III-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1- Đối tượng nghiên cứu : Đề tài này nghiên cứu một vài kinh nghiệm dạy một tiết “writing” ở lớp 7 2- Khách thể nghiên cứu : Khách thể nghiên cứu
Trang 1Lời cảm ơn
Đề tài này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn Tiếng Anh trường THCS Chu Văn An
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong tổ Anh Văn trường THCS Chu Văn An đã giúp tôi hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo chủ nhiệm khối lớp 7 đã giúp đỡ tôi trong công tác điều tra để đề tài này được hoàn thành
Xin chân thành cảm ơn !
Người thực hiện đề tài Lê Thị Hữu Thúy
Trang 2A-PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy viết là một trong những nội dung cơ bản trong dạy học Tiếng Anh và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ khác Dạy viết cần dạy cho học sinh biết cách viết, tức là dạy kỹ năng viết, và dạy cho HS viết được về một nội dung nào đó, dưới một cấp độ nào đó, và viết theo một văn phong nào đó sao cho người đọc hiểu được ý đồ của người viết
Qua việc dự giờ, kết hợp trao đổi kinh nghiệm cùng một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy viêc tổ chức dạy và học các tiết writing còn nhiều hạn chế Qua bài kiểm tra trên giấy, kết quả bài viết của đa số HS còn thấp HS còn thụ động, không hứng thú và thiếu tự nhiên khi tham gia viết, dẫn đến sự tẻ nhạt và thiếu chiều sâu ở mỗi tiết học
Qua gần 4 năm dạy Anh Văn 7 theo chương trình sách giáo khoa mới tại trường THCS Chu Văn An, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, vận dụng, đầu tư nhằm phat huy tối ta hiệu quả giảng dạy của một tiết writing lớp 7
Tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình dạy viết và tuỳ theo mục đích viết cũng như đối tượng HS mà giáo viên có thể cho HS luyện tập các hình thức bài tập khác nhau để thực hiện các mục đích dạy học cụ thể
Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài này
Sau đây là một vài kinh nghiệm và kết quả đạt được
II-MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1-Nghiên cứu các kinh nghiệm về phương pháp dạy một tiết writing lớp 7 2-Nêu ra phương pháp điển hình áp dụng chung cho thể loại bài dạy này nhằm nâng cao năng lực viết cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng dạy Tiếng Anh nói chung
III-ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
1- Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài này nghiên cứu một vài kinh nghiệm dạy một tiết “writing” ở lớp 7
2- Khách thể nghiên cứu :
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 7 trường THCS Chu Văn An
IV-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây :
1-Những vấn đề lý luận về phương pháp dạy một tiết “writing” lớp 7
2-Tình hình thực tiễn dạy và học tiết “writing” lớp 7 tại trường trung học cơ sở Chu Văn An- huyện Đak Pơ
Trang 33-Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, nêu ra một số kinh nghiệm giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở trường Trung học cơ sở Chu Văn An
V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này được nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Chu Văn An
VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Phương pháp chủ yếu:
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu trên, phương pháp nghiên cứu chủ yếu của tôi là phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2- Phương pháp hỗ trợ:
Ngoài các phương pháp chủ yếu, tôi còn dùng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp điều tra nghiên cứu :
Đối tượng điều tra : Đội ngũ các thầy cô giáo dạy Tiếng Anh lớp 7 tại
trường trung học cơ sở Chu Văn An; các em học sinh các lớp 7A1, 7A3và 7A6 tôi đang dạy
Câu hỏi điều tra : Chủ yếu tập trung vào các câu hỏi mở và kín với nội
dung xoay quanh các vấn đề dạy và học một tiết “writing” lớp 7
Ngoài ra tôi còn sử dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như : tìm tòi nghiên cứu từ các sách và tài liệu tham khảo có liên quan đến các vấn đề chính của đề tài này
VII CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
Để xây dựng đề tài này tôi đã tập trung điều tra 121 học sinh thuộc 3 lớp 7A1, 7A3 và 7A6 của trường trung học cơ sở Chu Văn An Đồng thời tôi nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy thực tế tại nhà trường và tham khảo một số tài liệu của Bộ giáo dục, Sở giáo dục
Trang 4B -NỘI DUNG THỰC HIỆN
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỘT TIẾT “WRITING” LỚP 7:
Bài tập viết trong SGK Tiếng Anh 7 có thể xếp thành 3 loại cơ bản:
-Viết theo mẫu
-Viết có hướng dẫn
-Viết sáng tạo (Viết tự do)
Tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình dạy viết và điều kiện giảng dạy cũng như tuỳ vào trình độ của học sinh mà giáo viên có thể chuẩn bị loại hình bài tập phù hợp
Để làm tốt được hoạt động này, yêu cầu giáo viên phải thống kê các bài tập viết và phân loại chúng, vì hầu hết các bài tập viết trong sách giáo khoa đều thuộc về loại hình bài tập viết theo mẫu và viết có hướng dẫn, nên giáo viên cần bổ sung thêm những bài tập viết sáng tạo làm giàu thêm cho hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, và có thêm bài tập cho HS khá, giỏi trong lớp:
1.Viết theo mẫu: chủ yếu là ghi chép lại :(Writing down)
Ở giai đoạn đầu của quá trình học ngoại ngữ việc ghi chép lại những gì đã học giúp cho học sinh củng cố và học được bài nhanh chóng Qua việc ghi chép lại, học sinh phải chú ý đến chính tả, cách viết hoa, chấm câu, phân đoạn Ngoài
ra ghi chép lại còn có ý nghĩa sử dụng trong đời sống thực tế ví dụ chép lại địa chỉ, số điện thoại…
Các bài tập ghi chép lại không nhất thiết luôn ở dạng máy móc, thụ động, ngược lại giáo viên có thể tạo ra nhiều dạng bài tập chép lại có ý nghĩa và thú vị, nhằm gây hứng thú và giúp các em học tốt trong giai đoạn đầu của quá trình rèn luyện kỹ năng viết của học sinh Sau đây là một số ví dụ :
a. Chép lại (Copying)
Học sinh tái tạo lại bài hội thoại, một đoạn văn bằng cách chép lại những mẩu đã được xáo trộn của bài hội thoại hay đoạn văn đó
b. Chép chính tả (dictation)
Chính tả là một loại bài tập rất truyền thống trong dạy học, cũng là một hình thức chép lại có hiệu quả Cùng một lúc học sinh luyện tập các khả năng nghe hiểu, ghi lại được đúng chính tả, củng cố cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đã học Có nhiều cách chép chính tả khác nhau:
Nghe, chép lại toàn bài
Nghe, chép lại các từ khó trong văn cảnh Học sinh theo dõi bài đọc và nghe, ghi lại từ bị thiếu vào chỗ trống
EX: (English7-unit11-A2)
Listen Then write the mising words:
Doctor: I want to……you a few questions before I start, Hoa……old are you?
Trang 5Hoa: Fourteen.
Doctor: And ……height is one meter…… centimeters?
Hoa: No, I thinhk I’m………the nurse measured………
Doctor: How……… are you?
Hoa: One………45………
Doctor: I…………ask the…………to check you………again How heavy are you?
Hoa: I………I’m 42 kilos
Doctor: ………It says on your…………that you’re 40 kilos
2.Viết có hướng dẫn:
Tuy là loại bài tập đơn giản, nhưng loại “viết có hướng dẫn” yêu cầu giáo viên hỗ trợ cho học sinh, hỗ trợ càng nhiều thì kết quả viết của học sinh càng cao Chúng ta hướng dẫn cho HS không những chỉ để các em làm tốt một bài tập nào đó mà còn xây dựng cho các em một thói quen chuẩn bị trước khi viết –một phong cách học tập mang tính khoa học, phát huy tính sáng tạo của HS, giúp các
em bước vào thể loại “viết tự do” một cách dễ dàng hơn
Đối với thể loại bài tập này, có thể vận dụng nhiều hình thức bài tập khác nhau, nhưng tôi xin được phép trình bày một số dạng bài tập thông dụng:
a Xây dựng hội thoại có hướng dẫn (constructing dialogues).
Thầy giáo đưa ra một bài hội thoại mẫu đồng thời cung cấp những từ chủ chốt Học sinh dựa vào bài mẫu và dùng những từ đã cho để viết một bài hội thoại tương tự như bài mẫu
EX: English7 –Language focus 2 Page 71.
Step1: Read these dialogues.
Lan: Let’s go swimming
Hoa: OK
Minh: Should ưe play table tennis?
Nam: I’m sorry, I can’t
Ba: Would you like to play basket ball?
Nga: I’d love to
Step2 : Use the cues to write down possible dialogues:
swimming / OK
table tennis / I can’t
my house / I’d love to
soccer / I’m
Những loại bài tập xây dựng hội thoại nêu trên rất dễ soạn để giới thiệu lại ngữ liệu mới ở dạng viết Sau các bài tập này, giáo viên nên cho học sinh thực hành đọc lại các bài hội thoại vừa hoàn chỉnh xong
b Nghe và viết theo câu hỏi gợi ý (Idea frames).
Trang 6Những bài tập này thường có đề bài và nội dung gần gũi với bài học sinh vừa học Giáo viên ra đề đồng thời cũng cung cấp một số câu hỏi gợi ý về nội dung và bố cục bài viết
Ex : English 7 –unit 8 –B 4
Listen and write the price of each of these five items.
Questions:
What is the total cost?
-How much change will Mrs Robinson have from 60,000 VND?
-c Viết thư (letter writing)
Viết thư là một trong các hình thức giao tiếp viết phổ biến Ở trình độ học sinh lớp 7, học sinh có thể học được nhiều cách viết thư biểu hiện các chức năng khác nhau : Thư cảm ơn, thư đề nghị, thiếp mời, thăm hỏi……… Qua việc tập viết thư học sinh cùng một lúc không chỉ quan tâm đến sự chuẩn xác của ngôn ngữ mà còn phải xét đến đối tượng người đọc, các yếu tố giao tiếp……
Các bài viết thư có thể là những mẫu thư ngắn cho thân trong gia đình, ngôn ngữ rất đơn giản hoặc là thư mời bạn đến dự sinh nhật
Ex: English 7 – Unit2 – B8
Write an invitation to your birthday party.
(Có thể tham khảo mẫu sau)
Dear………
I am having a birthday party on………
The party will be at………at………
From………to………
I hope you will come and join the fun
Love
_ _ _ _ _ _ _ _ _ Tel _ _ _ _ _ _
d Viết danh sách liệt kê : (list making)
Liệt kê để ghi nhớ những những điều phải làm cũng là một hình thức viết phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
Ex: English 7 – Unit12 – A4
Write what did you eat and drink yesterday?
For breakfast, I ate………I drank………
For lunch, I …………
For dinner, I…………
e Điều tra, phỏng vấn (Survey, interview)
Điều tra, phỏng vấn là thử thuật phổ biến cho luyện tập giao tiếp nói, đồng thời cũng có thể sử dụng để luyện tập phối hợp với viết
Trang 7Ví dụ ở giai đoạn đầu học sinh có thể làm việc theo cặp hoặc nhóm, hỏi bạn và ghi lại câu trả lời ở dạng đầy đủ, sau đó sắp xếp, viết lại một đoạn văn hoàn chỉnh
Ex : English 7 Unit1 – B7
(A survey) Ask your classmates where they live, How far is it from their house to school and how they go to school They fill in the survey form:
Name : _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Address : _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Means of transport : _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ Distance : _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Using above information to write a paragraph:
Ex : His name is Ba He lives at 34 Quang Trung street
He goes to school by bike It’s 2 kilometers from his house to
school
f Viết tương tự theo mẫu (parallel writing).
Học sinh được cho một đoạn văn hay một câu chuyện các em dựa vào đó, viết lại với một số thay đổi theo yêu cầu
Ex : Đề kiểm tra Học kì I năm 2003 - 2004 ( lớp 7 - sở GD &ĐT Gia Lai).
Dựa vào đoạn văn nói về ông Hoan, em hay viết một đoạn văn ngắn nói về công việc của em là một học sinh (khoảng 8 câu)
Mr Hoan is a worker He works in a factory He goes to work five days a week His work starts at half past seven in the morning and finishes at four o’clock in the afternoon He travels to work by motorbike In his free time, he often plays tennis He also has a three weeks vacation He goes to Nha Trang with his family on his vacation
g Các dạng bài tập điền vào chỗ trống:
Các bài tập dạng này cũng là những bài tập cũng cố, tổng hợp tốt, đòi hỏi học sinh khi thực hiện bài tập phải hiểu cả câu hoàn chỉnh hoặc cả văn cảnh để có thể điền đúng dạng của động từ, giới từ … thích hợp
Ex : English7 – unit10 – A4.
Write complete Hoa’s reply to her mother with suitablea verbs:
A letter to Mom
October 20
Dear Mom
Trang 8Thanks for your letter I’m glad to hear you are well I’m doing fine at school At first, everything …………strange and difficult Now, I am ………a lot of fun I hope you will visit Ha Noi after the harvest We will………you around the city Don’t worry about me, Mom I know how to ………care of myself Everyday, I………up early to take morning exercises and I never ……… to bed late I often ……… my clothes and ………them carefully I am not……… much candy now I………… all of my friends about your visit, and they all hope to ………you in Ha Noi It is 9.30 now So
I must ……… to bed Take care, Mom Write again soon
Love Hoa
h Dựng câu / Viết mở rộng dựa vào gợi ý (Sentence building / expanding).
Học sinh phải hoàn thành bài viết dựa trên một khung gợi ý cho sẵn, có thể là một bài đọc hoặc hoặc một lá thư có nội dung và chủ điểm liên quan đến bài học
Trên đây là một số dạng bài tập thuộc loại viết theo mẫu và viết có hướng dẫn thường được sử dụng trong chương trình lớp 7, giáo viên nên linh động thay đổi loại bài tập ở mỗi tiết dạy nhằm tạo không khí sôi nổi, gây hứng thú, tránh gây nhàm chán cho học sinh, tạo cơ hội để HS thực hành viết các thể loại khác nhau
Tuy nhiên để tránh tẻ nhạt đối với HS khá giỏi, nâng cao kỹ năng viết ở các
em, giáo viên phải tự tìm tòi, sắp xếp bổ sung thêm những bài tập viết sáng tạo làm giàu thêm cho hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, đồng thời có thêm bài tập cho hs khá, giỏi
3 Viết tự do / viết sáng tạo:
Theo tôi, đối với HS lớp 7, có thể dùng các loại bài tập sau:
a/ Viết ý chính / động não (brainstorming)
Sau khi đọc một đề tài, “topic”, học sinh phải tự động não, tìm tòi viết một bài viết tương tự như vậy
Ex : English 7 –Unit 4 – B4 – Page 49.
Sau bài đọc về “The library of Congress” giáo viên có thể brainstorm rồi viết về thư viện của trường
b/ Viết bài văn : (composition).
Học sinh phải tự tổng hợp kiến thức, kinh nghiệm và viết một bài văn ngắn về một đề tài giáo viên yêu cầu
Ex: English7:
Dùng kiến thức đã được học trong unit 1,2,3 để viết về bản thân (100 từ)
Tóm lại : về 3 loại bài tập cơ bản trong việc rèn luyện kỹ năng viết cho HS
lớp 7, có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau: khi viết theo mẫu : Hs gần như sao chép công thức viết, dùng phép thay thế một phần của văn bản, khi viết có hướng dẫn HS bị khống chế nhiều, viết cấu trúc câu, từ vựng, các ý chính theo qui
Trang 9định có một số thông tin cá nhân , khi viết tự do HS tự chọn cho mình từ vựng, mẫu câu, cách diễn đạt thể hiện một nội dung chủ đề cụ thể nào đó theo quan điểm của cá nhân mình
Thường thì một bài dạy kỹ năng viết cần trãi qua 3 giai đoạn:
Theo nguyên tắc giáo học pháp hiện đại, GV có thể cho HS bắt đầu từ “Nói” trao đổi về các thông tin cần thiết cho bài tập viết, chuẩn bị (brainstorm) những ý tưởng, từ ngữ, cấu trúc câu, thì của động từ ………… và quan trọng hơn cả là lập dàn
ý Các hình thức thảo luận có thể chỉ là việc trả lời các câu hỏi gợi mở của GV và
HS được viết dưới dạng ghi chép (notes)
Đây là giai đoạn HS thực sự bắt tay vào viết, GV có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau cho các loại bài tập khác nhau, và sao cho phù hợp với đặc điểm
HS của mình, việc này tuỳ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi người thầy Phần lớn các bài tập này do cá nhân HS làm tại lớp, một số bài GV cho HS làm như bài tập về nhà
Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ viết , GV phải chữa lỗi cho HS, đây là một việc làm rất cần thiết Thường thì GV thu vở để chấm bài, chữa tất cả các lỗi vào vỡ của HS và chữa trước lớp những lỗi cơ bản, những lỗi nhiều HS mắc phải Được sự hướng dẫn cụ thể, rõ ràng của GV, HS tự quan sát, so sánh, trao đổi với bạn học thì họ sẽ nhận ra được lỗi và sữa chữa được lỗi cho bạn và cho chính bản thân mình Ngoài ra HS được củng cố và khắc sâu thêm những kiến thức mà các
em thiếu hụt, nhận ra những lỗi mà mình mắc phải khi viết Từ đó giáo viên đưa
ra những đáp án đúng để HS có thể tự chữa lỗi Tôi nghĩ rằng bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, mỗi giáo viên có thể đưa ra một số cách chữa lỗi khác nhau phù hợp với đối tượng HS của mình trong từng hoàn cảnh giảng dạy thực tế
Trang 10II- THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC BÀI WRITING Ở TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN.
1- Thực trạng chung:
Khi chuẩn bị thực hiện đề tài, năng lực hoạt động tìm kiếm kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế Đa số học sinh cho rằng tiếng Anh là môn khó học, thậm chí nhiều em sợ học môn tiếng Anh, số học sinh nắm kiến thức kỹ năng là rất ít
Vì thế nên các em rất thụ động trong các tiết học và không hứng thú học tập bộ môn Trường nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế còn nhiều khó khăn, địa bàn dân cư thưa thớt nên học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, như khó khăn trong việc trao đổi học tập lẫn nhau; thậm chí có học sinh không đủ sách vở để học
2- Chuẩn bị vận dụng đề tài:
Xác định được mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; ngay từ những tiết đầu tiên (sau khi tìm hiểu tình hình học sinh), tôi đã đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ cho học sinh để cho các em chủ động, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động một cách tự giác; tích cực và sáng tạo Tôi đặt ra yêu cầu về sách vở, khuyến khích tự học, học ở bạn bè, hướng dẫn các em cách sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, khuyến khích các em tham khảo một số sách bổ ích
Về phía giáo viên, tôi thường xuyên chuẩn bị kỹ càng cho mỗi tiết dạy: lên kế hoạch cho từng bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học (tranh ảnh, đồ vật thật, bảng phụ, bài tập … ) nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh; làm cho tiết dạy trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao
III -KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN
Trên cơ sở lí luận về phương pháp dạy, nhằm giải quyết thực trạng dạy và
học một tiết writing; nhờ được chuẩn bị kỹ càng cho từng tiết dạy nên học sinh
của tôi đã tham gia các hoạt động học một cách tích cực, không bị gượng ép và
kết quả học các tiết writing ngày càng cao Tôi đã tạo được niềm tin cho học sinh
về khả năng học tập và tham gia các hoạt động tìm tòi của họ Sau đây tôi xin
được phép trình bày một số kinh nghiệm thiết kế và tổ chức dạy các tiết writing.
1 Part A2a(Unit 3 – English7).
Making complains with “what + a/an +adj + noun !”
Procedures:
a) Stage 1: Introduction
-T uses the pictures to present the situation of the exercise
-T lets Ss elicit the example from the dialogues