rèn luyện cách lập dàn ý được tiếp thu từ bài học lý thuyết. Học sinh cần phải dựa vào lý thuyết để làm bài.

* Cách thức triển khai:

Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu đề. Bước 2: Học sinh dựa vào mẫu lý thuyết để trả lời.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh.

* Luyện tập Bài tập 1

Dưới đây là dàn ý của đề bài “Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày”. Theo em, dàn ý này đã đầy đủ chưa?

Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ, về người thân được gặp trong giấc mơ Thân bài:

+ Kể lại hoàn cảnh diễn ra giấc mơ + Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ sau giấc mơ Bài tập 2

Phân loại các ý sau thành ý lớn và ý nhỏ. Sắp xếp chúng thành một dàn ý: - Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam

- Hình dáng chiếc nón: hình chóp - Các nguyên liệu làm nón

- Lá cọ để lợp nón

- Nứa rừng làm vòng nón - Mo nang làm cốt nón

- Dây cước, sợi guột để khâu nón - Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí - Quy trình làm nón

- Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng - Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

- Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh

- Các nơi làm nón Việt Nam: Huế, Quảng Bình, nổi tiếng nhất là làng Chuông – Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa, làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

- Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam Bài tập 3

Dưới đây là một bài văn thuyết minh. Em hãy rút ra dàn ý:

“Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt Nam.

Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua

Lý Nhân Tông quyết định khởi xây Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô hình Nho học châu Á.

Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82 tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 ( tức năm 1247) dưới triều Trần Thái Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.

Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ (hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82 bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị. Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...

Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003 nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội,

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)