1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông trong thời kỳ hội nhập

22 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

- Nắm vững kiến thức và rèn luyện các thao tác: Xác định trúng vấn đề nghịluận; Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận; Đi sâu vào nội dung trọng tâm của

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Những điểm mới 2

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận 3

2.2 Thực trạng vấn đề 4

2.3 Một số giải pháp và tổ chức thực hiện 5

2.3.1 Giải pháp về nội dung kiến thức 6

2.3.2 Giải pháp rèn luyện những kĩ năng thực hành ….14

2.4 Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……….……… 17

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận……….19

3.2 Kiến nghị……… 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20

Trang 2

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Văn nghị luận là dạng văn thực hành chiếm tỉ lệ số tiết lớn trong chương trìnhbậc học Trung học phổ thông Văn nghị luận có vai trò quan trọng không chỉ đối vớinhu cầu thời đại hiện đại, mà từ xưa cha ông ta đã sử dụng thể văn này để tuyển chọnnhân tài Đây là bài tổng hợp nhiều tri thức, nhiều kiến thúc, phát huy năng lực tưduy và khả năng lôi cuốn thuyết phục lòng người

Văn nghị luận với những đặc trưng có tính phổ quát của thể loại như: tính lậpluận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng văn hùng hồn; kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹptrí tuệ và vẻ đẹp tình cảm Làm văn nghị luận trong nhà trường chiếm thời lượng khálớn, trong đó nhiều thầy cô vẫn phải loay hoay trong hướng đi còn rất mờ mịt này.Hầu hết giáo viên dạy văn đều nhận ra rằng, dạy làm văn mà bộ phận chủ yếu là dạylàm văn nghị luận, là một trong số những vấn đề nan giải nhất Trong đời sống hiệnđại, nhu cầu cá nhân phát triển ngày càng cao, tiếng nói cá nhân được phát huy thì đòihỏi kĩ năng nói văn nghị luận, viết văn nghị luận càng nên coi trọng.Vì hơn bao giờhết, bản lĩnh và năng lực cá nhân trong xã hội hiện đại có đầy đủ điều kiện và cơ hộiphát huy, phát triển Trong xu thế đổi mới của thời đại, học sinh làm văn nghị luậncàng có xu hướng được đòi hỏi cao hơn, thể hiện và phát huy được năng lực tư duy

và nhận thức toàn diện Đây là con đường phát triển đúng đắn

Để chuẩn bị cho tuổi trẻ một hành trang tri thức, một kĩ năng, một thái độ, mộttâm thế là một việc làm cần thiết và chủ động của người thầy Trong đó, thay đổi tưduy và cách thức cho phần làm văn nghị luận của môn Ngữ văn đóng vai trò không thểthiếu Trong phạm vi của môn Ngữ văn, thay đổi cách tiếp nhận, thay đổi cách làm vănnghị luận cũng là tạo cho mỗi người đứng lớp dám đối mặt và vượt qua thách thức.Biết điều khiển, hướng dẫn các em để được là mình

Thay đổi cách dạy cũ, cách làm bài cũ thâm căn cố đế và dạy kĩ năng làm văncho học sinh ở vùng sâu vùng xa, đúng là một vấn đề không dễ thực hiện Bản thân làgiáo viên đứng lớp lâu năm, cũng có trải nghiệm và nhìn thấy sự bất cập, lạc hậu trongphương pháp cũ, nên tôi đã mạnh dạn bắt đầu áp dụng vân dụng phương pháp dạy họcmới từ vài năm gần đây Thực tế trải nghiệm đã cho tôi những kết quả khả quan, tự tin

để chia sẻ và trình bày cùng đồng nghiệp đề tài:

Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập.

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Đối với giáo viên:

Có thể vận dụng một trong những phương pháp hữu hiệu, giúp giảng dạy phầnvăn nghị luận, chủ động vận dụng các kĩ năng thực hành làm văn nghị luận về hiệntượng đời sống và tư tưởng đạo lí có kết quả tốt

- Đối với học sinh:

Tăng cường thêm kiến thức và rèn luyện các rèn luyện kĩ năng làm văn nghịluận về tư tưởng đạo lí và nghị luận đời sống xã hội theo hướng tích cực và sáng tạo,chủ động nhập cuộc trong xu thế hội nhập, mở cửa

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề:

Trang 3

- Nắm vững kiến thức và rèn luyện các thao tác: Xác định trúng vấn đề nghị

luận; Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận; Đi sâu vào nội dung trọng tâm của đề tài nghiên cứu: Làm thế nào để tạo giọng điệu lôi cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân trong bài làm văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành bằng nhiều hình thức trong giờ chính khóa và

ngoại khóa: thuyết trình, thảo luận, tranh luận, luyện viết đoạn văn.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:

- Các bài nghiên cứu cho các lớp bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình

và sách giáo khoa môn Ngữ Văn – do Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử chủ biên Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

- Dự giờ đồng nghiệp

- Học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4

- Chọn lớp 11A5, 11A7 trường Trung học phổ thông Thọ Xuân 4 làm đốichứng; lớp 11A7 có vận dụng triệt để phương pháp và giải pháp mới của đề tài tronggiờ dạy, lớp 11A5 chỉ sử dụng chung chung trong hệ thống phương pháp dạy học.Bài làm văn nghị luận của học sinh Trung học phổ thông Thọ Xuân 4, đặc biệt lớp11A5, 11A7 năm học 2016-2017

Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

1.5 Điểm mới của đề tài

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016–2017:

"Nâng cao năng lực làm văn nghị luận góp phần trang bị kĩ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông trong thời kì hội nhập."

Năm học 2015–2016 tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:

"Rèn luyện năng lực tư duy và kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh Trung học phổ thông từ dạy tích hợp tác phẩm nghị luận trong nhà trường"

Điểm kế thừa là một phần cơ sở lí luận và thực trạng của đề tài và phần rènluyện kĩ năng làm văn nghị luận nói chung cho học sinh Trung học phổ thông

Điểm mới của đề tài năm nay:

- Đi sâu vào kĩ năng và giải pháp cụ thể để học sinh được rèn luyện những kĩnăng cơ bản nhất về làm văn nghị luận về đời sống xã hội, vừa phù hợp với đối tượng

là học sinh vùng sâu ở nông thôn, nhưng đồng thời cũng đáp ứng được mối quan hệmật thiết giữa việc làm văn nghị luận trong nhà trường với đòi hỏi của thời đại

- Chú trọng những giải pháp thiết thực và hiệu quả để góp phần nâng cao chấtlượng bài văn nghị luận, tạo ra sự hứng thú trong quá trình hướng dẫn học sinh rènluyện thực hành, áp dụng cho học sinh khối 11và 12, trang bị cho học sinh một kĩnăng sống, một cẩm nang để chủ động, tự tin vào đời sau khi học xong Trung họcphổ thông

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Nghị cơ luận là một thể loại văn học đặc biệt: dùng lí lẽ, lập luận, chứng cứ đểbàn luận về một vấn đề nào đó thuộc tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội Luận

Trang 4

nghĩa là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia để ngườiđọc nhận ra chân lí, đồng thời tán thành quan điểm và niềm tin của mình Sức mạnhcủa nghị luận thể hiện ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ, sắc béncủa suy nghĩ và khả năng thuyết phục của lập luận Bằng việc vận dụng các thao tácgiải thích, phân tích, chứng minh Văn nghị luận khắc sâu vào lí trí, nhận thức và tâm

hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra Nói cô đọng và dễ hiểu : "Nghị luận

là dùng lời nói đúng, lời lẽ phải để bàn luận và thuyết phục người khác theo những quan điểm, ý kiến của mình về một điều, một vấn đề nào đó".( Phan Trọng Luận -

Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12 - NXB Giáo dục, trang 74)

Ý nghĩa của văn nghị luận thể hiện ở tư tưởng, lí tưởng rõ ràng Bài văn nghịluận phải mang sắc thái cảm xúc và những cung bậc cuả tình cảm để tăng sự lôi cuốn,thuyết phục cho người đọc

Nghị luận về tư tưởng đạo lí và một hiện tượng đời sống là bàn bạc về mộthiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất đạo đức thuầnphong mĩ tục, thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (ô nhiễm môi trường, tainạn giao thông, bạo hành gia đình ) Đó có thể là một hiện tượng tốt hay xấu, đángkhen hay đáng chê

Học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí được đưa ra nghịluận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cựcvừa tiêu cực, có thể trong phạm vi trường học, có thể rộng lớn ngoài xã hội

Để viết được một bài nghị luận đúng và hay, giáo viên cần giúp học sinh thấy

rõ vai trò của các tri thức và việc vận dụng tổng hợp tất cả các tri thức ấy trong bàiviết Một hiện tượng đời sống, một tư tưởng đạo lí đều là tổng thành của nhiều trithức văn hóa Vì thế, người viết cần phải có một vốn hiểu biết sâu rộng Bài văn lạiphải diễn đạt những điều mình hiểu cho người khác cùng thưởng thức nên rất cần cónăng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay Trong thực tế, học sinh làm văn nghị luậnthường sử dụng nhiều ngôn ngữ sinh hoạt, thậm chí lạm dụng khẩu ngữ

Làm văn nghị luận tức là thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng,quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ

(đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán ) của mình trước một hiện tượng đờisống, về một tư tưởng đạo lí

Chính vì vậy, trong quá trình dạy làm văn cho học sinh, người thầy phải chỉ ra

sự gần gũi, chứ không phải sự xa lạ giữa văn và thực tế đời sống Do đó, về nộidung, người thầy cần xác định rõ ràng hơn và nhấn mạnh hơn vấn đề đời sống thời sựđược đặt ra cho người nghị luận Về phương pháp, nên bắt đầu từ chỗ học sinh cảmnhận, trải nghiệm từ thực tế, cụ thể là từ những ví dụ rút từ hoạt động nghị luận trongđời sống, trong những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đề hình thành và tạo thành những

kĩ năng không hề khô khan, cứng nhắc như lâu nay học sinh vẫn ngại, vẫn sợ

Ở nhiệm vụ này, người thầy phải xác định đây là công việc liên tục, thườngxuyên Không những xoá nhoà ranh giới của việc học tác phẩm nghị luận và kĩ nănglàm văn của học sinh lâu nay đã cố hữu, mà còn tận dụng một cách dạy thực hànhhiệu quả từ những minh chứng cụ thể nhất, sống động nhất ở mọi kĩ năng làm văn từkinh nghiệm bản thân và trải nghiệm với đồng nghiệp

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 5

Qua điều tra, khảo sát về phía học sinh, qua nghiên cứu chương trình giảng dạyhiện hành, qua kết quả bài làm văn của học sinh và qua dự giờ, trao đổi trực tiếp vớiđồng nghiệp ở trường THPT Thọ Xuân 4, tôi rút ra một số nhận xét về thực trạng củavấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:

2.2.1 Về phía người thầy

Còn tồn tại những hạn chế:

Một là: Giáo viên dạy văn thường coi nhẹ kĩ năng làm văn nghị luận về đời

sống và tư tưởng đạo lí Dạy truyền thụ theo phương pháp truyền thống và dạy sơ sàiqua loa vì học sinh không thích học nên cũng chẳng cần phải đầu tư Trong khâu rèn

kĩ năng làm văn cho học sinh chỉ cần chú trọng cho học sinh làm văn cảm thụ vănhọc, tập trung thể hiện năng lực cá nhân ở những điểm mạnh, chủ yếu phân tích, bìnhgiảng và cảm nhận các tác phẩm văn học Vì đây là lĩnh vực có nhiều đất để khámphá, đào sâu, bừa kĩ

Hai là: Văn nghị luận trong nhà trường hiện nay chưa thoát khỏi lốt khuôn sáo,

công thức lối mòn, cử nghiệp, hầu như bị tách rời với đời sống và nhu cầu đòi hỏi của

xã hội hiện đại Nguyên nhân của quan điểm trên là do người thầy cho rằng dạng vănnày là kiểu văn hô khẩu hiệu, chưa coi trọng tiếng nói cá nhân của học sinh

Ba là: Người thầy cho rằng kĩ năng làm văn nghị luận về đời sống là do năng

lực tư duy tự có và vốn sống của học sinh Giáo viên không cần đầu tư, mà nếu cóchủ động đầu tư cũng không cải thiện được là bao

Rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ kết tinhđầy đủ học với hành, là sự gắn kết lí thuyết và đời sống, là kĩ năng cần và đủ để bộc

lộ rõ nhất nhân cách học sinh chủ động nhập cuộc trong thời đại mở cửa nhưng chưađược người thầy quan tâm đầu tư đúng mức

2.2.2.Về phía người học

Một là: Học sinh làm văn nghị luận về đời sống hầu như là bắt chước,

chưa xác định đúng và trúng đối tượng nghị luận, chưa tự tin để thể hiện quan điểm,lập trường của bản thân

Hai là: Đại đa số học sinh khi lấy phiếu đánh giá và qua điều tra trên lớp, nhìn

chung các em không thích thực hành văn nghị luận nói chung và nghị luận về đờisống nói riêng Thông thường các bài văn nghị luận của học sinh được làm qua loa,đối phó, không có ý thức chủ động tiếp nhận hào hứng khi làm bài Thường biếnnhững bài văn nghị luận thành những bài GDCD nặng kiến thức giáo huấn răn dạytheo lối mòn

Ba là: Học sinh thiếu kiến thức cơ bản về kĩ năng làm văn nghị luận về tư

tưởng đạo lí và về đời sống xã hội, đặc biệt học sinh trường vùng sâu vùng xa nhưtrường THPT Thọ Xuân 4 Có bài học sinh chưa phân biệt được đâu là văn nghị luậnđời sống với nghị luận văn học có bài sử dụng vận dụng lạm dụng các yếu tố: miêu

tả, biểu cảm, tự sự Nhìn chung, các em mất phương hướng khi làm bài văn nghịluận Học sinh chưa hiểu bản chất, mục đích và đặc trưng của văn nghị luận, vai tròchủ thể của người làm văn nghị luận

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm văn nghị luận vừa khóvừa khô là do học sinh chưa được đa dạng hóa các hình thức luyện tập Từ các bướclên lớp, các nội dung bài tập đến cách ra đề, kiểm tra đánh giá hết sức khuôn mẫu, ít

Trang 6

thay đổi, ít sáng tạo Lỗi này thuộc về chương trình, nhưng để thực sự chuyển biếnđổi mới hình thức kiểm tra và đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên đứng lớpĐặc biệt người thầy chưa sáng tạo và linh hoạt trong các tình huống dạy học

2.3 Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trong chương trình hiện hành của SGK, thời lượng giành cho phần văn nghị

luận xã hội về đời sống và tư tưởng đại lí thống kê có 30 tiêt ở cả ba cấp học, cụ thểnhư sau:

Mỗi khối lớp chỉ có 1 bài viết về nghị luận theo phân phối chương trình Nộidung chương trình chủ yếu tập trung rèn luyện kĩ năng: tìm ý, lập dàn ý, các thao tácnghị luận Coi trọng khâu luyện tập vận dụng thực hành kết hợp các thao tác, diễnđạt

Trọng tâm kiến thức và kĩ năng tập trung ở lớp 11 và lớp 12 Thiết nghĩchương trình mới nên đưa kiến thức công cụ đẩy lên sớm hơn từ đầu lớp 11 Có nhưthế học sinh mới có thời gian tiếp nhận và rèn luyện các kĩ năng chủ động và hiệu quảhơn Đi vào cụ thể của nội dung kiến thức của mỗi bài học là đúng hướng, đúng trọngtâm nhưng còn nặng rập khuôn và tính thực tiễn của hiệu quả thực hành cho học sinhchưa cao,đặc biệt là áp dụng cho học sinh vùng khó

Theo kinh nghiệm của bản thân đã nhiều năm giảng dạy, đặc biệt là dạy ở một vùngsâu nông thôn của huyện Thọ Xuân, tôi nhận ra một thực tế: Nếu giảng dạy tác phẩmvăn chương, muốn có sự cộng hưởng rung cảm của người học, cần phải có năng lựcđặc biệt Nhưng dạy tác phẩm nghị luận lại có khả năng tác động trực tiếp tích cựcđến nhiều đối tượng, kể cả học sinh trung bình và dưới trung bình Như vậy, nếu biếtđầu tư, người thầy nâng cao năng lực làm văn nghị luận trong nhà trường sẽ có kếtquả tốt hơn làm văn cảm thụ tác phẩm văn chương Sẽ cải thiện đáng kể chất lượnghọc văn và làm văn nói chung Đây cũng là con đường để để phát triển tư duy tổnghợp, tích hợp từ nhiều kiến thức từ đời sống xã hội, cần thiết cho mọi ngành nghề,thích ứng cho việc các em nhập cuộc dễ dàng hơn với xu thế phát triển của thời đại

Tôi rất tâm huyết với đánh giá:" Những ai quan tâm đến môn ngữ văn trong

trường trung học phổ thông hẳn đều dễ nhất trí rằng: dạy làm văn nghị luận là một trong số những vấn đề nan giải của hầu hết giáo viên Cái phân môn kết tinh vốn kết tinh đầy đủ nguyên lí kết họp hoc với hành,bộc lộ rõ nét hơn cả nhân cách của học sinh thì lại là phân môn ít được ai quan tâm tìm tòi và nghiên cứu " ( trang 74,

Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, Phan Trọng Luận )

Từ việc nắm vững yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại, kĩ năng làm vănnói chung và làm văn nghị luận nói riêng, bản thân tôi xác định bài làm văn của họcsinh không còn đơn thuần là một sự trả bài mang tính chất ép buộc, miễn cưỡngnhững gì đã được học Qua công việc làm văn, tôi đã tạo cho học sinh được tập dượtmột công việc hết sức cần cho đời sống, là tập nói năng cho người khác, vì ngườikhác, chứ không phải vì mình và chỉ cho mình

Trên cơ sở về lí luận và về thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đã mạnh dạncải tiến và áp dụng phương pháp như sau:

2.3.1 Giải pháp về nội dung kiến thức

- Xác định trúng vấn đề nghị luận.

- Triển khai luận điểm, tim lí lẽ và dẫn chứng cho bài làm văn nghị luận.

- Tạo giọng điệu lôi cuốn, truyền cảm và mang màu sắc cá nhân.

Trang 7

Các kĩ năng cần rèn luyện trên đều rất quan trọng, song do giới hạn của phạm

vi đề tài, tôi sẽ tập trung đi sâu vào yêu cầu cuối cùng, cũng là kĩ năng quan trọngnhất phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Văn là người Trong xu thế hội nhập và mở cửa, có rất nhiều con đường chocác em lựa chọn tương lai Trước đây, ở nông thôn vùng sâu vùng xa, khi học xongTHPT, sẽ có một bộ phận học sinh đi học đại học và học nghề Đa số các em ở lại địaphương làm nghề truyền thống và lập gia đình, sinh con đẻ cái Nhu cầu giao tiếp và

kĩ năng giao tiếp cũng không được đề cao Thực tế hiện nay, hầu hết các em tốtnghiệp xong cấp III, đều có nhu cầu lập thân lập nghiệp bằng nhiều con đường Dùhọc tiếp đại học, hay học nghề hoặc đi vào công ti liên doanh, các doanh trong hayngoài nước cũng đều cần kĩ năng sống, kĩ năng chủ động, một thái độ dám là mình,phải được là mình Chính tâm tư này làm cho bản thân tôi trăn trở và suy nghĩ: Phảiđịnh hướng và lồng ghép trong giờ học, trong bài làm văn của học sinh như thế nào

để đạt hiệu quả trên?

Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh xác định mục đích nghị luận, tìm ý, xâydựng được hệ thống luận điểm trong bài làm văn nghị luận rất cần được vận dụng cáckiến thức đời sống xã hội một cách linh hoạt Đặc biệt là tính lập luận có hệ thống vàvận dụng các thao tác lập luận một cách thuyết phục Có nhiều vấn đề đặt ra trongthực tiễn đời sống gần gũi với học sinh, thanh niên; có nhiều hiện tượng xã hội đã vàđang cần sự nhận thức đúng đắn và hành động tích cực của mỗi cá nhân Vì vậy, cầnsuy nghĩ độc lập và trung thực của người viết Đây là loại bài viết đòi hỏi rất cao đến

sự sáng tạo chủ quan của người viết cũng như nhiều giải pháp đặt ra trong từngtrường hợp cụ thể Rất cần tạo cho các em niềm tin vào bản thân khi xử lí các vấn đềnghị luận

Khi áp dụng các phương pháp, tôi luôn chú ý đến sự vừa sức của học sinh,hướng tới những gì học sinh có thể đạt tới, có thể làm theo một cách hứng thú, tíchcực Tôi luôn coi trọng hướng học sinh có một cái nhìn nhất quán, mối quan hệ chặtchẽ về học tác phẩm văn nghị luận và rèn kĩ năng tập làm văn nghị luận Khuyến khích

và động viên học sinh thực hành, làm cho những bài văn nghị luận của học sinh lànăng lực, là tư duy, là nhận thức, là trách nhiệm đối với cuộc sống muôn màu Các emđược nói và viết những điều các em đang nghĩ, đang quan tâm, được là chính mình

* Xác định mục đích nghị luận

Phải hướng dẫn học sinh xác định trúng vấn đề, không trình bày mơ hồ, chungchung Vì đặc điểm của bài văn nghị luận là ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ đặc biệt vớiyêu cầu của một đoạn văn nghị luận theo cấu trúc đề mới (chỉ còn 200 chữ chứ khôngphải bài văn 400 chữ như trước đây), điều này càng cần thiết

Trong quá trình lên lớp về phần văn nghị luận, tôi đã chỉ ra cho học sinh mộtthực tế khi làm văn nghị luận về tư tưởng đạo lí và hiện tượng đời sống: sức lôi cuốnđầu tiên mà người thầy phải định hướng là làm sao dẫn dắt người nghe, người đọc tìm

ra chân lí khi cùng tìm hiểu, cùng suy nghĩ, cân nhắc phải trái, đúng sai, chứ khôngphải ép đối tượng phải công nhận một cách đơn giản, xuôi chiều Đây là cơ sở quantrọng để tôi phải định hướng, xác định rõ đối tượng, mục đích cũng như lựa chọn chomình một giọng điệu nghị luận vừa dân chủ, vừa trách nhiệm, tránh lối viết gò bó, sáomòn

Trang 8

Vấn đề đặc trưng của văn nghị luận là sáng rõ tư duy, lí trí dẫn đường chứkhông mơ hồ, chung chung Xác định được đích đến của bài viết thì người viết mớiđịnh hướng tổ chức và sắp xếp ý đồ thuyết phục người nghe theo hướng nào, phân

phối thời lượng và làm cơ sỏ quan trọng cho việc xác định hệ thống luận điểm Chẳng hạn, từ một số đề cụ thể sau đây:

Từ các đề trên, nếu giáo viên không xác định rõ mục đích nghị luận, bài viết

của học sinh sẽ sa vào trình bày về hiện tượng học sinh lười học môn lịch sử ra sao,phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi diễn ra như thế nào, rồi những biểu hiện cụ thểcủa tội phạm trẻ em vị thành niên Cái đích nghị luận ở đây là từ việc chỉ ra thựctrạng trên, học sinh phải đưa ra những giải pháp, những cách thức, nhũng đề xuất cánhân mà có sức thuyết phục là tiếng nói chung đại diện của thế hệ trẻ về những vấn

đề nóng hổi của thời cuộc

Thực tế bài làm của học sinh cho thấy, khi không xác định trúng, sáng rõ mụcđích nghị luận, các em thường viết rất nhạt, rất loãng vấn đề Bài viết không có trục,không có lõi, thậm chí rơi vào tình trạng viết trùng ý, quẩn ý, không rõ ý, đầu voiđuôi chuột Kể cả học sinh có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương tốt cũngkhông hẳn xác định dễ dàng mục đích nghị luận

Mục đích nghị luận cũng là cơ sở ban đầu tạo cho các em bản lĩnh được lêntiếng, được công khai đưa ra quan điểm, được dẫn dắt thuyết phục người khác có lôicuốn được hay không phải đi từ điểm khởi đầu này

*Hướng dẫn học sinh xây dựng luận điểm và cách đưa dẫn chứng

Thao tác thường xuyên được tôi áp dụng là bất kì dạy một tác phẩm nghị luậnnào trong chương trình, từ dễ đến khó, đều bắt buộc học sinh phải tìm hệ thống luận

điểm của tác phẩm nghị luận và mối quan hệ chặt chẽ của của các luận điểm trong hệ

thống lập luận của các tác giả Tôi thường yêu cầu cho học sinh thấy rõ, nhận ra vaitrò tư duy sáng rõ, mạch lạc của văn nghị luận từ hệ thống luận điểm

Trên thực tế, nhiều học sinh làm văn rất lúng túng, bài viết khồng có luận điểm,không rõ luận điểm, nhiều em cho rằng luận điểm là những ý chính trong bài

Từ bài làm của học sinh, tôi đã chỉ ra cho học sinh hiểu: Tại sao cần phải có hệ

thống luận điểm trong bài nghị luận? Phân biệt ý chính và hệ thống luận điểm trong bài làm văn nghị luận? Điểm giống và khác?

- Đều là ý cơ bản, ý quan trọng nhưng ý chính có thể tồn tại độc lập nhưng hệ

thống luận điểm thể hiện mối quan hệ chặt chẽ gữa các ý, chuyển tải rất rõ ý đồ vàmục đích nghị luận

Tôi đã tổ chức hướng dẫn học sinh xây dựng hệ thống luận điểm theo sườnchính sau:

Trang 9

+ Vai trò (ảnh hưởng) của vấn nghị luận đối với đời sống (hoặc tư tưởng đạo lí) con người như thế nào?

+ Thực trạng (Vấn đề nghị luận đã và đang có tác động tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực?) Nguyên nhân? Hậu quả?

+ Có những giải pháp, đề xuất, nguyện vong của cá nhân cụ thể ra sao để phát huy theo chiều hướng tích cực vấn đề nghị luận?

Từ khung sườn chính trên, học sinh đã nhận ra mối quan hệ qua lại chặt chẽcủa hệ thống luận điểm: luận điểm 1 làm cơ sở cho luận điểm 2, luận điểm 3 Ngượclại, luận điểm 3 phải được làm sáng tỏ từ luận điểm 1 Học sinh nào biết xây dựngluận điểm, các em hoàn toàn chủ động trong hướng viết, không quẩn ý, trùng ý, vànhiệt tình nghị luận được chi phối từ tư duy, lí trí dẫn đường

Trong đó, cho học sinh xác định luận điểm trọng tâm để làm cơ sở lựa chọnhướng chủ động và phân phối thời gian hợp lí

Trước khi làm bài, tôi thường yêu cầu bắt buộc học sinh phải xây dựng hệđược hệ thống luận điểm, và tạo thành thói quen cho bài làm văn ngay từ lớp 10.Đây là thao tác để tạo cho bài viết sự cân đối, hợp lí về thời gian, dung lượng, hướngviết mạch lạc, rõ ràng Mỗi đề văn, có thể dành thời gian từ 3 đến 5 phút ban đầu đểtìm ý nhanh và xây dựng hệ thống luận điểm Khi ra đề vận dụng luyện tập, giáo viênnên chọn những vấn đề mở, mà đề bài đã có sự định hướng ngầm về mục đích và hệ

thống luận điểm cho học sinh Sau đây là một số đề ứng dụng minh chứng:

Anh chị trình bày quan điểm và suy nghĩ của mình?

Ở đề 1 học sinh dễ dàng tìm được luận điểm cơ bản là: thực trạng học văn củalớp em có biểu hiện tiêu cực như thế nào-> nguyên nhân từ hai phía: thầy và trò ->Giải pháp và đề xuất cá nhân

Với đề 2 và đề 3, yêu cầu học sinh phải sử dụng lí lẽ và lập luận để xây dựngluận điểm và xác định mục đích nghị luận cao hơn Phải chỉ ra đồng thời mặt tích cực

và tiêu cực của vấn đề Từ đó đánh giá mức độ và lí giải theo năng lực cá nhân đểthuyết phục người nghe theo quan điểm của mình

Chọn và đưa dẫn chứng như thế nào?

Học sinh chỉ có thể hoàn toàn thuyết phục được đối tượng nghị luận của mình

chỉ khi quan điểm, ý kiến của mình phù hợp với lẽ phải và sự thật hiển nhiên, cónghĩa là phải lựa chọn được dẫn chứng và đưa ra lí lẽ để xây dựng luận cứ phải thực

sự thuyết phục Bởi chỉ thuyết phục được một người đang hoài nghi bắt đầu từnhững gì mà chính người ấy cũng đang tin tưởng Con đường nghị luận phải đi từ lẽphải và sự thật thích hợp và đã được công nhận, vươn ra những kết luận trung gian,

để đạt đến mục đích cuối cùng

Trang 10

Trong thực tế, bài làm của học sinh tồn tại những nhược điểm dễ thấy: bài viếtkhông có dẫn chứng Đây là những bài viết chung chung, khô khan, không thuyếtphục Hoặc bài viết đưa dẫn chứng nhưng sa vào kể lể, liết kê dông dài lại làm loãngvấn đề nghị luận Thậm chí có bài sử dụng dẫn chứng văn học để làm nguồn minhchứng cho một hiện tượng đời sống.

Dẫn chứng đưa vào bài nghị luận đời sống xã hội phải tiêu biểu, có sức thuyếtphục cao, thể hiện rõ dụng ý của người viết dẫn dắt tới cái đích cần nghị luận Vớidung lượng một đoạn văn khoảng 200 chữ như yêu cầu đề thi hiện nay, sử dụng dẫnchứng càng phải ngắn gọn và có lượng thông tin cao Nên sử dụng phương phápthuyết minh: liệt kê, nêu số liêụ đồng thời biết xử lí số liệu để làm sáng tỏ nguồnminh chứng Không sa vào kể, miêu tả hay biểu cảm Không chú trọng giảng giải dàidòng như tồn tại thường thấy trong bài làm văn của học sinh Vì nhiệm vụ của dẫnchứng là phục vụ cho lí lẽ

Dẫn chứng phải lấy từ đời sống Đòi hỏi học sinh có vốn sống phong phú, cókhả năng nắm bắt và thu thập thông tinh nhanh nhạy để tạo sự tin cậy và tính cậpnhật thời sự của vấn đề Tránh đưa dẫn chứng văn học vào văn nghị luận Hiện tượngnày học sinh còn nhầm lẫn và thậm chí rất tự tin khi đưa và phân tích dẫn chứng vănhọc Vì hình tượng văn học đã qua hư cấu sáng tạo, không còn người thực việc thực

sẽ làm cho bài viết mơ hồ, thiếu sự sống của hiện thực đời thường

Như vậy để có dẫn chứng tốt cho một bài văn nghị luận đời sống, giáo viêncũng đã hình thành cho học sinh khả năng quan sát, suy nghĩ và đánh giá các hiệntượng xảy ra quanh các em trong cuộc sống đời thường Đồng thời cũng rèn luyện tưduy năng động khi tiếp nhận và lựa chọn nhiều luồng thông tin đa dạng và tráichiều Tránh bài viết thiếu dẫn chứng Nếu có hệ thống luận điểm, lí lẽ sáng rõ, chặtchẽ nhưng thiếu dẫn chứng thì bài viết sẽ sa vào chung chung, thiếu thuyết phục

* Tạo giọng văn truyền cảm, lôi cuốn, có màu sắc và bản lĩnh cá nhân

Kể cả người dạy và người học, dường như từ xưa đến nay đều quan niệm: Học

và làm văn nghị luận vừa khô vừa khó Khô vì khôn được thể hiện cảm xúc Khó vìnói và viết làm sao để có độ tin cậy, có sức thuyết phục Trong khi làm văn cảm thụvăn học học sinh được thể hiện tình cảm, cảm xúc dạt dào thông qua hình tượng vănhọc…Quan niệm giáo điều như thế là cái nhìn thiên lệch và thiếu thực tế

Đây là kĩ năng tốn nhiều thời gian và công sức cho cả thầy và trò Đây cũng là

kĩ năng mà bản thân tôi đã thực sự tâm huyết cho đề tài nghiên cứu

Trong quá trình lên lớp, bản thân tôi rất coi trọng kĩ năng này Tôi đã nhậnthấy qua trải nghiệm chấm bài của học sinh: Học sinh làm văn nghị luận về đời sống,viết đúng thì dễ nhưng muốn tạo sự lôi cuốn thuyết phục lòng người, muốn tạo dấu

ấn cá nhân cho bài viết phải có giọng điệu Điều này tôi đã cố gắng lồng ghép khi dạynhững tác phẩm nghị luận tiêu biểu đều đã chỉ ra cho học sinh cảm nhận sâu sắc.Trong thực tế học sinh có thích tác phẩm nghị luận hay không, lại cũng chịu sự tácđộng rất lớn từ tác nhân này

Để rèn luyện cho học sinh có được giọng văn nghị luận về đời sống lối cuốn vàthuyết phục lòng người, tôi đã tập trung vào hai con đường chính sau:

* Vận dụng từ việc học tập cách thể hiện giọng điệu của các tác phẩm nghị luận tiêu biểu

Trang 11

Trong quá trình rèn luyện thực hành làm văn nghị luận cho học sinh, tôi luôn ýthức cho học sinh nhận rõ: mỗi tác phẩm nghị luận là sự tổng hợp kiến thức văn hoá,

là sản phẩm kết tinh từ một sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực: văn hoá, chínhtrị, kinh tế, lịch sử, địa lí, triết học…

Bởi vì những tác phẩm nghị luận tiêu biểu đặc sắc từ xưa đến nay đều được viết

bằng cảm xúc, tình cảm trực tiếp, giãi bày không giấu giếm: Chiếu dời đô, Hịch tướng

sĩ, Bàn về phép học, Chiếu cầu hiền của nghị luận thời trung đại; Tuyên ngôn độc lập, Nguyễn Đình Chiểu- ngôi sao sáng trong văn học dân tộc, Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS của nghị luận hiện đại, là những minh chứng hùng hồn.

Có chăng, cảm xúc trong bài văn nghị luận phải được viết ra không được mang tính cụ

thể, cá nhân, mà bao giờ cũng là tiếng nói đại diện tiêu biểu, có nghĩa là cảm xúc đã được lí trí, tư duy dẫn đường.

Khi dạy "Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV/ ADIS" (Ngữ văn 12

- tập I) của tổng thư kí liên hiệp quốc Cô phi - An nan, có thể ban đầu người đọc dễnhầm tưởng chỉ là một thông tin hành chính phổ cập trên toàn thế giới Mặc dù là mộtvăn bản dịch không giữ được nguyên văn, nhưng sức truyền tải lớn lao của nó khôngchỉ là những con số, những vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu, mà là ở giọngđiệu Cô phi - An nan đã sử dụng một giọng văn vừa điềm tĩnh, khách quan nhưngcũng đầy trách nhiệm, thấu hiểu và lo lắng Viết về thực trạng tồn tại của công cuộcphòng chống đại dịch, với vai trò rường cột của cuộc chiến, ông hoàn toàn có quyềnchê trách, chỉ trích nặng nề về việc phòng chống chưa triệt để làm đại dịch bùng phátgia tăng Song ông đã tự vấn khi dùng những từ ngữ đầy trách nhiệm và sự hối tiếc,

hối hận: " Lẽ ra " được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn để tự kiểm điểm Giọng

điệu này đã tác động trực tiếp đến người đọc, thức tỉnh trách nhiệm và bổn phận cánhân trước cộng đồng mà không cần lời lẽ ồn ào, đao to búa lớn

* Luôn có ý thức " tôi lên tiếng" để tạo giọng điệu và dấu ấn bản lĩnh cá nhân

Để tạo được một giọng văn nghị luận truyền cảm và thuyết phục lòng người,

người thầy thực sự phải thay đổi tư duy, phải phá vỡ khoảng cách ngầm với học sinh,thậm chí phải dám đối mặt với những cách nghĩ, cách nhìn nhận mang nặng cái tôi cóphần lệch lạc của học trò, mà một người thầy truyền thống rất khó chấp nhận và thíchnghi Nhưng nếu không tạo cho học sinh được chia sẻ thoải mái, ta sẽ không chỉ rađược cái không nên, cái chưa được của học trò

Bản thân tôi rất chú trọng dạy cách suy nghĩ và cách thể hiện, trình bày suy nghĩcủa học sinh Khuyến khích các suy nghĩ riêng, độc đáo Đây chính là mục đích của bàilàm văn Vì bản chất của làm văn nghị luận tức là thể hiện

(nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, cămghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán ) củamình trước một hiện tượng đời sống xã hội, hoặc một tư tưởng đạo lí

Để rèn luyện cho học sinh viết văn nghị luận có giọng điệu nghị luận thuyết

phục, tôi đã đòi hỏi học sinh phải nhập cuộc, không đứng ngoài cuộc, phải chịu tráchnhiệm trước vấn đề mình giải quyết

Học sinh phải ý thức sâu sắc về vai trò của mình dù ở mức độ nào cũng cần thái

độ thẳng thắn, chân thành

Giọng điệu trong bài văn nghị luận phải thể hiện rõ quan điểm và thái độ củangười viết Điều cần lưu ý, dù khen hay chê, dù là vấn đề làm người viết bức xúc, bất

Ngày đăng: 16/10/2017, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w