1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành giáo dục tiểu học, trường đại học sư phạm, đại học đà nẵng

90 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

L Lêời cảm ơn uận văn “Tìm hiều việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” là sản phẩm của quá trình học tập và ngh

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT CHỮ CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Kim Cúc Sinh viên thực hiện : Trần Thị Ngọc Hiệp

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016

Trang 2

L Lêời cảm ơn

uận văn “Tìm hiều việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh

viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” là sản phẩm của quá trình học tập và nghiên cứu của tơi với sự giúp

đỡ, hướng dẫn tận tình từ các thầy cơ giáo và bạn bè Với lịng kính trọng và biết ơn

sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Cơ giáo – Thạc sĩ Trần Thị Kim Cúc, người trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều

thời gian, tâm huyết để chỉ bảo, giúp đỡ tận tình cho tơi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn các thầy cơ giáo khoa Giáo dục Tiểu học đã tổ chức và nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để hỗ trợ chúng tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn tồn thể sinh viên lớp 15STH, 14STH, 13STH2, 12STH2 đã hỗ trợ nhiệt tình cho chúng tơi trong quá trình điều tra thực tế, giúp đỡ tận tình để chúng tơi thực hiện luận văn

Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi

để giúp đỡ tơi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn

Tơi vơ cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu từ các thầy cơ giáo, bạn bè và người thân trong suốt 4 năm học Đại học và trong quá trình thực hiện luận văn Bản thân tơi đã

cố gắng học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian cịn hạn chế, luận văn khĩ tránh khỏi những thiếu sĩt Mong nhận được những đĩng gĩp quý báu từ thầy cơ và bạn bè để chúng tơi cĩ thể rút kinh nghiệm

và hồn chỉnh luận văn hơn

Sinh viên: Trần Thị Ngọc Hiệp

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

7 Cấu trúc đề tài 5

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 7

1.1.1 Kỹ năng 7

1.1.2 Các giai đoạn hình thành kỹ năng 8

1.1.3 Kỹ năng viết chữ 10

1.1.4 Rèn luyện kỹ năng viết chữ 10

1.2 Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng viết chữ đối với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 11

1.3 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 11

1.4 Đặc điểm, quy trình viết mẫu chữ hiện hành 12

1.4.1 Đặc điểm các nét cơ bản 12

1.4.2 Đặc điểm, cấu tạo, quy trình viết (cách viết) mẫu chữ cái 12

1.4.3 Đặc điểm, quy trình (cách viết) mẫu chữ cái hoa 19

1.4.4 Đặc điểm cấu tạo chữ số 22

1.5 Những kỹ năng viết chữ cơ bản của giáo viên Tiểu học 22

1.5.1 Kỹ năng viết chữ đúng quy trình 22

1.5.2 Kỹ năng viết chữ đúng chuẩn chính tả 23

1.5.3 Kỹ năng viết chữ đẹp 24

Trang 4

1.5.4 Kỹ năng viết chữ trên giấy (vở) 28

1.5.5 Kỹ năng viết chữ trên bảng 28

1.6 Nội dung rèn luyện kỹ năng viết trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 31

Tiểu kết chương 1 33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 34

2.1 Đặc điểm rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 34

2.1.1 Thuận lợi trong việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 34

2.1.2 Khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 36

2.2 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 36

2.2.1 Mục đích điều tra 36

2.2.2 Đối tượng điều tra 36

2.2.3 Địa điểm điều tra 37

2.2.4 Thời gian điều tra 37

2.2.5 Nội dung điều tra 37

2.2.6 Kết quả điều tra 41

Tiểu kết chương 2 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT CHỮ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC 53

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp 53

3.1.1 Vai trò của kỹ năng viết chữ đối với giáo viên Tiểu học 53

3.1.2 Thực trạng điều tra 53

3.2 Một số biện pháp rèn kỹ năng viết chữ cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 54

3.2.1 Hệ thống hóa kiến thức chữ viết và các kỹ năng viết chữ cơ bản 54

Trang 5

3.2.2 Tổ chức câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng viết chữ 59

3.2.3 Tổ chức hội thi nghiệp vụ Sư phạm dành cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học 64

Tiểu kết chương 3 68

KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Các nét cơ bản 12

Hình 2: Mẫu chữ thường 12

Hình 3: Mẫu chữ hoa 19

Hình 4: Mẫu chữ số 22

Hình 5: Mẫu chữ cái đứng 25

Hình 6: Mẫu chữ cái nghiêng 25

Hình 7: Cách cầm bút viết nét thanh, nét đậm 25

Hình 8: Chữ hoa sáng tạo mẫu 1 nhóm 1, 2 26

Hình 9: Chữ hoa sáng tạo mẫu 1 nhóm 3, 4 26

Hình 10: Chữ hoa sáng tạo mẫu 1 nhóm 5, 6 26

Hình 11: Chữ hoa sáng tạo mẫu 2 27

Hình 12: Chữ hoa sáng tạo mẫu 3 27

Hình 13: Chữ hoa sáng tạo mẫu 4 27

Hình 14: Chữ hoa sáng tạo mẫu 5 27

Hình 15: Trình bày bảng môn Toán 29

Hình 16: Trình bày bảng phân môn Tập đọc 29

Hình 17: Trình bày bảng phân môn Chính tả 30

Hình 18: Trình bày bảng phân môn Tập viết 30

Hình 19: Trình bày bảng môn Tự nhiên xã hội 30

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Đặc điểm, cấu tạo, cách viết mẫu chữ cái thường 19

Bảng 2: Một số quy tắc chính tả thông dụng 24

Bảng 3: Tiêu chí đánh giá kỹ năng viết chữ của sinh viên 40

Bảng 4: Kế hoạch sinh hoạt CLB rèn luyện kỹ năng viết chữ 64

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh viên trả lời đúng các nét cơ bản của chữ viết tiếng Việt 41

Biểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên biết phân tích cấu tạo chữ viết tiếng Việt 41

Biểu đồ 3: Tỷ lệ sinh viên trả lời độ cao chữ cái hoa 42

Biểu đồ 4: Tỷ lệ sinh viên trả lời độ cao chữ số 42

Biểu đồ 5: Tỷ lệ sinh viên ngồi viết đúng tư thế 43

Biểu đồ 6: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn mức độ thành thạo các KNVC 45

Biểu đồ 7: Tỷ lệ sinh viên lựa chọn mức độ thường xuyên rèn luyện KNVC 49

Trang 10

thận, phát triển óc thẩm mỹ Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ

viết cũng là một biểu hiện của nết người Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình, đối với thầy cũng như bạn đọc bài vở của mình.”

Muốn trò giỏi thì phải có thầy hay Muốn dạy cho học sinh kỹ năng viết tốt, giáo viên phải có kỹ năng, kỹ xảo viết chữ thành thạo Mỗi giáo viên đều cần có kỹ năng viết chữ trên bảng cũng như trong vở đúng, đẹp, nhanh Kỹ năng viết chữ vốn

đã được học từ bậc Tiểu học Tuy nhiên, khi học lên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Đại học – Cao đẳng, việc sử dụng bút bi, viết tốc kí hay đánh máy… đã

ít nhiều ảnh hưởng đến kỹ năng viết chữ của mỗi người Sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cũng vậy, rất nhiều sinh viên viết nhanh, chữ xấu, thiếu nét hoặc không đúng chuẩn chính tả Điều này gây nhiều bất lợi cho công tác giảng dạy sau này Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phương tiện hiện đại có thể hỗ trợ cho hoạt động

Trang 11

viết chữ của giáo viên như: máy tính, tranh ảnh minh họa chữ viết mẫu, phần mềm

mô phỏng chữ viết mẫu… Tuy nhiên, chữ viết của giáo viên luôn đóng vai trò quan trọng, không thể thay thế trong dạy học Với tiết Tập viết, thay vì nhìn những con chữ in sẵn trên tranh ảnh hay mô phỏng trong các phần mềm, việc theo dõi trực tiếp hoạt động viết của giáo viên sẽ giúp học sinh có cái nhìn trực quan hơn, đồng thời góp phần tạo động lực và niềm tin học tập cho các em Trong các tiết học khác cũng vậy, việc ghi bài trên bảng đem lại những lợi ích mà không một phương tiện nào có thể thay thế được Giáo viên ghi bài trên bảng sẽ giúp học sinh quan sát, học tập và bắt chước theo cách viết chữ, trình bày nội dung từng phần một cách khoa học, đồng thời góp phần xây dựng niềm tin học tập cho học sinh

Có thể nói, việc rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên nói chung và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng đóng vai trò quan trọng, cần thiết Vì vậy, chúng

tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh

viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” để

tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, đồng thời đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết chữ nhằm nâng cao hiệu quả cho việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu

học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

2 Lịch sử nghiên cứu

Viết chữ vốn là một trong những kỹ năng thiết yếu của giáo viên, học sinh nói chung và giáo viên, học sinh ở bậc Tiểu học nói riêng Vì vậy, đã có không ít nhà giáo dục nghiên cứu về đề tài kỹ năng viết chữ Một số tài liệu tiêu biểu:

“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I” của tác giả Lê Phương Nga (Chủ biên) - Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh – Lê A, Đặng Thị Nga – NXB Đại học

Sư phạm đã đề cập đến cách tổ chức dạy học Tập viết ở trường Tiểu học, những điều kiện chuẩn bị cho việc dạy học Tập viết và cách thể hiện mẫu chữ viết trong bảng mẫu chữ hiện hành.[13, tr168]

“Tiếng Việt và phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả Đinh Thị Oanh, Vũ Thị Kim Dung, Phạm Thị Thanh – NXB Giáo dục đã trình bày

Trang 12

phương pháp dạy học các phân môn Tiếng Việt theo chương trình và sách giáo khoa mới, trong đó có phương pháp dạy học Học vần, Chính tả, Tập viết [14, tr268]

“Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học” của tác giả Lê A đã nêu rõ khái lược về chữ viết, sự xuất hiện của chữ viết, vai trò của chữ viết, lịch sử chữ viết Tiếng Việt Tác giả đưa ra một số cơ sở, nguyên tắc và phương pháp của việc dạy chữ viết [1]

“Giáo trình rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm Tiểu học” của tác giả Dương Giáng Thiên Hương (Chủ biên) – NXB Đại học Sư phạm đã đề cập đến một số kỹ năng viết cơ bản cần rèn luyện, tác giả nhận định: “Đối với người giáo viên, chữ viết có thể coi là một công cụ để dạy học, truyền tải bài học giúp học sinh lĩnh hội tri thức

Do đó, việc giáo viên viết chữ đẹp góp phần giúp cho quá trình dạy học diễn ra hiệu quả, thuận lợi.” [7,tr89]

Bài viết “Viết chữ đẹp – kỹ năng tuyệt vời nhất cho trẻ viết chữ” của VPEC đã

đề cập đến một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết chữ đúng, đẹp, nhanh cho học sinh Tiểu học: hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, các mẫu chữ đẹp… [19]

“Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1” của tác giả Trần Thị Ngọc Diễn đã đưa ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1, trong đó có các biện pháp đáng chú ý như: phối hợp với phụ huynh học sinh, rèn kỹ năng đọc và viết đúng, đẹp bộ chữ cái tiếng Việt [3]

Bài viết “Những kỹ năng đặc thù của người giáo viên Tiểu học” của tác giả Hà Văn Khải đã đề cập đến các kỹ năng đặc thù của một người giáo viên Tiểu học, trong đó có kỹ năng viết chữ và trình bày bảng Trong tài liệu này, tác giả Hà Văn Khải viết: “Điểm nổi bật của giáo viên Tiểu học so với giáo viên các bậc học khác

là phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày bảng khoa học, thẫm mỹ trong giờ học” [8]

Các tài liệu trên chủ yếu nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng dạy học Tập viết cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học với nội dung chính là phân tích, giải thích các nội dung, phương pháp dạy học Tập viết cơ bản Các tài liệu nghiên cứu về rèn luyện kỹ năng viết chữ chủ yếu tập trung đến đối tượng học sinh Tiểu học, chưa có tác giả nào đi sâu vào nghiên cứu đề tài rèn luyện kỹ năng viết chữ cho sinh viên

Trang 13

ngành Giáo dục Tiểu học để có thể đưa ra những biện pháp rèn luyện cụ thể Đề tài

“Tìm hiểu về việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng” là sự tiếp nối, kế thừa những

công trình khoa học nghiên cứu đã có để đi sâu vào một vấn đề cụ thể nhằm tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện kỹ năng viết chữ, một trong những kỹ năng Sư phạm đặc thù của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nói riêng và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói chung

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nói riêng và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói chung; góp phần hoàn thiện các kỹ năng Sư phạm cơ bản cho đội ngũ giáo viên Tiểu học tương lai

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết chữ cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đọc và phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát cách viết chữ, trình bày vở, trình bày bảng và chữ viết của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng trong các giờ học trên lớp, các tiết tập giảng và trong vở ghi chép

Trang 14

Thu thập một số vở Tập viết, vở ghi bài của sinh viên để khảo sát chất lượng chữ viết

5.2.2 Phương pháp đàm thoại

Trực tiếp phỏng vấn, trò chuyện với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng để khảo sát thái độ, sự quan tâm của sinh viên đối với việc rèn luyện kỹ năng viết chữ; đồng thời tìm hiểu thực trạng kỹ năng viết chữ và việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

5 2.3 Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu:

- Kiến thức của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng về kỹ năng viết chữ

- Thái độ, mức độ quan tâm của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đối với việc rèn luyện kỹ năng viết chữ

- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện chữ viết của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 16

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT

CHỮ CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Kỹ năng

Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng Nhìn chung, có 2 hướng quan điểm chính

Hướng quan điểm thứ nhất: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật, quy

trình khách quan của từng giai đoạn, thao tác thực hiện hành động Theo hướng quan điểm này, kỹ năng có tính nguyên tắc, tính ổn định và tính chuẩn mực Tiêu biểu là các quan điểm sau:

Tác giả Côvaliôp.A.G định nghĩa: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [2, tr11]

Theo tác giả Trần Trọng Thủy: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm vững cách thức hành động tức là nắm vững kỹ thuật hành động là có kỹ năng” [18,tr2]

Hướng quan điểm thứ hai: xem xét kỹ năng nghiêng về mặt năng lực chủ quan

của con người Theo quan điểm này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích Phát biểu theo hướng quan điểm này có các tác giả: A.V Pêtrôpxki, Vũ Dũng…

Theo A.V Pêtrôpxki: “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra [10, tr175]

Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức

về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng với mục đích đặt ra” [4, tr132]

Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn” [15]

Trang 17

Về bản chất, hai hướng quan điểm trên không mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần cấu trúc của kỹ năng cũng như đặc tính của chúng

Dù phát biểu theo quan điểm nào, khi nói đến kỹ năng, cần thống nhất một số điểm sau:

- Kỹ năng trước hết là mặt kỹ thuật của một thao tác hay một hành động nhất đinh, không có kỹ năng chung chung, trừu tượng, tách rời hành động cá nhân của con người Khi nói đến kỹ năng là nói đến một hành động cụ thể đạt tới mức đúng đắn và thuần thục nhất định

- Thành phần của kỹ năng bao gồm tri thức, kinh nghiệm đã có, quá trình thực hiện hành động, sự kiểm soát thường xuyên trực tiếp của ý thức và kết quả của hành động

- Để có kỹ năng, đòi hỏi con người phải biết cách thức hành động trong những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình, muốn vậy phải có sự tập luyện

- Tiêu chuẩn để xác định sự hình thành và mức độ phát triển của kỹ năng là: tính chính xác, tính thành thạo, tính linh hoạt và sự phối hợp nhịp nhàng các động tác trong hoạt động

- Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người, là sự biểu hiện cụ thể của năng lực

Với cách nhìn nhận như vậy, có thể rút ra khái niệm cơ bản về kỹ năng như

sau: Kỹ năng là khả năng vận dụng, thực hiện có kết quả các thao tác, hành động

của từng người theo một quy trình nhất định trong những điều kiện nhất định

1.1.2 Các giai đoạn hình thành kỹ năng

Theo K.K Platonov, sự hình thành kỹ năng diễn ra theo 5 giai đoạn và theo tác giả, đây cũng chính là 5 mức độ hình thành kỹ năng:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn có kỹ năng sơ đẳng

Ở giai đoạn này, con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm cách thức hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo đời thường, hành động được thực hiện bằng cách thử và sai

- Giai đoạn 2: Giai đoạn biết cách làm nhưng không đầy đủ

Trang 18

Ở giai đoạn này, con người có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có nhưng không phải là kỹ xảo chuyện biệt dành cho hoạt động này

- Giai đoạn 3: Giai đoạn có những kỹ năng chung mang tính chất riêng lẻ

Ở giai đoạn này, con người có hàng loạt kỹ năng phát triển cao nhưng còn mang tính chất riêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau Ví dụ như: kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng giao tiếp…

- Giai đoạn 4: Giai đoạn có kỹ năng phát triển cao

Ở giai đoạn này, con người biết sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và kỹ xảo, đã

có ý thức được không chỉ mục đích hành động mà cả động cơ lựa chọn cách thức đạt mục đích

- Giai đoạn 5: Giai đoạn có tay nghề

Ở giai doạn này, con người biết sử dụng một cách sáng tạo đầy triển vọng các

kỹ năng khác nhau [11]

Theo tác giả ShivKumar Shah, quá trình hình thành kỹ năng diễn ra qua 6 giai đoạn đồng thời là 6 cấp độ của việc hình thành một kỹ năng:

- Giai đoạn 1: Nhớ lại

Là biết ghi nhớ các tài liệu đã học Giai đoạn này bao gồm việc hồi tưởng lại nhiều dữ liệu khác nhau, từ các dữ liệu thực tế tới các giả thiết hoàn chỉnh, những gì cần làm là nhớ lại những thông tin phù hợp có liên quan

- Giai đoạn 2: Hiểu

Ở giai đoạn này, thực hiện nắm bắt nội dung và ý nghĩa của tài liệu Giai đoạn này có thể được thể hiện dưới hình thức diễn giải tài liệu bằng các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, bằng cách giải thích tài liệu và đánh giá các tài liệu

- Giai đoạn 3: Áp dụng

Là bước ứng dụng các kiến thức và tài liệu đã đọc vào các tình huống cụ thể

- Giai đoạn 4: Phân tích

Thực hiện phân tích các tài liệu thành các bộ phận hoặc từng phần nhỏ để có thể hiểu được cấu trúc của tài liệu hoặc sự cấu thành của một vấn đề

- Giai đoạn 5: Tổng hợp

Trang 19

Tiến hành tập hợp các bộ phận, ý kiến để tạo thành một tổng thể mới, bao gồm việc tạo ra một thông tin độc đáo, một kế hoạch hoạt động hoặc đúc kết các mối quan hệ có liên quan Ở giai đoạn này đòi hỏi sự sáng tạo

- Giai đoạn 6: Đánh giá

Ở giai đoạn này, thực hiện xác định giá trị của tài liệu theo mức nhất định Sự đánh giá phải dựa trên các tiêu chí nhất định [20]

Từ những nội dung đã trình bày ở trên, theo chúng tôi: Kỹ năng của mỗi người

được hình thành và hoàn thiện theo từng giai đoạn Đó là các giai đoạn: nhận thức,

làm thử, kỹ năng bắt đầu hình thành, kỹ năng được hoàn thiện

4 giai đoạn hình thành kỹ năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Sự hình thành kỹ năng không phải ngay một lúc mà nó tiến triển theo từng mức độ từ thấp đến cao

1.1.3 Kỹ năng viết chữ

Kỹ năng viết chữ là một kỹ năng cơ bản trong nhóm bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết Đây là kỹ năng chuyển thông tin từ dạng thức âm thanh (lời nói), suy nghĩ sang dạng thức kí tự là chữ viết

Đối với người giáo viên tiểu học, kỹ năng viết chữ được sử dụng trong hầu hết các môn học dưới hai hình thức là viết giấy và viết bảng Đặc biệt, trong dạy học các phân môn như Tập viết, Chính tả, kỹ năng viết chữ có một vị trí rất quan trọng

Kỹ năng viết chữ của người giáo viên Tiểu học bao gồm hai hình thức cơ bản:

kỹ năng viết trên giấy và kỹ năng viết bảng

1.1.4 Rèn luyện kỹ năng viết chữ

Rèn luyện kỹ năng viết chữ là quá trình thực hiện hoạt động viết chữ trên cơ

sở các kiến thức, kỹ năng nền tảng Đồng thời kết hợp việc nhận thức mục tiêu hành động với mức độ hành động thích hợp nhằm nâng cao kỹ năng viết chữ hiệu quả Rèn luyện kỹ năng viết chữ tức là vận dụng những kiến thức về mẫu chữ đúng chuẩn chính tả, các quy tắc viết chữ và quy tắc về tư thế ngồi, cách cầm bút để thực hiện hoạt động viết chữ một cách hiệu quả nhất Đồng thời, người viết phải nhận thức được mục tiêu hành động viết chữ của bản thân để có thể kiên trì thực hiện

hành động, rèn luyện viết chữ thường xuyên, bền bỉ để đạt được mục tiêu đã đề ra

Trang 20

1.2 Vai trò của việc rèn luyện kỹ năng viết chữ đối với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Đối với người giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng, chữ viết đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động giảng dạy Đó vừa là công cụ, đồng thời là nội dung dạy học thiết yếu trong các môn học ở bậc Tiểu học, đặc biệt là các phân môn Tập viết, Chính tả, Học vần… Viết chữ đẹp, rõ ràng, nhanh là lợi thế lớn để giáo viên dạy học hiệu quả cũng như tạo được ấn tượng tốt với học sinh và đồng nghiệp

Không chỉ riêng sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học mà tất cả các học sinh, sinh viên đều đã được hình thành, rèn luyện kỹ năng viết chữ từ bậc Tiểu học Tuy nhiên, lên đến bậc Đại học, do thói quen viết tắt, tốc kí trong quá trình học tập đã làm cho kỹ năng viết chữ ít nhiều bị ảnh hưởng, chữ viết xấu đi, thiếu nét, thừa nét hay sai chính tả… Vì vậy, rèn luyện kỹ năng viết cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học là một điều rất quan trọng và cần thiết, nhằm giúp sinh viên sửa chữa những lỗi sai, rèn luyện kỹ năng viết chữ Từ đó, trang bị cho mình một trong những kỹ năng nghề nghiệp đặc thù nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy trong tương lai một cách hiệu quả nhất Đồng thời, việc rèn luyện kỹ năng viết chữ còn giúp sinh viên rèn luyện các đức tính tốt như cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ, lòng yêu nghề

và tâm huyết với nghề hơn

1.3 Mục tiêu rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học

Mục tiêu rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học là hoàn thiện kỹ năng viết chữ thành thạo để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này Kỹ năng viết chữ thể hiện trong các hoạt động dạy học như: trình bày bài giảng trên bảng; viết mẫu trên bảng và trong vở cho học sinh quan sát; viết lời nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh… Căn cứ vào mục tiêu này, sinh viên xác định những yêu cầu phù hợp cho việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của bản thân để lập kế hoạch rèn luyện và kiên trì thực hiện kế hoạch ấy một cách hiệu quả nhất

Tương ứng với những yêu cầu, nội dung giảng dạy cho học sinh trong tương lai, mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng viết chữ của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học được xác định cụ thể:

- Về kiến thức: đảm bảo cho sinh viên nắm vững, hiểu rõ các khái niệm, quy tắc về hệ thống các nét chữ cơ bản, các quy tắc chính tả, mẫu chữ cái viết thường, mẫu chữ cái viết hoa, mẫu chữ số

- Về kỹ năng: đảm bảo cho sinh viên thành thạo các kỹ năng viết chữ đúng

Trang 21

chuẩn chính tả, đúng quy trình, viết nhanh, chữ viết đều, đẹp đối với hình thức viết trên giấy và viết trên bảng

- Về thái độ: giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng viết chữ đối với người giáo viên Tiểu học Từ đó, bản thân sinh viên tích cực, tự giác rèn luyện kỹ năng viết chữ Hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên lòng yêu nghề và các đức tính tốt đẹp khác như: cẩn thận, tỉ mĩ, kiên nhẫn và khiếu thẩm mỹ…

1.4 Đặc điểm, quy trình viết mẫu chữ hiện hành

1.4.1 Đặc điểm các nét cơ bản

- Nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên,

- Nét cong: cong trái, cong phải, cong kín,

- Nét móc: móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu,

- Nét khuyết: khuyết trên, khuyết dưới

- Nét thắt

Hình 1: Các nét cơ bản

1.4.2 Đặc điểm, cấu tạo, quy trình viết (cách viết) mẫu chữ cái

Hình 2: Mẫu chữ thường

Trang 22

a

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét móc ng-ợc

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút viết nét cong kín Nét 2 từ

điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đ-ờng ĐK 3 viết nét móc ng-ợc sát nét cong kín, đến đ-ờng ĐK2 thì dừng lại

ă

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét móc ng-ợc Nét 3 là nét cong

d-ới nhỏ trên đầu chữ a (dấu )

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút viết nét cong kín Nét 2 từ

điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK3 viết nét móc ng-ợc sát nét

cong kín, đến ĐK2 thì dừng lại Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia

bút lên viết nét cong d-ới nhỏ trên đầu chữ a (dấu ) vào khoảng giữa

ĐK3 và ĐK4

â

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 4 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét móc ng-ợc Nét 3 và 4 là 2 nét

thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gẫy, nhọn ở phía trên (dấu mũ)

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút viết nét cong kín Nét 2 từ

điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK3 viết nét móc ng-ợc sát nét cong kín, đến ĐK2 thì dừng lại Nét 3 và 4 từ điểm dừng bút của nét 2,

lia bút lên viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải tạo dấu mũ trên đầu chữ a vào khoảng giữa ĐK3 và ĐK4

b

Đặc điểm : Cao 5 li, viết 1 nét

Cấu tạo : Là kết hợp của 2 nét cơ bản khuyết xuôi và móc ng-ợc, cuối nét

kéo dài rồi l-ợn vào tạo vòng xoắn nhỏ

Cách viết : Đặt bút trên ĐK2 viết nét khuyết xuôi đầu nét khuyết chạm

ĐK6 nối liền với nét móc ng-ợc phải (chân nét móc chạm ĐK1), kéo dài chân nét móc tới gần ĐK3 thì l-ợn sang trái, tới ĐK3 thì l-ợn bút trở lại sang phải tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét,dừng bút gần ĐK3

c Đặc điểm : Cao 2 li, viết 1 nét

Cấu tạo : Nét cong trái (nét cơ bản )

Trang 23

Cách viết : Đặt bút d-ới ĐK3 một chút, viết nét cong trái, đến khoảng giữa

ĐK1 và ĐK2 thì dừng lại

d

Đặc điểm : Cao 4 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét móc ng-ợc phải

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang

trái Nét 2 từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét móc ng-ợc

phải sát nét cong kín đến ĐK2 thì dừng lại

đ

Đặc điểm : Cao 4 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét móc ng-ợc phải Nét 3 là nét

thẳng ngang ngắn

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang

trái Nét 2 từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét móc ng-ợc phải sát nét cong kín đến ĐK2 thì dừng lại Nét 3 từ điểm DB của nét

2, lia bút lên ĐK4 viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng ĐK) để thành chữ đ

e

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 1 nét

Cấu tạo : là kết hợp của 2 nét cơ bản cong phải và cong trái nối liền nhau,

tạo vòng khuyết ở đầu chữ

Cách viết : đặt bút trên đ-ờng kẻ 1 một chút, viết nét cong phải tới ĐK3 rồi

chuyển h-ớng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ dừng bút ở khoảng giữa đ-ờng kẻ 1 & 2 (vòng khuyết không to hoặc nhỏ quá )

ê

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là kết hợp của 2 nét cơ bản cong phải và cong trái nối liền

nhau, tạo vòng khuyết ở đầu chữ Nét 2 và 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn

(dấu mũ )

Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK1 một chút, viết nét cong phải tới ĐK3

rồi chuyển h-ớng viết tiếp nét cong trái, tạo vòng khuyết ở đầu chữ,

DB ở khoảng giữa ĐK1 và ĐK2 (vòng khuyết không to hoặc nhỏ quá )

Nét 2 và 3 từ điểm DB của nét 1, lia bút lên đầu chữ e để viết dấu mũ

Trang 24

(ở khoảng giữa ĐK3 và ĐK4) tạo thành chữ ê

g

Đặc điểm : Cao 5 li 2 li trên và 3 li d-ới, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét khuyết ng-ợc

Cách viết : Nét 1 ĐB d-ới ĐK3 trên một chút viết nét cong kín từ phải sang

trái Nét 2 từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK3 trên, viết nét khuyết

ng-ợc kéo dài xuống ĐK4 d-ới, DB ở ĐK2 trên

h

Đặc điểm : Cao 5 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét khuyết xuôi Nét 2 là nét móc hai đầu

Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi, đầu nét chạm

ĐK6, dừng bút ở ĐK1 Nét 2 từ điểm dừng bút của nét1, rê bút lên gần

ĐK2 để viết tiếp nét móc hai đầu (chạm ĐK3), DB ở ĐK2

i

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 là nét móc ng-ợc phải Nét 3 là nét chấm Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK2, viết nét hất tới ĐK3 thì dừng lại Nét 2

từ điểm DB của nét 1chuyển h-ớng viết tiếp nét móc ng-ợc phải,

dừngbút ở ĐK2 Nét 3 đặt dấu chấm trên đầu nét móc khoảng giữa

ĐK3 và 4 tạo thành chữ i

k

Đặc điểm : Cao 5 li, viết 2 nét

Cấu tạo :Nét 1 là nét khuyết xuôi Nét 2 là nét móc hai đầu có vòng xoắn

Đặc điểm : Cao 5 li, viết 1 nét

Cấu tạo : Là kết hợp của 2 nét cơ bản khuyết xuôi và móc ng-ợc phải Cách viết : Đặt bút trên ĐK2 viết nét khuyết xuôi, đầu nét chạm ĐK đến

gần ĐK2 thì viết tiếp nét móc ng-ợc phải, DB ở ĐK2

m Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 và 2 là nét móc xuôi trái Nét 3 là nét móc 2 đầu

Trang 25

Cách viết : Nét 1 đặt bút giữa ĐK2 & 3 viết nét móc xuôi trái chạm ĐK3,

DB ở ĐK1 Nét 2 từ điểm của nét 1, rê bút lên gần ĐK2 để viết tiếp nét

móc xuôi thứ 2 có độ rộng nhiều hơn độ rộng của nét1, DB ở ĐK1 Nét

3 từ điểm DB của nét 2, rê bút lên gần ĐK2 để viết tiếp nét móc 2 đầu

(độ rộng bằng nét hai, DB ở ĐK2

n

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét móc xuôi trái Nét 2 là nét móc 2 đầu

Cách viết : Nét 1 đặt bút giữa ĐK2 và ĐK3 viết nét móc xuôi trái chạm

ĐK3 dừng ở đ-ờng kẻ 1 Nét 2 từ điểm DB của nét 1, rê bút lên gần

ĐK2 để viết tiếp nét móc 2 đầu (độ rộng bằng nét hai), DB ở ĐK2

o

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 1 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín

Cách viết : ĐB d-ới ĐK 3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang trái, DB

ở điểm ĐB (nét cong kín cần cân đối, độ rộng hẹp hơn độ cao 3/4)

ô

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 và 3 là 2 nét thẳng xiên ngắn nối

nhau tạo thành nét gẫy, nhọn ở phía trên (dấu mũ)

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút, viết nét cong kín từ phải sang

trái, DB ở điểm đặt bút (nét cong kín cần cân đối, rộng hẹp hơn độ cao

3/4) Nét 2 và 3 viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên

ngắn phải để tạo dấu mũ (ở giữa ĐK3 và ĐK4), đặt cân đối trên đầu

chữ

ơ

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét râu

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK 3 một chút, viết nét cong kín từ phải

sang trái, DB ở điểm đặt bút (nét cong kín cần cân đối, độ rộng hẹp

hơn độ cao 3/4) Nét 2 đặt bút trên ĐK3 viết đ-ờng cong nhỏ (dấu râu)

bên phải chữ o, đỉnh nét râu cao hơn ĐK3 một chút

p Đặc điểm : Cao 4 li 2 li trên 2 li d-ới, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 là nét thẳng đứng Nét 3 là nét móc hai đầu

Trang 26

Cách viết : Nét 1 DB trên ĐK2 trên viết nét hất, DB ở ĐK3 trên Nét 2 từ

điểm DB của nét 1 chuyển h-ớng viết tiếp nét thẳng đứng, DB ở ĐK3

d-ới Nét 3 từ điểm DB của nét 2, rê bút lên đến gần ĐK2 trên để viết

tiếp nét móc hai đầu (chạm ĐK3 trên), DB ở ĐK2 trên

q

Đặc điểm : Cao 4 li 2 li trên 2 li d-ới, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong kín Nét 2 là nét thẳng đứng

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 trên một chút, viết nét cong kín từ phải

sang trái, DB ở điểm đặt bút (nét cong kín cần cân đối, độ rộng hẹp

hơn độ cao 3/4) Nét 2 từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK 3 trên viết

nét thẳng đứng, DB ở ĐK3 d-ới

r

Đặc điểm : Cao hơn 2 li một chút, viết 1 nét

Cấu tạo : Là kết hợp của 2 nét cơ bản nh-ng đều có BĐ: nét thẳng xiên

cuối nét có vòng xoắn nhỏ Nét móc 2 đầu (đầu bên trái cao lên, nối liền vòng xoắn)

Cách viết : ĐB trên đ-ờng kẻ 1, viết nét thẳng xiên phía trên hơi l-ợn sang

trái tạo vòng xoắn nhỏ cao hơn ĐK3 một chút, đ-a bút tiếp sang phải nối liền nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cao lên), dừng bút ở ĐK2

s

Đặc điểm : Cao hơn 2 li một chút, viết 1 nét

Cấu tạo : Là kết hợp của 2 nét cơ bản nh-ng có BĐ: nét thẳng xiên (cuối

nét có vòng xoắn nhỏ) và nét cong phải

Cách viết : Đặt bút trên ĐK1 viết nét thẳng xiên phía trên hơi l-ợn sang trái

tạo vòng xoắn nhỏ (cao hơn ĐK3 một chút), đ-a bút viết tiếp nét cong phải, DB ở khoảng giữa ĐK1 và ĐK2 (gần nét thẳng xiên)

t

Đặc điểm : Cao 3 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 là nét móc ng-ợc phải Nét 3 là nét thẳng

ngang ngắn

Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK2 viết nét hất đến ĐK3 thì dừng lại Nét 2

từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên tới ĐK4 rồi chuyển h-ớng ng-ợc

lạiviết nét móc ng-ợc phải DB ở ĐK2 Nét 3 từ điểm dừng bút của nét

2, lia bút lên ĐK3 viết nét thẳng ngang ngắn (nét viết trùng ĐK)

Trang 27

u

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 3 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 và 3 là nét móc ng-ợc phải Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK2 viết nét hất đến ĐK3 thì dừng lại Nét 2

từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển h-ớng bút để viết nét móc ng-ợc1

Nét 3 từ điểm cuối của nét 2 (ở ĐK2), rê bút lên tới ĐK3 rồi chuyển

h-ớng bút để viết tiếp nét móc ng-ợc2, DB ở ĐK2 (nét móc ng-ợc 1 có

độ rộng nhiều hơn nét móc ng-ợc2)

-

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 4 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 và 3 là nét móc ng-ợc phải Nét 4 là nét

râu

Cách viết : Nét 1 đặt bút trên ĐK2 viết nét hất đến ĐK3 thì dừng lại Nét 2

từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển h-ớng bút để viết nét móc ng-ợc1

Nét 3 từ điểm cuối của nét 2 (ở ĐK2), rê bút lên tới ĐK3 rồi chuyển

h-ớng bút để viết tiếp nét móc ng-ợc2, DB ở ĐK2 (nét móc ng-ợc 1 có

độ rộng nhiều hơn nét móc ng-ợc2) Nét 4 từ điểm DB của nét 3,lia

bút lên phía trên ĐK3 một chút( gần đầu nét 3), viết nét râu, DB khi

chạm vào nét 3(nét râu không nhỏ hoặc to quá)

v

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 1 nét

Cấu tạo : Là nét móc 2 đầu nh-ng phần cuối có bắt đầu cuối nét kéo dài rồi

l-ợn sang trái tạo vòng xoắn nhỏ

Cách viết : Đặt bút ở khoảng giữa ĐK2 &3 viết nét móc 2 đầu, cuối nét

đ-ợc kéo dài tới gần ĐK3 thì l-ợn sang trái,tới ĐK3 thì l-ợn bút trở lại sang phải tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét, DB gần ĐK3

x

Đặc điểm : Cao 2 li, viết 2 nét

Cấu tạo : Nét 1 là nét cong phải Nét 2 là nét cong trái

Cách viết : Nét 1 đặt bút d-ới ĐK3 một chút, viết nét cong phải, dừng bút ở

khoảng giữa ĐK1 và ĐK2 Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút

sang phải d-ới ĐK3 một chút để viết tiếp nét cong trái cân đối với nét cong phải (2 nét cong chạm l-ng vào nhau, tạo ra 2 phần đối xứng)

y Đặc điểm : Cao 5 li 2 li trên và 3 li d-ới, viết 3 nét

Trang 28

Cấu tạo : Nét 1 là nét hất Nét 2 là nét móc ng-ợc phải Nét 3 là nét khuyết

ng-ợc

Cách viết : Nét 1 đặt bút trênđ-ờng kẻ 2 trên, viết nét hất đến ĐK3 trên thì

dừng lại Nét 2 từ điểm DB của nét 1 chuyển h-ớng bút để viết nét móc ng-ợc phải Nét 3 từ điểm DB của nét 2, rê bút thẳng lên ĐK3 trên rồi

chuyển h-ớng ng-ợc lại để viết nét khuyết ng-ợc, kéo dài xuống ĐK4 d-ới, DB ở ĐK kẻ 2 trên

Bảng 1: Đặc điểm, cấu tạo, cỏch viết mẫu chữ cỏi thường

1.4.3 Đặc điểm, quy trỡnh (cỏch viết) mẫu chữ cỏi hoa

Chiều cao của cỏc chữ cỏi viết hoa là 2,5 đơn vị Riờng hai chữ cỏi Y,G được viết với chiều cao 4 đơn vị Ngoài 29 chữ cỏi viết hoa theo kiểu 1, bảng mẫu chữ cỏi viết hoa cũn cung cấp thờm 5 mẫu chữ cỏi viết hoa kiểu 2 (A, M, N, Q, V)

Mỗi chữ cỏi viết hoa thường cú những nột cong, nột lượn, tạo dỏng thẫm mĩ của hỡnh chữ cỏi, đảm bảo cỏch viết liền nột và hạn chế số lần nhấc bỳt so với chữ cỏi viết thường, cỏc nột cơ bản của chữ cỏi viết hoa thường cú biến điệu

Hỡnh 3: Mẫu chữ hoa

Trang 29

Sau đây là các chữ cái đã được chia nhóm (các chữ cái trong một nhóm tương đồng với nhau về cách viết)

Điểm đặt bút: gần góc trên của ô đv thứ nhất

Hướng di chuyển: Viết nét cong trái như chữ c, cao 1 ô rộng 1 ô cuối chữ

c sang ô bên đưa lượn phải lên trên đến vị trí cao 2,5 đv tới ĐK dọc xổ thẳng theo

ĐK dọc chạm ĐK đậm rồi móc lên dừng bút ở 1/2 đvc Viết nét ngang là nét lượn chia đôi chiều cao của chữ A

- Cách viết chữ N, M: tương tự cách viết chữ A

Chú ý:

Cuối nét thứ nhất của chữ N gần tới ĐK dọc

Cuối nét chữ thứ nhất chữ M ở đúng giữa ô li

- Cách viết chữ R, B, D: tương tự cách viết chữ P

Chú ý:

Chữ R, B khác chữ P ở nét xoắn và móc

Chữ B khác chữ R ở nét móc và nét cong trên nhỏ hơn

Chữ D chỉ viết một nét liền mạch

Trang 30

Nhóm 3: C G S L E T

- Độ cao, độ rộng của 6 chữ: cao 2,5 ô, rộng 2 ô không kể các nét móc

- Cách viết chữ C:

Đặt bút trên ĐK dọc cao 2,5 đv viết nét cong sang trái 1 đv (1 li) tiếp xúc với

ĐK dọc, tiếp tục cong xuống đến điểm giữa chiều cao của chữ, cong phải lên vị trí 2,5 đv rồi cong liên tục đến ĐK đậm, cong lên 1 đv rồi cong xuống 1/2 đv dừng bút giữa ô

Chú ý: Cần xác định đánh dấu các điểm đường cong chữ C đi qua

- Cách viết các chữ G, S, L, E, T: tương tự cách viết chữ C

Điểm đặt bút: trên ĐK ngang thứ 2

Hướng di chuyển : Đưa bút xuống dưới vòng trái lên độ cao 2,5 đv tạo móc trên của chữ, tiếp tục sổ lượn giống như nét sổ lượn của chữ Nét cong trên rộng 1đv nét cong dưới rộng 1.5 đv

- Cách viết chữ K, V, H: tương tự cách viết chữ I

Chú ý:

Chữ K nét thứ nhất giống chữ I nhưng nét cong trên bằng nét cong dưới, điểm thắng của nét móc ở giữa chữ

Chữ V nét thứ nhất giống chữ I nhưng dừng bút ở ĐK đậm rồi đưa ngược

lên giống nét của chữ N

Trang 31

1.4.4 Đặc điểm cấu tạo chữ số

Hình 4: Mẫu chữ số

- Chữ số 0: 1 nét cong kín

- Chữ số 1: gồm 1 nét xiên hơi cong và 1 nét xổ thẳng

- Chữ số 2: gồm 1 nét lượn vòng, 1 nét thắt và 1 nét hơi vòng lên sang phải

- Chữ số 9: gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược về bên trái

1.5 Những kỹ năng viết chữ cơ bản của giáo viên Tiểu học

1.5.1 Kỹ năng viết chữ đúng quy trình

- Kỹ năng xác định điểm đặt bút, dừng bút hợp lý: Điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét chữ cái Điểm dừng bút là điểm kết thúc nét chữ trong một chữ cái

- Kỹ năng viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét viết đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau

- Kỹ thuật lia bút: Là kỹ thuật viết nối các chữ cái với nhau Nét bút được đưa liên tục nhưng dụng cụ viết không chạm vào mặt phẳng viết

- Kỹ thuật rê bút: Là kỹ thuật viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, đầu dụng cụ viết chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét viết sau

- Kỹ năng ước lượng khoảng cách hợp lý: Khoảng cách giữa các con chữ thường hẹp hơn so với các từ, tiếng Khoảng cách giữa các con chữ thường được ước lượng bằng một con chữ “o” nhỏ Khoảng cách giữa các từ, tiếng được ước lượng bằng một con chữ “O” lớn hoặc một chữ “a”

Trang 32

Khi viết tiếng, từ phải viết liền mạch hết các chữ cái, sau đó lia bút viết dấu

chữ cái và dấu thanh

1.5.2 Kỹ năng viết chữ đúng chuẩn chính tả

- Trước i, e, ê được viết là

k; trước âm đệm u được

2 Ghi âm i/y - Viết i sau âm đầu

- Viết y sau âm đệm

- Khi nguyên âm này đứng

một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt, viết là y

đối cới từ Hán Việt

- niềm vui, tiêu biểu…

- tuyền thuyết, bông tuyết…

- ì ạch, í ới, ầm ĩ…

- y phục, lương y, y

tá…

3 Ghi dấu thanh các

tiếng có nguyên âm

đôi

- Tiếng có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi

- Tiếng không có âm cuối thì đặt dấu thanh ở chữ cái cái đầu của nguyên âm đôi

- trường, chuồn, mượt, kiến…

- héo, học, lừa, địa…

Trang 33

4 Viết tên riêng Việt

Nam

a) Tên người và tên

địa danh Việt Nam

b) Tên các cơ quan, tổ

chức, danh hiệu,…

- Viết hoa tất cả các chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó

- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó

- Đà Nẵng, Quảng

Bình, Võ Nguyên Giáp,

Lê Lợi…

- Trường Tiểu học Hoa

Lư, Nhà xuất bản Giáo

- Viết hoa chữ cái đầu mỗi

bộ phận tạo thành tên riêng

và có gạch nối giữa các tiếng

- Thái Lan, Mạc Tư

- Kỹ năng viết chữ đứng, chữ nghiêng

Để viết chữ đứng, cần đặt vở ngay ngắn trước mặt Để viết chữ nghiêng, cần đặt vở hơi nghiêng, sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15o Khi viết, độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90o Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt người viết (chỉ khác nhau về cách để vở)

Trang 34

Hình 5: Mẫu chữ cái đứng Hình 6: Mẫu chữ cái nghiêng

- Kỹ năng viết chữ nét thanh, nét đậm

Kỹ năng viết chữ nét thanh, nét đậm là kỹ năng viết chữ có độ đậm, nhạt cân xứng Nét đưa bút từ dưới lên là nét nhạt (viết nhẹ tay) Nét kéo bút xuống từ trên xuống là nét đậm (viết mạnh tay hơn)

Hình 7: Cách cầm bút viết nét thanh, nét đậm

- Kỹ năng viết chữ sáng tạo

Chữ sáng tạo là kiểu chữ cách điệu so với mẫu chữ đúng chuẩn, thường dùng

để viết tiêu đề, trang trí

Một số mẫu chữ hoa sáng tạo:

Trang 37

1.5.4 Kỹ năng viết chữ trên giấy (vở)

- Tư thế ngồi viết:

Lưng thẳng, ngực không tì vào bàn Tay phải cầm bút, tay trái giữ vở Hai khuỷu tay tựa vào mặt bàn Mắt cách vở từ 25-30cm Tư thế ngồi cân bằng, hai chân để song song, thoải mái, không gò bó, xiêu vẹo hay nghiêng ngả

- Cách cầm bút:

Cầm bút bằng ba ngón tay: ngón tay giữa ở phía dưới, ngón trỏ ở phía trên và ngón cái giữ bút ở phía ngoài sao cho ngón tay cái thẳng với cánh tay Bàn tay để lên trang vở, cổ tay thẳng, thoải mái Điều khiển bút bằng ba ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng Bút chỉ viết một chiều, không tì mạnh tay, nhất là những nét

từ dưới đưa lên Bút nghiêng về phía cánh tay khoảng 45o so với mặt phẳng giấy và tạo một góc 15o so với dòng kẻ dọc của trang giấy Ngòi bút úp xuống mặt giấy

1.5.5 Kỹ năng viết chữ trên bảng

- Tư thế đứng viết:

Khi viết ở tầm ngang bảng hoặc thấp dưới mặt người, sinh viên cần nghiêng người về bên trái để sau này khi viết bảng lớp, học sinh có thể nhìn rõ chữ mình đang viết (không nên cứ úp mặt vào bảng, che chữ đang viết, cô viết cứ viết, trò ngồi xem lưng cô)

Tránh viết ở tầm quá cao hay quá thấp, khó điều khiển phấn để viết cho rõ chữ Nếu bảng quá thấp, người viết có thể khom lưng gay gập chân thấp xuống để

tạo được tầm viết ngang mặt

Trang 38

cái nhiều hơn)

Khi đưa đầu phấn lên, cầm nhẹ tay (tạo nét thanh), nhưng khi đưa đầu phấn xuống, nên “miết” đầu phấn mạnh hơn một chút tạo nét đậm cho con chữ, nhưng phải từ từ, tránh đột ngột, cố gắng tránh xóa chữ viết để viết hay tô lại nét chữ vừa viết

Luôn chú ý xoay đầu phấn để nét viết được đều đặn Tránh viết tiếp khi đầu

phấn mòn vẹt, tạo thành nét viết quá đậm và thô

- Cách trình bày bảng:

Tùy vào quy định của từng trường học và nội dung từng môn học cụ thể để trình bày bảng thích hợp

Cách trình bày bảng trong một số môn học:

Hình 15: Trình bày bảng môn Toán

Hình 16: Trình bày bảng phân môn Tập đọc

Trang 39

Hình 17: Trình bày bảng phân môn Chính tả

Hình 18: Trình bày bảng phân môn Tập viết

Hình 19: Trình bày bảng môn Tự nhiên xã hội

Trang 40

1.6 Nội dung rèn luyện kỹ năng viết trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

Rèn luyện kỹ năng viết chữ là một trong những nội dung cơ bản của học phần trọng tâm, bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng: “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ Sư phạm thường xuyên” Trong học phần “Rèn luyện nghiệp vụ Sư phạm thường xuyên”, rèn luyện kỹ năng viết chữ được biên soạn thành một phần của chủ đề 1: “Thực hành kỹ năng Sư phạm cơ bản” Trong đó, có các nội dung chính sau:

Nội dung 1: Rèn kỹ năng viết chữ trên giấy

1 Viết đúng mẫu chữ

Bắt đầu từ lớp 1, năm học 2002 – 2003, việc dạy và học chữ viết trong trường Tiểu học trên toàn quốc được thực hiện theo mẫu chữ ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐ BGĐ & ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Các chữ cái viết thường, dấu thanh, chữ cái viết hoa và các chữ số trong bản mẫu chữ kèm theo QĐ nói trên có những đặc điểm sau:

2 Mẫu chữ cái viết thường

- Các chữ cái b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị

- Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị

- Các chữ cái r, s, được viết với chiều cao 1,25 đơn vị

- Các chữ cái d, đ, p,q được viết với chiều cao 2 đơn vị

- Các chữ cái còn lại được viết với chiều cao 1 đơn vị ( có thêm dấu phụ ở các chữ ă, â, ư, ô, ơ, ê)

- Các dấu thanh được viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị

3 Mẫu chữ cái viết hoa

Chiều cao của một chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng 2 chữ cái viết hoa g, y được viết với chiều cao 4 đơn vị

Ngày đăng: 17/05/2021, 00:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w