Rèn luyện kỹ năng sửa chữa

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 60)

10 ở THPT

3.1.4. Rèn luyện kỹ năng sửa chữa

3.1.4.1. Khái niệm

Một bài viết được coi là hoàn chỉnh khi không mắc các lỗi cả về nội dung và hình thức. Do vậy, học sinh cần có kỹ năng sửa chữa để nâng cao chất lượng bài viết.

Việc kiểm tra và điều chỉnh bài viết là phức tạp và không thể có sự thay đổi lớn, vì vậy việc kiểm tra, sửa chữa cần phải tiến hành song song với quá trình tạo lập văn bản.

Một số lỗi thường gặp của học sinh khi tạo lập văn bản: -Lỗi nội dung:

+ Lạc ý, không bám sát chủ đề + Mâu thuẫn về ý

+ Lặp ý + Thiếu ý + Đứt mạch ý

-Lỗi trong cấu tạo văn bản + Tách đoạn không thích hợp

+ Dùng phương tiện liên kết không phù hợp

Những lỗi cơ bản này sẽ được giảm bớt khi học sinh có ý thức sửa chữa và được rèn luyện thường xuyên. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng khi viết bài của học sinh.

3.1.4.2. Bài tập rèn luyện kỹ năng sửa chữa

công đoạn cuối để hoàn thiện bài viết. Các bài tập trong nhóm này phải góp phần nâng cao kỹ năng sửa chữa bài viết cho học sinh khi viết bài.

* Miêu tả: Các bài tập nhận diện lỗi chủ yếu hướng vào việc rèn luyện các lỗi về hình thức và lỗi diễn đạt trong bài viết của học sinh. Qua đó, các em nhận diện đúng lỗi sai, từ đó biết cách rút kinh nghiệm cho bài viết.

* Cách thức triển khai

Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài

Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm và sửa lỗi sai

Bước 3: Giáo viên chữa bài làm cho học sinh, nhấn mạnh cách sửa chữa lỗi sai cho học sinh

* Luyện tập Bài tập 1

Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. - Một ngôi xao chẳng sáng đêm.

- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm. - Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.

- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về. Bài tập 2

Chỉ ra lỗi sai và sửa cho đúng:

- Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ nổi tiếng của Văn học Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều Tác phẩm nổi tiếng.

- Có nhiều nhà thơ đã dùng thơ văn của mình làm vũ khí đấu tranh, tố cáo tội ác của giặc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh, tiêu biểu là Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng thơ văn của mình như một vũ khí đấu tranh sắc bén đánh thẳng vào mặt kẻ thù.

Bài tập 3

Nhận xét cách diễn đạt của đoạn văn sau:

Sơn Tinh và Thủy Tinh đều có sức mạnh ghê gớm. Người thứ nhất có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng

dãy đồi núi. Còn Sơn Tinh thì lại có tài khác: gọi gió, gió đến, gọi mưa, mưa về. Cả hai đều có sức mạnh ghê người và đều tỏ ra quyết liệt trong cuộc giao tranh sống mái. Thủy Tinh hô mưa gọi gió làm giông làm bão rung cả trời đất. Sơn Tinh bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng bức thành cao chặn đứng dòng nước. Trận chiến diễn ra ngày càng dữ dội. Nhưng cuối cùng phần thắng thuộc về Sơn Tinh vì Sơn Tinh có tài nghệ không thua kém gì Thủy Tinh.

Bài tập 4

Những câu chuyển tiếp ý giữa các đoạn được dẫn dưới đây đã phù hợp chưa? Nếu chưa, em hãy sửa lại cho phù hợp.

a. Trong những bài thơ về mùa thu, có lẽ một trong những bài thơ hay nhất là “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Để hiểu rõ hơn giá trị của bài thơ này, chúng ta cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Đến với thơ mùa thu Việt Nam, chúng ta sẽ gặp ở đây bao cảnh “buồn”. Nào là lá mùa thu, con nai vàng mùa thu, giọt mưa thu… “thu” nào cũng mang nỗi buồn man mác. Những cảnh vật này sẽ giống với cảnh vật trong thơ Nguyễn Khuyến, yên tĩnh, thơ mộng nhưng đượm buồn. Cảnh trời thu thì xanh ngắt , còn “nước biếc trông như từng khói phủ” và rồi “mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, một tiếng trên không ngỗng nước nào”…

b. Ở trên chúng ta đã nói tới “tài” của Thúy Kiều, bây giờ chúng ta sẽ nói tới “sắc” của Thúy Kiều. Nguyễn Du như mở đầu bức chân dung Thúy Kiều bằng nét bút tuyệt xảo của mình. Nguyễn Du đã dành cho nàng tấm lòng ưu ái đặc biệt. Bằng một loạt những hình thức tu từ: như ước lệ, ẩn dụ…Nguyễn Du đã cho ta thấy Thúy Kiều đẹp hơn hẳn Thúy Vân. Nàng đẹp nhưng lại rất mực tài hoa: biết làm thơ, biết đánh đàn, biệt họa. Tài nào ở nàng cũng điêu luyện, cũng thành “nghề” cả.

Bài tập 5

Dưới đây là một bài làm văn mắc lỗi không biết cách phân đoạn trong toàn bài viết. Hãy dựa vào nội dung bài, em chữa lại cho hợp lí.

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời cách đây hơn bốn mươi năm rồi. Thế mà lúc nào đọc lại bài thơ em cũng thấy lòng mình ấm áp, tràn ngập niềm vui

lâng lâng, khó tả. Bài thơ đã giúp em hiểu được như thế nào là lòng tình đồng chí, đồng đội, tình yêu của những người cùng chung lí tưởng. Đọc bài thơ, em gặp được những anh bộ đội Cụ Hồ ở khắp miền đất nước. Nào là nơi “nước mặn đồng chua”, nào là nơi “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người chẳng hẹn quen nhau nhưng vì tình yêu Tổ Quốc mà đến với nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, rồi họ trở thành những người tri kỉ, những người đồng chí thân thiết.

Phần lớn những anh bộ đội cụ Hồ là những người nông dân mặc áo lính. Trước khi vào bộ độ họ đã khổ, nhưng khi vào bộ đội rồi họ chẳng có gì sung sướng hơn. Áo của họ rách vai, quần của họ vẫn nhiều mảnh vá, chân không giày mà lại sống ở nơi “rừng hoang sương muối”, bị những cơn sốt run người hoành hành. Vất vả, gian khổ, thiếu thốn đủ mặt nhưng có điều đọc cả bài thơ vẫn không tìm thấy một lời thở than hay những ý nghĩa dao động. Trái lại bao trùm lên cuộc sống của họ vẫn là tình đồng chí keo sơn, là niềm tin tất thắng. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” vừa có cái chất của hiện thực nhưng cũng lại vừa có cái chất lãng mạn. Đây là hình ảnh đẹp bao trùm cả bài thơ, tỏa ánh sáng khắp cả bài thơ, xua tan đi cái ớn lạnh của sương muối, sưởi ấm lòng người chiến sĩ giữa đêm đông lạnh buốt với những cơn sốt rét hoành hành dữ dội. Đây là hình ảnh đẹp thể hiện được tư thế sẵn sàng chiến đấu cũng như tinh thần lạc quan cách mạng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Bài tập 6

Chỉ ra lỗi sai của các đoạn văn dưới đây và chữa lại cho đúng:

- Trong lịch sử chống ngoại xâm nước ta hào kiệt đời nào cũng có. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định. Đất nước sau hơn hai thế kỉ bị phong kiến nước ngoài đô hộ đã giành được thắng lợi hoàn toàn.

- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lung linh trong nắng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh lớp 10 trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)